I.ĐỊNH NGHĨA
Trĩ là những tĩnh mạch ở phần dưới của trực tràng hay hậu môn bị giãn quá mức, tạo thành khối nhô, gây đau.
1. Giải phẫu sinh lý:
Ống hậu môn: Có các đám rối tĩnh mạch nằm dưới lớp niêm mạc, chúng
thông nối với nhau và có các shunt thông với hệ thống động mạch, có thể
co giãn, cùng với các cơ thắt giúp khép kín ống hậu môn.
Đường lược là cấu trúc trong ống hậu môn, ranh giới giữa đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:
Trĩ là bệnh rất thường gặp, đặc biệt trong thời kì mang thai và sau
khi sinh con. Có sự tăng áp trong các tĩnh mạch ở hậu môn dẫn đến các
tĩnh mạch này căng phồng gây đau, đặc biệt khi ngồi.
Nguyên nhân thường gặp nhất là do sự gắng sức trong quá trình đi tiêu.
-Táo bón
-Ngồi thời gian dài
-Nhiễm trùng hậu môn
-Một số bệnh khác như xơ gan
3. Phân loại:
+Trĩ nội: Có nguồn gốc từ đám rối trĩ trong phía trên đường lược. Phân 4 độ:
Độ I: Búi trĩ chưa sa ra ngoài, bệnh nhân đi tiêu ra máu tươi.
Độ II: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nhưng tự tụt lên.
Độ III: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nhưng phải dùng tay đẩy mới tụt lên.
Độ IV: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và không đẩy lên được.
II. TRIỆU CHỨNG:
-Ngứa hậu môn
-Đi tiêu phân có lẫn máu đỏ tươi.
-Đau ở hậu môn, đặc biệt khi ngồi và trong quá trình đi tiêu
-Phát hiện có khối nhô ra ở hậu môn.
III. THĂM KHÁM VÀ CLS:
-BS có thể chuẩn đoán qua khám hậu môn trực tràng.
-Nếu cần thiết có thể làm thêm các CLS:
+Xét nghiệm phân tìm máu trong
+Nội soi hậu môn, đại tràng sigma, ống soi mềm.
IV. ĐIỀU TRỊ
Phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh của mỗi người. Có thể cải thiện bằng
thay đổi lối sống nhưng nhiều trường hợp phải dùng thuốc, thủ thuật hay
phẫu thuật.
Điều trị thuốc (kèm thay đổi lối sống): Trĩ nội độ I-II
-Các loại thuốc bôi, thuốc mỡ, thuốc nhét, thuốc làm co mạch: giảm đau và ngứa.
Thủ thuật: Trĩ nội độ I-II, độ III nhẹ
-Thắt trĩ bằng vòng cao su: cắt đứt tuần hoàn của trĩ nội. Trĩ teo
dần và tự rớt trong vòng 1 tuần. Thủ thuật này hiệu quả với nhiều người
nhưng có thể gây cảm giác không thoải mái hoặc gây chảy máu, thường bắt
đầu sau 2-4 ngày sau thủ thuật nhưng hiếm khi nghiêm trọng.
-Chích xơ: Tiêm dung dịch hóa học vào trong mô trĩ. Trong khi tiêm có
thể gây đau ít hoặc không đau, ít hiệu quả hơn thắt trĩ bằng vòng cao
su.
-Dùng tia hồng ngoại, laser hay đốt điện: trĩ nội nhỏ, chảy máu bị
cứng và teo lại. Thủ thuật này có ít tác dụng phụ, tỉ lệ tái phát cao
hơn thủ thuật thắt trĩ bằng vòng cao su.
Phẫu thuật: Trĩ nội độ III-IV
V. BIẾN CHỨNG
-Thiếu máu nặng.
-Sau mổ:
+Nhiễm trùng vết mổ
+Chảy máu vết mổ
+Bí tiểu, kẹt phân
+Mẫu da thừa
+Hẹp hậu môn
+Nứt kẽ hậu môn
VI. PHÒNG NGỪA
-Ngăn ngừa táo bón: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau, đi tiêu hàng ngày
-Vệ sinh vùng hậu môn tránh nhiễm trùng.
-Tránh ngồi nhiều, làm nặng quá sức.
0 Nhận xét