Cải cách ruộng đất phần 5- RFA

21:57 |

Phần 5: Diễn biến cụ thể một đợt Cải cách ruộng đất

Phần trước ông Nguyễn Minh Cần đã nói là trong cuộc cải cách ruộng đất thì cả một đạo quân được chuẩn bị thật là kỹ lưỡng để ra trận. Mà mũi xung kích xuống từng xã là đội cải cách ruộng đất. Ở phần này ông tiếp tục cho biết đội cải cách ruộng đất đó hoạt động như thế nào?
 
Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, kỳ trước ông có nói là trong cuộc cải cách ruộng đất thì cả một đạo quân được chuẩn bị thật là kỹ lưỡng để ra trận. Mà mũi xung kích xuống từng xã là đội cải cách ruộng đất. Vậy thì đội cải cách ruộng đất đó hoạt động như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần.
Nguyễn Minh Cần: Tôi xin giới thiệu chương trình của một đợt cải cách ruộng đất ở một xã để bạn nghe đài hiểu được là vì bây giờ đã lâu, nhiều người không biết quá trình làm như thế nào. Tức là khi đội xuống xã, việc đó rất là bí mật - coi như đợt đột kích ở trên đưa xuống.
Khi đội cải cách xuống xã rồi thì việc đầu tiên là người ta hạn chế việc đi ra đi vào. Người ta sợ việc phân tán tài sản của địa chủ. Người ta đình chỉ công việc của các ủy ban lãnh đạo, người trưởng công an cho đến người chỉ huy du kích v.v... Lúc bấy giờ toàn bộ công việc do đội nắm.
Đội sẽ xây dựng nhóm người gọi là "bần cố nông" cốt cán theo cách thức mà nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại như sau:
"Có anh đội, anh đội về đấy là ở trong nhà nông dân là 3 cùng: ăn cùng, ở cùng, lao động cùng. Thăm nghèo hỏi khổ, tức là hỏi xem hồi xưa sống như thế nào, địa chủ nó bốc lột ra sao. Xong rồi "bắt rễ", tức là anh này tin tưởng được thì bắt anh này làm rễ.

Từ anh bắt rễ thì hỏi ngày xưa khổ như anh thì có ai, cũng làm tá điền như anh thì có những ai, anh biết ai khổ nhất. Tìm một anh A, chị B nào nữa thì gọi là "xâu chuỗi". Những từ lúc bấy giờ mà tôi còn nhớ là nó như vậy."

Nguyễn Minh Cần: Tất cả những lời tố khổ của những người cốt cán đó thì đều được ghi chép lên hồ sơ, nhìn vào để phân biệt được địa chủ, phân biệt được phản động, phân biệt được nhân dân.
Rồi cũng qua lời tố khổ đó, để hiểu được và phân định thành phần ai là công nông, ai là bần cố nông. Khi đã xác định được lên hồ sơ ai là địa chủ rồi thì việc đầu tiên là phải bao vây gia đình đó, không cho đi ra khỏi nhà. Tiếp tục ngay lập tức là truy tài sản.
Tôi xin giới thiệu chương trình của một đợt cải cách ruộng đất ở một xã để bạn nghe đài hiểu được là vì bây giờ đã lâu, nhiều người không biết quá trình làm như thế nào. Tức là khi đội xuống xã, việc đó rất là bí mật - coi như đợt đột kích ở trên đưa xuống.
Vì vấn đề này là vấn đề mà theo mục đích cải cách là để sau này còn có của để chia cho bần cố nông. Của nỗi thì rõ rồi, nhưng của chìm là vàng bạc, tiền thì rất khó cho nên phải truy tài sản. Nhưng nói thực ra anh em họ vẫn gọi là "truy của" hay "tra của". Truy ngày, truy đêm liên tục. Tôi còn nhớ khi tôi đi cải cách ruộng đất ở Thái Bình thì có nghe một câu than như thế này, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ:
"Truy đêm rồi lại truy ngày Tra lui tra tới của mày để đâu Sân vườn, chuồng lợn, bờ ao Đào tung, xới hết chẳng sao: có vàng Trời ơi, oan thật là oan Thân con quá khổ biết làm sao đây"
Còn việc lập hồ sơ các loại địa chủ, cường hào v.v... thì chủ yếu dựa vào lời tố của bần cố nông. Nhưng có một điều có thể nói là người ta đánh vào lòng tham lam, vào lòng hận thù. Có khi bà con lúc đầu họ không muốn tố, nhưng nếu mà không tố thì tức là dường như mình có liên quan đến địa chủ, mình chưa có thái độ dứt khoát.
Và người ta nói rằng ai tố nhiều thì sau này bả thực, tức là chia tiền, chia ruộng đất, chia tài sản v.v... thì sẽ được nhiều. Cho nên, nói thật đánh vào lòng tham, đánh vào lòng hận thù, cho nên cũng nhiều người tố rất bừa bãi. Ở nông thôn lúc bấy giờ gọi là "tố điêu" hoặc "tố đại hội", "tố bừa".
Nhưng khốn nỗi, tất cả những lời tố đó đều coi như những bằng chứng để kết tội người địa chủ, hoặc người đối tượng mà mình coi là phản động hay đảng phái v.v... Cho nên sau khi lên hồ sơ rồi, tức là đưa lên đoàn cải cách ruộng đất, tức là đoàn duyệt xong và chuẩn bị cho việc đấy và xử án.
Nguyễn An: Vậy là coi như hồ sơ xử án đã xong rồi, thế bây giờ chính phiên xử của tòa án nhân dân thì diễn ra như thế nào?
Nguyễn Minh Cần: Tổ chức tòa án là tổ chức cuộc đấu. Trước đó bao nhiêu ngày phải chuẩn bị, người ta làm như là một diễn tập cho một vỡ kịch, tức là mỗi người nông dân lên tố như thế nào, rồi ý cho họ chỉ mặt như thế nào, tức là xỉa vào mặt của địa chủ, bắt quì xuống như thế nào... v.v... tất cả những cái đó được đạo diễn trước một cách rất cẩn thận.
Nguyễn An: Có vẽ họ tập dợt trước tất cả mọi thứ, cả ai nói gì, phản ứng ra sao, hô khẩu hiệu như thế nào?
Nguyễn Minh Cần: Đúng rồi, khi nào địa chủ nói cái gì mà có thể gây ra điều tự bênh vực hoặc gì đấy, thì để lấn áp thì lúc bấy giờ phải hô khẩu hiệu như thế nào v.v... Có cả một kế hoạch, diễn tập như diễn một vỡ tuồng.
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Như vậy đấu, có khi đấu 2-3 ngày tùy theo "tình trạng nghiêm trọng" của địa chủ hay số người v.v... Sau khi kết án thì hành quyết ngay ở trước mặt. Đấy là đợt sau này nó mới vậy.
Nguyễn An: Dường như là vào lúc bấy giờ các đoàn cố vấn của Trung Quốc nói rằng phải làm sao để có tỷ lệ 5% trên tổng số dân là địa chủ. Điều đó có không và họ đã thực hiện như thế nào?
Nguyễn Minh Cần: Cái đó chính là một cái khó khăn nhất của các đội, như vậy là cái này không chỉ là cố vấn đưa ra mà phải nói rằng ngay cả ông Trường Chinh cũng nói như vậy trong hội nghị giải thích cho cán bộ về cải cách ruộng đất. Sự thật ra tỷ lệ này, một sự chủ quan rất trầm trọng về tỷ lệ như vậy. Cho nên có tình trạng là ép các đội phải nông lên, gọi là "kích thành phần".
Chính cái đó đã gây ra một thảm họa cho dân chúng trong cải cách ruộng đất. Có nhiều khi vì bí quá, cho nên các đội, và đoàn cũng nói: "thà sai hơn sót", đấy là chữ mà người ta thường nói, hoặc là "oan một tí, nhưng không để lọt lưới". Đấy là những câu nói cửa mồm của các đoàn và các đội. Nhưng sự thật ra "oan một tí" lại trở thành oan một trăm tí, một nghìn tí...
Xem thêm…

THỨ TƯ 01.10 THÁNH TÊ-RÊ-XA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH.

06:13 |
THỨ TƯ 01.10
THÁNH TÊ-RÊ-XA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH. Lễ kính

Is 66,10-14c; Mt 18,1-5
Bài đọc xem tại đây: KTCMN

Tung hô Tin Mừng x. Mt 11,25
 
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Ha-lê-lui-a.
 
 Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
  Mt 18,1-5
 
1 Khi ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời ?” 2 Đức Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông 3 và nói : “Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
4 “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.
5 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy.”
 
