
"...Khí Công Dưỡng Sinh là gì?
Là công phu luyện tập về Dưỡng Khí, nhằm mục đích làm chủ một cách tích cực, có kiểm soát của ý chí và tư duy để phát huy tối đa khả năng thu nạp dưỡng khí của hô hấp ngoại. Đồng thời luyện tập để có thể khống chế làm chủ được hô hấp nội, nhằm tích hợp được nguồn năng lượng ATP từ những tế bào đơn lẻ thành một nguồn năng lượng tổng thể, có thể giao hòa với nguồn năng lượng của vũ trụ, thiên nhiên bên ngoài, để tăng cường tâm năng, khí năng, nội năng... (Nội Công) nhằm mục đích tạo cho cuộc sống về thực thể và tinh thần có chất lượng ngày một cao hơn.
Ngoài khả năng tạo cho chính bản thân mình một cơ thể tráng kiện, một tinh thần vững chải, an lạc ra, còn có thể dùng Tâm Năng, Khí Năng, Nội Lực...của mình để trợ giúp người bị bệnh, đánh thức tiềm năng tự chữa bệnh của chính bản thân họ. Nhằm tạo ra một cộng đồng có cuộc sống chất lượng cao, không bệnh tật, khỏe mạnh và an nhiên tự tại
.....
Làm chủ, khống chế và kiểm soát được một cách tích cực hệ thống hô hấp kể cả Hô Hấp Ngoại và Hô Hấp Nội là có thể tiếp cận một cách hữu hiệu các Trung Tâm Năng Lượng và các Cánh Cửa Sinh Học . Ý nghĩa này tương đương với việc làm chủ Sự Sống và Cái Chết. Đó là con đường hướng tới của Nền Y Học Của Tương Lai....Đó cũng chính là bản chất và mục đích cuối cùng của Khí Công Dưỡng Sinh."
(Xem lại ở đây:
http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/451441 )
Dưỡng Sinh có rất nhiều loại. Cuộc sống muôn màu, hình thể sinh học mỗi nơi, một khác nhau. Phong tục tập quán, phương châm sống, đức tin, tôn giáo....đều khác nhau. Vì vậy có những phương pháp Dưỡng Sinh khác nhau, phù hợp với đời sống xã hội, tôn giáo và đức tin...khác nhau.
Thứ Dưỡng Sinh mà tôi đang muốn bàn đến là thứ Dưỡng Sinh của Khí Công Y Gia, dựa vào Y Lý của nền Đông Y Cổ Truyền Chính Thống.
Và nền tảng lý luận và nguyên tắc trải nghiệm hoàn toàn dựa vào các học thuyết: Dịch Lý- Y Lý
- Dịch Lý là Kinh Dịch hay còn gọi là Chu Dịch
- Y Lý thì chủ yếu dựa vào Nội Kinh, Nạn Kinh, Thương Hàn Luận, Kim Quĩ Yếu Lược.... (Nội Kinh bao gồm Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn, Nội Kinh Linh Khu Tố Vấn. Nạn Kinh là Nội Nan Thương Kim. Thương hàn luận là Thương hàn tạp bệnh luận, cùng với Kim Quĩ Yếu Lược là của Danh Y Trương Trọng Cảnh biên soạn)
Gọi chính thống là vì hoàn toàn 100% dựa vào nền tảng Y Lý chứ không pha tạp những nguyên lý triết học của Huyền môn hay Tôn giáo.
Kỹ Thuật và Nguyên Tắc chủ yếu của Khí Công Dưỡng Sinh Đông Y là đả thông kinh mạch, điều hòa Âm Dương, tích liễm khí lực ở Đan Điền
Đan Điền là Nội Tạng Vô Hình, hay nói cách khác là các Trung tâm Năng lượng Sinh học trong cơ thể. Cơ chế của nó hoàn toàn dựa vào nguyên lý vận hành Khí Huyết của Thuyết Kinh Mạch, Huyệt Vị trong Y Lý cổ truyền. Khác với cấu trúc của các Luân Xa (Chaka) trong Dưỡng Sinh Yoga, và các Trung Tâm Khai Mở, các cánh của Tâm Linh trong Tôn Giáo. Đan Điền của Khí Công Dưỡng Sinh Đông Y, được xác định trên nguyên tắc vận hành Khí Huyết trong vòng Tiểu Chu Thiên, tức là vòng luân chuyển của hai khí hóa Âm- Dương trong Đốc Mạch và Nhâm Mạch
Đan Điền bao gồm có 3 loại. Hạ Đan Điền, Trung Đan Điền, và Thượng Đan Điền, nó tương ứng với vị trí của Hạ Tiêu, Trung Tiêu, và Thượng Tiêu trong học thuyết Tam Tiêu. Xem hình dưới:

