LỤC TỰ KHÍ CÔNG
Thay cho lời nói đầu :
“…126 hơi thở, thời khắc đặng có bao nhiêu, so với thời gian đằng đẵng của một đời người. 126 hơi thở, thời gian chỉ để di dời năm bảy bước chân, ngoảnh đầu qua lại mấy lần đã hết, thế mà công năng thần diệu vô cùng, trong thì đẩy lui bá bệnh, ngoài thì hóa hợp với thiên nhiên, tâm tư thảnh thơi như trăng thanh gió thoảng, thân thể vững bền như núi như sông.Thế mà người đời nay cứ say mê tửu sắc, hoang phí thời gian vào chuyện hưởng lạc của đời thường, chỉ có 126 hơi thở cũng không chịu bỏ công ra mà dụng tập, để cho Âm – Dương rối loạn, khí lực của châu thân hư hao cạn kiệt, bệnh tật nảy sinh thống khổ vô cùng. Các con dấn thân vào y nghiệp, mang danh làm bậc Từ-mẫu của thiên hạ, nên lấy Y-đức làm trọng, mà muốn lấy Y-đức làm trọng thì việc đầu tiên là khuyên nhủ người người nhắc nhở con bệnh cố gắng rèn luyện dưỡng sinh, bồi bổ chính khí, đó là căn cơ cho việc bảo vệ sức khỏe. Được vậy mới thực trọn tình người Mẹ, chứ để người ta tìm đến khi đã nhuốm bệnh, lúc đó mới trổ tài ra toa, thảo phương, rồi công rồi phạt, rồi bồi bổ, rồi cố sáp…Chỉ cần một sai lầm nhỏ trong Vọng, Văn,Vấn, Thiết, một tý sơ suất trong Quân-thần-tá-sứ, Chánh-Phản, Vi-Tà… thì có khác chi là hành nghề bá đạo trong Y-thuật. Nếu như quần sinh chưa tin tưởng vào diệu pháp nơi việc luyện tập Lục tự khí công, bởi do công pháp quá đơn giản, thời gian dụng pháp ngắn ngủi mà hiệu năng thần hóa đến khó tin thì đó là cái lỗi của Y-sư chưa đủ Y-đức cảm hóa người khác vậy. Lúc ấy phải tàng trữ lấy Chân nguyên, thâu nhiếp lấy tinh lực từ việc luyện tập Lục tự quyết mà cứu trị cho người ta, ngoài việc bồi dưỡng Y-lực, còn phải tích lấy Y-đức, củng cố Danh phận, từ đó lấy thân phận của Danh-y độ trí cho quần sinh hiểu rằng : Tự mình rèn luyện dưỡng sinh, nâng cao chính khí cho cơ thể, tất thì Vinh - Vệ cường tráng, Tạng- Phủ điều hòa, ngoài thì chẳng sợ tà khí hung hiểm, trong thì không lo nội thương quấy nhiễu.Lúc gặp chuyện bất thường, nội khí bấy lâu đã được tu dưỡng tự động điều tiết, cân bằng thì bệnh tật còn có cơ hội nào mà hoành phát, đó mới là pháp bảo mệnh thượng thừa nhất …” (trích Tổ huấn của Thanh Long Y phái)
CHƯƠNG 1:
XUẤT XỨ CỦA LỤC TỰ KHÍ CÔNG
Sách Nội kinh, một cuốn sách như là kim chỉ nam cho toàn bộ nền Y-lý cổ truyền Đông phương, và cũng là nền tảng cơ sở cho mọi lý luận về nguyên tắc chẩn bệnh và trị bệnh cuả y học cổ truyền có viết : “Người đời thượng cổ, biết phép dưỡng sinh, thuận theo qui luật Âm-Dương của bốn mùa biết tu thân dưỡng thần, ăn uống có chừng mực, làm lụng nghỉ ngơi có kỷ luật, không vô cớ hao tổn tinh lực, cho nên thân thể họ cường tráng, tinh thần họ phấn chấn sống mãi đến trọn tuổi trời cho..” Phép dưỡng sinh mà sách Nội kinh đề cập tới, theo quan niệm của người xưa là thuận theo trời đất, năm tháng 4 mùa dựa vào âm dương mà hô hấp tinh khí của vũ trụ bồi bổ nội khí của thân thể, tu dưỡng tinh thần, hòa hợp với thiên nhiên. Đó không những là cơ sở mấu chốt của các môn Nội công, Khí công, rèn luyện dưỡng sinh theo phong cách Á-đông hiện nay, mà còn là một cơ sở lý luận mang tính khoa học, có sức thuyết phục rất cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Trong công cuộc giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây, một xu thế phát triển văn minh của thế kỷ 21, thì những cơ sở lý luận của Y-học cổ truyền Á-đông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nó không những đã thuyết phục, mà còn được Y-học hiện đại thừa nhận như một môn Y-học thực nghiệm, tồn tại song song với các bộ môn Y-khoa hiện đại khác. Đặc biệt trong việc rèn luyện sức khỏe, phòng chống bệnh tật, đẩy lui những căn bệnh hiểm nghèo, thì những phương pháp của Y-học cổ truyền Á-đông lại được xem trọng hơn, bởi vì ngoài vấn đề đạt được hiệu quả cao, những phương pháp ấy lại được thực hiện đơn giản, chi phí thấp, và dễ dàng phổ cập trong đại chúng. Bởi vì vậy chúng ta chẳng lấy gì làm ngạc nhiên, trong những năm gần đây ở phương Tây nhan nhản khắp nơi có các Trung tâm Y-tế, trường học, phòng mạch, bệnh viện…nghiên cứu và quảng bá các phương pháp trị bệnh như: Châm cứu(Akupunktur), Bấm huyệt(Akupressur), Yoga, Khí-công (Qi-gong), thuốc Bắc (Chinesiche Kräuter Medizin) Vệ- đà (Ayurveda ), Thái-cực-quyền (Tai-tshi) v..v.. Và những phương pháp đó đã được các cơ sở Bảo hiểm Y-tế thanh toán lệ phí điều trị.