Suy niệm: ƠN GỌI TÌNH YÊU*

“Nếu chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa cách đơn sơ như đứa trẻ, bất cứ hoàn cảnh nào, em bé đều tìm đến vòng tay người mẹ, thì đó là chúng ta đang sống trong thiên đàng tại trần gian. Điều này xảy ra khi Thiên Chúa vui lòng và tất cả thụ tạo đều được hạnh phúc trọn vẹn, bởi vì chẳng còn thất vọng, tội lỗi, mà chỉ còn đức tin, niềm hy vọng và tình yêu.”
Trẻ nhỏ gợi lên sự đơn sơ, chân thành, phó thác. Và đó cũng là “đường nên thánh” mà Đức Giê-su mời gọi mỗi người.
Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su đã chọn con đường nên thánh bằng tình yêu, nghĩa là để cho Thiên Chúa hiện diện trong mọi công việc dù nhỏ bé. Đó là một ơn gọi: “Con đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi đó là tình yêu.”
Nhận ra ơn gọi và dấn thân trọn vẹn để sống ơn gọi đó trong cuộc sống, là chúng ta đang sống tâm tình “trẻ thơ,” và đó chính là con đường nên thánh mà Đức Giê-su mời gọi.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết noi gương thánh Tê-rê-sa, luôn kín múc tình yêu từ chính Ngài và bày tỏ tình yêu đó với những người chúng con gặp gỡ.
-----------
* Lấy từ CNC
Xem thêm…

Người biểu tình Hồng Kông dọn dẹp đường phố mỗi đêm

02:05 |

TMSS: thật khâm phục con người và giới trẻ Hongkong. Chắc chắn cả thế giới phải nhìn vào để mà học cách xử thế, đặc biệt người Việt Nam ta, muốn phát triển phải lớn lên về nhân cách

  Hải Ngọc (Theo Independent, Huffington Post, SCMP)

Thứ Ba, 10:09  30/09/2014

(NLĐO) – Hàng chục ngàn người bám trụ đường phố Hồng Kông nhưng sau mỗi đêm họ đều tự giác dọn dẹp sạch sẽ, dù trước đó phải vật lộn chống cự với hơi cay và hơi hạt tiêu của cảnh sát.

Những hành động văn minh của người biểu tình, trong đó có rất đông sinh viên học sinh, đang nhận được sự tán thưởng. Được tiếp tế đồ ăn, nước uống liên tục, người biểu tình gần như ăn ngủ ngay trên đường phố.

Rác rến sau mỗi đêm tụ tập... Ảnh: AP

...đều được phân loại và để gọn lại. Ảnh: AP
...đều được phân loại và để gọn lại. Ảnh: AP

Sáng 29-9, sau một đêm hỗn loạn, tại địa điểm biểu tình chính trước trụ sở chính quyền đặc khu, những sinh viên mệt nhoài vẫn cần mẫn phân loại chai nhựa vào nhóm rác tái chế. Trên mặt họ còn đeo kính phòng hộ và những mảnh nhựa dẻo để tự vệ trước hơi cay.
Trên một chiếc xe cảnh sát bị hư hỏng có gắn tờ bìa ghi lại lời xin lỗi lịch sự: “Xin lỗi, tôi không biết ai đã phá chiếc xe nhưng chúng tôi không phải là những kẻ vô chính phủ. Chúng tôi cần dân chủ”.

Người biểu tình ăn uống... Ảnh: SCMP
Người biểu tình ăn uống... Ảnh: SCMP

Ảnh: SCMp
Ảnh: SCMP

...ngủ nghỉ ngay trên đường phố. Ảnh: AP
...ngủ nghỉ ngay trên đường phố. Ảnh: AP

Hồng Kông vẫn gọn gàng sau các đêm biểu tình. Ảnh: Twitter
Hồng Kông vẫn gọn gàng sau các đêm biểu tình. Ảnh: Twitter

Ảnh: Twitter
Ảnh: Twitter

Trên mạng xã hội Twitter, một người ủng hộ phong trào biểu tình viết: “Hồng Kông: Một thành phố nơi mà người biểu tình không đập phá cửa hàng và luôn tự dọn dẹp, thế nhưng lại bị cảnh sát xịt hơi cay và trấn áp”.
Trên tờ South China Morning Post xuất hiện một tấm hình vào đêm 29-9. Trong hình, đám đông tụ tập rất nhiều quanh khu tưởng niệm chiến tranh ở khu Trung Hoàn (Central) nhưng không một ai đứng hay ngồi lên bãi cỏ.

Không một ai đứng hay ngồi lên bãi cỏ ở khu Trung Hoàn. Ảnh: SCMP
Không một ai đứng hay ngồi lên bãi cỏ ở khu Trung Hoàn. Ảnh: SCMP

Các bạn trẻ phân loại rác trước khi dọn gọn lại.  Ảnh: Twitter
Các bạn trẻ phân loại rác trước khi dọn gọn lại.  Ảnh: Twitter

Lời nhắn xin lỗi gắn trên chiếc xe cảnh sát bị hư hại.  Ảnh: Twitter
Lời nhắn xin lỗi gắn trên chiếc xe cảnh sát bị hư hại.  Ảnh: Twitter


Xem thêm…

cải cách ruộng đất phần 4 - RFA

21:37 |

Phần 4: Đảng và Nhà nước đã chuẩn bị thế nào cho cải cách ruộng đất?

Phần này xin gửi đến quý vị cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Minh Cần về sự chuẩn bị của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam trước khi bắt đầu cuộc Cải cách ruộng đất. Cuối giai đoạn chuẩn bị là thí điểm với vụ án bà Cát Thanh Long từng gây xôn xao dư luận một thời. 
 
Hình ảnh Cải cách ruộng đất và Tòa án Nhân Dân của ĐCS Việt Nam.
Ông Nguyễn Minh Cần trong giai đoạn ấy là một cán bộ trung cấp. Ông từng là bí thư quận uỷ ngoại thành Hà nội trước khi ra công khai, trở thành phó chủ tịch uỷ ban hành chính Hà nội vào năm 1954. Ông thấu hiểu từng bước của cụôc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa sai sau đó tại ngoại thành Hà nội. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva.
Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An và ông Nguyễn Minh Cần về những chuẩn bị mọi mặt của đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam cho cuộc cải cách ruộng đất, khi đó đựơc gọi là một cuộc cách mạng long trời lở đất.
Nguyễn An: Kính chào ông Nguyễn Minh Cần, ông có thể cho biết là ông HCM và đảng CS đã chuẩn bị cho cuộc cải cách ruộng đất như thế nào?
Nguyễn Minh Cần: Trong năm 1951 và 1952 ông HCM đã cùng với Thường vụ trung ương đảng, bây giờ ta gọi là Bộ chính trị, lúc bấy giờ gọi là Thường vụ trung ương đảng, họ chuẩn bị về mọi mặt. Chuẩn bị quan trọng đầu tiên là chuẩn bị về mặt tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên, quân đội thông suốt về tư tưởng.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân dân.
Điểm đó là điểm mà xoay chiều tư tưởng rất lớn ở trong cán bộ. Lúc bấy giờ cũng có nhiều cán bộ thắc mắc, đại thể tôi muốn nói một kinh nghiệm, khía cạnh như vậy để thấy rằng lúc đầu tư tưởng của cán bộ cũng không phải nhất trí trong vấn đề đánh địa chủ đâu, mà có những thắc mắc như vậy. Thế nhưng mà những cuộc chỉnh huấn có nhiệm vụ làm thế nào để dẹp hết tất cả những tư tưởng thắc mắc đó để tạo một sự nhất trí bắt buộc ở trong đảng, ở trong quân đội và ở trong các đoàn thể. Trong giới trí thức cũng có những cuộc chỉnh huấn.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân dân.
Việc thứ hai, chuẩn bị mặt tổ chức thì tôi muốn nói rõ thêm là về mặt tổ chức lúc bấy giờ theo sự phân công giữa Mao Trạch Động và ông HCM thì Stalin có nói rằng Trung Quốc ở gần Việt Nam và đã từng có kinh nghiệm cải cách ruộng đất rồi, thế thì Trung Quốc sẽ giúp cho Việt Nam làm việc đó.
Vì vậy cho nên Việt Nam mời các cố vấn sang. Tổng cố vấn lúc bấy giờ là Lã Quý Ba, ông ta đồng thời là đại sứ của Bắc Kinh, đại sứ mà lại đồng thời là tổng cố vấn. Tổng cố vấn về quân đội là Vi Quốc Hân?, tổng vấn về cải cách ruộng đất là Triểu Hiểu Quang. Ông này là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây, là tỉnh cũng đã làm cải cách ruộng đất.
Như vậy là trùm lên trên về mặt tổ chức là hệ thống cố vấn. Đồng thời về mặt tổ chức thì thành lập cái gọi là Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương, dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất. Mỗi đoàn cải cách ruộng đất thì có một đoàn ủy lãnh đạo. Dưới các đoàn là các đội cải cách ruộng đất.
Nguyễn An: Xin ông nói rõ thêm về đội cải cách ruộng đất, là những người trực tiếp thực hiện và dân chúng còn mô tả là có quyền hành hơn cả Trời. Nhất đội nhì Trời kia mà.
Nguyễn Minh Cần: Mỗi đội cải cách ruộng đất, theo xã to hay nhỏ gồm khoảng 30 hoặc 40 người. Phần nhiều là những người ở các địa phương khác, tức là họ giữ một nguyên tắc là không để cho người địa phương nơi nào phải đi làm cải cách ruộng đất ở nơi ấy. Vì họ sợ như vậy sẽ tạo điều kiện bao che cho tổ chức cũ, bao che cho địa chủ quen biết v.v... Đấy là một nguyên tắc.
Như vậy là cả một đạo quân để đi làm cải cách ruộng đất. Bây giờ để chuẩn bị một bước thứ ba nữa tức là chuẩn bị mặt chính sách. Năm 1952, Bộ chính trị tổ chức làm thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là một tình căn cứ của Việt Minh thời kỳ bấy giờ.
Trong lần thí nghiệm này có một sự kiện động trời, tức là tòa án cải cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm (còn có tên gọi khác là bà Cát Thanh Long).
Nguyễn An: Thưa ông, vụ án này nổi tiếng lắm, ông vui lòng kể thêm một số chi tiết về vụ án này.
Nguyễn Minh Cần: Bà là một người mà thời kỳ trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng CS lúc bấy giờ là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, ông Lê Đức Thọ, ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Thanh Nghị và ông Lê Giảng.
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Còn trong thời kỳ "Tuần lễ vàng", là sau khi đã có chính phủ Việt Nam DCCH rồi thì gia đình bà đã dâng nộp100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con trai làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà lại bị quy là địa chủ, cường hào gian ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình.
Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã duyệt và thường vụ trung ương, tức là bộ chính trị cũng đã chuẩn y và tất nhiên cả ông Hồ Chí Minh lúc bấy giờ cũng biết sự kiện đó chớ không phải không. Nhưng họ lại lạnh lùng chuẩn y một án tử hình như vậy.
Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước, đã từng giúp đỡ cho những người CS! Phát súng đó đã nói rằng nó nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh tụ CS, nó báo hiệu trước một tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy giờ.
Nguyễn An: Xin được hỏi thêm ông về vụ xử tử bà Cát Thanh Long. Về sau mỗi khi tòa án tuyên án tử hình thì án được thi hành liền. Thế tại sao án tử hình của bà Cát Thanh Long lại còn phải đưa lên trên để xin ý kiến.
Nguyễn Minh Cần: Vì đây là thí điểm đầu tiên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nên có sự thận trọng. Về sau này thì lại khác, tức là quyết định của tòa án là bắn luôn.
Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4/12/1953 thì kỳ họp thứ 3 của quốc hội khóa I, tại đó chủ tịch HCM đọc báo cáo "tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất". Đến ngày 4/12 thì quốc hội nhất trí thông qua luật cải cách ruộng đất và chủ tịch HCM đã ký sắc lệnh ban hành luật. Từ đó bắt đầu các đợt cải cách ruộng đất.
Lúc đầu, mỗi đợt cải cách ruộng đất thì ở một vùng, số lượng xã ít hơn, nhưng dần dần thì mở rộng ra. Đến năm 1956, tức là đợt 5 là đợt cuối cùng, diễn ra ở hầu hết các đồng bằng Bắc bộ và các vùng trước đây bị Pháp chiếm đóng. Quý thính giả vừa nghe phần đầu cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ và ông Nguyễn Minh Cần về những chuẩn bị của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cho cụôc cải cách ruộng đất diễn ra tại miền Bắc Việt Nam 50 năm trước đây.
 Theo RFA
Xem thêm…

