Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội thường nằm ở phía trên nếp gấp hậu môn, cách khoảng 3cm và được chia ra làm 3 mức độ khác nhau. Hiện nay trĩ nội là bệnh có tỉ lệ người mắc cao nhất trong số các loại bệnh trĩ, vì vậy nếu không được quan tâm đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn.Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
1. Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón… khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ nội.2. Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.
3. Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt), bệnh xơ gan, táo bón lâu ngày, bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.
4. Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu…
5. Nghề nghiệp: Ngồi lâu, đứng lâu, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, thói quen nhịn đại tiện. Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình.
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ nội
1. Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của trĩ nội: có máu tươi chảy ra trong hoặc sau khi đại tiện, có lúc bề mặt phân có phủ một lớp dịch nhầy mầu đỏ, giấy vệ sinh bị thấm máu, có lúc chảy máu thành giọt hoặc phun ra thành tia máu, bệnh để lâu sẽ dễ chuyển biến thành bệnh thiếu máu.2. Búi trĩ lồi ra bên ngoài: do búi trĩ to nên khi đại tiện sẽ bị chèn ép và lồi ra bên ngoài, có lúc sẽ lồi ra khoảng 1-2 búi trĩ, lại có lúc toàn bộ búi trĩ và trực tràng bị lồi ra bên ngoài, giai đoạn đầu búi trĩ có thể lồi ra và tự quay về vị trí cũ nhưng sau này khi bệnh nặng lên, búi trĩ sẽ không tự quay trở về vị trí cũ và bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào trong.
3. Một số biểu hiện đau buốt của trĩ nội: nếu chỉ là trĩ nội thông thường sẽ không đau nhưng đôi lúc cảm thấy tương đối khó chịu khi phải ngồi lâu và khó khăn trong việc đại tiện.
4. Có dịch nhầy chảy ra trong quá trình đại tiện: do trực tràng nhận phải kích thích của trĩ nội trong một thời gian dài nên lượng hóc môn, dịch nhầy cũng tăng cao. Bệnh nhân bị nặng dịch nhầy này sẽ tự động chảy ra làm bẩn quần lót, ảnh hưởng đến cuộc sống.
5. Xuất hiện các triệu chứng ngứa: khi quần lót không thể giữ được vệ sinh như ý muốn sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây ngứa cho người bệnh.
Trĩ nội được chia ra làm 3 cấp độ chính:
Độ 1: Các tĩnh mạch giãn nhẹ đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng, búi trĩ xuất hiện bên trong ống hậu môn rất khó nhận biết, biểu hiện chính là chảy máu khi đại tiện.Độ 2: Các tĩnh mạch giãn ra nhiều hơn tạo thành các búi to, nên búi trĩ sẽ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn mỗi khi gắng sức hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài hậu môn sau đó co lại.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn khi đi đại tiện, hoặc khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều, ngồi lâu, búi trĩ không tự co vào, phải dùn tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ luôn luôn nằm bên ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay tác động cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội hiện nay:
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ nội tùy thuộc vào biểu hiện và tình trạng bệnh và được chia ra làm 2 phương pháp điều trị:
Điều trị bằng Tây y:
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam: “Tây y có ba kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật.”Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.Ngoài ra còn phải tăng cường tập luyện thể dục, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh tái phát trĩ.
Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.
Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng. Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.
Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để hơn. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và tái phát chậm hơn. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất.
Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn.
Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường… Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.”
Điều trị bằng Động y:
Theo Đông y, nên điều trị bảo tồn trĩ độ 1, 2, trĩ độ 3 ở thời kỳ viêm tắc và bội nhiễm, trĩ ở người già. Tùy từng trường hợp mà có các cách điều trị như sau:Trường hợp trĩ nội có chảy máu, người bệnh có triệu chứng đại tiện đau, táo bón, máu ra từng giọt, có thể dùng bài thuốc sau: hòe hoa (sao đen), kinh giới (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao), trắc bách diệp (sao) mỗi thứ 16 g; sinh địa, huyền sâm mỗi thứ 12 g, ngày sắc uống 1 thang.
Trường hợp người bệnh bị sưng đau vùng hậu môn, búi trĩ sưng to, đau, đi lại khó, đại tiện táo, nước tiểu vàng, có thể dùng bài thuốc sau: hoàng bá, xích thược, trạch tả, hoàng liên mỗi thứ 12 g, đại hoàng 6 g, đào nhân 8 g, đương quy 8 g, sinh địa 16 g; ngày sắc uống 1 thang.
Trường hợp người bệnh đại tiện ra máu kéo dài, hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, hay tự ra mồ hôi thì có thể dùng bài thuốc sau: hoàng kỳ 16 g, đẳng sâm 16 g, đương quy 8 g, bạch truật 12 g, trần bì 6 g, cam thảo 4 g, sài hồ 12 g, thăng ma 8 g, địa du (sao đen) 8 g, hòe hoa (sao đen) 8 g, kinh giới (sao đen) 12 g. Liều dùng: ngày sắc uống 1 thang.
Người bệnh cũng có thể dùng bài thuốc sau để ngâm ngoài hậu môn: hoàng bá 20 g, ngũ vị tử 12 g, kim ngân hoa 16 g, hoa kinh giới 12 g, phèn phi 12 g, đun 4 vị thuốc đầu tiên trong 1 lít nước đến khi còn khoảng 700 ml, sau đó cho phèn phi vào đun sôi lên, để tới khi ấm ngâm hậu môn.
Ngoài phương pháp dùng thuốc thì chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cũng như phòng bệnh. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ, tránh táo bón, tập thể dục đều đặn, tránh dùng quá nhiều các chất kích thích, tránh ngồi lâu và tập thói quen đại tiện đúng giờ ngày 1 lần.
Chế độ ăn uống cho người bị bệnh trĩ
1. Hãy uống nhiều nướcTrước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân.
Một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…
Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.
Nước trái cây đặc biệt là nước của các loại quả mọng, có màu đậm sẽ giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin vốn có thể làm giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ. Uống ít nhất 1 ly nước trái cây hỗn hợp nói trên mỗi ngày
Ngoài ra nên ăn loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.
2. Ăn thức ăn có nhiều chất xơ:
Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.
Các loại rau quả, ngũ cốc là ứng cử viên số một cung cấp chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…
3. Thực phẩm nhuận tràng
Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.
Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.
Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
Măng: có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.
Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…
4. Thức ăn nhiều chất sắt
Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …
Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.
Thịt rùa: có tác dụng tốt cho người bị trĩ đại tiện ra máu lâu, có công hiệu bổ máu.
Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.
5. Các loại dầu
Trong mỗi bữa ăn, nên dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Trong món súp hay bất kỳ món ăn nào thích hợp, hãy dùng dầu ô liu và dầu lanh. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.
6. Ngoài ra
Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má… cũng rất có ích cho người bị bệnh trĩ
Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, khắc phục thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là dư thừa chất này có thể gây viêm ở động và tĩnh mạch, đặc biệt là khu vực hậu môn.
Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ) có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.
Người bị bệnh trĩ cần tránh một số thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein.
- Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.
- Những gia vị cay, nóng như: ớt, hồ tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
- Nước ngọt có ga vì làm tăng áp lực trong khung ruột.
- Giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la vì không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn
- Kiêng tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng trước đó.
0 Nhận xét