Ông Trần Gia Phụng đã tốt nghiệp khoa sử địa đại học sư phạm Huế và
cử nhân giáo khoa Sử đại học Văn khoa Huế năm 1965. Trong vòng 10 năm
trở lại đây, ông đã xuất bản 14 đầu sách nghiên cứu về Sử, trong đó liên
quan đến chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam có các cuốn, Án tích Cộng Sản
Việt Nam xuất bản năm 2001 và Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh xuất bản
năm 2003.
|
Hình bìa cuốn sách "Án tích Cộng Sản Việt Nam" của nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng. |
Nguyễn An: Trước hết, xin anh cho biết bối cảnh và mục đích của cuộc cải cách ruộng đất.
Trần Gia Phụng: Muốn nói đến bối cảnh và mục đích của cuộc
cải cách ruộng đất thì có lẽ chúng ta phải bắt đầu từ đầu. Tức là bắt
đầu từ cuộc chiến tranh 46-54. Cuộc chiến tranh này có thể chia ra làm
hai giai đoạn: từ 46-49 và từ 49-54.
Năm 1949 là năm cần phải chú ý, thưa anh, là vì năm này có hai sự
kiện quan trọng. Sự kiện thứ nhất là chính phủ Bảo Đại ra đời sau hiệp
định Élysée năm 1949. Thứ hai là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được
thành lập vào 1/10/1949. Khi chính phủ Bảo Đại được thành lập, nhiều
người rời bỏ chiến khu để về thành thị sinh sống theo chính phủ Bảo Đại.
Ngoài hậu quả chính trị, thì việc trở về thành thị làm cho Việt Minh
mất đi nguồn nhân lực, nhất là thiếu thanh thiếu niên để đưa vào bộ đội.
Còn về phía Trung Hoa, khi mà Đảng CS lên cầm quyền ở Trung Hoa thành
lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thì Trung Hoa viện trợ cho Việt
Minh vũ khí và vừa cả nhân sự nữa. Cho nên Việt Minh chuyển từ du kích
chiến qua vận động chiến mở những trận đánh lớn chống Pháp. Thành ra,
năm 1949 mà mốc giới quan trọng trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài ra, nếu tính từ năm 1946 chiến tranh đã xảy ra cho đến năm 1949
(chiến tranh đã xảy ra 3 năm) thì dân chúng tản cư từ vùng này sang
vùng khác, hoặc là bỏ vùng quê ra thành thị sinh sống nên có nhiều đất
đai bỏ hoang, không canh tá. Vì vậy mà Việt Minh mở cuộc cải cách ruộng
đất để giải quyết hai nhu cầu trên của họ.
Nguyễn An: Thưa, nhu cầu thứ nhất là thiếu người, và nhu cầu thứ hai là...
Trần Gia Phụng: Lương thực cho bộ đội.
Nguyễn An: Thế như vậy cuộc cải cách ruộng đất như anh vừa nói thì có thể coi như bắt đầu từ năm 1949?
Trần Gia Phụng: Dạ vâng!
Nguyễn An: Và nó kéo dài đến năm 1956, như vậy nó qua bao nhiêu giai đoạn?
Trần Gia Phụng: Thưa anh, nó qua tất cả là 5 giai đoạn.
Nguyễn An: Thưa, là những giai đoạn nào?
Trần Gia Phụng: 5 giai đoạn này bắt đầu là nó được đánh dấu
bằng sắc lệnh cải cách ruộng đất. Thứ nhất là từ năm 1949, năm này để
khuyến khích nông dân ra sức cày bừa thì nhà cầm quyền Việt Minh ra sắc
lệnh để thành lập hội đồng giảm tô. Họ ấn định rằng các chủ đất phải
giảm tối thiểu và đồng bộ tiền thuê đất (tô tức là tiền thuê đất) cho tá
điền (tức là nông dân cày ruộng). Có nơi giảm đến 35% tiền thuê đất.
Sau đó, thông tư liên bộ của năm 1949 đưa ra nguyên tắc chủ yếu về
phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này họ tịch
thu được từ điền chủ của người Pháp, từ điền chủ là những người mà Việt
Minh gọi là Việt gian, tức là những người mà Việt Minh kết tội thông
Pháp hoặc là những người không cộng tác với Việt Minh.
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Nguyễn An: Thưa, giai đoạn này kéo dài bao lâu ạ?
