NHỮNG NGUYÊN TẮC DÙNG THUỐC
Mục
tiêu
1. Kể những yêu cầu cần thiết khi dùng thuốc cho người bệnh.
2. Liệt kê được các phương pháp dùng thuốc.
3. Trình bày được nguyên tắc cơ bản trong việc cho thuốc.
4. Kể được các tai biến khi dùng thuốc và cách xử trí.
1. Đại cương
Việc chọn đường dùng thuốc tuỳ thuộc vào tính chất của thuốc, tác dụng mong muốn, tình trạng bệnh hiện tại, thể chất của người bệnh: cân nặng, tuổi và cả trạng thái tinh thần và tri giác của người bệnh.
2. Những yêu cầu cần thiết khi dùng thuốc
2.1. Có kiến thức về thuốc
− Tên thuốc, biệt dược
− Tác dụng thuốc
− Liều lượng thuốc
− Thời gian bán hủy
− Thời gian tác dụng
− Đường đào thải của thuốc
− Tương tác thuốc
− Tác dụng phụ của thuốc
− Nắm vững quy chế về thuốc
2.2. Tác phong làm việc của người điều dưỡng
2.2.1. Phải có tinh thần trách nhiệm
− Phải sáng suốt khi nhận y lệnh.
− Không thực hiện y lệnh qua miệng hoặc qua điện thoại.
− Nếu nghi ngờ phải hỏi lại, không được tự ý thay đổi y lệnh.
− Không được pha trộn các loại thuốc với nhau nếu không có y lệnh.
− Phải thành thật khai báo nếu có sai phạm.
2.2.2. Tác phong làm việc phải khoa học, chính xác
− Sắp xếp thuốc theo thứ tự để dễ tìm và tránh nhầm lẫn.
− Tủ thuốc phải để gần nơi làm việc.
− Thuốc phải có nhãn rõ ràng, sạch sẽ.
− Các loại thuốc độc bảng A, B phải được cất giữ đúng theo quy chế thuốc độc.
− Thuốc nước để riêng với thuốc viên, thuốc uống để riêng với thuốc bôi ngoài da.
− Phải kiểm tra thuốc mỗi ngày để để bổ sung đủ cơ số hoặc xử lý nếu thuốc quá hạn dùng hoặc hư hỏng.
− Bàn giao thuốc mỗi ngày, mỗi ca trực, ghi vào sổ rõ ràng.
2.3. Nhận định về người bệnh
− Tên họ người bệnh (tránh nhầm lẫn thuốc).
− Chẩn đoán bệnh.
− Các triệu chứng hiện có trên người bệnh.
− Các tiền căn về dị ứng thuốc, thức ăn.
− Tổng trạng, tuổi, giới tính.
− Kiến thức và sự hiểu biết của người bệnh về thuốc.
2.4. Hiểu rõ y lệnh về thuốc, nếu nghi ngờ phải hỏi lại
− Tên thuốc
− Hàm lượng thuốc
− Liều lượng thuốc
− Đường dùng thuốc
− Thời gian dùng, số lần trong ngày
2.5. áp dụng 3 kiểm tra 5 đối chiếu và 6 điều đúng trong suốt quá trình dùng thuốc
* 3 Kiểm tra:
1. Tên người bệnh
2. Tên thuốc
3. Liều thuốc
* 5 đối chiếu:
1. Số giường, số phòng
2. Nhãn thuốc
3. Chất lượng thuốc
4. Đường tiêm thuốc
5. Thời hạn dùng thuốc * 5 Điều đúng:
1. Đúng người bệnh: một trong những phần quan trọng trong việc dùng thuốc là phải đảm bảo rằng thuốc được được đưa vào đúng người bệnh. Có nhiều người bệnh giống nhau về tên, họ, tuổi vì vậy để tránh nhầm lần là khi có 2 người bệnh giống nhau ta nên sắp xếp giường khác phòng nhau hoặc nếu không có thể cho họ nằm ở 2 vị trí cách xa nhau, và điều quan trọng nhất là ta phải hỏi tên họ, số giường, số phòng, trước khi dùng thuốc.
2. Đúng thuốc: khi dùng thuốc cho người bệnh, người điều dưỡng phải đọc nhãn thuốc 3 lần vào 3 thời điểm sau:
− Khi lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc nơi cất giữ.
− Khi lấy thuốc ra khỏi vật chứa: lọ, ống, chai thuốc.
− Trước khi trả chai, lọ thuốc về chỗ cũ hoặc bỏ vào thùng rác.
3. Đúng liều: sự tính toán liều cần phải được chính xác do vậy để tránh nhầm lẫn người điều dưỡng cần phải lấy thuốc trong môi trường hoàn toàn yên tĩnh, phải chú tâm cao độ, không làm việc gì khác, đôi khi cũng cần kiểm tra lại sự tính toán của mình bằng cách so với các điều dưỡng khác. Sau khi tính toán liều thuốc chính xác, người điều dưỡng phải biết dùng dụng cụ đo lường chính xác từng ml hay từng giọt một, việc bẻ đôi một viên thuốc nên dùng dụng cụ cắt thuốc cho cân xứng. Với số lượng thuốc quá nhỏ vài giọt ta có thể cho trực tiếp vào miệng người bệnh hoặc cho một ít nước vào ly trước khi cho thuốc vào để tránh thuốc dính vào ly.
4. Đúng đường dùng thuốc: khi sử dụng thuốc ngưởi điều dưỡng cần phải kiểm tra chắc chắn thuốc dùng cho đường nào: uống, ngoài da, niêm mạc hay tiêm vì nếu nhầm lẫn thì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ví dụ: thuốc dùng ngoài da lại đem uống sẽ gây ngộ độc những chất không thể hấp thu qua niêm mạc tiêu hoá hoặc thuốc dùng tiêm bắp lại dùng tiêm tĩnh mạch có thể gây thuyên tắc mạch vì thuốc tiêm bắp có thể có tính chất không tan trong máu.
5. Đúng thời gian: điều dưỡng phải biết vì sao một số thuốc được cho y lệnh vào một số giờ nhất định trong ngày, ví dụ: thuốc lợi tiểu không nên dùng sau 15 giờ vì người bệnh có thể đi tiểu ban đêm gây mất giấc ngủ, hoặc một số thuốc như kháng sinh cần duy trì nồng độ thuốc đều trong máu do phải cách mỗi 8 tiếng hoặc 12 tiếng dùng thuốc một lần. Nếu như ta không thực hiện đúng thì hiệu quả của việc điều trị sẽ giảm và đôi khi sẽ mất tác dụng và có thể gây nặng thêm cho người bệnh.
2.6. Theo dõi tác dụng của thuốc
− Biết kết quả điều trị sau khi dùng thuốc cho người bệnh để góp ý với bác sĩ điều trị về liều lượng hoặc chọn thuốc phù hợp với bệnh trạng của người bệnh.
− Phát hiện sớm và phòng ngừa tai biến về thuốc cho người bệnh.
− Một số trường hợp đặc biệt cần theo dõi: do khác nhau về tuổi, cân nặng, diện tích bề mặt của da, khả năng hấp thu, chuyển hoá và bài tiết thuốc. Liều của trẻ em thấp hơn liều của người lớn và cũng khác so với người già, vì vậy tuỳ theo từng đối tượng mà người điều dưỡng phải biết sự thay đổi để chăm sóc.
+ Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ: thuốc thường không được đóng thành gói nhỏ theo liều lượng của trẻ do vậy việc tính liều lượng thuốc phải tính toán rất cẩn thận. Tất cả các trẻ nhỏ đều cần phải có sự chuẩn bị tâm lý trước khi cho dùng thuốc đặc biệt là dùng thuốc qua đường tiêm vì sẽ làm bé đau và không hợp tác, do vậy tuỳ theo lứa tuổi mà người điều dưỡng có cách giải thích riêng, nhưng đôi khi cũng cần phải dùng áp lực thì lúc này nên thực hiện kỹ thuật nhanh, chính xác để giảm bớt nguy cơ tai biến cho trẻ. Cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ thường dễ gần và dễ cho trẻ uống thuốc, nên đôi khi có thể người điều dưỡng đưa thuốc để họ cho trẻ uống dưới sự giám sát của điều dưỡng.
+ Đối với người già: cũng cần những chú ý đặc biệt trong quá trình dùng thuốc vì ở tuổi già quá trình hấp thu chất giảm, sự đào thải chậm, các yếu tố về hành vi và kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc dùng thuốc của họ. Ngoài ra, do có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống một số người bệnh thường ỷ lại hay tự ý thay đổi liều lượng, hoặc uống không đủ liều, ngưng thuốc giữa chừng, hoặc thậm chí đôi khi do không tin tưởng vào thầy thuốc hoặc do tốn kém một số người bệnh còn dùng các loại thuốc dân gian hoặc nghe theo kinh nghiệm của người khác để dùng thuốc và đã gặp không ít những tai biến. Do vậy, người điều dưỡng phải biết nhận định đúng tình trạng người bệnh nhất là về mặt tâm sinh lý để có thể hướng dẫn, phòng ngừa những tình huống xấu xảy ra
2.7. Ghi chép hồ sơ
− Ngày giờ dùng thuốc, tên thuốc đã dùng, đường dùng thuốc.
− Chỉ ghi thuốc do chính tay mình thực hiện.
− Ghi nhận lại trường hợp không dùng thuốc được cho người bệnh, lý do.
− Ghi nhận lại những tai biến nếu có.
− Ghi tên người điều dưỡng thực hiện.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
− Tuổi
− Cân nặng
− Giới tính
− Yếu tố di truyền, văn hoá
− Yếu tố tâm lý
− Tình trạng bệnh lý
− Môi trường thời tiết xung quanh
− Thời gian dùng thuốc
4. Các phương pháp dùng thuốc
Dựa vào tình trạng của người bệnh, dựa vào tác dụng dược tính của thuốc mà ta có các phương pháp dùng thuốc sau:
4.1. Uống
− Tác dụng chậm, ít gây tai biến, tiện dụng.
− Không được uống các loại thuốc cùng một lúc với nhau (phòng ngừa tương tác thuốc), nếu cần có thể uống cách nhau 10-15phút.
− Theo dõi dấu sinh hiệu cho người bệnh khi dùng các loại thuốc có tác dụng lên hệ tuần hoàn, hô hấp.
− Cho người bệnh ngậm nước đá, hút qua ống hút hoặc pha thuốc với một ít đường để dễ uống.
− Không nên cho người bệnh uống thuốc đắng hoặc có mùi tanh ngay sau khi ăn để tránh tình trạng nôn ói.
− Thuốc lợi tiểu phải uống trước 15 giờ.
− Đối với thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày phải cho người bệnh uống sau khi ăn no.
− Thuốc có tác dụng làm hư men răng, nên cho người bệnh hút qua ống hút.
− Các loại thuốc sunfamid nên cho người bệnh uống với nhiều nước tránh thuốc lắng đọng ở thận.
− Nước dùng để uống thuốc tốt nhất là nước ấm.
− Đối với người bệnh mê, cho uống thuốc qua sonde dạ dày.
* Thuốc uống qua sonde:
− Cần phải cán nhuyễn và pha loãng thuốc trước khi bơm qua sonde.
− Kiểm tra vị trí sonde.
− Bơm 15-30 ml nuớc (người lớn), 5-10 ml (trẻ nhỏ). Trước và sau khi bơm thuốc.
− Nếu có 2-3 loại thuốc nên bơm từng loại, khoảng cách giữa 2 loại là nước để tránh tương tác.
− Nếu đang dùng máy hút qua sonde: ngắt máy hút 20-30 phút sau khi bơm thuốc rồi mới cho hoạt động trở lại.
− Ghi rõ số lượng nước và thuốc nếu có sự rối loạn nước điện giải.
4.2. Thuốc ngấm qua niêm mạc
− Thuốc dùng cho niêm mạc: mắt, tai, mũi, họng, lưỡi, hậu môn, âm đạo thường có tác dụng nhanh.
− Thuốc đặt hậu môn phải ngâm qua nước đá.
− Thuốc đặt âm đạo nên nhúng qua nước trước khi đặt. − Nên cho người bệnh nằm yên trên giường sau khi đặt ít nhất 30 phút để tránh thuốc rớt ra ngoài.
1. Kể những yêu cầu cần thiết khi dùng thuốc cho người bệnh.
2. Liệt kê được các phương pháp dùng thuốc.
3. Trình bày được nguyên tắc cơ bản trong việc cho thuốc.
4. Kể được các tai biến khi dùng thuốc và cách xử trí.
1. Đại cương
Việc chọn đường dùng thuốc tuỳ thuộc vào tính chất của thuốc, tác dụng mong muốn, tình trạng bệnh hiện tại, thể chất của người bệnh: cân nặng, tuổi và cả trạng thái tinh thần và tri giác của người bệnh.
2. Những yêu cầu cần thiết khi dùng thuốc
2.1. Có kiến thức về thuốc
− Tên thuốc, biệt dược
− Tác dụng thuốc
− Liều lượng thuốc
− Thời gian bán hủy
− Thời gian tác dụng
− Đường đào thải của thuốc
− Tương tác thuốc
− Tác dụng phụ của thuốc
− Nắm vững quy chế về thuốc
2.2. Tác phong làm việc của người điều dưỡng
2.2.1. Phải có tinh thần trách nhiệm
− Phải sáng suốt khi nhận y lệnh.
− Không thực hiện y lệnh qua miệng hoặc qua điện thoại.
− Nếu nghi ngờ phải hỏi lại, không được tự ý thay đổi y lệnh.
− Không được pha trộn các loại thuốc với nhau nếu không có y lệnh.
− Phải thành thật khai báo nếu có sai phạm.
2.2.2. Tác phong làm việc phải khoa học, chính xác
− Sắp xếp thuốc theo thứ tự để dễ tìm và tránh nhầm lẫn.
− Tủ thuốc phải để gần nơi làm việc.
− Thuốc phải có nhãn rõ ràng, sạch sẽ.
− Các loại thuốc độc bảng A, B phải được cất giữ đúng theo quy chế thuốc độc.
− Thuốc nước để riêng với thuốc viên, thuốc uống để riêng với thuốc bôi ngoài da.
− Phải kiểm tra thuốc mỗi ngày để để bổ sung đủ cơ số hoặc xử lý nếu thuốc quá hạn dùng hoặc hư hỏng.
− Bàn giao thuốc mỗi ngày, mỗi ca trực, ghi vào sổ rõ ràng.
2.3. Nhận định về người bệnh
− Tên họ người bệnh (tránh nhầm lẫn thuốc).
− Chẩn đoán bệnh.
− Các triệu chứng hiện có trên người bệnh.
− Các tiền căn về dị ứng thuốc, thức ăn.
− Tổng trạng, tuổi, giới tính.
− Kiến thức và sự hiểu biết của người bệnh về thuốc.