TRÁI NGƯỢC VỚI NỖI LO SỢ CỦA TÔI, TÔI THẤY RẰNG CÁC BẠN HY VỌNG.

20:58 |
TMSS: Bỏ qua tất cả yếu tố chính trị, tôi thấy đây là bức thư của người thầy thực sự có trách nhiệm. Vì trách nhiệm của người thầy là dạy cho học sinh tự học và biết chọn lực cái đúng cũng như đứng vững trên đôi chân của mình. Chọn lựa để sống sao cho ra người. Chọn lựa lớn lên để từ một chàng sinh viên yên ắng nhất lớp có thể trở thành người khởi xướng cho việc đấu tranh để chiến thắng chính mình và cho quyền làm người của mình cũng như của người dân. Người thầy đó thực sự hạnh phúc vì:  "Có người giáo viên nào không tràn đầy niềm vui khi nhìn thấy học sinh của họ nắm bắt sự học hỏi một cách độc lập, một cách cụ thể, cùng với niềm đam mê như vậy? Nếu chúng tôi rơi lệ trong thời điểm này, đó là bởi vì chúng tôi nhìn thấy được các em đã không còn cần đến chúng tôi nữa, các em có thể tự học hỏi và hành động một cách hoàn toàn độc lập."
-----------
TRÁI NGƯỢC VỚI NỖI LO SỢ CỦA TÔI, TÔI THẤY RẰNG CÁC BẠN HY VỌNG.
(Bức thư công khai của một giảng viên gửi đến các sinh viên Hong Kong của cô)
Denise Y. Ho – 9/29/14
Hoàng Triết chuyển ngữ
Vào ngày này đúng một tuần trước đây, tôi đã ngồi với các em bên ngoài thư viện ĐH Trung Hoa ở Hong Kong, một giảng viên giữa các giảng viên, một thành viên của trường bên cạnh các sinh viên lên đến 13,000 người. Trong những tuần lễ trước đó rất yên tĩnh: tại ba buổi họp mặt sinh viên toàn trường quanh bức tượng Nữ Thần Dân Chủ, các em đã nghiêm trọng lắng nghe các diễn giả được mời đến – các cựu hội trưởng hội sinh viên, một sinh viên đã từng bị bắt giữ ngày 1 tháng Bảy, Leung Kwok-Hung “tóc dài” từ Liên Đoàn các Nhà Dân Chủ Xã Hội. Không có nhiều người trong các em có mặt ở đó, nhưng các em đã đưa tay lên và nhẹ nhàng đề nghị thời giờ tổ chức buổi xuống đường thứ Hai vừa qua, đề nghị về việc người ta có thể chụp ảnh các em ngồi học bên ngoài lớp, về việc tạo nên các tác phẩm nghệ thuật công cộng bằng cách xếp những ngôi sao bằng giấy.

Và rồi tôi đã ngạc nhiên khi tôi đến khuôn viên ĐH hôm thứ Hai. Dưới ánh nắng chang chang của buổi chiều mùa hè, các em đã chiếm trọn khuôn viên trường. Trên sân khấu được giàn dựng cấp tốc với những biểu ngữ trắng có ghi, “Sinh Viên Biểu Tình, Chọn Vị Thế!” và “Hãy trở thành chủ nhân tương lai của tương lai Hong Kong!”. Trong buổi chiều đó, một “Bức Tường Dân Chủ” đã trỗi dậy ở phía sau đám đông; một trong những thông điệp em gắn lên đó đơn giản nói lên sự ủng hộ cuộc xuống đường và ủng hộ nền dân chủ của Hong Kong. Một số trong các em đã viết đầy lên các tấm biểu ngữ đến tận bìa với sự phẫn nộ chính đáng: “Quốc hội Nhân dân Toàn quốc đã tước đoạt quyền phổ thông đầu phiếu của chúng tôi… Các người không phải là đế vương!” Các em đã mang mang đến những lá cờ sặc sỡ bay phấp phới trong ánh nắng, đại diện cho các trường đại học, cho các ban ngành của các em. Bầu không khí ấy thật sôi nổi. Các em reo hò và vẫy tay khi một báy bay điều khiển chụp hình bay ngang qua bên trên. Các em hô vang các khẩu hiệu với dải ruy băng vàng quấn quanh cổ tay của các em. Các em đã hát những bài hát với những cánh tay giơ cao trong không khí.

Tôi đã và rất lấy làm phấn khởi bởi hầu hết tất cả các lời nói của các em. Để bắt đầu cuộc biểu tình của sinh viên, Alex Chow và Lester Shum đã tuyên bố rằng các em đã có mặt với tư cách là người Hong Kong, là tương lai của xã hội Hong Kong. Hai bạn ấy đã khẳng định rằng xã hội Hong Kong cần phải được đánh thức, rằng Hong Kong cần phải là chủ nhân của chính tương lai của nó. Shum đã miêu tả rõ ra rằng thực trạng của Hong Kong là thực trạng của thực dân đô hộ, cai trị từ gốc bởi những ông trùm và từ xa bởi Đảng Cộng Sản. Hôm nay, anh ta nói, các em sẽ giành lại tương lai của Hong Kong. Với ý kiến rằng cuộc biểu tình này của sinh viên là vô vọng, Chow đã trả lời rằng: “Không phải bởi vì chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ phấn đấu, mà bởi vì qua phấn đấu chúng ta sẽ thoáng thấy được hy vọng.”

Tôi đã thật sự có được cảm hứng từ sự hiểu biết của các em về vai trò của mình trong xã hội. Sau bài phát biểu của Chow và Shum, một nhóm trong các em đã tiến về phía trước và giải thích tại sao các em đã tham gia phong trào này. Các em đã nói với chúng tôi rằng các em học về công tác xã hội, các em miêu tả sự bất bình đẳng đến cùng cực ở Hong Kong và những người sống trong các chuồng sắt, và các em nói rằng các em đang bảo vệ công bằng xã hội. Các em giải thích rằng các em đang học để trở thành các luật gia, và các em vạch ra ý tưởng về sự cai trị của pháp luật. Các em nói rằng các em sẽ trở thành các bác sĩ, và các em hỏi rằng những bệnh dịch nào đang tàn phá Hong Kong. Các em nói phận sự của các em là để giải cứu, phận sự của các em là phải cứu chữa. Từng lời của các em vang dội suốt chiều dài sân trường và phản ảnh qua những câu từ được viết trên “Bức Tường Dân Chủ” của tòa nhà khoa học y tế, “Y khoa theo cơ bản đã là một cuộc cách mạng; trên hết, nó chữa lành quốc gia, giữa chúng ta, nó chữa lành con người, dưới nữa, nó chữa lành bệnh tật.”

