1- ĐỊNH NGHĨA KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Hệ hô hấp có hai phần, "hô hấp ngoại" là giai đoạn phổi và da hấp thụ O2 từ không khí bên ngoài vào cơ thể và thải CO2 và các khí độc ra. "Hô hấp nội" là giai đoạn trao đổi O2 và CO2 tại các tế bào trong cơ thể để tạo nên năng lượng sống ATP
Khí Công Dưỡng Sinh là gì?
Là công phu luyện tập về Dưỡng Khí, nhằm mục đích làm chủ một cách tích cực, có kiểm soát của ý chí và tư duy để phát huy
tối đa khả năng thu nạp dưỡng khí của hô hấp ngoại. Đồng thời
luyện tập để có thể khống chế làm chủ được hô hấp nội,
nhằm tích hợp được nguồn năng lượng ATP từ những tế bào đơn
lẻ thành một nguồn năng lượng tổng thể, có thể giao hòa với
nguồn năng lượng của vũ trụ, thiên nhiên bên ngoài, để tăng
cường tâm năng, khí năng, nội năng... (Nội Công) nhằm mục đích tạo cho cuộc sống về thực thể và tinh thần có chất lượng ngày một cao hơn.
Ngoài khả năng
tạo cho chính bản thân mình một cơ thể tráng kiện, một tinh
thần vững chải, an lạc ra, còn có thể dùng Tâm Năng, Khí Năng,
Nội Lực...của mình để trợ giúp người bị bệnh, đánh thức
tiềm năng tự chữa bệnh của chính bản thân họ. Nhằm tạo ra một
cộng đồng có cuộc sống chất lượng cao, không bệnh tật, khỏe
mạnh và an nhiên tự tại (Khí Công Y Đạo).
Trong quá trình trì
luyện Khí Công sẽ có những hệ quả, nảy sinh ra những công năng
đặc dị, do quá trình tích liễm nội khí tổng thể từ các
nguồn năng lượng ATP từ các tế bào đơn lẻ, nhất là tế bào
Thần Kinh, thì những công năng đặc dị này chỉ là phương tiện
chứ hoàn toàn không phải là mục đích tối hậu của Khí Công
Dưỡng Sinh
(Như vậy Khí
Công là môn luyện tập về Thể Chất và Tâm Năng, trước tiên là
bắt đầu và cho chính bản thân mình, sau đó mới đem sự trải
nghiệm của chính mình chia sẻ với người khác trong cộng đồng)
(TN)
2- HÔ HẤP NGOẠI (Hơi Thở Ngoài)
CẤU TẠO CỦA PHỔI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HƠI THỞ
Trong con người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính . Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về bên trái.
Buồng
phổi bên trái có 2 thùy , bên phải có 3 thùy. Mỗi buồng phổi có một phế
quản chính, một động mạch và hai tĩnh mạch - những ống dẫn này chia như
nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía
ngoài cùng của buồng phổi - kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.
Hệ "hô hấp
ngoại" gồm có hai lá phổi, như hai túi hơi được kéo ra - để hút hơi vào;
và bóp lại - để đẩy hơi ra; bởi một dàn khung bơm. Dàn khung này là bộ
xương lồng ngực và cơ hoành, cử động nhịp nhàng theo co bóp của các cơ
xương ngực và cơ hoành, dưới sự điều khiển của một số tế bào đặc biệt
trong não. Trong tình trạng thư giãn, con người hít thở 12-15 lần một
phút; mỗi lần thở 500 mililít không khí (nghĩa là khoảng 6-8 L mỗi
phút); 250 mL O2 đi vào cơ thể và 200 mL CO2 trở ra.
Trong
hơi thở ra có nhiều chất khí thải từ trong cơ thể - khoa học có thể xét
nghiệm được khoảng 250 loại khí khác nhau từ hơi thở con người, thí dụ methane (từ ruột); rượu (khi uống rượu), acetone (khi nhịn ăn), v.v.