- Hạ Đan Điền là vùng dưới rốn, bao gồm chu vi một vòng tròn có đường kính từ huyệt Trung Cực đến huyệt Khí Hải. Cấu trúc tích hợp Khí Hóa của Hạ Đan Điền nằm trong khu tam giác 3 cạnh. Cạnh thứ nhất, là đường thẳng nối từ huyệt Thần Khuyết/ Rốn đến huyệt Hội Âm của Mạch Nhâm. Cạnh thứ hai là đường thẳng nối huyệt Hội Âm của mạch Nhâm với huyệt Mệnh Môn của Mạch Đốc, đường thẳng này đi qua huyệt Trương Cường của Mạch Đốc. Cạnh thứ ba là đường thẳng nối huyệt Mệnh Môn của Mạch Đốc với huyệt Thần Khuyết của Mạch Nhâm. Hạ Đan Điền là Đan Điền chính, sự tích liễm và tàng trữ Khí Hóa chủ yếu ở chỗ này. Nó tương đương với Luân Xa thứ nhất và thứ hai trong Yoga, hay Ấn Độ Giáo
- Trung Đan Điền vùng khí hóa hình tứ giác, gồm 4 cạnh. Cạnh thứ nhất từ huyệt Chiên Trung của Mạch Nhâm nối với giao điểm, giữa cột sống trên đường nối huyệt Trung Quản và Tích Trung. Cạnh thứ hai, là từ giao điểm này nối với huyệt Thần Đạo. Cạnh thứ 3 là đường nối giữa huyệt Thần Đạo với huyệt Đại Chùy. Cả hai huyệt Thần Đạo và Đại Chùy đều thuộc Mạch Đốc. Cạnh thứ tư là cạnh nối huyệt Đại Trùy với huyệt Chiên Trung. Trung Đan Điền là nơi thu nạp, chuyển hóa Khí Hậu Thiên, và cũng là nơi vận khí phân hóa ra khắp châu thân. Nó tương đương với Luân Xa thứ 3, thứ 4, thứ 5 trong Yoga...
- Thượng Đan Điền là vùng khí hóa hình Tam Giác gồm 3 cạnh. Cạnh nối từ huyệt Ấn Đường đến Phong Phủ. Cạnh thứ hai nối Phong Phủ với Bách Hội. Cạnh thứ 3, nối B́ách Hội với Ấn Đường. Thượng Đan Điền là nơi chuyển hóa giữa Khí và Thần. Là trung khu điều tiết Khí Hóa trong cơ thể. Nó tương đương với Luân Xa thứ 6 và thứ 7
Có thuyết cho rằng, Hạ, Trung, Thượng Đan Điền tượng trưng cho Khí Hóa của Tam Tài: Thiên-Địa-Nhân, ứng với sự thống nhất giữa Tiểu Vũ Trụ(Con người )với Đại Vũ trụ(T́hiên Nhiên.)
(Phần này đối với người mới nhập môn Khí Công Dưỡng Sinh, chỉ cần biết như một tư liệu tham khảo. Còn đối với một hành giả Khí Công, nên lưu tâm để ý. Vì đây là một khái niệm cần nắm vững để vận dụng cho quá trình vận khí trong quá trình trì luyện những cảnh giới cao của Khí Công, nhất là luyện tập kỹ thuật vận khí, đả thông Nhâm Đốc trong thuật đả thông kinh mạch cân bằng Âm Dương để trị bệnh)
Nhìn vào đồ hình và cách lý giải hệ thống Đan Điền. Chúng ta càng hiểu thêm về sự khác biệt giữa Khí Công Dưỡng Sinh và các môn Dưỡng Sinh khác. Và tại sao trong thuật trị bệnh bằng khí công bấm huyệt, luôn nhắc đến khái niệm "Đả Thông Nhâm Đốc " là vì vậy.