Tôi thật sự đã rất cảm hứng bởi khả năng các em có thể tự dạy dỗ bản thân mình, cũng như bởi việc tổ chức các hoạt động của các em sau cuộc xuống đường sau đó đã trở thành một cuộc biểu tình kéo dài cả tuần ở Tamar Park. Tôi đã đến tham dự các buổi tự-giảng và đã nhìn thấy trường đại-học-nhỏ của các em cũng như đã xem các em truyền tải trên mạng những bài thuyết giảng đã diễn ra cùng lúc. Các em đã có mặt một cách tự nguyện. Các em đã ghi chép rất cẩn mẫn. Các em đã tách ra thành nhiều nhóm và bàn luận về ý nghĩa của từng hành động trực tiếp, của bất tuân dân sự, của xuống đường biểu tình. Các em đã viết cho tôi đọc để biết cuộc biểu tình đã khiến các em hiểu về xã hội một cách sâu sắc hơn, và tôi đã mỉm cười khi các em thú nhận rằng đó vẫn còn là một sự hiểu biết hời hợt, rằng các em sẽ đọc nhiều sách vở hơn để hội nhập lý thuyết với thực hành. Có người giáo viên nào không tràn đầy niềm vui khi nhìn thấy học sinh của họ nắm bắt sự học hỏi một cách độc lập, một cách cụ thể, cùng với niềm đam mê như vậy? Nếu chúng tôi rơi lệ trong thời điểm này, đó là bởi vì chúng tôi nhìn thấy được các em đã không còn cần đến chúng tôi nữa, các em có thể tự học hỏi và hành động một cách hoàn toàn độc lập.
Tôi rất lấy làm cảm hứng với việc các em đã thực hiện cuộc sinh viên bãi khóa này cho riêng mình. Trước đây tôi đã viết rằng các em đã lấy cảm hứng từ sự kiện Bốn-Tháng-Năm và sự thức tỉnh của của ý thức xã hội. Nhưng sau khi quan sát các em, tôi đã nhận ra rằng lý giải đó đã quá đơn giản, nhận định ban đầu đã không công nhận đủ thành quả của các em so với khả năng thích nghi và sáng tạo của các em. Một số đã khơi động lại Bốn-Tháng-Năm, và một số - chẳng hạn như “Tóc Dài” khi anh ta nói chuyện với các em – đã thuyết giảng về Ghandi và Martin Luther King. Không có gì để nghi ngờ rằng những nhân vật đó đã truyền cảm hứng cho các em. Nhưng khi đọc tạp chí bãi khóa của ĐH Trung Hoa và các bản báo cáo của các em ở Ming Pao, tôi thấy rằng trường hợp các em nghiên cứu là gần đây và có tính chất quốc tế. Các em đã nghiên cứu về 1968 ở Paris, cuộc xuống đường 2011 của sinh viên Chile, và sự kiện 2012 ở Quebec. Các em đã tự ý thức tổ chức các buổi họp mặt trước đây theo kiểu cách của Quebec, mang tính chất dân chủ ở mức tối đa có thể có, trao mỗi người trong số các em quyền làm chủ. Điều tôi nghĩ mang tính chất ngây thơ lại là một sự tái lập rất cẩn thận theo một mô hình các em xác định sẽ thành công. Cho nên, dù các nguyên tố của cuộc biểu tình có thể mang nguồn gốc lịch sử, tôi kính cẩn chào các em khi các em đã tìm ra một mô hình mới cho Hong Kong, một mô hình mà sự lãnh đạo của các em đã cho chúng tôi thấy rằng nó sẽ ảnh hưởng đến các phong trào sinh viên sắp tới.

Nhưng khi tôi lắng nghe các em, tôi đã và đang sợ hãi. Trong buổi xuống đường hôm thứ Hai, mắt tôi đã theo dõi sát một em, một học sinh của tôi, khi anh ta phát biểu trên khán đài. Có phải chăng đây là cậu học sinh im lặng nhất trong lớp chỉ mới hai năm trước đây thôi? Cậu ấy đã lớn lên từ khi nào, đã trở nên mạch lạc từ khi nào? Và hàm râu đó từ đâu ra nhỉ? Khi tôi nhìn các em run lên vì chính nghĩa của câu chữ của mình, với sự giận dữ của những người bị đối xử bất công – khi các em thét to rằng các em sẽ khiến chính quyền Trung Quốc quỵ xuống – có một thứ gì đó bóp lấy tim tôi bằng sự sợ hãi. Ngay trong thời điểm đó, tôi cảm thấy mình đã già, tuy nhiên, sự già nua theo kiểu da nhăn tóc bạc này đã không khiến tôi rùng mình. Khi tôi còn trẻ, tôi cũng đã có những ước mơ.

Tôi đang lo sợ cho các em, như tôi đã nói với bạn bè của mình hôm thứ Bảy đó không phải là nỗi sợ hãi về việc bị bắt giam, về việc bị phương hại thân thể - mặc dù những sự kiện hôm Chủ Nhật cho thấy tôi có thể cũng nên sợ luôn những điều đó. Hơn hết cả, tôi lo sợ điều gì sẽ xảy ra nếu và khi thế giới các em hy vọng sẽ dựng lên sẽ không trở thành hiện thực. Khi một trong số các em viết cho tôi về việc cha mẹ các em cười nhạo sự ngu ngơ của các em, hoặc khi họ nói về sự bơ vơ bất lực của các em trước gương mặt lãnh cảm của xã hội, tôi thật đang lo sợ rằng các em sẽ đánh rơi những giấc mơ của mình. Bản thân đã căng đầy niềm tự hào khi nhìn thấy các em tổ chức những buổi tự-giảng chính là thằng tôi không muốn thấy các em thất chí. Các em còn rất trẻ, các em thậm chí có người còn chưa sang Trung Quốc - ngoại trừ những cuộc du lịch với cha mẹ theo gói tour, hay với tôi mùa hè năm ngoái – và giờ hiện còn quá sớm để các em trở nên già đi.

Tôi mong sao sự việc có thể khác được, và biết đâu sự phẫn nộ gia tăng cùng sự ủng hộ của công chúng kể từ hôm chủ Nhật sẽ dẫn đến điều cả hai chúng ta đều mong ước. Nhưng tôi thật đang lo sợ khi tôi thấy sự lãnh cảm mà các em đã phải chịu đựng, khi ảnh của những sinh viên bị còng tay được trình chiếu trên một chiếc xe điện không khiến một người nào ngước mặt khỏi màn hình điện thoại di động của họ. Tôi đã rất lo sợ khi ngửi thấy hơi cay vài khúc đường cách điểm biểu tình, tôi ngước mắt cay xè lên nhìn đám người bu đầy sau tấm kính của cừa hàng Apple để mua sắm. Nếu những cảnh này có thể khiến tôi thất vọng, khi chính tôi cũng không phải công dân Hong Kong hay là một thường trú nhân, chúng sẽ mang ý nghĩa gì đối với các bạn? Tôi thật đang lo sợ các bạn mất niềm tin. Hôm thứ Bảy, một người bạn người địa phương vừa là một giáo viên vừa là một người mẹ đã bật khóc thành tiếng khi hỏi rằng người lớn đang ở đâu khi những người trẻ đang dẫn đầu. Và tôi đà khóc với chị ấy vì tôi không cũng không biết phải làm gì nữa. Nhưng tôi cũng phân vân tự hỏi phải chăng những người các bạn miêu tả như không có cảm giác, những bậc cha mẹ các bạn xem như chỉ quan tâm đến việc của họ mà thôi, phải chăng chính họ cũng đang khóc thầm trong bóng tối?

Trái ngược với nước mắt của mình, tôi nhìn thấy các em hy vọng, cho nên tôi cũng hy vọng cho các em. Tôi hy vọng rằng qua sự kiện này các em sẽ học hỏi được cách tự dạy dỗ bản thân và những người khác tốt hơn. Các em muốn đánh thức ý thức của mọi người, kể cả của chính các em. Các em viết cho tôi rằng cuộc bãi khóa sẽ khiến các bạn cùng lớp của mình “đột phá ra khỏi cách học tập thông thường, nuôi dưỡng một nền tảng cho ý thức chính trị, và nó sẽ cho chúng ta kiến thức đầu tay về cảm giác đối đầu với bạo lực của quyền lực chính trị là như thế nào.” Tất cả những điều này giờ đã xảy ra y như vậy; những ngôi sao bằng giấy đã được thay thế bằng kính che mắt, mặt nạ tự chế, và những cây dù.

Tôi hy vọng rằng thông qua sự kiện này các em sẽ hiểu xã hội Hong Kong hơn, dù cho nó có thể sẽ bộ lộ nhiều mặt tối. Tôi thấy các bạn thất vọng khi không phải sinh viên nào cũng tham gia cuộc bãi khóa, nhưng các em vẫn tham gia. Tôi biết các em nhận ra những rào cản giữa sự năng động của những sinh viên lãnh đạo và sự tham gia của các sinh viên bình thường. Các em đã rất xông xáo với ý nghĩ rằng phong trào sinh viên sẽ khiến các bánh xe của Occupy Central chuyển động, nhưng các em đã đủ tỉnh táo để biết về sự phân kỳ giữa những sự lãnh đạo cần đến sự thương lượng cẩn trọng. Ngay cả trong phút này khi những sinh viên mặc đồ đen ồ ạt đổ về University Station và các phụ nữ trung lưu đang giơ cao biểu ngữ trước cổng trường lên án cảnh sát bạo lực, các em vẫn không chắc chắn tương lai sẽ rẽ về hướng nào. Các em đã vừa đến văn phòng của tôi để bày tỏ rằng các sinh viên đã thấm mệt, rằng các em không biết họ sẽ cầm cố được bao lâu nữa.