Áp suất của các khí
Áp suất
của một hỗn hợp nhiều khí khác nhau tương đương với tổng số áp suất tạo
bởi riêng từng loại khí trong hỗn hợp đó. Không khí (khô) có 20,98 % O2; 0,04% CO2; 78.06% N2 và 0.92% các loại khí trơ khác (như agon và heli). Tại cao độ ở mặt biển, áp suất không khí là 760 mmHg (1 atm). Do đó, áp suất riêng ("phân áp") của O2 là 760 × 0.21 = 160 mmHg; của CO2 là 760 × 0,0004 = 0,3 mmHg; của N2
là 760 × 0,79 = 600mmHg. Khi tính thêm độ ẩm của nước, tỉ lệ của các
khí này sẽ giảm xuống phần nào. Áp suất của hơi nước ở nhiệt độ con
người là 47 mmHg. Khi vào đến phổi, sau khi quân bình hóa với hơi nước,
áp suất của từng loại khí (P) sẽ trở thành như sau: PO2 = (760 - 47) × 0,21 = 149 mmHg; PN2 = (760 - 47) × 0,79 = 564 mmHg; và PCO2 = 0,3 mmHg.
Từ phế quản
sơ cấp đến phế nang, hệ thống dẫn khí chia nhánh khoảng 23 lần. Trong
đó 16 lần chia đầu tạo ra các nhánh của phế quản (không có trao đổi khí
trong khúc này) và 7 lần sau có phế nang và có hiện tượng khí di chuyển
hai chiều giữa phế nang và máu. Thiết diện của phế quản khi đầu là
2,5 cm². Sau nhiều lần chia nhánh, thiết diện của các ống dẫn tăng vọt
lên, thiết diện của toàn thể các phế nang - lên đến gần 12.000 cm². Vì
vậy mà vận tốc di chuyển của khí nhanh tại phế quản và rất chậm tại các
tiểu phế quản và phế nang.
Con người
có 300 triệu phế nang. Mỗi phế nang có nhiều mạch máu li ti bọc chung
quanh. Những bong bóng cực nhỏ này nếu trải đều ra sẽ có diện tích bề
mặt là 70 m². Đây là diện tích của các màng cực mỏng dùng để di chuyển
khí giữa phế nang và máu.
Màng của phế nang gồm 2 loại tế bào. Loại 1 mỏng tạo phần chính của màng phế nang. Loài 2 dày, tiết chất hoạt hóa bề mặt. Ngoài ra còn còn các tế bào phụ khác như bạch huyết cầu với nhiệm vụ miễn nhiễm và "làm sạch" môi trường.
Trung
bình cả hai phổi chứa được khoảng 6 lít không khí, nhưng chỉ một phần
nhỏ của dung tích này được sử dụng khi thở bình thường. Cần phân biệt
hai khái niệm dung tích phổi (lung capacity) và thể tích phổi (lung volume), thể tích phổi là các thay đổi về mặt thể tích khi hô hấp, dung tích phổi là sự kết hợp của các thể tích phổi khác nhau. Các giá trị này phụ thuộc vào chủng tộc,
độ tuổi và chiều cao. Sau khi thu thập các dữ liệu trong cộng đồng, dựa
vào tuổi, chiều cao, cân nặng người ta có thể ước lượng các thông số hô
hấp bình thường của một cá nhân.
Dưới đây là các thông số cơ bản cho một người , khoảng 70 kg và có chiều cao thông thường.
- Dung tích toàn phổi (Total lung capacity, TLC) = 6 L. Thể tích của các khí trong phổi sau khi đã thở vào tối đa.
- Dung tích sống (Vital capacity, VC) = 4.8 L. Lượng khí thở ra hết sức sau khi đã hít vào hết sức.
- Thể tích khí lưu thông (Tidal volume, TV) = 500 mL. Lượng khí hít vào hoặc thở ra khi hít thở bình thường.