2.4. Hiểu rõ y lệnh về thuốc, nếu nghi ngờ phải hỏi lại
− Tên thuốc
− Hàm lượng thuốc
− Liều lượng thuốc
− Đường dùng thuốc
− Thời gian dùng, số lần trong ngày
2.5. áp dụng 3 kiểm tra 5 đối chiếu và 6 điều đúng trong suốt quá trình dùng thuốc
* 3 Kiểm tra:
1. Tên người bệnh
2. Tên thuốc
3. Liều thuốc
* 5 đối chiếu:
1. Số giường, số phòng
2. Nhãn thuốc
3. Chất lượng thuốc
4. Đường tiêm thuốc
5. Thời hạn dùng thuốc * 5 Điều đúng:
1. Đúng người bệnh: một trong những phần quan trọng trong việc dùng thuốc là phải đảm bảo rằng thuốc được được đưa vào đúng người bệnh. Có nhiều người bệnh giống nhau về tên, họ, tuổi vì vậy để tránh nhầm lần là khi có 2 người bệnh giống nhau ta nên sắp xếp giường khác phòng nhau hoặc nếu không có thể cho họ nằm ở 2 vị trí cách xa nhau, và điều quan trọng nhất là ta phải hỏi tên họ, số giường, số phòng, trước khi dùng thuốc.
2. Đúng thuốc: khi dùng thuốc cho người bệnh, người điều dưỡng phải đọc nhãn thuốc 3 lần vào 3 thời điểm sau:
− Khi lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc nơi cất giữ.
− Khi lấy thuốc ra khỏi vật chứa: lọ, ống, chai thuốc.
− Trước khi trả chai, lọ thuốc về chỗ cũ hoặc bỏ vào thùng rác.
3. Đúng liều: sự tính toán liều cần phải được chính xác do vậy để tránh nhầm lẫn người điều dưỡng cần phải lấy thuốc trong môi trường hoàn toàn yên tĩnh, phải chú tâm cao độ, không làm việc gì khác, đôi khi cũng cần kiểm tra lại sự tính toán của mình bằng cách so với các điều dưỡng khác. Sau khi tính toán liều thuốc chính xác, người điều dưỡng phải biết dùng dụng cụ đo lường chính xác từng ml hay từng giọt một, việc bẻ đôi một viên thuốc nên dùng dụng cụ cắt thuốc cho cân xứng. Với số lượng thuốc quá nhỏ vài giọt ta có thể cho trực tiếp vào miệng người bệnh hoặc cho một ít nước vào ly trước khi cho thuốc vào để tránh thuốc dính vào ly.
4. Đúng đường dùng thuốc: khi sử dụng thuốc ngưởi điều dưỡng cần phải kiểm tra chắc chắn thuốc dùng cho đường nào: uống, ngoài da, niêm mạc hay tiêm vì nếu nhầm lẫn thì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ví dụ: thuốc dùng ngoài da lại đem uống sẽ gây ngộ độc những chất không thể hấp thu qua niêm mạc tiêu hoá hoặc thuốc dùng tiêm bắp lại dùng tiêm tĩnh mạch có thể gây thuyên tắc mạch vì thuốc tiêm bắp có thể có tính chất không tan trong máu.
5. Đúng thời gian: điều dưỡng phải biết vì sao một số thuốc được cho y lệnh vào một số giờ nhất định trong ngày, ví dụ: thuốc lợi tiểu không nên dùng sau 15 giờ vì người bệnh có thể đi tiểu ban đêm gây mất giấc ngủ, hoặc một số thuốc như kháng sinh cần duy trì nồng độ thuốc đều trong máu do phải cách mỗi 8 tiếng hoặc 12 tiếng dùng thuốc một lần. Nếu như ta không thực hiện đúng thì hiệu quả của việc điều trị sẽ giảm và đôi khi sẽ mất tác dụng và có thể gây nặng thêm cho người bệnh.
2.6. Theo dõi tác dụng của thuốc
− Biết kết quả điều trị sau khi dùng thuốc cho người bệnh để góp ý với bác sĩ điều trị về liều lượng hoặc chọn thuốc phù hợp với bệnh trạng của người bệnh.
− Phát hiện sớm và phòng ngừa tai biến về thuốc cho người bệnh.
− Một số trường hợp đặc biệt cần theo dõi: do khác nhau về tuổi, cân nặng, diện tích bề mặt của da, khả năng hấp thu, chuyển hoá và bài tiết thuốc. Liều của trẻ em thấp hơn liều của người lớn và cũng khác so với người già, vì vậy tuỳ theo từng đối tượng mà người điều dưỡng phải biết sự thay đổi để chăm sóc.
+ Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ: thuốc thường không được đóng thành gói nhỏ theo liều lượng của trẻ do vậy việc tính liều lượng thuốc phải tính toán rất cẩn thận. Tất cả các trẻ nhỏ đều cần phải có sự chuẩn bị tâm lý trước khi cho dùng thuốc đặc biệt là dùng thuốc qua đường tiêm vì sẽ làm bé đau và không hợp tác, do vậy tuỳ theo lứa tuổi mà người điều dưỡng có cách giải thích riêng, nhưng đôi khi cũng cần phải dùng áp lực thì lúc này nên thực hiện kỹ thuật nhanh, chính xác để giảm bớt nguy cơ tai biến cho trẻ. Cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ thường dễ gần và dễ cho trẻ uống thuốc, nên đôi khi có thể người điều dưỡng đưa thuốc để họ cho trẻ uống dưới sự giám sát của điều dưỡng.
+ Đối với người già: cũng cần những chú ý đặc biệt trong quá trình dùng thuốc vì ở tuổi già quá trình hấp thu chất giảm, sự đào thải chậm, các yếu tố về hành vi và kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc dùng thuốc của họ. Ngoài ra, do có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống một số người bệnh thường ỷ lại hay tự ý thay đổi liều lượng, hoặc uống không đủ liều, ngưng thuốc giữa chừng, hoặc thậm chí đôi khi do không tin tưởng vào thầy thuốc hoặc do tốn kém một số người bệnh còn dùng các loại thuốc dân gian hoặc nghe theo kinh nghiệm của người khác để dùng thuốc và đã gặp không ít những tai biến. Do vậy, người điều dưỡng phải biết nhận định đúng tình trạng người bệnh nhất là về mặt tâm sinh lý để có thể hướng dẫn, phòng ngừa những tình huống xấu xảy ra
2.7. Ghi chép hồ sơ
− Ngày giờ dùng thuốc, tên thuốc đã dùng, đường dùng thuốc.
− Chỉ ghi thuốc do chính tay mình thực hiện.
− Ghi nhận lại trường hợp không dùng thuốc được cho người bệnh, lý do.
− Ghi nhận lại những tai biến nếu có.
− Ghi tên người điều dưỡng thực hiện.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
− Tuổi
− Cân nặng
− Giới tính
− Yếu tố di truyền, văn hoá
− Yếu tố tâm lý
− Tình trạng bệnh lý
− Môi trường thời tiết xung quanh
− Thời gian dùng thuốc
4. Các phương pháp dùng thuốc
Dựa vào tình trạng của người bệnh, dựa vào tác dụng dược tính của thuốc mà ta có các phương pháp dùng thuốc sau:
4.1. Uống
− Tác dụng chậm, ít gây tai biến, tiện dụng.
− Không được uống các loại thuốc cùng một lúc với nhau (phòng ngừa tương tác thuốc), nếu cần có thể uống cách nhau 10-15phút.
− Theo dõi dấu sinh hiệu cho người bệnh khi dùng các loại thuốc có tác dụng lên hệ tuần hoàn, hô hấp.
− Cho người bệnh ngậm nước đá, hút qua ống hút hoặc pha thuốc với một ít đường để dễ uống.
− Không nên cho người bệnh uống thuốc đắng hoặc có mùi tanh ngay sau khi ăn để tránh tình trạng nôn ói.
− Thuốc lợi tiểu phải uống trước 15 giờ.
− Đối với thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày phải cho người bệnh uống sau khi ăn no.
− Thuốc có tác dụng làm hư men răng, nên cho người bệnh hút qua ống hút.
− Các loại thuốc sunfamid nên cho người bệnh uống với nhiều nước tránh thuốc lắng đọng ở thận.