Nếu sự lo sợ của tôi nằm ở tuổi đời còn quá trẻ của các em , thì niềm hy vọng của tôi về các em nằm trong khả năng tự đứng vững bằng đôi chân của chính mình. Trong những tuần vừa qua, các em đã dạy cho tôi biết rất nhiều, và tôi biết rằng các bạn không ngây thơ chút nào. Một số các em đã nói thẳng với tôi rằng bài khóa sẽ không đem lại quyền phổ thông đầu phiếu. Một số các em tin rằng sau chân trời của những tuần lễ này, phong trào đối kháng một ngày nào đó có thể mang đến cho Hong Kong một hệ thống bầu cử thật sự phục vụ nhân dân. Trong khi đó thì hy vọng của tôi là điều mà các em đã bày tỏ, rằng các em sẽ “ngừng lại một lúc và suy nghĩ về những gì các em có thể làm cho Hong Kong”, rằng kinh nghiệm này sẽ khiến công cuộc theo đuổi học tập cho tương lai của các em sẽ sống động hơn như thế nào. Các em tất cả không nhất thiết phải là nhà hoạt động xã hội hết, nhưng tôi hy vọng các em sẽ năng động. Tôi hy vọng ngọn lửa các em cầm trong tay hôm nay sẽ soi sáng con đường các em đi, trong áng sáng và trong cả bóng tối.

 Ảnh và nguồn: http://www.chinafile.com/reporting-opinion/viewpoint/against-my-fear-i-see-you-hope

_______________
Denise Ho là một giảng sư trợ lý ở Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại ĐH Trung Hoa của Hong Kong. Cô đã đậu bằng tiến sĩ về lịch sử Trung Quốc từ ĐH Havard và từng giảng dạy tại MIT và ở ĐH Kentucky. Cô là một sử gia chuyên về Trung Quốc trong thế kỷ 20, với chú tâm vào lịch sử văn hóa và xã hội của thời đại Mao Trạch Đông. Dự án viết sách hiện nay của cô là một lịch sử về các viện bảo tàng và triển lãm với tựa đề Curating Revolution: Politics on Display in Mao’s China: Bảo Quản Cách Mạng: Trưng Bày Chính Trị ở Trung Quốc thời Mao.


Các bài báo của và ý kiến của cô đã xuất hiện trong tờ The China Quarterly, China Review International, Frontier of History in China, History Compass, và The Journal of Asian Studies. Các chương dưới ngòi bút của cô sẽ xuất hiện trong các ấn bản sắp tới của Red Legacies: Cultural Afterlives of the Communist Revolution (Havard University Press), và The Oxford Handbook of History and Material Culture (Oxford University Press). Cô cũng đã từng viết cho The Atlantic, The China Beat, Dissent Magazine, The Nation, và tờ Origins: Current Events in Historical Perspective.
Xem thêm…

MỘT NỀN GIÁO DỤC PHẢN TIẾN BỘ

16:36 |
 MỘT NỀN GIÁO DỤC PHẢN TIẾN BỘ

Hơn nửa thế kỷ qua, về đủ mọi mặt, các nước trên thế giới đã có những bước nhảy vọt ngoạn mục, nhiều nước trong khu vực đã trở thành những con rồng con hổ, ngay những nước lân bang như Thái Lan, Malaysia,  cũng đã bỏ xa chúng ta về sự tiến bộ, thậm chí gần đây còn  phát hiện ra có lĩnh vực ta đã kém hơn hai nước Lào và Căm pu chia mà trước đây chúng ta cứ kẻ cả coi là các nước đàn em cần giang tay bao bọc.
Nhìn chung, chúng ta vẫn là một nước trong tình trạng chậm phát triển, cả cái điện thoại di động với bao nhiêu chi tiết mà chỉ có khả năng làm được cái bao bì bằng các tông, đến cái ốc, cái vít cũng chưa biết khi nào mới chế tạo được. Nhưng dù  chỉ với tốc độ rùa bò hay ốc sên, cuộc sống ở ta cũng có những tiến bộ dù nhỏ. Vào mùa gặt, người nông dân vẫn cắt lúa bằng liềm, bằng hái nhưng đã không còn phải dùng cái cối đá thủng để đập lúa, các nơi hầu hết đều có máy tuốt lúa. Rồi con người cũng không còn phải è cổ gánh lúa về nhà, đã có xe công nông, hay xe cải tiến được kéo bằng xe máy làm giảm sức người. Sân phơi thóc thời hiện đại không còn là cái sân gạch cỏn con một thời là mơ ước của những Lão Am một điển hình trong văn học những năm 60,  thóc lúa giờ đây đã được phơi trên hàng ngàn cây số các đường quốc lộ trải dài khắp đất nước. Đi các tỉnh miền núi phía bắc, mới thấy cái điều nhà thơ Tố Hữu mơ ước 60 năm trước nay đã thành sự thực “núi rừng có điện thay sao”, người dân các dân tộc thiểu số nhiều gia đình nay đã biết đến tivi, máy tính, … dù các bản làng xa xôi nơi đường giao thông chưa kịp vươn tới cũng còn nhiều nghèo đói.
Nhưng dù có mang nhiều ưu ái, dù đã dành gần hết cuộc đời đóng góp (tất nhiên có tích cực và cũng không ít tiêu cực), gần bảy mươi năm qua tôi cũng phải thừa nhận, giáo dục nước ta đang “phú quý giật lùi”.
Sau đảo chính Nhật tháng 3 năm 1945, Hoàng Xuân Hãn làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Mỹ thuật  trong chính phủ Trần Trọng Kim. Trong vòng 2 tháng, chỉ với tấm bằng cử nhân (1935) và thạc sĩ (1936) Toán của trường đại học Sorbonne (Pháp) cấp, và với một nhóm cộng sự ít ỏi, ông đã “thiết lập và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ Quốc ngữ ở các trường học. Áp dụng việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức..” (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại trong vòng 4 tháng nhưng các Bộ trưởng Giáo dục của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau đó là Vũ Đình Hòe, Đặng Thai Mai và Nguyễn Văn Huyên đã kế thừa chương trình do ông soạn thảo trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp ở các vùng do ta kiểm soát. Mặc dù đời sống vật chất vô cùng gian khổ, điều kiện học tập hết sức thiếu thốn, những lớp học mái tranh liếp nứa trong những cánh rừng heo hút đã đào tạo được một thế hệ thanh niên sau này hầu hết đều trở thành rường cột trong nhiều ngành khoa học ở nước ta cho tới nay.
Bước vào chống Mỹ, chủ trương “trong số lượng có chất lượng” đã đưa giáo dục nước ta đặt một chân vào thảm họa. Chỉ có điều, sự đi xuống của giáo dục lúc này không mấy ai nhận ra, người ta còn mải chú ý tới chuyện bom đạn, chuyện miếng ăn hàng ngày. Những người có tâm huyết với giáo dục khi ấy dù có cảm thấy lo lắng  nhưng cũng tự an ủi, chờ sau này khi chiến tranh kết thúc, đất nước hòa bình, độc lập, giáo dục sẽ được phục sinh làm tròn trách nhiệm với tiền đồ của dân tộc.
Chỉ tiếc rằng, đất nước thống nhất, bắc nam liền một giải, rồi đổi mới, bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã bốn chục năm, cho tới nay, sự xuống cấp của giáo dục  đã không thể nào che giấu nổi, nhiều người đã phải cho rằng giáo dục “đang xuống dốc không phanh”, giáo dục “sắp chạm đáy”, giáo dục “không thể tồi tệ hơn được nữa”.…Và nhiều người biết lo xa, đã tìm mọi cách để cho con cái “tỵ nạn giáo dục” càng sớm càng tốt.
Thành công lớn nhất của nền giáo dục cũ (phong kiến và thực dân) ở nước ta theo tôi là đã bồi dưỡng được lòng ham hiểu biết cho người học. Họ không chỉ học trong nhà trường dưới sự chỉ dạy của người thầy. Chỉ cần sau những  năm tiểu học, được tiếp thu những tri thưc cơ sở, mỗi người đã có thể nghe giảng các môn học bằng tiếng Pháp khi có điều kiện học lên lớp trên hay tự học. Việc học tập theo họ suốt cuộc đời dù chẳng mấy người biết tới lời của Lênin. Đã có một lớp trí thức ở ta dù bằng cấp rất khiêm tốn nhưng là những tài năng thực sự trên nhiều lĩnh vực. Những tấm gương của thầy cô giáo, những người được nể trọng trong làng xã từ những ông Cử, cụ Nghè cho tới ông hương sư là mẫu mực về sự hiểu biết, tấm gương về cách cư xử hợp đạo lý, trụ cột của các gia đình tử tế được mọi người ngưỡng mộ cũng là động lực thôi thúc lòng ham học của mỗi người khi được cắp sách tới trường. Người ta tiếp bước truyền thống coi “nhân bất học bất tri lý”, học để mở mang tầm nhìn, học để sống cho ra con người.
Từ cải cách ruộng đất, thang bậc giá trị đã thay đổi, những người tử tế, có học hành, có liêm sỉ bị coi thường trước sự lên ngôi của dốt nát và bất lương. Người ta đi học, dù có học đến đại học hay làm luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, vẫn không lấy sự mở mang hiểu biết là mục đích, dù đã mòn đũng quần trên ghế nhà trường vẫn không có lòng ham học. Mục đích học tập của ta hiện nay chỉ là bằng cấp, có bằng cấp cùng với cái “thủ tục đầu tiên” sẽ có điều kiện để tiến thân. Bằng thật hay giả, bằng thật nhưng kiến thức giả đã trở nên phổ biến. Một đứa trẻ miệng còn hơi sữa, mới đặt chân vào lớp 1 đã được tạo hứng thú  tới trường bằng những bộ quần áo của Trạng nguyên, Tiến sĩ mong được vỗ tay chào mừng làm sao có thể thờ ơ với những giá trị ảo, những cái danh hão khi lớn lên sau này. Biết bao viên chức nhà nước, nhờ cái bằng giả (mua được từ trong nước hay sang trọng hơn, ở nước ngoài) leo lên  những chức vụ cao khi bị phát hiện vẫn nghiễm nhiên tồn tại càng khiến người ta không cần học mà chỉ cần cái bằng. Có lẽ trong nhiều việc trên đời, học là công việc hoàn toàn không thể làm hộ, không thể học hộ. Con người một khi không có lòng ham học chỉ cần nhờ tấm bằng mà “công thành danh toại” quả thật là thảm họa đầu tiên cho giáo dục.
Người ta cho con tới trường là để được “nên người”, nghĩa là vừa được thêm nhiều hiểu biết để vận dụng vào đời sống (để tồn tại, để kiếm ăn) sau này và vừa được rèn luyện những phẩm chất đạo đức cho hợp với luân thường đạo lý. Nội dung học hành ở ta vừa thừa thãi vừa lạc hậu. Thừa vì những tri thức mang tính hàn lâm, chỉ có tác dụng khoe hiểu biết của người soạn sách; lạc hậu vì nhiều điều loài người tiến bộ đã ném vào sọt rác của lịch sử từ nhiều chục năm nay, thậm chí cả những điều bịa đặt hiển nhiên vẫn làm người học tốn thời gian tới cả một năm học. Cho nên, hàng chục năm học ngoại ngữ nhưng vẫn là những kẻ “vừa câm vừa điếc”; dù có cử nhân hay thạc sĩ, thất nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ vì muốn làm được nghề đã được đào tạo, người học cần được đào tạo lại, nghĩa là sau ba bốn năm học, thời gian và tiền của trở thành “nước lã ra sông”. Đó là nói chuyện dạy chữ. Còn dạy người thì sao? Trẻ em nước ta tới trường không phải để được tạo điều kiện phát huy những năng lực cá nhân mà để dần thành thạo “nghệ thuật diễn”. Sắp tới trường, các em đã được cha mẹ dạy cho cách “diễn”, “diễn” để làm đẹp lòng thầy cô, “diễn” để cha mẹ được đẹp mặt với thiên hạ vì con là học sinh giỏi, là học sinh của các trường chuyên lớp chọn. Bài học đầu tiên của mỗi học sinh ngay từ cấp tiểu học cũng là học cách “diễn”. Từ “diễn” khai giảng tới “diễn” vẻ “tự nguyện” tham gia vào các lớp học thêm do thầy cô tổ chức, “tự nguyện” è cổ đóng góp biết bao những khoản tiền “trời ơi đất hỡi”, “tự nguyện” tham gia những cuộc thi vô bổ chỉ nhằm lập thành tích cho nhà trường, cho thầy cô, và các “ban ngành đoàn thể” … Vì thế, không lạ khi theo kết quả điều tra gần đây, người có trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ gian dối càng nhiều, từ khoảng 20% ở tiểu học lên tới  80% ở đại học và chắc sẽ luôn tiệm cận 100% sau khi dời ghế nhà trường. Chẳng trách những danh hiệu “anh hùng”, “chiến sĩ”, “nhân dân”, “ưu tú” nhan nhản như nấm mọc sau mưa nhưng đạo đức xã hội lại đang thê thảm. Người xưa bảo “nhân bất học bất tri lý”,. Giáo dục nước ta đã lập được một “kỳ tích” là làm điều ngược lại, càng học, càng có bằng cấp cao càng vô liêm sỉ.
Nền giáo dục của  chúng ta hôm nay chỉ tạo nên những “rôbốt” biết “gọi dạ bảo vâng”, không nhìn thấy gì khác ngoài miếng ăn của bản thân kể cả nếu cần sẵn sàng tranh cướp bằng mọi thủ đoạn cùng đồng loại. Nó đi ngược lại đòi hỏi của cả dân tộc, cần những con người phát huy năng lực cá nhân góp phần làm dân giàu nước mạnh. Nền giáo dục này nếu có ích,  chỉ cho một thiểu số ít ỏi các nhóm quyền lực từ cao xuống thấp.
Những người có quyền ra các quyết sách cho giáo dục hôm nay chính là những sản phẩm, thậm chí sản phẩm hạng sang do nền giáo dục này tạo nên. Cứ nhìn vào những  Dự án trăm tỷ ngàn tỷ để đổi mới chương trình hay sách giáo khoa, những tuyên bố nặng về chém gió theo kiểu “trận đánh lớn” với niềm “tin vào đội ngũ” hay cái vòng luẩn quẩn của những phương án này nọ là có thể thấy cái vô tích sự của nền giáo dục mà con em chúng ta đang thụ hưởng.
 Phải gọi đích danh đó là một nền giáo dục phản tiến bộ. 
Xem thêm…