- Thể tích khí cặn (Residual volume, RV) = 1.2 L. Lượng khí còn lại trong phổi sau khi thở ra tối đa.
- Thể tích dự trữ thở ra (Expiratory reserve volume, ERV) = 1.2 L. Lượng khí có thể thở ra tiếp sau khi thở ra bình thường.
- Thể tích dự trữ hít vào (Inspiratory reserve volume, IRV) = 3.6 L. Lượng khí có thể hít thêm vào sau khi hít vào bình thường.
- Dung tích cặn chức năng (Functional residual capacity, FRC = ERV + RV) = 2.4 L. Lượng khí còn lại trong phổi sau khi thở ra bình thường.
- Dung tích hít vào (Inspiratory capacity, IC) = là thể tích hít vào tối đa sau khi thở ra bình thường.
- Khoảng chết giải phẫu = 150 mL. Thể tích chứa bởi các ống dẫn khí.
Ngoài cơ
hoành là cơ quan trọng nhất cho cả quá trình hô hấp, tham gia vào quá
trình hít vào và thở ra các cơ tham gia hô háp được biết đến như sau:
Các cơ hít vào gồm có:
- Cơ ức đòn chũm: Cơ này thực hiện nâng xương ức lên phía trên.
- Cơ gian sườn trước: Nâng các xương sườn.
- Cơ thang: Nâng hai xương sườn trên cùng.
- Cơ gian sườn ngoài: Kéo khung sườn ra phía ngoài.
Các cơ thở ra gồm có:
- Cơ thẳng bụng: Có chức năng kéo các xương sườn phía dưới đồng thời ép các phủ tạng trong khoang bụng để đẩy cơ hoành lên.
- Cơ liên sườn trong: Có nhiệm vụ kéo các xương sườn xuống phía dưới.
(Tài liệu Bách Khoa Toàn Thư Mở)
3- HÔ HẤP NỘI (Nhịp Thở Tế Bào)
ATP: Đồng Tiền Năng Lượng Sinh Học
Adenosine triphosphate (ATP). Là nguồn phân tử hữu cơ được hình thành qua Nhịp Thở Tế Bào/ Hô Hấp Nội
ATP là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết cho tế bào sử dụng.
Chỉ có thông qua ATP, tế bào mới sử dụng được thế năng hóa học cất giấu trong cấu trúc phân tử hữu cơ.
ATP là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết cho tế bào sử dụng.
Chỉ có thông qua ATP, tế bào mới sử dụng được thế năng hóa học cất giấu trong cấu trúc phân tử hữu cơ.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Cụ thể khi một phân tử glucose phân giải thành CO2 và nước, thì có 686kcal/mol được giải phóng.
Ở ống nghiệm, năng lượng đó tỏa đi dưới dạng nhiệt năng mà chỉ có máy hơi nước mới có khả năng chuyển nhiệt thành công cơ học, còn trong tế bào thì không có khả năng đó.
CẤU TẠO
ATP tức adenosin triphosphat. Phân tử này có 3 phần:
Một cấu trúc vòng có các nguyên tử C,H và N được gọi là adenin.
Một phân tử đường 5 carbon là ribose
Ba nhóm phosphat (Những phốt phát là chìa khoá để các hoạt động của ATP) kế tiếp nhau nối vào chất đường.
Một tính chất quan trọng của phân tử ATP là dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích trữ năng lượng . Khi ATP thủy giải nó sẽ tạo ra hai: ADP và Pi - phosphate vô cơ:
enzyme
ATP + H2O à ADP + Pi + năng lượng
(7 kcal/mol)
Nếu ADP tiếp tục thủy giải sẽ thành AMP. Ngược lại ATP sẽ được tổng hợp nên từ ADP và Pi nếu có đủ năng lượng cho phản ứng:
enzyme
ADP + Pi + năng lượng à ATP + H2O
(7 kcal/mol)
TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ HOÁ HỌC
ATP tan tốt trong nước và khá ổn định trong dung dịch có độ pH từ 6.8 đến 7.4, nhưng nhanh chóng bị thủy phân ở pH quá cao hoặc quá thấp. Do đó, ATP được dự trữ tốt nhất dưới dạng muối khan.
