Tư tưởng dân chủ của dân Hong Kong không dễ gì bứng nhổ*
Mạnh Kim
Hơn 12.000 sinh viên Hong Kong (trong hơn 78.000 sinh viên thuộc 7
đại học và hơn 10 cao đẳng) đã bắt đầu cuộc biểu tình bãi khóa vào thứ
hai 22-9-2014, thách thức mối đe dọa từ họng súng xe tăng Bắc Kinh. Học
sinh trung học cũng chuẩn bị bãi khóa. 17 năm kể từ khi Hong Kong được
trả cho Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn không thể “nắm đầu” được dân Hong Kong.
Đây vẫn là thành phố khó nuốt nhất đối với Hoa lục.
Một khảo sát mới đây cho biết, đến nay, chỉ có 31% người nhận mình là “người
Trung Quốc”, trong khi có đến 67% gọi họ là “người Hong Kong”. Một khảo
sát của Đại học Trung Quốc Hong Kong (“Hương Cảng Trung Văn Đại học”)
cho thấy, có 54% ý kiến nói rằng Hội đồng lập pháp Hong Kong nên phủ
quyết kế hoạch “Bắc Kinh hóa” chính trị Hong Kong trong mùa bầu cử 2017.
Tỉ lệ trên thậm chí ở mức 76% ở nhóm đối tượng 15-24 tuổi! Với dân Hong
Kong, di sản dân chủ thừa hưởng từ “thực dân Anh” vẫn in đậm trong đời
sống chính trị họ. Mô hình chính trị và lối dàn xếp quyền lực chính trị
theo văn hóa chính trị Maoism, với họ, là không ngửi được.
Nhắc lại một chi tiết nữa để minh họa rõ hơn: hạ tuần tháng 6-2014 (từ
ngày 22 đến 29), những người ủng hộ dân chủ Hong Kong đã tổ chức chiến
dịch trưng cầu ý kiến về cuộc bầu cử “mở” trong tương lai chứ không phải
bầu cử giả hiệu với ứng cử viên được chỉ định từ Bắc Kinh. Nhóm tổ chức
hy vọng có thể nhận được 300.000 ý kiến ủng hộ trực tuyến. Kết quả: đã
có 787.767 lượt bày tỏ ủng hộ, dù vài lần website bị hacker đánh sập!
Kết quả trên chỉ tượng trưng và không có giá trị chính thức nhưng qua đó
cũng thấy rõ tư tưởng dân chủ của dân Hong Kong không dễ gì bứng nhổ.
Nó bám rễ trong đời sống dân chúng, trong sách báo, trong giáo dục,
trong sinh hoạt… vốn định hình trong suốt thời gian dài từ trước 1997.
Việc Hong Kong vẫn là thương cảng tiếp nhận mọi làn gió giao thoa thời toàn cầu chứ không bị giới hạn tiếp xúc như nhiều thành phố lớn Hoa lục đã khiến Hong Kong là mảnh đất đặc sệt chất văn hóa phương Tây, đậm nét nhất so với mọi thành phố khác của Trung Quốc, kể cả Thượng Hải. Đó là lý do Hong Kong vẫn duy trì được tinh thần dân chủ, bất luận có “bàn tay đen” của cựu thứ trưởng quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz dính vào hay không – như lối đổ thừa quen thuộc của Trung Quốc loan ra từ cái mồm hôi Global Times. Không cần ai giật dây, 180.000 người Hong Kong vẫn tập trung tại công viên Victoria ngày 4-6-2014 để tưởng nhớ sự kiện thảm sát Thiên An Môn!
Làn sóng đòi hỏi dân chủ của người Hong Kong sẽ kéo dài bao lâu, trong khi song song đó, sự “cài cắm” của bàn tay tình báo Trung Quốc bắt đầu có kết quả, với sự hình thành cái gọi là “thành phần ủng hộ Bắc Kinh”? Khó có thể nói. Có một điều chắc chắn, dù mai này, người Hong Kong rồi có thể khuất phục bởi khẩu súng Bắc Kinh dí sát màng tang, thì trong đầu họ, dân chủ hay ước mơ dân chủ vĩnh viễn không thể xóa được. Mùi vị dân chủ mà họ đã nếm qua, không giống thứ dân chủ giả cầy mà dân Hoa lục được “hưởng”, sẽ không bao giờ biến mất khỏi tâm khảm họ.
Việc Hong Kong vẫn là thương cảng tiếp nhận mọi làn gió giao thoa thời toàn cầu chứ không bị giới hạn tiếp xúc như nhiều thành phố lớn Hoa lục đã khiến Hong Kong là mảnh đất đặc sệt chất văn hóa phương Tây, đậm nét nhất so với mọi thành phố khác của Trung Quốc, kể cả Thượng Hải. Đó là lý do Hong Kong vẫn duy trì được tinh thần dân chủ, bất luận có “bàn tay đen” của cựu thứ trưởng quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz dính vào hay không – như lối đổ thừa quen thuộc của Trung Quốc loan ra từ cái mồm hôi Global Times. Không cần ai giật dây, 180.000 người Hong Kong vẫn tập trung tại công viên Victoria ngày 4-6-2014 để tưởng nhớ sự kiện thảm sát Thiên An Môn!
Làn sóng đòi hỏi dân chủ của người Hong Kong sẽ kéo dài bao lâu, trong khi song song đó, sự “cài cắm” của bàn tay tình báo Trung Quốc bắt đầu có kết quả, với sự hình thành cái gọi là “thành phần ủng hộ Bắc Kinh”? Khó có thể nói. Có một điều chắc chắn, dù mai này, người Hong Kong rồi có thể khuất phục bởi khẩu súng Bắc Kinh dí sát màng tang, thì trong đầu họ, dân chủ hay ước mơ dân chủ vĩnh viễn không thể xóa được. Mùi vị dân chủ mà họ đã nếm qua, không giống thứ dân chủ giả cầy mà dân Hoa lục được “hưởng”, sẽ không bao giờ biến mất khỏi tâm khảm họ.
----------
*Tựa bài do TMSS đặt - lấy từ một câu trong bài viết của Mạnh Kim
0 Nhận xét