TRI THỨC VÀ ĐẠO ĐỨC

16:24 |
 TMSS: Những ngày này ở Hongkong đang có cuộc biểu tình lớn diễn ra. Không biết vô tình hay hữu ý mà Ông Giáo Làng đăng bà TRI THỨC VÀ ĐẠO ĐỨC nhưng thấy nó rất phù hợp để đọc và gẫm lúc này. Không chỉ lúc này mà thôi mà luôn là như thế!
-------------

 
TRI THỨC VÀ ĐẠO ĐỨC

Trời mùa hè oi bức, mặt trời dù đã khuất sau dãy núi nhưng không khí vẫn oi bức ngột ngạt. Một đám đông người đang ngồi dưới gốc cây, họ vừa phe phẩy cái quạt trong tay vừa trò chuyện.
-         Tri thức là đáng quý nhất. Người vừa nói có khuôn mặt sáng sủa, vẻ trẻ trung của người còn ít tuổi. Những người xung quanh phần lớn trạc tuổi ấy, có một  cụ già râu tóc đã bạc trắng, chỉ thoáng nhìn đã thấy là người hiểu biết.
-         Tri thức đáng quý lắm. Chàng trai nhắc lại. Đám trẻ con quanh nhà tôi mới 5, 6 tuổi, nhưng hiểu biết chẳng kém gì tôi lúc 12 tuổi. Chúng đọc nhiều sách, rồi nói chuyện với nhau toàn bàn về những chuyện trong sách. Thưa cụ, cụ có thấy tri thức là đáng quý lắm không ạ?
-         Đúng thế. Ông lão trả lời bằng thái độ nghiêm túc. Nhưng vấn đề còn ở chỗ tri thức được sử dụng như thế nào. Nó cũng có thể mang lại ích lợi, nhưng nó cũng có thể có hại. Chắc cháu cũng biết, tri thức có sức mạnh để xây dựng nhưng nó cũng có sức mạnh hủy diệt.
Chàng trai chưa hiểu, hỏi lại:
-         Cháu chưa hiểu. Làm sao sức mạnh của tri thức lại có thể hủy diệt ạ?
-         Thế này cháu ạ. Ông lão chậm rãi trả lời. Đây chính là một quy luật  thường thấy. Nó phụ thuộc vào cách sử dụng tri thức. Con ngựa khi được điều khiển là con vật có ích. Nó kéo xe, để cho người cưỡi, chở đồ. Nhưng khi sức mạnh của nó không được khống chế, bản tính hung dữ nổi dậy, nó sẽ quẫy đuôi, đá hậu, quẳng người trên lưng xuống đất, còn cái xe nó kéo sẽ bị gãy nát.
Cũng giống như thế, dòng nước chảy mà có đê, có kè; có mương có máng sẽ là nguồn nước mát tưới cho ruộng đồng. Nhưng nếu đê vỡ, nó sẽ cuốn sạch mọi thứ, mọi tài sản của ta sẽ mất hết.
-         Cháu hiểu rồi. Thưa cụ, cháu hiểu rồi.
-         Con thuyền khi có người cầm lái giỏi, dù có thiếu gió cũng sẽ cập bờ. Nhưng nếu người cầm lái mất phương hướng, dù có nhiều buồm, con thuyền cũng sẽ lạc lối. Tri thức nếu không được người có đạo đức sử dụng cũng sẽ chỉ có hại.
-         Cháu hiểu rồi. Cháu rõ rồi ạ!
-         Vậy thì, ông lão tiếp lời, nếu cháu đã hiểu điều đó, ta hy vọng cháu sẽ sử dụng những tri thức ấy đúng chỗ, có như thế, tri thức mới có ích. Tri thức chỉ có thể mang lại hạnh phúc cho con người khi người sử dụng nó có tấm lòng thiện lương. Ngược lại, nó sẽ trở thành kẻ thù nguy hiểm.

Xem thêm…

cải cách ruộng đất phần 3- RFA

21:34 |

Phần 3: Giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất

Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị phần đầu cuộc phỏng vấn của biên tập viên Nguyễn An với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng về các giai đoạn của cuộc Cải Cách Ruộng đất bắt đầu từ năm 1949. Nay xin gửi đến quý vị phần thứ hai của cuộc phỏng vấn, nói về giai đoạn 5 và cũng là giai đoạn cuối đầy máu và nước mắt của cuộc cải cách ruộng đất.
 