ATP thường được gọi là "phân tử năng lượng cao". Hỗn hợp ATP và ADP đã đạt đến cân bằng ổn định trong nước thì ATP sẽ không bị thủy phân nữa.
Nói cách khác, ATP và nước giống như một hỗn hợp các chất phản ứng như xăng và oxy: cả hai phải có mặt mới có sự giải phóng năng lượng.
ATP có tác dụng lên đa số các phản ứng trao đổi chất:
Là chất mang phosphat và năng lượng trong chuỗi hô hấp, và đường phân
Hoạt hoá axit amin, axit béo, các nucleotid, … trong các quá trình tổng hợp và phân giải các chất này.
ATP còn có chức năng sinh học trong hiện tượng co cơ, tham gia trực tiếp vào vận chuyển ion, các quá trình hấp phụ và phản hấp phụ khác nhau.
ATP cũng được sử dụng để kiểm soát phản ứng hóa học và để gửi tin nhắn thần kinh
Tham gia việc vận chuyển các chất di chuyển qua màng tế bào
CHỨC NĂNG
ATP VÀ QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ VÀ DỊ HOÁ
Để đảm bảo được vai trò chính yếu của mình trong trao đổi chất, lượng dự trữ ATP thường xuyên phải được hồi phục. Sự hình thành ATP có thể theo những đường khác nhau:
SỰ HÌNH THÀNH ATP
1. Phản ứng phosphoryl hóa ở mức cơ chất: đó là phản ứng chuyển trực tiếp nhóm phosphate từ một “dẫn xuất cao năng” đến ADP
2. Phản ứng hình thành ATP bởi adenylatkinaza: Do cắt nhóm pirophosphat làm phát sinh ra AMP. Enzyme adenylatkinaza sẽ xúc tác phản ứng:
AMP + ATP 2 ADP
Tiếp đó ADP lại được phosphoryl hóa bằng phản ứng đã mô tả ở trên.
3. Phản ứng phosphoryl hóa oxy hóa: Phản ứng oxy hóa - khử sinh học (cũng như phản ứng quang hợp) thường làm phát sinh ra một gradient nồng độ proton H+ ở 2 phía màng. Năng lượng tự do của quá trình tiêu tán gradient proton H+ này được cặp đôi với phản ứng ATP, do đó mới có tên phosphoryl hóa oxy hóa.
Cơ chế tổng hệ ATP trên là dựa trên cơ sở của thuyêt thẩm thấu hoá học của Peter Michall (1961).
Năng lượng giải phóng từ sự vận chuyển e- sẽ bơm H+ từ nội chất tới không gian giữa hai lớp màng đã tạo ra gradien điện thế proton
H+ chuyển động trở lại vào nội chất qua enzym ATP synthase dẫn đến sự tổng hợp ATP.
H+ được bơm từ nội chất ở 3 vị trí .
Phức hợp I, II = 4 H+
Phức hợp III = 4 H+
Phức hợp IV = 2 H+
ADP - ATP
ATP – syntaza hoạt động như máy bơm proton từ ngoài vào trong nội chất ti thể, sau khi proton được vận chuyển từ trong ra nhờ mạch chuyển điện tử .Sự hoạt động liên tục của chu trình proton đó tạo ra gradien proton, một phần của động lực proton.
ATP - syntaza là phức protein - enzym rất phức tạp có mặt trong màng ti thể gồm 2 phần F1 và Fo.
F1 là một phức hệ protein ngoại biên gồm > 5 phân đơn vị khác nhau.
Chứa vị trí xúc tác cho quá trình: ADP + Pi thành ATP .
Fo là một phức hệ protein toàn phần gồm >3 polypeptit khác nhau Tạo kênh vận chuyển xuyên màng mà nhờ đó các proton đi xuyên qua màng trong ty thể .
