Lại lo rủi ro tài chính của bauxite Tây Nguyên
(Doanh nghiệp)
- TKV vừa hoàn thành việc vay 300 triệu
USD cho Nhà máy alumin Nhân Cơ, sau khi đã giải ngân xong 300 triệu USD
vốn vay cho Nhà máy alumin Tân Rai.
- Bauxite Tây Nguyên làm theo đúng quy định thì...lỗ to!
- Bauxite Tây Nguyên: Lý lẽ nhận ưu đãi của Bộ Công thương
Thông tin trên được ông
Nguyễn văn Biên - phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng
sản VN (TKV) đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1-2014.
Việc
vay thêm 300 triệu USD cho Nhà máy alumin Nhân Cơ giữa lúc các dự án
đang lỗ nặng, tiếp tục tăng gánh nặng cho TKV đồng thời tăng thêm mối lo
về rủi ro tài chính của dự án bauxite này.
Vốn đầu tư hầu hết là vốn vay
Vinacomin
dự kiến năm 2014, với công suất được nâng lên là 585.000 tấn, bauxite
Tân Rai sẽ lỗ khoảng 176 tỷ đồng. Năm 2015, số lỗ được dự báo sẽ giảm
đáng kế với con số là 25 tỷ đồng. Kể từ năm 2016 trở đi, Tập đoàn này
cho biết mới bắt đầu có lãi, nhưng con số "khởi điểm" rất khiêm tốn:
9,3 tỷ đồng.
Nếu như dự án Tân Rai được dự báo lỗ 3
năm đầu thì với dự án bauxite Nhân Cơ, ít nhất sẽ lỗ từ 5-7 năm. Cùng
đó, số lỗ của Nhân Cơ "gặt hái" về còn khủng hơn nhiều, thậm chí, gấp
đối số lỗ của dự án Tân Rai.
Cụ thể, năm 2015, bauxite Nhân Cơ dự kiến sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng. Năm 2016, khoản lợi nhuận âm này giảm một chút còn 563 tỷ đồng.
Năm
2017, dự án trên tiếp tục lỗ 589 tỷ đồng. Các năm sau, năm 2018: âm 478
tỷ đồng, năm 2019: âm 389 tỷ đồng và năm 2020, hiệu quả kinh doanh
bauxite được 'ấn định" con số âm 237 tỷ đồng.
Tiền đầu tư cho hai dự án bauxite Nhân Cơ, Tân Rai hầu hết là vốn vay
Tổng
hợp lại, 3 năm đầu, dự án bauxite Tân Rai sẽ lỗ tới gần 500 tỷ đồng. Từ
năm 2016 đến năm 2020, dự án này được tin tưởng sẽ lãi 870 tỷ đồng.
Trong
khi đó, ở dự án bauxite Nhân Cơ, 6 năm liên tiếp lỗ với tổng số lỗ lên
tới 2.900 tỷ đồng. Chỉ 2 năm đầu, lỗ của dự án Nhân Cơ đã nuốt gọn số
lãi của Tân Rai. Và tính bù trừ 2 dự án này, đến năm 2020, hiệu quả sản
xuất, kinh doanh bauxite mang lại cho Vinacomin chỉ là con số âm 2.000
tỷ đồng.
Nếu so với công bố của lãnh đạo Vinacomin hồi giữa năm ngoái, các mức lỗ bauxite đã tiếp tục tăng thêm ít nhất là 400 tỷ đồng.
Lỗ
thế nhưng hai dự án bauxite trên vẫn được chủ đầu tư tăng vốn bổ sung
tới hơn 8.200 tỷ đồng. Tháng 10/2013, dự án Tân Rai đã được Vinacomin
phê duyệt điều chỉnh vốn lên 3.980 tỷ đồng, tăng 35,37%, đẩy tổng mức
đầu tư lên con số 15.414 tỷ đồng.
Tháng 2 vừa qua,
dự án Nhân Cơ cũng nối đuôi tiếp tục tăng thêm 4.318 tỷ đồng so với lúc
được phê duyệt tháng 2/2010. Như vậy, tổng mức đầu tư của dự án bauxite
thứ hai này tăng 37,99%, chốt con số 16.822 tỷ đồng.
Trong
khi đó, vốn đầu tư các dự án trên hầu hết là vốn vay vì vậy Vinacomin
vừa phải nợ trả hàng chục triệu USD mỗi năm, trong đó, có 600 triệu USD
vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh.
Rủi ro tài chính rất cao
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Trần Du Lịch nhận định: “Tính rủi ro tài chính của hai dự án này rất cao”.