− Nước dùng để uống thuốc tốt nhất là nước ấm.
− Đối với người bệnh mê, cho uống thuốc qua sonde dạ dày.
* Thuốc uống qua sonde:
− Cần phải cán nhuyễn và pha loãng thuốc trước khi bơm qua sonde.
− Kiểm tra vị trí sonde.
− Bơm 15-30 ml nuớc (người lớn), 5-10 ml (trẻ nhỏ). Trước và sau khi bơm thuốc.
− Nếu có 2-3 loại thuốc nên bơm từng loại, khoảng cách giữa 2 loại là nước để tránh tương tác.
− Nếu đang dùng máy hút qua sonde: ngắt máy hút 20-30 phút sau khi bơm thuốc rồi mới cho hoạt động trở lại.
− Ghi rõ số lượng nước và thuốc nếu có sự rối loạn nước điện giải.
4.2. Thuốc ngấm qua niêm mạc
− Thuốc dùng cho niêm mạc: mắt, tai, mũi, họng, lưỡi, hậu môn, âm đạo thường có tác dụng nhanh.
− Thuốc đặt hậu môn phải ngâm qua nước đá.
− Thuốc đặt âm đạo nên nhúng qua nước trước khi đặt. − Nên cho người bệnh nằm yên trên giường sau khi đặt ít nhất 30 phút để tránh thuốc rớt ra ngoài.
Hình 64.1. Thuốc dùng qua niêm mạc Hình 64.2. Thuốc dùng qua niêm mạc
Hình 64.3. Thuốc dùng qua niêm mạc miệng
Hình 64.4. Thuốc dùng qua niêm mạc âm đạo và Hình 64.5. Thuốc dùng qua niêm mạc âm hậu môn
4.3. Thuốc tác dụng ngoài da
− Rửa sạch vùng da trước khi bôi thuốc.
− Nên massage vùng bôi thuốc giúp thuốc hấp thu nhanh hơn.
4.4. Tiêm thuốc
− Trong các trường hợp cấp cứu: cần tác dụng nhanh.
− Những loại thuốc gây:
+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
+ Không hấp thu được qua đường tiêu hóa.
+ Bị phá hủy bởi dịch đường tiêu hóa.
− Người bệnh không thể uống được:
+ Nôn ói nhiều.
+ Người bệnh chuẩn bị mổ.
+ Tâm thần, không hợp tác.
4.5. Các tai biến khi tiêm thuốc
4.5.1. Do vô khuẩn không tốt
− Abces nóng.
− Viêm tĩnh mạch.
− Nhiễm trùng huyết.
4.5.2. Do quá trình tiêm
− Nhầm lẫn thuốc: không áp dụng 3 tra 5 đối
− Gãy kim: người bệnh giẫy giụa.
− Chạm dây thần kinh tọa, thần kinh cánh tay do xác định sai vị trí tiêm.
− Shock do bơm thuốc quá nhanh (IV).
− Gây tắc mạch do: khí, thuốc, vật lạ (lông).
− Tiêm nhầm vào động mạch.
− Abces lạnh do thuốc không tan, tiêm nhiều lần cùng một chỗ.
4.5.3. Do tác dụng của thuốc
− Shock do cơ thể phản ứng với thuốc.
− Tiêm sai đường tiêm gây hoại tử mô (CaCl2).
− Viêm tĩnh mạch.
4.6. Tiêm bắp (INTRA MUSCULAR) IM
− Cỡ kim: 21-23 G dài 2,5-4 cm.
− Góc độ tiêm: 90 độ so với mặt da.
− Vị trí tiêm:
Hình 64.6. Vị trí tiêm bắp nông
+ Tiêm bắp nông:
▪ Cơ delta cách ụ vai 5 cm.
▪ Lượng thuốc không quá 1 ml.
▪ Không dùng tiêm thuốc dầu.
▪ Không dùng cho cơ delta chưa phát triển (trẻ < 2 tuổi, liệt).
+ Tiêm bắp sâu:
▪ Đùi: 1/3 giữa mặt ngoài đùi: lượng thuốc không quá 5 ml (cơ rộng ngoài đùi), không quá 2 ml (cơ thẳng đùi).
▪ Mông: 1/3 trên ngoài đường nối giữa gai chậu trước trên và xương cùng hoặc đặt bàn tay lên lồi cầu xương đùi, hướng các ngón lên phía trên, ngón trỏ đặt ở gai chậu trước trên, ngón giữa dang rộng dọc theo cánh chậu, vị trí tiêm là trung tâm hình tam giác được tạo ra do ngón giữa và ngón trỏ.
+ Không dùng cho cơ mông chưa phát triển (trẻ < 2 tuổi, liệt).
+ Lượng thuốc tiêm không quá 3 ml.
Hình 64.7. Vị trí tiêm bắp đùi và mông
Bảng 64.1. Dung lượng thuốc tương ứng với vị trí tiêm bắp
Vị trí | Trẻ dưới 18 tháng | Trẻ trên 6 tuổi | Người lớn |
Cơ delta | 0,5 ml | 1 ml | |
Cơ thẳng đùi | 0,5 ml | 1,5 ml | 2 ml |
Cơ rộng ngoài đùi | 0,5 ml | 1,5 ml | 5 ml |
Ventrogluteal | 0,5 ml | 1,5 ml | 3 ml |
Dorsogluteal | 1,5 ml | 3 ml |
− Cỡ kim: 25 G; dài: 1-1,6 cm.
− Góc độ tiêm: trung bình 45 độ so với mặt da.
+ 80 kg: 90 độ
+ <30 kg: 15-30 độ
− Vị trí tiêm: tiêm vào mô liên kết lỏng lẽo dưới da.
+ Cơ delta: đầu dưới cơ delta.
+ Hai bên bả vai.
+ Hai bên rốn cách rốn 5 cm.
+ 1/3 giữa mặt ngoài, trước cuả đùi.
Hình 64.8. Các vị trí tiêm dưới da
4.8. Tiêm tĩnh mạch (Intravenous) IV Cho thuốc trực tiếp vào mạch máu.
− Cỡ kim: 19-21 G, dài: 2,5-4 cm.
− Góc độ tiêm: 30-40 độ so với mặt da tùy theo vị trí tĩnh mạch.
− Vị trí tiêm: các tĩnh mạch ngoại biên. Ưu tiên chọn các tĩnh mạch.
+ To, rõ, ít di động.
+ Mềm mại, không gần khớp.
4.9. Tiêm trong da T (INTRADERMAL) I/D
Tiêm vào lớp dưới thượng bì có tác dụng chủng ngừa hoặc thử phản ứng thuốc.
− Cỡ kim: 26- 27 G, dài: 0,6-1,3 cm.
− Góc độ tiêm: 15 độ so với mặt da.
− Vị trí: tiêm vào vùng dưới thượng bì, chọn vùng da ít va chạm, trắng, không sẹo, lông.
+ 1/3 trên mặt trong cẳng tay (thông dụng nhất).
+ Hai bên cơ ngực lớn.
+ Hai bên bả vai.
4.10. Kỹ thuật làm test lẩy da: để thử phản ứng thuốc (theo thông tư số 08/1999-TT-BYT, ngày 04 tháng 5 năm 1999)
Hình 64.9. Các vị trí tiêm tĩnh mạch
Hình 64.10. Các góc độ tiêm
− Nhỏ một giọt dung dịch kháng sinh (penicillin hoặc streptomycin) nồng độ 100.000 đơn vị/1ml lên mặt da (1 gram streptomycin tương đương 1 triệu đơn vị).
− Cách đó 3-4 cm nhỏ một giọt dung dịch NaCl 0,9% (làm chứng).
− Dùng kim tiêm vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt dùng kim riêng) qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 45o rồi lẩy nhẹ, không được làm chảy máu.