ANăng lượng từ các nguyên liệu thô là Prôtêin, Lipid, đường,.. được chuyển hóa thành các năng lượng hóa học tích lũy trong các liên kết cao năng của ATP.
AKhi cần sử dụng năng lượng, tế bào sẽ sử dụng dần ATP (hay nói cách khác trong quá trình chuyển hoá vật chất ATP liên tục được tạo ra và gần như ngay lập tức được sử dụng cho các hoạt động của tế bào tương tự như sử dụng đồng tiền trong các hoạt động mua bán).
Nhờ khả năng dễ dàng nhường năng lượng mà ATP trở thành chất hữu cơ cung cấp năng lượng phổ biến trong tế bào (đồng tiền năng lượng).
ATP được dùng cho tất cả các quá trình cần năng lượng.
Tế bào sử dụng năng lượng sinh ra từ ATP cho mọi phản ứng sinh hoá.
Năng lượng sinh học ATP điều khiển hoạt động của Não Bộ và hệ Thần Kinh
(ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS
và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Năng lượng sinh học ATP điều khiển hoạt động của hệ thống kháng thể
(ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS
và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Năng lượng sinh học ATP điều khiển hoạt động của dạ dày (ảnh
tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS và
ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Năng lượng sinh học ATP điều khiển hoạt động của Ruột và hệ thống Tiêu Hóa
(ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS
và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Năng lượng sinh học ATP điều khiển sự hình thành và tái tạo xương (ảnh
tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS và
ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Năng lượng sinh học ATP điều khiển hoạt động của Tim và hệ Tuần hoàn Máu
(ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS
và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Mỗi một tế bào có
khoảng 1500 Ty Thể- Thể Hình Gậy nằm ở giữa nhân và vách tế
bào/ Mitochondrien. Trong đó tế bào thần kinh có khoảng 4000-5000
Ty Thể (ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung
Thư qua NO-GAS và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm
1998 )
Năng lượng sinh học ATP được hình thành từ quá trình Hô Hấp Nội ở các Ty Thể này
(ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS
và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Khoảng 90% dưỡng khí
mà cơ thể tiếp nhận được đều sử dụng cho quá trình hình
thành năng lượng ATP qua nhịp thở tế bào tại các Ty Thể Trong
Tế bào (ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung
Thư qua NO-GAS và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm
1998 )
Những Ty Thể hoạt động như những nhà máy sản xuất năng lượng. Và quá trình hình thành năng lượng, bắt buộc phải trải qua thứ tự 5 giai đoạn. 5 Giai đoạn hình thành năng lượng ATP này ở ty thể tế bào gọi là Nhịp Thở Tế Bào (ảnh
tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS và
ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Do ảnh hưởng của các
loại vi rút hay vi khuẩn, nấm...trong quá trình viêm nhiễm, nhịp
thở của tế bào có thể bị rối loạn (ảnh tư liệu của
công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS và ATP- Công trình
đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Trong đó các loại
độc tố từ thức ăn và môi trường, đặc biệt là các loại độc
tố kim loại nặng, phóng xạ, và sóng ác xạ...là một trong
những nguyên nhân hàng đầu làm rối loạn Nhịp Thở Tế bào
(ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS
và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Sự rối loạn của Nhịp Thở Tế bào không tuân thủ tuân theo các giai đoạn thứ tự từ 1-5....
(ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS
và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Hoặc thiếu hụt các
giai đoạn hình thành Năng Lượng ATP. Sẽ tạo ra một loại năng
lượng Sinh Học sai lệch. Loại năng lượng sai lệch và khiếm
khuyết này sẽ điều khiển sai chức năng hoạt động của cơ thể,
gây nên bệnh tật, và suy giảm, rối loạn chức năng....