Theo
ông Lịch, con số 600 triệu USD của TKV vay nước ngoài phục vụ đầu tư dự
án do Chính phủ bảo lãnh, số tiền này đã thuộc nợ công chứ không chỉ
thuộc phạm vi của dự án hay của TKV.
Bộ Công Thương
khẳng định TKV đã có kế hoạch trả nợ khoản vay này, nhưng như băn khoăn
của Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, ông Lê Nam, việc trả
nợ có thể bảo đảm theo kế hoạch không khi mà doanh nghiệp hiện vẫn đang
bị lỗ và dự kiến sẽ còn bị lỗ trong 5 - 7 năm nữa?
Phó
chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng cũng đề nghị, cần phải xem xét,
đánh giá thật cẩn trọng hệ lụy nợ đối với hai dự án này.
Dây chuyền hoạt động ở dự án Tân Rai |
Mối
lo còn tăng lên gấp nhiều lần khi TKV vừa tăng tổng mức đầu tư hai dự
án lên 35%, khiến tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại
càng bất tương xứng.
Trước đó, vào hồi tháng
5/2013, trước câu hỏi, dự án Nhân Cơ đã đầu tư trên 6.000 tỷ đồng và đã
dừng cảng Kê Gà, quãng đường vận chuyển đến cảng Gò Đậu mất trên 260 km
dẫn đến sản phẩm mất tính cạnh tranh, Vinacomin có tính đến dừng dự án
này không, TS Nguyễn Tiến Chỉnh, Trưởng ban Khoa học công nghệ và chiến
lược phát triển (Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam -
Vinacomin) cho biết, tập đoàn không dám dừng dự án alumin Nhân Cơ vì
"nếu dừng chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn".
Trong
khi đó, theo tính toán của TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý
các dự án than đồng bằng sông Hồng (Vinacomin) với thuế xuất khẩu bằng
0, bình quân 1 tấn alumin xuất khẩu, ngân sách thất thu gần 47,4 USD/tấn
tương đương mỗi năm người đóng thuế phải gánh cho cả 2 dự án gần 60
triệu USD/năm (để dự án có hiệu quả như Vinacomin tính toán).
Vật nài xin ưu đãi đủ thứ
Hồi
đầu năm 2014, Tập đoàn Vinacomin cho biết, Bộ Công Thương - cơ quan
quản lý chuyên ngành đã đồng tình, ủng hộ đề xuất giảm 10 lần phí môi
trường cho khai thác bauxite. Hôm 27/11/2013, Bộ Công Thương đã gửi công
văn sang Bộ Tài chính để “xin hộ” cho Vinacomin.
Cụ
thể, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Tài chính cần trình Chính phủ giảm
mức phí môi trường đối với khai thác bauxite từ mức 30.000- 50.000
đồng/tấn xuống mức 4.000 đồng/tấn. Mức này bằng 10% giá thành 1 tấn
bauxite nguyên khai.
Theo so sánh của Bộ này, mức
phí hiện hành gấp 25-30 lần mức phí môi trường trong khai thác đất để
xây dựng, gần bằng giá thành khai thác một tấn bauxite nguyên khai.
Trong khi đó, phí môi trường đối với khai thác than cũng chỉ bằng 1% giá
thành than.
Bộ Công Thương khẳng định, tác động
nhạy cảm tới môi trường mà dư luận quan tâm là bùn đỏ thuộc khâu chế
biến bauxite. Khi xây dựng nhà máy, dự án đã phải đầu tư rất lớn cho
việc xử lý bùn đỏ, cùng đó, còn có sự giám sát của các cơ quan chức
năng.
Mặc dù có bảo lãnh của Bộ chuyên ngành, song
Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên quan điểm, có công văn ngay sau đó, hôm
10/12/2013, yêu cầu Vinacomin chấp hành đúng quy định hiện hành.
Đây cũng là lần thứ hai liên tiếp, Bộ Tài chính khước từ đề nghị xin giảm phí môi trường của Tập đoàn Vinacomin.
Tuần
cuối cùng của năm 2013, Vinacomin đã tiếp tục gửi công văn “kêu lên”
Thủ tướng, giãi bày lại hành trình xin giảm thuế phí và đề nghị Thủ
tướng có chỉ đạo các bộ giải quyết.
Mặc dù vậy, tại
cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào ngày 7/4, trả lời câu hỏi của báo
Đất Việt, ong Bùi Quang Chuyện - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ
Công thương cho biết, Bộ Công thương với trách nhiệm của mình, không
tăng ưu đãi để giảm lỗ cho các dự án.
Hà Anh
0 Nhận xét