− Sau 20 phút đọc và đánh giá kết quả:
Mức
độ
|
Ký
hiệu
|
Biểu
hiện
|
âm
tính
|
Giống
như chứng âm tính.
|
|
Nghi
ngờ
|
+ / –
|
Ban
sẩn đường kính < 3 mm.
|
Dương
tính nhẹ
|
+
|
Đường
kính ban sẩn 3-5 mm, ngứa, xung huyết.
|
Dương
tính vừa
|
+ +
|
Đường
kính ban sẩn 6-8 mm, ngứa, ban đỏ.
|
Dương
tính mạnh
|
+ + +
|
Đường
kính ban sẩn 9-12 mm, ngứa, chân giả.
|
Dông
tính rất mạnh
|
+ + +
+
|
Đường
kính trên 12 mm, ngứa nhiều, nhiều chần giả.
|
6.
Nội dung hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ
(Theo thông tư số 08/1999-TT- BYT, ngày 04 tháng 5 năm 1999)
Các khoản cần thiết phải có trong hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ (tổng cộng: 7 khoản).
1. Adrenalin 1 mg – 1 ml: 2 ống
2. Nước cất 10 ml: 2 ống
3. Bơm kim tiêm vô khuẩn (dùng một lần): 10 ml: 2 cái; 1 ml: 2 cái.
4. Hydrocortison hemisuccinate 100 mg hoặc methyprednisolon (solumedrol 40 mg hoặc depersolon 30 mg): 2 ống.
5. Phương tiện khử trùng P (bông, băng, gạc, cồn).
6. Dây garrot.
7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.
Các dụng cụ khác:
− Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến, các phòng điều trị nên có các thiết bị y tế sau: bơm xịt Salbutamol hoặc Terbutalin.
− Bóng Ambu và mặt nạ.
− ống nội khí quản.
− Than hoạt.
6. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ
(kèm theo Thông tư số 08/1999-TT-BYT, ngày 04 tháng 5 năm 1999)
6.1. Triệu chứng
− Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi).
− Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke.
− Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
− Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở.
− Đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ.
− Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.
− Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.
6.2. Xử trí
6.2.1. Xử trí ngay tại chỗ
− Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi).
− Cho người bệnh nằm tại chỗ.
− Thuốc: adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. Adrenalin dung dịch 1/1.000, ống 1 ml = 1 mg tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:
+ 1/2-1 ống ở người lớn.
+ Không quá 0,3 ml ở trẻ em (ống 1 ml (1 mg) + 9 ml nước cất = 10 ml, sau đó tiêm 0,1 ml/kg).
+ Hoặc adrenalin 0,01 mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn. Lại bình thường.
− ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
− Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
6.2.2. Xử trí tiếp theo: tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến
− Xử trí suy hô hấp
− Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch adrenalin
− Các thuốc khác: methylprednisolon 1-2 mg/kg/4giờ hoặc hydrocortison hemisuccinate 5 mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch.
− Điều trị phối hợp.
+ Uống than hoạt 1 g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa.
+ Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.
Lưu ý:
* Điều dưỡng có thể sử dụng adrenalin dưới da theo phác đồ khi y bác sĩ không có mặt.
* Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc là cần thiết.
7. Nhóm thuốc dễ gây dị ứng cần theo dõi sát khi tiêm thuốc
− Thuốc kháng sinh.
− Vitamin: B1, B12, vitamin C.
− Thuốc kháng viêm non-steroid.
− Thuốc gây tê, gây ngủ, giãn cơ.
− Nội tiết tố: Insulin, ACTH.
− Dịch truyền có protein.
− Vaccin và huyết thanh.
− Chất cản quang có iod.
8. Tiêu chuẩn xác định mũi tiêm an toàn
8.1. Tiêu chuẩn cấu trúc
− Bơm tiêm vô khuẩn.
− Kim tiêm vô khuẩn.
− Trên xe tiêm có hộp đựng vật sắc nhọn.
− Trên xe tiêm có hộp chống sốc đủ cơ số.
8.2. Tiêu chuẩn quy trình
− Rửa tay/sát khuẩn tay trước khi tiêm.
− Không lưu kim pha thuốc trên lọ thuốc.
− Xác định đúng vị trí tiêm.
− Thân kim tiêm không nhiễm bẩn trước khi tiêm.
− Rút nòng kiểm tra trước khi bơm thuốc.
− Tiêm thuốc đúng chỉ định (5 đúng).
− Không dùng tay đậy lại nắp kim tiêm.
− Cô lập kim tiêm nhiễm khuẩn trong hộp cứng.
9. Quy trình điều dưỡng
9.1. Nhận định
9.1.1. Các dấu hiệu chủ quan
− Các bệnh lý trước đây.
− Tiền sử về dị ứng: thuốc, thức ăn, mùi.
− Nếu có người điều dưỡng phải ghi rõ vào hồ sơ đặc biệt tên các loại thuốc bị dị ứng.
− Cách ăn uống, thói quen hằng ngày để khuyên người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối để tránh tương tác với thuốc sẽ được dùng trên người bệnh.
− Sự nhận thức và hợp tác của người bệnh: đối với những người bệnh có sự hạn chế về nhận thức hay ít hợp tác thì người điều dưỡng phải nhận định rõ tình trạng tri giác để báo bác sĩ quyết định phương pháp dùng thuốc cho người bệnh hiệu quả và an toàn nhất.
− Kiến thức về thuốc của người bệnh: kiến thức và sự hiểu biết của người bệnh về thuốc ảnh hưởng đến kết quả điều trị vì người bệnh có hiểu biết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt hơn khi dùng thuốc và giúp việc theo dõi tác dụng hiệu quả hơn.
− Đánh giá về trình độ văn hoá của người bệnh để điều dưỡng quyết định sự cần thiết trong việc hướng dẫn cho người bệnh về cách sử dụng thuốc, tác dụng chính, phụ.
9.1.2. Các dấu hiệu khách quan
− Đo dấu sinh hiệu, cân nặng.
− Đánh giá tình trạng hiện tại, tri giác của người bệnh: phản xạ nuốt? Có đang đặt sonde nuôi ăn? hay tri giác mê, lơ mơ để chọn phương pháp dùng thuốc hiệu quả và an toàn nhất cho người bệnh.
9.2. Chẩn đoán điều dưỡng
− Thiếu kiến thức về thuốc do chưa từng có kinh ngiệm trước đây khi dùng thuốc.
− Lo lắng do việc dùng thuốc có ảnh hưởng đến sức khoẻ, kinh tế.
− Người bệnh nuốt khó hoặc không dám nuốt do tổn thương thần kinh hoặc do tổn thương đường hầu họng, hoặc thuốc có vị khó chịu.
− Có nguy cơ bị các tai biến khi dùng thuốc, đặc biệt là đường tiêm.
− Nguy cơ thuốc không tan do người bệnh được dùng thuốc qua đường tiêm
quá nhiều.
9.3. Lập kế hoạch và can thiệp điều dưỡng
9.3.1. Yêu cầu chăm sóc
− Không có các biến chứng liên quan đến việc dùng thuốc.
− Dùng thuốc đạt được hiệu quả cao nhất.
− Người bệnh hiểu và hợp tác, tuân thủ theo yêu cầu điều trị.
− An toàn trong dùng thuốc cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.
9.3.2. Lập kế hoạch và can thiệp
a. Nhận định được người bệnh và hiểu rõ tại sao người bệnh được dùng thuốc
b. Chuẩn bị thuốc dùng cho người bệnh
− Kiểm tra thuốc: tên thuốc, liều lượng, hàm lượng, đường dùng, chất lượng, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn của thuốc. Khi chuẩn bị một liều thuốc, điều dưỡng cần phải sao phiếu thuốc chính xác rõ ràng. Nếu y lệnh không đúng hay không thích hợp người điều dưỡng phải hỏi lại bác sĩ trước khi thực hiện.