Như đã trình bày ở phần 1 về hô hấp nội và hô hấp ngoại. Trong đó phần giải mã về sự hành thành năng lượng sinh học ATP trong tế bào đã phần nào lý giải về Nội Năng(năng lượng bên trong).
Năng lượng sinh học ATP được sản xuất ra tại ty thể của tế bào, là loại năng lượng điều khiển sự hoạt động của sự sống. Mỗi tế bào trong thời gian nhất định đề̀u sản xuất ra một lượng năng lượng ATP nhất định. Loại năng lượng này sẽ phóng vào trường năng lượng chung của cơ thể, và tham gia các quá trình chuyển hóa thành, nhiệt năng, cơ năng, điện năng, hóa năng...để nuôi dưỡng sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, và sự hoạt động sinh hóa của sự sống. Như vậy các Trung Tâm Năng Lượng chính là yếu tố quyết định sự hoạt động đồng nhất của cơ thể
Cơ thể có hàng ngàn tỷ tỷ tế bào. Việc tích hợp năng lượng trong từng tế bào đơn chiếc thành một trường năng lượng tổng thể, và chủ động khống chế được trường năng lượng tổng thể này, là đồng nghĩa với việc làm chủ được Sự Sống-Chết.
Và chỉ khi con người hoạt động dưới cơ chế Tâm-Thân- Ý hợp nhất, thì chúng ta mới có khả năng làm chủ và khống chế được trường năng lượng tổng thể.
Tâm là sự vận động, chuyển hóa của trạng thái Tinh Thần và Tâm Linh thuộc về thể nhẹ của sự Sinh Tồn. Thân là sự vận động, chuyển hóa của các cấu trúc thực thể của cơ thể, thuộc về thể nặng của sự Sinh Tồn. Ý là sự vận động chuyển hóa của Ý thức, suy nghĩ và tư duy, thuộc về thể giao thoa giữa thể Nhẹ và thể Nặng của sự sự vận động Sinh Tồn.
Và phương tiện để tạo cho sự hoạt động của cơ thể dưới cơ chế Tâm-Thân-Ý hợp nhất, chỉ có một phương tiện hữu hiệu nhất đó chính là HƠI THỞ. Hô hấp Nội và hô hấp Ngoại.
Y lý cổ truyền Đông Phương gọi hô hấp Ngoại là Ngoại Tức, có nghĩa là sự hô hấp bên ngoài, sự hô hấp này xảy ra tại phế tạng, mũi và bì phu (da)
Gọi hô hấp Nội là Nội Tức, có nghĩa là sự hô hấp bên trong, sự hô hấp này xày ra ở 3 thể Đan Điền. Là Hạ Đan Điền, Trung Đan Điền, và Thượng Đan Điền như đã trình bày ở phần trên.
Trong đó Hạ Đan Điền là cơ quan Nội Tức chủ yếu. Cơ chế hô hấp tại các thể Đan Điền, thường được gọi nôm na là Hơi thờ bụng, ở Hạ Đan Điền. Hơi thở Tâm tại Trung Đan Điền và Hơi Thở Ý tại Thượng Đan Điền
Đối với một hành giả Khí Công có sự trải nghiệm sâu, hoặc các bậc Đại Sư Khí Công, trong quá trình luyện công cũng như nhịp sống hàng ngày. Nhịp Thở của họ không phập phòng ở lồ̀ng ngực như người bình thường. Mà chỉ phập phồng ở các lỗ chân lông ở bì phu, và phập phồng ở vùng huyệt Khí Hải ở dưới rốn, phập phồng ở vùng xương ức trên huyệt Cữu Vĩ, và phập phồng ở Đảnh đầu tại huyệt Bách Hội. Một vài bậc phi phàm thì có sự phập phòng như nhịp thở tại vùng Ấn Đường trên điểm giao nhau giữa hai đầu lông mày. Không phải là họ đạt được quyền năng tối thượng gì đâu, mà đó chỉ là một sự hoạt động bình thường của cơ thể khi có sự trải nghiệm về Nội Tức ở 3 thể Đan Điền mà thôi.
Như vậy bí quyết để làm chủ sự sống, bí quyết để đả thông kinh mạch, tăng cường và phục hồi năng lượng phòng vệ, bí quyết để khai mở tiềm năng sinh tồn đó là biết cách dùng Hơi Thở để làm phương tiện tạo cho cơ thể có một cơ chế hoạt động Tâm-Thân-Ý hợp nhất.
Cho nên có thể nói, thực chất của việc trì luyện công phu Khí Công chính là sự luyện tập hơi thở.
Và Bí Mật Của Hơi Thở Khí Công Dưỡng Sinh, không phải ở chỗ Hít vào, Thở ra bằng mũi hay bằng miệng. Mà hơi thở của Khí Công Dưỡng Sinh là Dưỡng Khí được TRÀN VÀO, DÂNG LÊN, THẤM XUỐNG VÀ TỎA RA. Cơ chế để đạt được cảnh giới hơi thở này, chính là nhờ vào "cái bơm" Hạ Đan Điền, mà chúng ta thường gọi là Hơi Thở Bụng hay còn gọi là thở Phúc Hồ Lô
Cách luyện tập và hành trì Hơi Thở Khí Công Dưỡng Sinh gồm hai cách:
1-Thông qua sự vận động thực thể của cơ thể để dẫn dụ hơi thở ngoại tức đến các thể Đan Điền, nơi xảy ra cơ chế Nội tức. Cách này được gọi là ĐỘNG CÔNG
2-Thông qua sự dẫn dụ của ý chí, tư duy theo nguyên tắc "Ý đến thì Khí đến", để làm chủ cơ chế hoạt động của Nội Tức. Cách này gọi là TĨNH CÔNG.
Thông thường thì hành giả Khí Công đều kết hợp cả hai phương pháp trì luyện này.




