Công lý và quan trí
1. Tuần qua, báo chí liên tục đưa tin về những bản án mà các bị cáo hoặc
người bị hại không đồng tình với những phán quyết của tòa. Nhiều bài
báo đã đưa ra những “nghi vấn” về công tác điều tra, công tố và xét xử
đối với các vụ án này. Những cái title của các bài báo đã nói lên điều
đó.
Từ vụ “Giật hai chiếc mũ, 4 học sinh bị phạt tù: quá nặng?” ở Hải Phòng đến vụ “1 câu nói, 5 năm tù” ở Hà Nội. Từ vụ “Buộc tham ô không được thì cột tội khác” ở Bình Thuận đến vụ “Bắt giam thai phụ, nay ép án để phủi trách nhiệm” ở Phú Thọ. Hay từ việc “Hủy án, điều tra lại vụ ‘5 công an đánh chết người’” ở Phú Yên đến “Kỳ án 194 phố Huế” ở Hà Nội đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí lẫn bình luận đa chiều của các nhà chuyên môn.
Điều mà dư luận bức xúc và báo chí khai thác là những mức án “rất nặng”
cho những người dân phạm pháp nhưng lại “rất nhẹ” cho những người thi
hành công vụ phạm pháp (tất nhiên nằm trong khung hình phạt) ở các vụ án
này.
Bên cạnh công tác điều tra và công tố khiến dư luận nghi ngờ (đặt biệt là sau những vụ án oan như trường hợp ông Chấn ở Bắc Giang).
Việc xử án thiếu công tâm cũng góp phần tạo ra những bản án khiến dư
luận bức xúc nói trên. Thậm chí đến mức gia đình người bị oan (đã chết) quỳ giữa sân tòa án xin xét xử công tâm trong một vụ án oan ở Gia Lai.
Có lẽ không còn xem những vấn đề nói trên như những trường hợp cá biệt
“con sâu làm rầu nồi canh”, mà đã đến mức độ báo động. Rõ ràng các nghi
can chưa được nhận một sự hỗ trợ pháp lý và công khai từ các luật sư
trong quá trình điều tra, xét hỏi. Rõ ràng chưa có một sự tranh tụng
thẳng thắn và công bằng giữa cơ quan công tố của nhà nước và luật sư bào
chữa trước tòa. Và rõ ràng có những thẩm phán thiếu công tâm trong việc
ra quyết định bản án.
Tòa án là nơi thực thi công lý. Một quốc gia phát triển, dân chủ và văn
minh là khi người dân tìm kiếm công lý tại tòa án. Trước tòa thì quan
hay dân đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ công dân như nhau. Không thể
là quan mà phạt nhẹ, cũng không thể là dân mà phạt nặng.
Niềm tin của những người dân vào một chính thể là khi công lý được thực
thi nghiêm túc. Nếu công đường vẫn có những vụ việc bao che, dung túng
cho người có quyền; hay vẫn còn việc nén bạc đâm toạc tờ giấy; hay việc
ra những bản án thiếu tính nhân bản với người dân;… thì việc lung lay
niềm tin là điều khó tránh khỏi.
Sẽ không có một xã hội thượng tôn pháp luật, khi những người thực thi pháp luật lại vi luật.
2. Sự kiện người dân phản ánh hóa đơn điện tăng bất thường đã lộ ra
những kẻ hở trong điều hành và quản lý của ngành điện qua những phát
ngôn “rất ấn tượng”của các quan chức.
Một ông thứ trưởng phụ trách ngành điện thay vì đưa ra các số liệu thống kê để trả lời báo chí, mà dẫn chứng bằng lời nói của hàng xóm ông ta. Một ông cục phó kêu gọi toàn dân tham gia giám sát việc ghi số điện hàng tháng và ông tổng giám đốc điện lực Hà Nội giải thích lý do sai sót trong ghi số điện là do công nhân phải trèo lên cột, nhìn bằng mắt và ghi bằng tay.