− Chuẩn bị thuốc:
+ Thuốc uống, thuốc dùng qua niêm mạc, qua da: đếm, đong lường số lượng chính xác.
+ Thuốc tiêm: tính liều lượng chính xác.
+ Điều dưỡng khi chuẩn bị và tính liều thuốc phải chú ý kỹ và tập trung tính toán chính xác tránh sự lầm lẫn
− Chuẩn bị kim và bơm tiêm phù hợp với số lượng thuốc, độ đậm đặc của
thuốc, đường tiêm, loại thuốc. Kiểm soát sự vô khuẩn của ống tiêm và kim
c. Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn khi tiêm thuốc.
d. Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 6 đúng trong suốt quá trình dùng thuốc.
e. Dùng thuốc qua niêm mạc miệng không để cho người bệnh nuốt.
f. Dùng thuốc qua da nên vệ sinh da sạch sẽ và lau khô trước khi dùng.
g. Khi tiêm thuốc cần phải mang theo hộp thuốc chống sốc.
h. Khi tiêm bất cứ đường tiêm nào đều không được đâm hết thân kim.
i. Không được pha trộn các loại thuốc với nhau trong cùng một ống tiêm. Hoặc không được uống chung các loại thuốc với nhau khi không có y lệnh. j. Xác định vị trí tiêm đúng, nên thay đổi vị trí tiêm.
k. Theo dõi và lượng giá sự đáp ứng thuốc của người bệnh.
l. Chọn cỡ kim và chiều dài kim thích hợp.
m. Kim không dính thuốc trước khi tiêm.
n. Khi tiêm bắp loại thuốc có nguy cơ kích thích mô dưới da ta nên áp dụng cách tiêm Z tract.
o. Khi tiêm Heparin không nên rút kim thử máu.
p. Không nên massage vùng tiêm khi tiêm Heparin hoặc Insulin vì có thể gây tổn thương mô và giảm sự hấp thu.
q. Chọn vùng tiêm: cơ thả lỏng không gồng cứng.
r. Đâm và rút kim cùng 1 góc.
s. Không nên tiêm lượng thuốc nhiều quá so với vị trí quy định.
t. Tiêm thuốc từ từ khoảng 10 giây/1ml.
u. Sau tiêm dùng lực nhẹ ấn lên vùng tiêm.
v. Giải thích cho người bệnh hiểu về vai trò và tác dụng của thuốc.
w. Theo dõi tình trạng người bệnh trong và sau khi tiêm.
x. Ghi hồ sơ: chỉ ghi những loại thuốc do chính tay mình thực hiện: ngày, giờ tiêm thuốc, tên thuốc, liều lượng, phản ứng của người bệnh và tên người điều dưỡng thực hiện. Các phản ứng xãy ra nếu có, nếu không thực hiện được điều dưỡng phải ghi lại lý do tại sao.
y. Giáo dục y tế cho người bệnh là vai trò rất quan trọng của điều dưỡng. Có một số người bệnh phải dùng thuốc suốt đời như bệnh cao huyết áp, tiểu đường người điều dưỡng cần phải giáo dục cho người bệnh chế độ ăn, sinh hoạt, dùng thuốc tùy loại thuốc để kết quả điều trị tốt hơn và ít gây tai biến hơn cho người bệnh.
Hướng dẫn kỹ cho người bệnh những tác dụng chính và phụ của thuốc để họ có thể tự nhân biết những bất thường sớm.
Thông qua việc giáo dục người bệnh khi sử dụng thuốc, điều dưỡng có thể giáo dục cho người bệnh thay đổi lối sống để có được sức khoẻ tốt nhất.
Nếu tình trạng bệnh yêu cầu phải được tiêm thuốc mỗi ngày thì điều dưỡng có thể hường dẫn kỹ lưỡng cách tiêm để người bệnh có thể tự tiêm cho họ khi ở nhà.
Tất cả các người bệnh đều được hướng dẫn cơ bản về các vấn đề an toàn trong dùng thuốc:
− Thuốc phải có nhãn rõ ràng, còn nguyên vẹn.
− Không dùng thuốc quá hạn.
− Phải dùng hết thuốc theo y lệnh không được tự ý ngưng nữa chừng.
− Bảo quản cất giữ thuốc ở vị trí an toàn tránh xa tầm tay trẻ em.
− Nếu thuốc được yêu cầu bảo quản lạnh, để thuốc vào tủ lạnh ngăn mát.
− Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có y lệnh của bác sĩ.
− Đọc nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kỹ lưỡng.
9.4. Lượng giá
− Theo dõi và đánh giá việc đáp ứng của người bệnh với thuốc.
− Đánh giá việc sử dụng thuốc an toàn: các dấu hiệu và triệu chứng của các tai biến do dùng thuốc: bầm vùng tiêm, đau, sốt.
− Đánh giá hiệu quả của thuốc: theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng xem có tiến triển không?
− Người bệnh có hiểu biết, an tâm và tuân thủ theo yêu cầu của điều
trị không?
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Không dùng thuốc qua đường uống trong các trường hợp:
A. Hôn mê
B. Nôn ói nhiều và liên tục
C. Khối u ở thực quản
D. Bệnh tâm thần không chịu uống thuốc E. Tất cả đều đúng
2. Trước khi cho người bệnh dùng thuốc, nếu không rõ người điều dưỡng cần:
A. Thay đổi y lệnh của người thầy thuốc
B. Pha trộn nhiều loại thuốc với nhau
C. Thực hiện y lệnh qua miệng hoặc qua điện thoại
D. Phải hỏi lại thầy thuốc và tự mình thay đổi y lệnh
E. Phải hỏi lại thầy thuốc sau đó thực hiện chính xác y lệnh đã được điều chỉnh theo hồ sơ
3. Khi thực hiện thuốc cho người bệnh, nếu có sai phạm, người điều dưỡng cần:
A. Thay đổi y lệnh dùng thuốc
B. Phải thành thật khai báo
C. Phải thành thật khai báo, đồng thời chuẩn bị thuốc và các dụng cụ cấp cứu
D. Không cần thiết phải cho thầy thuốc hoặc nhân viên y tế có trách nhiệm
E. Tất cả đều đúng
4. Trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm thuốc, người điều dưỡng cần:
A. Quan sát người bệnh
B. Quan sát người bệnh và rửa tay
C. Mang khẩu trang và rửa tay
D. Mang găng tay sạch
E. Mang găng tay vô khuẩn
5. Tiêm dưới da là đưa thuốc vào
A. Cơ vân B. Cơ trơn
C. Lớp thượng bì
D. Mô liên kết
E. Lớp dưới thượng bì
6. Một trong những tai biến gây tử vong khi tiêm tĩnh mạch
A. Viêm tĩnh mạch
B. Hoại tử mô tại vùng tiêm
C. Shock
D. Abces tĩnh mạch
E. Xuyên thủng tĩnh mạch
7. Khi dùng thuốc qua đường uống dễ gây nôn ói, người điều dưỡng cần:
A. Cho người bệnh uống thuốc thật nhanh
B. Với một ít đường cho dễ uống
C. Cho người bệnh ngậm đá trước khi uống
D. Cho người bệnh dùng thuốc qua ống hút
E. B, C, D đúng
8. Tiêm thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
A. Người bệnh thích được tiêm thuốc
B. Người bệnh tâm thần vẫn còn uống thuốc được
C. Không gây tai biến khi tiêm
D. Trường hơp cấp cứu dùng thuốc cần tác dụng nhanh
E. Tất cả các câu trên
9. Tai biến thường gặp khi tiêm thuốc:
A. Abces nóng
B. Abces lạnh
C. Tắc tĩnh mạch
D. Nhiễm khuẩn huyết
E. Tất cả các câu trên
10. Tai biến khi tiêm tĩnh mạch
A. Tiêm nhầm vào động mạch
B. Gây tắc mạch do khí
C. A và B đúng
D. Abces lạnh
E. Chạm dây thần kinh toạ
Đáp án
1. A 2. E 3. C 4. C 5. D 6. C 7. E 8. D 9. E 10. C.
(Theo thông tư số 08/1999-TT- BYT, ngày 04 tháng 5 năm 1999)
Các khoản cần thiết phải có trong hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ (tổng cộng: 7 khoản).