Hình ảnh một vụ đấu tố trong thời cải cách ruộng đất.
Ông Trần Gia Phụng hiện đang sinh sống tại Canada. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế khoa Sử địa và cử nhân giáo khoa Sử đại học Văn Khoa Huế năm 1965. Trong vòng 10 năm trở lại đây, ông đã xuất bản 14 đầu sách nghiên cứu về Sử, trong đó liên quan đến chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam có các cuốn, Án tích Cộng Sản Việt Nam xuất bản năm 2001 và Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh xuất bản năm 2003.
Trần Gia Phụng: Ngày 14 tháng 6 năm 1955, ông Hồ Chí Minh mới ký sắc luật về cải cách ruộng đất đợt 5, sắc luật ngày 14 tháng 6 năm 1955, tuy dựa trên căn bản của hai sắc lệnh năm 1953, nhưng mà họ còn có những hành động gắt gao hơn là thành lập cái ủy ban cải cách ruộng đất từ trung ương do Trường Chinh cầm đầu, rồi ở mỗi địa phương họ thành lập những đội cải cách ruộng đất, rồi họ thành lập tòa án nhân dân, thì cái giai đoạn này chính là thảm họa của nông dân Bắc Việt.
Tòa án nhân dân là cái công cụ để thanh lọc hàng ngũ nông thôn, truy xét tận gốc rễ lý lịch của tất cả cái thành phần nông thôn, và đồng thời tòa án nhân dân cũng là cái công cụ để tiêu diệt tất cả những thành phần lãnh đạo xã hội cũ.
Nguyễn An: Tất cả những thảm kịch đó xảy ra là trong đợt 5, thưa anh tại sao cuộc cải cách ruộng đất lại dừng lại năm 1956? Có phải là vì họ đã đạt dược mục đích không hay là bởi có quá nhiều lời kêu ca, có quá nhiều trường hợp oan ức cho nên họ phải dừng lại?
Trần Gia Phụng: Đây là một câu hỏi lý thú, lý thú là vì cái chỗ này này: Đứng trên quyền lợi dân tộc, đứng trên lập trường của đại đa số quần chúng Việt Nam, nghĩa là đứng trên lập trường của một người Việt Nam thì rõ ràng ai cũng thấy là CSVN sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhưng đứng trên quyền lợi của đảng CSVN, của thiểu số chóp bu trong đảng, họ không sai lầm. Đứng về phương diện chuyên môn nông nghiệp, cuộc cải cách ruộng đất không thúc đẩy được nông nghiệp phát triển, không thăng tiến được đời sống nông dân mà còn làm tan nát nền nông nghiệp cổ truyền ở ngoài Bắc và đưa mọi người vào cảnh nghèo đói.
Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của đảng CS thì họ đã thành công trong cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh và đảng CS phải chấm dứt cái đợt cải cách ruộng đất năm 1956 vì hai lẽ. Lẽ thứ nhất là vấn đề nội bộ Bắc Việt là cuộc cải cách ruộng đất đã đạt được những mục tiêu chính trị của họ. Cái mục tiêu chính trị của họ là gì?
Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ cái cái giới hào mục lãnh đạo hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó là lớp lãnh đạo mới là những đảng viên CS, cái mục tiêu chính trị nữa là họ chận đứng sự trà trộn của những điệp viên địch thủ trong dân chúng, họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn, họ thay thế bằng cái chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác xít.
Ngoài ra, cái liều lượng khủng bố của CS đối với nông dân trong cuộc cải cách ruộng đất đợt 5 đủ để khuất phục nông dân, đủ để làm cho nông dân khiếp sợ, làm cho họ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, sống luôn luôn trong sự sợ hãi tột cùng và ghép họ vào trong khuôn phép CS, ổn định một cách kiên cố hạ tầng cơ sở xã hội nông thôn miền Bắc. Nhưng nếu làm quá đi, đẩy họ đến cùng thì nông dân họ sẽ nổi dậy như vụ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An tức là quê hương của ông Hồ Chí Minh năm 1956 và ông Hồ Chí Minh phải điều động cả một sư đoàn tới đó mới dẹp yên.
CSVN đã đạt được cái mục đích là tiêu diệt cũng như là xóa sạch những cái thành phần “phản động” ở nông thôn, đưa nông dân vào hợp tác xã do nhà nước quản lý, lấy lại cái đất đai mà lâu nay đã cấp cho nông dân hoàn toàn làm chủ cái phương tiện sản xuất nông nghiệp, quản lý cái kho lúa gạo trên toàn miền Bắc, áp đặt và củng cố vững vàng cái chính sách chỉ huy nông nghiệp, thì ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta, đảng CS lúc đó có cái tên là đảng Lao Động ngưng cuộc cải cách ruộng đất để quay qua ổn định tình hình ở thành phố. Tôi nói như vậy đó là đứng trên phương diện nội bộ Bắc Việt.
Nguyễn An: : Anh vừa dùng chữ nội bộ Bắc Việt, như vậy thì yếu tố thứ hai chắc phải là từ bên ngoài vào?
Trần Gia Phụng: Dạ vâng, thứ hai là trên bình diện quốc tế, cái này mình phải chú ý, bởi vì phải đặt cái tình hình Việt Nam trong toàn bộ cái tình hình CS và toàn bộ tình hình thế giới. Trên cái tình hình quốc tế thì lúc đó ở tại Nga, nhà độc tài Stalin chết năm 1953, thì trong cuộc tranh giành quyền lực đấu đá với nhau, ông Khrushốp trồi lên và nắm được chính quyền, nắm được đảng CS và trong đại hội lần thứ 20 của đảng CS Liên Sô năm 1956 tại Moscow thì Khrushốp đã đọc một bài diễn văn nảy lửa kể hết tội lỗi độc tài, tàn ác, tôn sùng cá nhân của Stalin, cái bài diễn văn này làm cho cả thế giới kinh ngạc và ông Khrushốp hứa hẹn sẽ mềm dẻo hơn, sẽ sống chung hòa bình với các nước không đồng chế độ chính trị và ông hứa hẹn sẽ dân chủ hóa Liên Sô.
Sau khi vững vàng rồi, Khrushốp mới gởi đại diện đi các nước cộng sản, và riêng CSVN thì ông Mikoyan đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1956, ông giải thích chính sách mới của đại hội đảng 20 của Liên Sô và vì vậy mà CSVN không thể đi ngược lại đường lối mới của Liên Sô, cho nên nhân cái cuộc tổng kết cải cách ruộng đất đợt 5 vào tháng 7 năm 1956, ông Hồ vì những cái lý do trong nước và ngoài nước thì ông Hồ cho ngưng cái cuộc cải cách ruộng đất và bắt đầu chương trình sửa sai và ông đổ trách nhiệm cho những người thừa hành mà người gần ông nhất là ông Trường Chinh, nên ông cách chức ông Trường Chinh, cất chức nhưng sau rồi ông Trường Chinh cũng ra lại và rồi cất chức những nhân vật khác như là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng và các nhân vật này sau cũng được trọng dụng trở lại hết, rồi bồi thường thiệt hại và xét lại một cách tượng trưng cho vài trường hợp quá đáng mà thôi.
 
Xem thêm…

Sửa đổi tật xấu người Việt ngay từ giáo dục gia đình

16:19 |

Đa số ý kiến cho rằng việc sửa đổi tật xấu người Việt phụ thuộc vào công cuộc cải cách giáo dục ở nhà trường. Tôi nghĩ, cải cách giáo dục từ gia đình mới đóng vai trò quyết định.
 