Cũng từ những sự việc như thế, người ta mới thấy việc tính tiền điện là bí mật bất khả xâm phạm của EVN, đồng thời cũng hết thắc mắc tại sao EVN lại "hào phóng" mua điện Trung Quốc giá cao(?), trong khi lại o ép thủy điện nhỏ trong nước để mua với giá rẻ mạt.
Chỉ một vấn đề nhỏ của ngành điện, đã thế. Suy rộng ra cho một bộ, và
lớn hơn là chính phủ thì mới thấy, cái gì vẫn còn độc quyền thì sẽ thiếu
minh bạch và yếu kém. Và tất yếu, những người quản lý sẽ phải sử dụng
thủ đoạn thay vì tài năng, học thuộc lòng nghị quyết thay vì tư duy xây
dựng chiến lược phát triển.
Độc quyền bán điện và thu tiền tươi của dân còn thế. Tự vác tiền để kinh
doanh thì chả mấy chốc mà Vina-điện này trở thành Vinashin hay
Vinalines.
Quan thế, cơ chế thế. Không yếu kém mới là lạ.
3. Tại hội nghị lần thứ 17 của đảng bộ Tp. Hà Nội, bà Hằng - Trưởng ban
tổ chức Thành ủy cho biết quy hoạch nhân sự cấp cao của Hà Nội sẽ “ưu tiên cán bộ xuất thân từ công nhân, người dân tộc thiểu số”.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu nếu bổ nhiệm một người có tài, có đức, có
tâm huyết vào các vị trí nhân sự cao cấp của thủ đô, cho dù xuất thân
của họ như thế nào. Nhưng trong một xã hội mà chủ nghĩa lý lịch lên ngôi
và bằng cấp có thể mua bán như một thứ hàng hóa để làm vỏ bọc cho những
kẻ kém tài năng nhưng thừa thủ đoạn thì việc xác định thế nào là người
tài năng thật sự rất mù mờ, nếu không có một sự rõ ràng và công tâm.
Thành ủy Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đến năm 2020 có “100% cán bộ thuộc diện quản lý của Thành ủy có bằng tiến sĩ”.
Không hiểu mấy ông/bà xuất thân từ công nhân và người dân tộc thiểu số
kia sẽ học tập, nghiên cứu thế nào để có tấm bằng tiến sỹ cho phù hợp
với vị trí bổ nhiệm? Hay lại bỏ ra 6.500 USD để mua một tấm bằng rởm của các trường đại học lừa như trường “Southern California” mà hiện có hàng ngàn quan chức An-nam đang sở hữu?
Thế nên việc ông Hà - Phó chủ tịch Tp.HCM than phiền lãnh đạo sở, quận không sử dụng, hoặc không biết sử dụng e-mail cũng không có gì là lạ cả.
Bởi lẽ, người tài xuất thân từ bốc vác là rất hiếm.
4. Sau những sự kiện “giật” kỷ lục như chiếc bánh chưng to nhất, chai rượu to nhất để cúng vua Hùng đến ly cà-phê lớn nhất.
Hình như trong tiềm thức của cần-lao An-nam luôn khát khao, luôn ước ao
được sở hữu cái nhất. Như giấc mơ quả bưởi da xanh của đàn bà và giấc
mơ quả cà tím của đàn ông An-nam.
Thế cho nên việc Vũng Tàu tổ chức đại tiệc hải sản lớn nhất châu Á và các hót-gơn tổ chức bữa tiệc bikini lớn nhất Hà thành cũng không có gì lạ.
Vẫn biết việc nào ra việc nấy, anh có tiền anh có quyền ăn chơi, có
quyền xác lập kỷ lục. Nhưng trong một thời điểm mà người dân đóng góp
từng tin nhắn để ủng hộ các chiến sỹ nơi biển đảo bảo vệ chủ quyền đất nước trước sự xâm chiếm của Tàu-khựa, thì sự khoe khoang, lập những kỷ lục vô bổ này rất phản cảm.