1. Adrenalin 1 mg – 1 ml: 2 ống
2. Nước cất 10 ml: 2 ống
3. Bơm kim tiêm vô khuẩn (dùng một lần): 10 ml: 2 cái; 1 ml: 2 cái.
4. Hydrocortison hemisuccinate 100 mg hoặc methyprednisolon (solumedrol 40 mg hoặc depersolon 30 mg): 2 ống.
5. Phương tiện khử trùng P (bông, băng, gạc, cồn).
6. Dây garrot.
7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.
Các dụng cụ khác:
− Tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến, các phòng điều trị nên có các thiết bị y tế sau: bơm xịt Salbutamol hoặc Terbutalin.
− Bóng Ambu và mặt nạ.
− ống nội khí quản.
− Than hoạt.
6. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ
(kèm theo Thông tư số 08/1999-TT-BYT, ngày 04 tháng 5 năm 1999)
6.1. Triệu chứng
− Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi).
− Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke.
− Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
− Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở.
− Đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ.
− Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.
− Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.
6.2. Xử trí
6.2.1. Xử trí ngay tại chỗ
− Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi).
− Cho người bệnh nằm tại chỗ.
− Thuốc: adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. Adrenalin dung dịch 1/1.000, ống 1 ml = 1 mg tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:
+ 1/2-1 ống ở người lớn.
+ Không quá 0,3 ml ở trẻ em (ống 1 ml (1 mg) + 9 ml nước cất = 10 ml, sau đó tiêm 0,1 ml/kg).
+ Hoặc adrenalin 0,01 mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn. Lại bình thường.
− ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
− Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
6.2.2. Xử trí tiếp theo: tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến
− Xử trí suy hô hấp
− Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch adrenalin
− Các thuốc khác: methylprednisolon 1-2 mg/kg/4giờ hoặc hydrocortison hemisuccinate 5 mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch.
− Điều trị phối hợp.
+ Uống than hoạt 1 g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa.
+ Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.
Lưu ý:
* Điều dưỡng có thể sử dụng adrenalin dưới da theo phác đồ khi y bác sĩ không có mặt.
* Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc là cần thiết.
7. Nhóm thuốc dễ gây dị ứng cần theo dõi sát khi tiêm thuốc
− Thuốc kháng sinh.
− Vitamin: B1, B12, vitamin C.
− Thuốc kháng viêm non-steroid.
− Thuốc gây tê, gây ngủ, giãn cơ.
− Nội tiết tố: Insulin, ACTH.
− Dịch truyền có protein.
− Vaccin và huyết thanh.
− Chất cản quang có iod.
8. Tiêu chuẩn xác định mũi tiêm an toàn
8.1. Tiêu chuẩn cấu trúc
− Bơm tiêm vô khuẩn.
− Kim tiêm vô khuẩn.
− Trên xe tiêm có hộp đựng vật sắc nhọn.
− Trên xe tiêm có hộp chống sốc đủ cơ số.
8.2. Tiêu chuẩn quy trình
− Rửa tay/sát khuẩn tay trước khi tiêm.
− Không lưu kim pha thuốc trên lọ thuốc.
− Xác định đúng vị trí tiêm.
− Thân kim tiêm không nhiễm bẩn trước khi tiêm.
− Rút nòng kiểm tra trước khi bơm thuốc.
− Tiêm thuốc đúng chỉ định (5 đúng).
− Không dùng tay đậy lại nắp kim tiêm.
− Cô lập kim tiêm nhiễm khuẩn trong hộp cứng.
9. Quy trình điều dưỡng
9.1. Nhận định
9.1.1. Các dấu hiệu chủ quan
− Các bệnh lý trước đây.
− Tiền sử về dị ứng: thuốc, thức ăn, mùi.
− Nếu có người điều dưỡng phải ghi rõ vào hồ sơ đặc biệt tên các loại thuốc bị dị ứng.
− Cách ăn uống, thói quen hằng ngày để khuyên người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối để tránh tương tác với thuốc sẽ được dùng trên người bệnh.
− Sự nhận thức và hợp tác của người bệnh: đối với những người bệnh có sự hạn chế về nhận thức hay ít hợp tác thì người điều dưỡng phải nhận định rõ tình trạng tri giác để báo bác sĩ quyết định phương pháp dùng thuốc cho người bệnh hiệu quả và an toàn nhất.
− Kiến thức về thuốc của người bệnh: kiến thức và sự hiểu biết của người bệnh về thuốc ảnh hưởng đến kết quả điều trị vì người bệnh có hiểu biết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt hơn khi dùng thuốc và giúp việc theo dõi tác dụng hiệu quả hơn.
− Đánh giá về trình độ văn hoá của người bệnh để điều dưỡng quyết định sự cần thiết trong việc hướng dẫn cho người bệnh về cách sử dụng thuốc, tác dụng chính, phụ.
9.1.2. Các dấu hiệu khách quan
− Đo dấu sinh hiệu, cân nặng.
− Đánh giá tình trạng hiện tại, tri giác của người bệnh: phản xạ nuốt? Có đang đặt sonde nuôi ăn? hay tri giác mê, lơ mơ để chọn phương pháp dùng thuốc hiệu quả và an toàn nhất cho người bệnh.
9.2. Chẩn đoán điều dưỡng
− Thiếu kiến thức về thuốc do chưa từng có kinh ngiệm trước đây khi dùng thuốc.
− Lo lắng do việc dùng thuốc có ảnh hưởng đến sức khoẻ, kinh tế.
− Người bệnh nuốt khó hoặc không dám nuốt do tổn thương thần kinh hoặc do tổn thương đường hầu họng, hoặc thuốc có vị khó chịu.
− Có nguy cơ bị các tai biến khi dùng thuốc, đặc biệt là đường tiêm.
− Nguy cơ thuốc không tan do người bệnh được dùng thuốc qua đường tiêm
quá nhiều.
9.3. Lập kế hoạch và can thiệp điều dưỡng
9.3.1. Yêu cầu chăm sóc
− Không có các biến chứng liên quan đến việc dùng thuốc.
− Dùng thuốc đạt được hiệu quả cao nhất.
− Người bệnh hiểu và hợp tác, tuân thủ theo yêu cầu điều trị.
− An toàn trong dùng thuốc cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.
9.3.2. Lập kế hoạch và can thiệp
a. Nhận định được người bệnh và hiểu rõ tại sao người bệnh được dùng thuốc
b. Chuẩn bị thuốc dùng cho người bệnh
− Kiểm tra thuốc: tên thuốc, liều lượng, hàm lượng, đường dùng, chất lượng, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn của thuốc. Khi chuẩn bị một liều thuốc, điều dưỡng cần phải sao phiếu thuốc chính xác rõ ràng. Nếu y lệnh không đúng hay không thích hợp người điều dưỡng phải hỏi lại bác sĩ trước khi thực hiện.
− Chuẩn bị thuốc:
+ Thuốc uống, thuốc dùng qua niêm mạc, qua da: đếm, đong lường số lượng chính xác.
+ Thuốc tiêm: tính liều lượng chính xác.