CHƯƠNG 1:
XUẤT XỨ CỦA LỤC TỰ KHÍ CÔNG
Sách Nội kinh, một cuốn sách như là kim chỉ nam cho toàn bộ nền Y-lý cổ truyền Đông phương, và cũng là nền tảng cơ sở cho mọi lý luận về nguyên tắc chẩn bệnh và trị bệnh cuả y học cổ truyền có viết : “Người đời thượng cổ, biết phép dưỡng sinh, thuận theo qui luật Âm-Dương của bốn mùa biết tu thân dưỡng thần, ăn uống có chừng mực, làm lụng nghỉ ngơi có kỷ luật, không vô cớ hao tổn tinh lực, cho nên thân thể họ cường tráng, tinh thần họ phấn chấn sống mãi đến trọn tuổi trời cho..” Phép dưỡng sinh mà sách Nội kinh đề cập tới, theo quan niệm của người xưa là thuận theo trời đất, năm tháng 4 mùa dựa vào âm dương mà hô hấp tinh khí của vũ trụ bồi bổ nội khí của thân thể, tu dưỡng tinh thần, hòa hợp với thiên nhiên. Đó không những là cơ sở mấu chốt của các môn Nội công, Khí công, rèn luyện dưỡng sinh theo phong cách Á-đông hiện nay, mà còn là một cơ sở lý luận mang tính khoa học, có sức thuyết phục rất cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Trong công cuộc giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây, một xu thế phát triển văn minh của thế kỷ 21, thì những cơ sở lý luận của Y-học cổ truyền Á-đông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nó không những đã thuyết phục, mà còn được Y-học hiện đại thừa nhận như một môn Y-học thực nghiệm, tồn tại song song với các bộ môn Y-khoa hiện đại khác. Đặc biệt trong việc rèn luyện sức khỏe, phòng chống bệnh tật, đẩy lui những căn bệnh hiểm nghèo, thì những phương pháp của Y-học cổ truyền Á-đông lại được xem trọng hơn, bởi vì ngoài vấn đề đạt được hiệu quả cao, những phương pháp ấy lại được thực hiện đơn giản, chi phí thấp, và dễ dàng phổ cập trong đại chúng. Bởi vì vậy chúng ta chẳng lấy gì làm ngạc nhiên, trong những năm gần đây ở phương Tây nhan nhản khắp nơi có các Trung tâm Y-tế, trường học, phòng mạch, bệnh viện…nghiên cứu và quảng bá các phương pháp trị bệnh như: Châm cứu(Akupunktur), Bấm huyệt(Akupressur), Yoga, Khí-công (Qi-gong), thuốc Bắc (Chinesiche Kräuter Medizin) Vệ- đà (Ayurveda ), Thái-cực-quyền (Tai-tshi) v..v.. Và những phương pháp đó đã được các cơ sở Bảo hiểm Y-tế thanh toán lệ phí điều trị.
Điểm
khác biệt giữa Y-lý Á-đông (TCM) với y-học hiện đại (Schulmedizin)
trong vấn đề sức khỏe của con người là Y-lý Á đông lấy việc nâng cao sức
đề kháng của cơ thể (Chính khí), điều hòa các chức năng nội tạng (cân
bằng âm –dương) trên cơ sở đó, tác động, tăng cường khả năng tự hồi phục
của cơ thể, lấy việc Phòng bệnh làm vấn đền tiên quyết, chữa bệnh chỉ
là thụ động, thứ yếu. Và trong việc trị bệnh cũng lấy nội khí làm chủ,
để điều hòa Khí-Huyết, đào thải tận góc rễ- mầm móng bệnh tật, chứ không
phải chỉ dập tắt triệu chứng như Tây-y.