Trần Gia Phụng: Thưa, giai đoạn này cũng chỉ trong năm 1949
thôi! Bởi vì trong năm 1950 đã thay đổi. Sắc lệnh ngày 12 tháng 2 năm
1950 tổng động viên toàn bộ nguồn nhân lực (tức là người), vật lực (gia
súc và nông cụ) và tài lực (tức là tiền bạc) cho tổ quốc.
Trong năm 1950 này, xuất hiện cùng một lúc 2 sắc lệnh, cùng một ngày
nữa. Sắc lệnh thứ nhất là xoá bỏ tất cả các hợp đồng vay nợ giữa tá điền
và điền chủ ký kết trước năm 1945 và xoá bỏ các hợp đồng ký sau năm
1945 nếu con nợ đã trả đủ 100%
Nguyễn An: Như vậy, cả lãi lẫn vốn đã trả rồi mà bằng cái số vốn vay ban đầu thì xoá luôn?
Trần Gia Phụng: Dạ, xoá luôn! Cùng sắc lệnh thứ hai đó là
quốc hữu hoá tất cả những đất đai bỏ hoang trong 5 năm liên tục, thì sẽ
những đất đai này lấy và chia lại cho nông dân. Nhưng mà ngang đây, tức
là năm 1950 thì nó có những sự kiện quan trọng mà cái quan trọng nhất là
ông Hồ Chí Minh qua thăm Bắc Kinh tháng 1/1950 rồi qua thăm Mạc Tư
Khoa.
Trong cuộc gặp gỡ tại Mạc Tư Khoa giữa ông Hồ và Stalin, thì Stalin
thúc bách ông Hồ thực hiện 2 việc: việc thứ nhất là ông Hồ phải tái công
khai Đảng CS, và việc thứ hai là ông Hồ phải đẩy mạnh cuộc cải cách
ruộng đất theo đường lối CS. Để chuẩn bị cho việc cải cách ruộng đất thì
ông Hồ mở phong trào chỉnh huấn theo đường lối của CS Trung Hoa
Nguyễn An: Và sau chuyến đi của ông Hồ thì bắt đầu cho giai đoạn 3 chăng?
Trần Gia Phụng: Dạ vâng! Thì sau đó chuẩn bị bắt đầu cho giai
đoạn 3. Trước giai đoạn 3, ông Hồ đã cử phái đoàn sang Trung Họa để
học khoá học về chủ nghĩa Mac-LeNin ở Bắc Kinh. Nhưng thật sự ra đó là
học về phương thức cải cách ruộng đất theo đường lối của Trung Cộng. Và
phái đoàn này trở về thì đượcĐảng CS tổ chức gởi thí điểm tất cả các nơi
ở Bắc và Bắc Trung Việt; còn ở trong Nam cũng có nhưng mà ở những miền
sâu, còn những miền bán Bình Nguyên là những miền đồng bằng gần với các
tỉnh thì ít thấy xuất hiện.
Nguyễn An: Thưa, như vậy thì giai đoạn 3 kéo dài bao lâu và đặc điểm của nó là gì?
Trần Gia Phụng: Nó bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20 tháng 4
năm1953 đăng trên công báo của Việt Minh. Đặc điểm của nó là ngoài luật
lệ thêm vào thì luật mới là quyết định tịch thu tất cả tài sản của đế
quốc Pháp, của Việt gian, của địa chủ ác ôn. Và nó có một đặc điểm nữa
đó là giai đoạn 3 này bắt đầu thành lập uỷ ban Nông Nghiệp các cấp.
Ủy ban Nông Nghiệp trung ương do thủ tướng đứng đầu, và ở các thành
phố đến cấp xã cũng có uỷ ban Nông Nghiêp Và bắt đầu thấy xuất hiện
những cuộc đấu tố. Nhưng mà khi đó bắt đầu sửa soạn hội nghị Geneva, cho
nên Việt Minh nhẹ tay để tránh làm xôn xao dư luận.
Thế còn qua giai đoạn 4 là nó bắt đầu quy định toà án nhân dân để xét
xử những thành phần chống lại cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng mà giai
đoạn 4 mới tiến hành thì xảy ra hiệp định Geneva. Tuy có toà án nhân dân
nhưng chưa xảy ra vụ đấu tố rùng rợn như sau năm 1954.
0 Nhận xét