Dĩ nhiên, những việc này đều phải có sự cho phép của các cơ quan quản
lý, đặc biệt là quản lý về văn hóa. Và dĩ nhiên, những quan chức có “tinh thần yêu nước sâu sắc” thực sự như tiêu chuẩn quy hoạch và bổ nhiệm lãnh đạo mà Bộ nội vụ đề xuất sẽ không để cho những việc đó xảy ra.
Khốn nỗi, tinh thần yêu nước được xác nhận từ bản tự nhận xét cá nhân.
5. Cũng liên quan đến lòng yêu nước, dư luận ồn ã với việc ông Lâm - chủ tịch tập đoàn Đức Khải tuyên bố đầu tư 1.500 tỷ đồng mua 100 chiếc tàu cá và 2 trực thăng để tiến ra biển lớn.
Và dĩ nhiên, trong lúc tình hình biển Đông căng thẳng, hành động của ông Lâm được tung hô không tiếc lời, thậm chí tô hồng cả quá khứ tù tội của ông này,
một việc mà rất hiếm khi kền kền báo chí lại nhân bản như vậy.
Tuy nhiên, khi những trang báo còn chưa kịp ráo mực thì cần-lao đã ngã
ngửa ra vì không tin nổi vào một sự thật. Đó là ông Lâm mua tàu không
phải vì yêu nước.
Trước báo giới, ông Lâm cũng khẳng định rất rõ rằng: “Dự án triển khai thuần vì mục đích kinh tế, kinh doanh kiếm lời, không vì động cơ chính trị như những lời đồn thổi”.
Ông ta cũng cho biết kế hoạch kinh doanh khủng này chỉ được ấp ủ gần 2
tháng. Và công ty của ông ta chỉ có khoảng 30% vốn, còn 70% dự kiến sẽ
đi vay.
Hóa ra là cả làng báo An-nam bị chính kẻ mà họ hết lời ca ngợi về lòng
yêu nước xổ toẹt cái sự yêu nước đó. Thô thiển học thì gọi là hiện tượng
“tự tay bóp dái”, nhưng lại không dám kêu đau của các lều báo.
Dĩ nhiên, đã thuần về mục đích kinh tế, tất nhiên ông Lâm không thể bỏ qua gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngư dân vươn khơi bám biển theo một Nghị định chuẩn bị được chính phủ ban hành. Trong đó tàu vỏ thép được vay tới 90% giá trị con tàu với lãi suất 3%/năm.
Chưa thấy ai đặt câu hỏi về khoản tiền hơn nghìn tỷ của ông Lâm sẽ vay ở
đâu? Nếu vay từ gói tín dụng trên thì có sử dụng đúng mục đích không?
Nếu có rủi ro từ những con tàu cũ mà ông Lâm mua về hoặc hiệu quả kinh
doanh thua lỗ thì việc thu hồi vốn thế nào?
Thế mới biết, lòng yêu nước không phải ai cũng muốn nhận.
6. Một quốc gia phát triển và văn minh là khi người dân sống trong một
xã hội thượng tôn pháp luật. Ở đó những giá trị cá nhân của con người
được đề cao. Pháp luật và những người thực thi pháp luật sẽ tạo ra sự
công bằng và bình đẳng, không những trên công đường mà còn trong hiện
thực cuộc sống.
Ở đó, sẽ không có những quan chức thiếu năng lực và phát ngôn phản cảm.
Sẽ không có những quan chức leo cao bằng chủ nghĩa lý lịch và thủ đoạn
cá nhân. Sẽ không có những kỷ lục phản cảm trong một thời điểm nhạy cảm.
Và sẽ không có một nền báo chí khoác “lòng yêu nước” lên cổ một kẻ kinh
doanh để kiếm lời chứ không phải đầu tư vì yêu nước.
© 2014 Baron Trịnh
0 Nhận xét