Tuyên bố ngày 8/6 của các hội đoàn dân sự về Công đoàn độc lập Việt Nam
Công đoàn độc lập phải
là tổ chức xã hội do chính công nhân thành lập, thật sự hướng đến công nhân,
lấy công nhân làm trung tâm và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mỗi công nhân trong
từng nhà máy, xí nghiệp.
Công đoàn độc lập
không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
(TLĐLĐVN) và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi các tổ chức này
đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương
doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào
của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Về mặt pháp lý, bất kỳ cuộc
đình công nào cũng phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN. Nhưng thực tế đã minh
chứng một sự thật quá chua chát là TLĐLĐVN chưa bao giờ lãnh đạo, tổ chức hoặc
hỗ trợ bất kỳ vụ đình công nào. Tất cả các cuộc đình công ở Việt Nam đều mang
tính tự phát nhưng đều bị xem là bất hợp pháp. Thậm chí các cuộc đình công phản
đối hành động xâm lăng của Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát như đã xảy ra trong
tháng qua. Trong các vụ biểu tình của
công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh các tổ chức của TLĐLĐVN, được mang
danh là đại diện của công nhân, đã hoàn toàn vô dụng và để cho những kẻ xấu lợi
dụng gây bạo loạn làm hoen ố hình ảnh công nhân Việt Nam nói riêng và Việt Nam
nói chung. Nếu có công đoàn độc lập do chính công nhân lập ra, thì chắc chắn sự
việc đáng tiếc như vậy đã không xảy ra.
Quyền lên tiếng
Quyền được lên tiếng
để tự bảo vệ những lợi ích của mình trước giới chủ và trước những chính sách
bất hợp lý của Nhà nước về thuê và sử dụng lao động là quá cấp thiết đối với
hầu hết 5 triệu công nhân Việt Nam!
Quyền được tự thành
lập một tổ chức công đoàn độc lập của công nhân càng trở nên bức bách trong bối
cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích tham tàn ở đất nước này đẩy
vào tình thế suy thoái và khủng hoảng trong suốt gần 7 năm qua. Không những
không được cải thiện, mức thu nhập bình quân của công nhân còn bị giảm tương
đối 25-30% trong khi mặt bằng giá cả tăng vọt từ 2-3 lần từ ít nhất năm 2011
đến nay. Tại nhiều nhà máy và xí nghiệp, công nhân phải làm việc ít nhất
10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một tuần, nhưng mức thu nhập hoàn toàn không đủ
sống. Tình trạng thảm thương đó vẫn tiếp tục tăng tiến bất
chấp Việt Nam đã có cơ hội tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ
năm 2007, nhưng đã chỉ trở thành cơ hội để hố phân hóa giữa 5% số người có thu
nhập cao nhất với 5% người nghèo nhất ước tính lên đến ít nhất 60-70 lần.
Một khi đã không thể
biểu diễn được lòng thành và khả năng nâng cao mức sống và quyền lợi cho công
nhân sau WTO, không có gì bảo đảm là các chính sách của Nhà nước và doanh
nghiệp hoạt động ở Việt Nam sẽ làm cho đời sống người công nhân đỡ khốn khổ hơn
nếu nhà nước này được chấp nhận tham gia vào cơ chế thương mại Hiệp định đối
tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.
Phải thành lập Công
đoàn độc lập
Truyền thống quan tâm
đến chính sách an sinh xã hội và quyền lợi người lao động của những quốc gia có
ảnh hưởng lớn nhất trong TPP là Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khiến Nhà nước Việt Nam
phải đối diện với một điều kiện bất khả kháng: muốn vào TPP, Việt Nam phải chấp
nhận mô hình Công đoàn độc lập.
Những tổ chức nghiệp đoàn lao
động có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ như American Federation of Labor
and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America,
International Brotherhood of Teamsters và International
Brotherhood of Electrical Workers đều đã lên tiếng phản đối mạnh
mẽ việc Việt Nam gia nhập hiệp định TPP, nếu nhà nước này không thỏa mãn điều
kiện hình thành Công đoàn độc lập, không thực hiện những cải cách quan trọng về
luật lao động và tự do dân sự, không trả tự do vô điều kiện do cho hàng loạt
nhà hoạt động công đoàn độc lập như Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng,
Đoàn Huy Chương… đã bị bắt giam và bị xử tù.
Chúng tôi, các tổ chức xã hội
dân sự độc lập tại Việt Nam, đồng thanh tuyên bố ủng hộ hoàn toàn:
1. Công
đoàn độc lập do chính công dân Việt Nam thành lập và điều hành.
2. Giới
thiệu người tham gia và kêu gọi công nhân gia nhập hội viên.
3. Vận
động các quốc gia và các tổ chức quốc tế ủng hộ và bảo vệ.
Đại diện các tổ chức XHDS Việt Nam ký tên:
1.
Bach Dang Giang Foundation: Ths.
Phạm Bá Hải
2.
Cao Đài: Ông Hứa Phi, Bà Bạch
Phụng
3.
Cao Trào Nhân Bản: Bs.
Nguyễn Đan Quế
4.
Con Đường Việt Nam: Ông
Hoàng Văn Dũng
5.
Công Giáo: Lm. Đinh Hữu Thoại
6.
Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ông Nguyễn Quang A
7.
Hiệp Hội Dân Oan: Ông
Nguyễn Xuân Ngữ
8. Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo: Kỹ sư Trương
Minh Nguyệt, Ls. Nguyễn Bắc Truyển
9. Hội Anh Em Dân Chủ: Ls.
Nguyễn Văn Đài, Ký giả Trương Minh Đức
10. Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng
11. Hội
Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi
12. Hội
Phụ Nữ Nhân Quyền: Bà Dương Thị Tân, Cô Huỳnh Thục Vy
13. Khối 8406: Lm Phan Văn Lợi
14. Phật Giáo
Hòa Hảo: Cụ Lê Quang Liêm, Tu sĩ Lê Minh Triết
15. Phong
Trào Liên Đới Dân Oan: Bà Trần Ngọc Anh
16. Tăng
Đoàn PGVNTN: HT. Thích Không Tánh
17. Tin
Lành: MS Nguyễn Hoàng Hoa,
MS Nguyễn Mạnh Hùng
0 Nhận xét