Nhiều người xả rác bừa bãi sau khi dự lễ ở chùa Phúc Khánh (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thắng
Tôi cho rằng tất cả những tật xấu bị phê phán trong thời gian gần đây của người Việt đều có thể sửa đổi bằng giáo dục. Thực trạng đạo đức người Việt xuống cấp hiện nay minh chứng sự tồn tại nhiều vấn đề trong việc giáo dục con trẻ của chúng ta. Đa số ý kiến cho rằng việc sửa đổi tật xấu người Việt phụ thuộc vào công cuộc cải cách giáo dục ở nhà trường. Tôi nghĩ, cải cách giáo dục từ gia đình mới đóng vai trò quyết định. Vì cha mẹ là những người gần gũi nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành phát triển nhân cách đạo đức của con trẻ.
Ăn cắp, vô trách nhiệm và vô kỷ luật là 3 nhóm tật xấu lớn nhất của người Việt liên tục được phản ánh trên truyền thông gần đây. Để sửa đổi những tật xấu này cho các thế hệ tương lai, các bậc làm cha mẹ trước hết cần xem xét thay đổi bản thân, thay đổi từng hành động nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày, qua đó dạy con bằng việc làm gương của mình.
Thói xấu ăn cắp
Không cha mẹ nào dạy con mình ăn cắp. Vậy tại sao người Việt lại nổi tiếng xấu xí trong mắt người dân nhiều nước bởi tật ăn cắp? Chỉ nói cho con biết ăn cắp là xấu là chưa đủ, cha mẹ cần tuyệt đối không ăn cắp. Dù bạn có con nhỏ, hãy luôn đến cơ quan đúng giờ và về nhà sau khi đã kết thúc giờ làm việc. Đừng vì có con nhỏ mà tự cho mình quyền thỏa hiệp với giờ của tổ chức. Hãy dạy cho con ngay từ đầu rằng thời gian làm việc là của cơ quan, và cha mẹ không thể ăn cắp thời gian của cơ quan để đón con đúng giờ con tan trường được. Đó sẽ là bài học “không ăn cắp” ý nghĩa nhất. Dù được đón trễ và phải đợi ở trường lâu hơn một chút, con trẻ sẽ học và luôn ghi nhớ bài học không bao giờ ăn cắp những gì không phải là của mình, dù là nhỏ nhất.
Khi đưa con đi chơi và ăn uống, hãy nói không với những hàng quán không có nơi đậu xe. Hãy chọn một quán ăn không phải nơi con thích nhất nhưng có sân đậu xe thay vì một quán ăn ngon nhất nhưng lại lấn chiếm vỉa hè. Hãy dạy cho trẻ hiểu vỉa hè là của người đi bộ, và cha mẹ không thể ăn cắp vỉa hè của người đi bộ chỉ để con vào ăn quán con thích nhất được.
Trong một sự kiện giới thiệu sản phẩm mới của công ty, cô đồng nghiệp người Mỹ của tôi đã dứt khoát không cho đứa con 5 tuổi của mình lấy một món quà lưu niệm nào trong buổi lễ. Cháu bé ngoan ngoãn nghe lời sau khi được dạy rằng quà lưu niệm chỉ dành cho những khách hàng tiềm năng của công ty, không dành cho nhân viên trong công ty và con cái của họ.
Thói vô trách nhiệm
Trách nhiệm chăm con là của cha mẹ, không phải của ông bà. Nếu bạn có con nhỏ, chỉ nên để ông bà giúp đỡ tối đa đến lúc bé tròn một tuổi. Sau một tuổi, bé đã có thể đi nhà trẻ. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, hãy thuê người giúp việc. Thời gian của ông bà là dành cho nghỉ ngơi thư giãn và đi du lịch. Đó cũng sẽ là bài học trách nhiệm đầu tiên mà con bạn ngay từ rất nhỏ có thể học được từ bạn.
Ăn uống là bản năng sinh tồn căn bản nhất của mọi loài động vật. Quan trọng hơn, đó là trách nhiệm của trẻ cần phải chủ động ăn uống để duy trì sự sinh tồn của chính mình, chứ không phải là trách nhiệm của cha mẹ. Nếu con bạn biếng ăn hãy cứ để con bỏ bữa. Đến lúc đói, chắc chắn trẻ sẽ tự đi tìm thức ăn. Đừng thúc ép hoặc năn nỉ chiêu dụ trẻ ăn nếu bạn muốn dạy trẻ bài học trách nhiệm đối với bản thân căn bản nhất mà trẻ cần học ngay từ khi còn rất nhỏ.
Đa số con cái của những người bạn nước ngoài tôi biết và làm việc chung đều rất gầy còm khi còn bé. Dù không bị ép ăn, không bụ bẫm tròn trịa như trẻ Việt cùng lứa, các cháu vẫn khỏe mạnh, thông minh, năng động và quan trọng là rất biết vâng lời cha mẹ.
Thói vô kỷ luật
Chắc chắn đứa trẻ nào cũng được dạy phải dừng xe khi đèn đỏ. Nhưng có mấy bậc cha mẹ dừng lại khi gặp đèn đỏ vào buổi sáng sớm hoặc tối khuya. Trong một xã hội thượng tôn pháp luật, người ta luôn dừng lại khi gặp đèn đỏ, dù là ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Vì nếu không dừng lại, chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngay lúc tối khuya đó một người khác cũng đang chạy qua giao lộ khi phía họ là đèn xanh? Hãy tuyệt đối chấp hành pháp luật để dạy con biết tôn trọng pháp luật.
Khi đi thang cuốn trong siêu thị hoặc trung tâm mua sắm, dù là cả nhà cùng đi hãy luôn đứng theo hàng một, hãy để bé đứng trên, trước và sau đó lần lượt là cha mẹ. Hãy dạy cho con bạn rằng việc đứng một bên thang cuốn là để dành đường cho những người khác gấp việc hơn hoặc cần đi nhanh hơn. Bằng hành động này, bạn sẽ dạy con ý thức giữ gìn trật tự và kỷ luật nơi công cộng.
Những việc làm trên có thể được cho là cứng nhắc, giáo điều. Nhưng nếu mỗi người Việt chúng ta đều thực hiện, chắc chắn ở châu Á không chỉ mỗi dân tộc Nhật mới được ngưỡng mộ về một lối sống văn minh trật tự và kỷ luật. Vẫn còn nhiều hành động rất nhỏ trong cuộc sống cần các bậc cha mẹ xét lại và thay đổi cách hành xử, để con trẻ nhìn vào và noi theo. Và trong một tương lai gần, chúng ta có thể nhìn vào thế hệ người Việt mới và tự hào về những thay đổi mình đã làm trong hôm nay.
Nguyễn Hữu Lộc (*)
(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người dân tại TP.HCM
Xem thêm…

Cảnh sát giải tán biểu tình ở Hong Kong

16:14 |

Cảnh sát giải tán biểu tình ở Hong Kong


Cảnh sát Hong Kong đã sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình ủng hộ dân chủ bên ngoài tòa nhà chính của chính quyền, sau một tuần căng thẳng leo thang.
Những người biểu tình cố gắng vượt qua rào chắn của cảnh sát mà trước đó họ từng bị đẩy lui bởi bình xịt hơi cay.
Những người biểu tình muốn chính phủ Trung Quốc gỡ bỏ các quy định cản trở để cho phép họ được lựa chọn lãnh đạo Hong Kong trong cuộc bầu cử vào năm 2017.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, ông Lương Chấn Anh, nói các cuộc biểu tình phản đối là "bất hợp pháp" và rằng các cuộc bầu cử sẽ diễn ra theo kế hoạch.
Trong tuyên bố công khai đầu tiên của mình kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu, ông Lương cũng nói thêm rằng việc tham khảo ý kiến sẽ tiếp diễn.
Ông Lương nói ông và chính quyền Hong Kong đã đang "chăm chú lắng nghe các thành viên của công chúng".
Thế nhưng ông cũng nói, các hành động "kiên quyết" sẽ được thực thi đối với việc "biểu tình bất hợp pháp".

‘Hỗn loạn'

Những người biểu tình đã chặn một tuyến đường đông người qua lại vào ngày Chủ Nhật và đã xảy ra đụng độ với cảnh sát trong lúc họ cố gắng hòa vào cuộc biểu tình ngồi ở bên ngoài trụ sở chính phủ.
Cảnh sát sử dụng bình xịt hơi cay để đẩy lùi những người biểu tình mà nhiều người trong số đó tự bảo vệ bằng ô, dù và mặt nạ.
Vào lúc chiều tối, cảnh sát bắt đầu xịt hơi cay vào đám đông và cố giải tán đám người biểu tình.
Phóng viên Juliana Liu của BBC tại Hong Kong mô tả tình hình trên các đường phố xung quanh khu nhà trụ sở chính của phủ chính là “hỗn loạn”.
Mặc dù bình xịt hơi cay và xịt tiêu được sử dụng, theo phóng viên của chúng tôi, đám đông lớn hàng ngàn người có vẻ đã không suy suyển hay giải tán mà trái lại đã cùng nhau di chuyển về hướng một công viên liền kề khu trụ sở chính phủ.
Hàng ngàn người đã tham gia biểu tình ngồi bên ngoài trụ sở chính phủ vào cuối tuần này, củng cố thêm cho cuộc biểu tình đã kéo dài một tuần, vốn nổ ra sau khi học sinh, sinh viên Hong Kong kêu gọi cải cách dân chủ.

'Không chịu đầu hàng'

Những người biểu tình đã tự trang bị mặt nạ, dù, đeo kính để đối lại hơi cay của cảnh sát.

 

Vào tối thứ bảy, lãnh đạo phong trào Chiếm khu Trung tâm (Occupy Central), một phong trào phản đối, đưa ra một kế hoạch hành động để kết hợp sự kiện này với biểu tình ngồi của sinh viên bên ngoài tòa nhà chính phủ trung ương.
Một tuyên bố của phong trào nói ông Lương Chấn An đã "thất bại về cải cách chính trị".
Những người biểu tình cũng kêu gọi có thêm các cuộc đàm phán, nhưng hiện vẫn chưa rõ cụ thể ra sao.
Trong lúc đó có vẻ như việc ông Lương nhắc tới thêm tham vấn ý kiến đã được xem là một nhìn nhận trước các yêu sách của nhóm biểu tình.
Faith Kwek, một sinh viên biểu tình 19 tuổi, nói ông Lương chỉ "nói suông".
"Tôi không nghĩ bản thân tôi hay bất cứ người biểu tình nào sẽ thôi phản đối chừng nào chúng tôi còn chưa thấy có những tiến bộ lớn hơn trong cách thức hành động của ông ta.
“Chúng tôi không muốn đất nước của chúng tôi đầu hàng Trung Quốc."
Xem thêm…

Copyright ©THT - Được biên soạn và sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau - Ghi rõ nguồn:quatangsusong.blogspot.com/ - Khi phát hành thông tin trên trang này
Gx Đaminh | Namkna | Trung Tâm Học Vấn Đaminh | Kho tài liệu hay |