ĐỘNG CÔNG :Thông qua sự vận động thực thể của cơ thể để dẫn dụ hơi thở ngoại tức đến các thể Đan Điền, nơi xảy ra cơ chế Nội tức

TĨNH CÔNG: Thông qua sự dẫn dụ của ý chí, tư duy theo nguyên tắc "Ý đến thì Khí đến", để làm chủ cơ chế hoạt động của Nội Tức
(Quá trình vận hành dưỡng khí theo nguyên tắc TRÀN VÀO, DÂNG LÊN, THẤM XUỐNG VÀ TỎA RA như thế nào trong quá trình luyện Động Công và Tĩnh Công như thế nào tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần trực tiếp hướng dẫn trì luyện các động tác và các môn Khí Công cụ thể)
Bây giờ chúng ta hãy tham khảo một số hình ảnh mô tả các cơ quan nội tạng, hệ thống các cấu trúc gân, xương, cơ...có liên quan trực tiếp đến quá trình Ngoại Tức và Nội Tức, nhằm hiểu thêm về cơ sở khoa học của Hơi Thở Khí Công Dưỡng Sinh:
1- Vòng Miệng, Mũi, Họng, nơi trực tiếp thu nhận dưỡng khí của Ngoại Tức



2- Vùng Ngực và Phổi, nơi hô hấp trao đổi dưỡng khí của Ngoại Tức















3- Hoành Cách Cơ, một cơ quan có tính chất quyết định sự cơ giãn lòng ngực tạo áp suất bơm hút dưỡng khí. Hoành cách cơ không những tham gia hoạt động của Ngoại Tức, mà còn là cơ chế hoạt động chủ yếu của Hạ Đàn Điền.









4- Vùng Bụng Dưới, còn gọi là Hạ Đan Điền, nơi bắt đầu cơ chế của Nội Tức











PHẦN PHỤ LỤC
Thông qua quá trình trì luyện hàng chục năm Khí Công, và thông qua quá trình học hỏi nghiên cứu về Y Khoa nói chung và Khí Công Dưỡng Sinh nói riêng, tôi kết hợp....

...Những trải nghiệm về Thiền Tông Phật Giáo...

...Với trải nghiệm về Khí Công Y Gia....

...kết hợp với học thuyết Kinh Mạch Huyệt Vị của Đông Y...


....Cũng như sự trải nghiệm về kỹ thuật thâu nhiếp hô hấp Nội Tức....


...Tôi kết hợp giữa hơi thở Phúc Hồ Lô và sự vận động của Người Chèo Đò


Sáng chế ra một Khí Công nhập môn, gọi là Chèo Đò Công.
Bộ Chèo Đò Công này tuy chiêu thức đơn giản, nhưng sức hàm chứa khá sao sâu. Theo kinh nghiệm giảng dạy và truyền bá Khí Công Y Gia khắp các châu lục Âu, Á. Học trò nào biết cách chăm chỉ trì luyện Chèo Đò Công đúng cách, thì khả năng tinh tấn của họ vượt bậc một cách rất nhanh. Vì đây một bộ Khí Công có các chiêu thức đơn giản, nhưng lại là cách tiếp cận Hơi Thở, với sự vận động của cơ thể, và tiếp cận với Tâm-Ý dễ nhất. Đây là một bộ Động Công có tác dụng tạo cho cơ thể hoạt động theo cơ chế Tâm- Thân- Ý hợp nhất diệu dụng vô cùng.
Xin tham khảo thêm các bài viết về Phúc Hồ Lô và Chèo Đò Công ở các đường link bên dưới:
http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/418330
http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/416953
Hamburg 07.07.2014
QN Lê Thuận Nghĩa
0 Nhận xét