+ Điều dưỡng khi chuẩn bị và tính liều thuốc phải chú ý kỹ và tập trung tính toán chính xác tránh sự lầm lẫn
− Chuẩn bị kim và bơm tiêm phù hợp với số lượng thuốc, độ đậm đặc của
thuốc, đường tiêm, loại thuốc. Kiểm soát sự vô khuẩn của ống tiêm và kim
c. Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn khi tiêm thuốc.
d. Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 6 đúng trong suốt quá trình dùng thuốc.
e. Dùng thuốc qua niêm mạc miệng không để cho người bệnh nuốt.
f. Dùng thuốc qua da nên vệ sinh da sạch sẽ và lau khô trước khi dùng.
g. Khi tiêm thuốc cần phải mang theo hộp thuốc chống sốc.
h. Khi tiêm bất cứ đường tiêm nào đều không được đâm hết thân kim.
i. Không được pha trộn các loại thuốc với nhau trong cùng một ống tiêm. Hoặc không được uống chung các loại thuốc với nhau khi không có y lệnh. j. Xác định vị trí tiêm đúng, nên thay đổi vị trí tiêm.
k. Theo dõi và lượng giá sự đáp ứng thuốc của người bệnh.
l. Chọn cỡ kim và chiều dài kim thích hợp.
m. Kim không dính thuốc trước khi tiêm.
n. Khi tiêm bắp loại thuốc có nguy cơ kích thích mô dưới da ta nên áp dụng cách tiêm Z tract.
o. Khi tiêm Heparin không nên rút kim thử máu.
p. Không nên massage vùng tiêm khi tiêm Heparin hoặc Insulin vì có thể gây tổn thương mô và giảm sự hấp thu.
q. Chọn vùng tiêm: cơ thả lỏng không gồng cứng.
r. Đâm và rút kim cùng 1 góc.
s. Không nên tiêm lượng thuốc nhiều quá so với vị trí quy định.
t. Tiêm thuốc từ từ khoảng 10 giây/1ml.
u. Sau tiêm dùng lực nhẹ ấn lên vùng tiêm.
v. Giải thích cho người bệnh hiểu về vai trò và tác dụng của thuốc.
w. Theo dõi tình trạng người bệnh trong và sau khi tiêm.
x. Ghi hồ sơ: chỉ ghi những loại thuốc do chính tay mình thực hiện: ngày, giờ tiêm thuốc, tên thuốc, liều lượng, phản ứng của người bệnh và tên người điều dưỡng thực hiện. Các phản ứng xãy ra nếu có, nếu không thực hiện được điều dưỡng phải ghi lại lý do tại sao.
y. Giáo dục y tế cho người bệnh là vai trò rất quan trọng của điều dưỡng. Có một số người bệnh phải dùng thuốc suốt đời như bệnh cao huyết áp, tiểu đường người điều dưỡng cần phải giáo dục cho người bệnh chế độ ăn, sinh hoạt, dùng thuốc tùy loại thuốc để kết quả điều trị tốt hơn và ít gây tai biến hơn cho người bệnh.
Hướng dẫn kỹ cho người bệnh những tác dụng chính và phụ của thuốc để họ có thể tự nhân biết những bất thường sớm.
Thông qua việc giáo dục người bệnh khi sử dụng thuốc, điều dưỡng có thể giáo dục cho người bệnh thay đổi lối sống để có được sức khoẻ tốt nhất.
Nếu tình trạng bệnh yêu cầu phải được tiêm thuốc mỗi ngày thì điều dưỡng có thể hường dẫn kỹ lưỡng cách tiêm để người bệnh có thể tự tiêm cho họ khi ở nhà.
Tất cả các người bệnh đều được hướng dẫn cơ bản về các vấn đề an toàn trong dùng thuốc:
− Thuốc phải có nhãn rõ ràng, còn nguyên vẹn.
− Không dùng thuốc quá hạn.
− Phải dùng hết thuốc theo y lệnh không được tự ý ngưng nữa chừng.
− Bảo quản cất giữ thuốc ở vị trí an toàn tránh xa tầm tay trẻ em.
− Nếu thuốc được yêu cầu bảo quản lạnh, để thuốc vào tủ lạnh ngăn mát.
− Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có y lệnh của bác sĩ.
− Đọc nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kỹ lưỡng.
9.4. Lượng giá
− Theo dõi và đánh giá việc đáp ứng của người bệnh với thuốc.
− Đánh giá việc sử dụng thuốc an toàn: các dấu hiệu và triệu chứng của các tai biến do dùng thuốc: bầm vùng tiêm, đau, sốt.
− Đánh giá hiệu quả của thuốc: theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng xem có tiến triển không?
− Người bệnh có hiểu biết, an tâm và tuân thủ theo yêu cầu của điều
trị không?
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Không dùng thuốc qua đường uống trong các trường hợp:
A. Hôn mê
B. Nôn ói nhiều và liên tục
C. Khối u ở thực quản
D. Bệnh tâm thần không chịu uống thuốc E. Tất cả đều đúng
2. Trước khi cho người bệnh dùng thuốc, nếu không rõ người điều dưỡng cần:
A. Thay đổi y lệnh của người thầy thuốc
B. Pha trộn nhiều loại thuốc với nhau
C. Thực hiện y lệnh qua miệng hoặc qua điện thoại
D. Phải hỏi lại thầy thuốc và tự mình thay đổi y lệnh
E. Phải hỏi lại thầy thuốc sau đó thực hiện chính xác y lệnh đã được điều chỉnh theo hồ sơ
3. Khi thực hiện thuốc cho người bệnh, nếu có sai phạm, người điều dưỡng cần:
A. Thay đổi y lệnh dùng thuốc
B. Phải thành thật khai báo
C. Phải thành thật khai báo, đồng thời chuẩn bị thuốc và các dụng cụ cấp cứu
D. Không cần thiết phải cho thầy thuốc hoặc nhân viên y tế có trách nhiệm
E. Tất cả đều đúng
4. Trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm thuốc, người điều dưỡng cần:
A. Quan sát người bệnh
B. Quan sát người bệnh và rửa tay
C. Mang khẩu trang và rửa tay
D. Mang găng tay sạch
E. Mang găng tay vô khuẩn
5. Tiêm dưới da là đưa thuốc vào
A. Cơ vân B. Cơ trơn
C. Lớp thượng bì
D. Mô liên kết
E. Lớp dưới thượng bì
6. Một trong những tai biến gây tử vong khi tiêm tĩnh mạch
A. Viêm tĩnh mạch
B. Hoại tử mô tại vùng tiêm
C. Shock
D. Abces tĩnh mạch
E. Xuyên thủng tĩnh mạch
7. Khi dùng thuốc qua đường uống dễ gây nôn ói, người điều dưỡng cần:
A. Cho người bệnh uống thuốc thật nhanh
B. Với một ít đường cho dễ uống
C. Cho người bệnh ngậm đá trước khi uống
D. Cho người bệnh dùng thuốc qua ống hút
E. B, C, D đúng
8. Tiêm thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
A. Người bệnh thích được tiêm thuốc
B. Người bệnh tâm thần vẫn còn uống thuốc được
C. Không gây tai biến khi tiêm
D. Trường hơp cấp cứu dùng thuốc cần tác dụng nhanh
E. Tất cả các câu trên
9. Tai biến thường gặp khi tiêm thuốc:
A. Abces nóng
B. Abces lạnh
C. Tắc tĩnh mạch
D. Nhiễm khuẩn huyết
E. Tất cả các câu trên
10. Tai biến khi tiêm tĩnh mạch
A. Tiêm nhầm vào động mạch
B. Gây tắc mạch do khí
C. A và B đúng
D. Abces lạnh
E. Chạm dây thần kinh toạ
Đáp án
1. A 2. E 3. C 4. C 5. D 6. C 7. E 8. D 9. E 10. C.
0 Nhận xét