(ảnh tư liệu của công trình giải mã tế bào Ung Thư qua NO-GAS
và ATP- Công trình đề cử giải Nobel Y Học năm 1998 )
Những tế bào có quá
trình sai lệch, rối loạn trong quá trình hình thành năng lượng
ATP, đúng vào thời điểm phân chia. Thì qua quá trình phân chia,
những tế bào này sao chép lại những sai lệch đó. Và sẽ tạo
ra một thế hệ Tế bào sai lệch.
Những tế bào này là
những tế bào lạ, lúc nào cũng có thể hiện diện trong cơ thể.
Nhưng hệ thống đề kháng và miễn dịch của cơ thể lập tức xem
nó như những vật thể lạ và sẽ tiêu diệt và đào thải ngay.
Chỉ
khi nào những tế bào sai lệch này, hình thành cùng một thời
điểm, đủ số lượng, ở cùng một vị trí, cùng lúc thoát khỏi
sự đào thải của hệ miễn dịch, đề kháng và cùng lúc thoát
khỏi sự khống chế của trung tâm năng lượng điều khiển và khống
chế sự phát triển form thì mới có thể kết tạo nên khối ung
thư.
Kết
thúc công trình khoa học được đề cử giải thưởng Nobel Y Học
năm 1998 này. Tài liệu ghi rằng, nhưng cơ quan nào, nằm ở đâu,
và cơ chế hoạt động nào của cơ thể điều khiển quá trình hình
thành năng lượng ATP phải tuân theo 5 giai đoạn của Nhịp Thở Tế
Bào tại Ty Thể, thì hiện nay Khoa Học chưa lý giải được. Nhưng
rõ ràng cơ chế này có liên quan đến một trung tâm năng lượng
sinh học. Mà trung tâm này có cơ chế hoạt động tương đồng với
lý thuyết Kinh Mạch Huyệt Vị của Y Lý Cổ Truyền Á Đông và
đặc biệt là liên quan đến các cánh của Sinh Học mà lý thuyết
về Yoga, Khí Công, Zen....thường nhắc đến như những luân xa,
chacka và mộ huyệt....
Làm chủ, khống chế và kiểm
soát được một cách tích cực hệ thống hô hấp kể cả Hô Hấp
Ngoại và Hô Hấp Nội là có thể tiếp cận một cách hữu hiệu
các Trung Tâm Năng Lượng và các Cánh Cửa Sinh Học này. Ý nghĩa
này tương đương với việc làm chủ Sự Sống và Cái Chết. Đó là
con đường hướng tới của Nền Y Học Của Tương Lai.
Đó cũng chính là bản chất và mục đích cuối cùng của Khí Công Dưỡng Sinh.
Và đó cũng là mục đích của những chuyến hành hương, qui tập,
kết nối, tập huấn Khí Công của tôi trong thời gian qua.
Việc kết nối và qui tập Khí
Công Y Đạo Việt Nam của Thầy Đỗ Đức Ngọc và Thái Âm Công nhằm
mục đích thành lập một Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Khí
Công Dưỡng Sinh như một môn Y Học Bổ Sung cũng không nhằm mục
đích hườ́ng tới một cộng đồng có cuộc sống chất lượng cao.
Dù là coi như là bước đầu để tiến tới đại hội Khí Công Y Khoa
toàn thế giới tại Việt Nam. Nhưng đây cũng là bước khởi đầu
phát huy quang đại Khí Công Dưỡng Sinh Chính Thống của Đông Y,
một môn Y Khoa Của Tương Lai như các nhà Khoa Học đã nhận định.
Lại nói về khống chế và
làm chủ Hô Hấp. Với hô hấp ngoại thì có thể dễ hiểu để
khẳng định là có thể dùng lý trí và tư duy để làm chủ được.
Nhưng với hô hấp nội thì sao. Đó cũng là điều mà tôi muốn sẻ
chia trong phần 2 của topic này: BÍ MẬT CỦA HƠI THỞ KHÍ CÔNG
DƯỠNG SINH. Mời các bạn chú ý theo dõi phần nội công tâm pháp
này
QN Thuận Nghĩa
Sưu tập và Biên Soạn
0 Nhận xét