Đại
danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có viết. “ Thánh nhân trị khi
chưa có bệnh, không để bệnh phát ra rồi mới chữa, trị khi chưa có loạn,
không để loạn rồi mới dẹp, phàm sau khi có bệnh rồi mới dùng thuốc, loạn
đã thành mới dẹp, cũng ví như khát mới bắt đầu đào giếng, khi chiến đấu
mới bắt đầu đúc binh khí thì chẳng muộn lắm ru…….Ngũ vị là chua, đắng,
ngọt ,cay, mặn. Lục-dục là sự ham muốn của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân
thể, ý nghĩ. Thất tình là bảy loại tình chí của con người đó là mừng,
giận, lo ,nghĩ, buồn, sợ, khủng khiếp. Trong thì làm thương tổn nội
tạng, ngoài thì hại 9 khiếu (miệng, 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, tiền âm, hậu
môn ) do đó mà sinh ra bệnh tật, cho nên Thái Thượng Lão Tổ dùng phương
pháp luyện khí để chữa bệnh ở Tạng-phủ, phép lấy dùng cách thở ra để
tiết khí độc ra ngoài, dùng cách thở vào để thu lấy tinh khí của trời
đất bù vào, có thể sau một ngày đã thấy hiệu nghiệm nhỏ, sau một tuần đã
thấy hiệu nghiệm lớn, sau một năm mọi bệnh tật đều hết, tuổi thọ tăng
lên rất nhiều…(Quyển thượng-Vệ sinh yếu quyết-Hải Thượng Lãn Ông Y Tâm
lĩnh)
Theo
quan niệm của y lý cổ truyền, con người là một vũ trụ thu nhỏ, bởi vậy
vạn vật trong vũ trụ đều có khả năng hoạt hóa ảnh hưởng đến dòng sinh
lực tồn tại của con người, và ngược lại dòng sinh hóa của con người cũng
có thể thăng hoa để hóa nhập vào cội nguồn của thiên nhiên. Dựa vào
nguyên lý đó các bậc Chân nhân, Đạo sĩ, các Danh y thời xưa ngoài việc
dùng cây cỏ, chim muông, và các vật thể hữu hình khác như đá, cuội,
khoáng vật…để lấy những tinh chất đã hấp thụ khí hóa khác nhau của thiên
nhiên, sử dụng như những vị thuốc làm tăng cường nội khí, điều hòa
những rối loạn bệnh lý trong cơ thể con người, thì họ còn biết sử dụng
những năng lượng siêu nhiên, những vật chất vô hình để phục vụ cho việc
bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Những năng lượng thiên nhiên thường
được tận dụng nhất của người xưa là Trường sinh học của thuật Phong
thủy, thủy nhiệt của các nguồn suối, ánh sáng có màu
trong Quang đạo dẫn, đặc biệt dùng kỹ thuật Âm thanh để trị bệnh đã đạt đến trình độ tinh xảo vô cùng.
Ví
dụ như dùng chấn động của tiếng hét nội lực để đả thông kinh mạch trong
môn Sư tử hống của Thiếu lâm, dùng âm thanh của nhạc cụ như chiêng,
trống, mõ ..hoặc âm điệu của giọng nói để dẫn dắt con người vào những
trạng thái tâm lý nhất định nhằm mục đích dẫn dụ, khai mở, thức tỉnh,
khơi động những trung tâm năng lượng tiềm ẩn trong con người phục vụ cho
vấn đề chẩn bệnh cũng như trị bệnh. Trong đó Lục Tự Khí Công là một
phương pháp đặc thù đã vận dụng những chấn động vi tế của Âm thanh kết
hợp với hô hấp để tạo nên một phương pháp trị bệnh dưỡng sinh thần
diệu.
Lục
Tự Khí Công tạm dịch là môn công phu luyện khí theo 6 chữ, còn gọi là
Lục Tự Quyết (Khẩu quyết 6 chữ). Tương truyền do Thái Thượng Lão Tổ một
Đạo nhân tu Tiên thời thượng cổ Trung hoa sáng lập.
Lục-tự-khí-công
của Thái thượng lão tổ ban đầu gồm có 7 chữ, 1 chữ thở vào và 6 chữ thở
ra, do trong trường hợp luyện tập nào cũng chỉ sử dụng một chữ thở
vào là chữ: “Hấp“ còn kỹ thuật luyện tập thay đổi là phụ thuộc vào sự
tiết Tự của 6 chữ thở ra cho nên vẫn gọi là Lục-tự-khí-công.
Sáu chữ thở ra được phân biệt theo tính chất trường độ của hơi thở, và được phân loại như sau:
2- Chữ HƯ là thở phào ra
3- Chữ XU là thở ngắn
4- Chữ HU là thổi ra từ từ
5- Chữ XUY là thở dài ra
6- Chữ HY là thở rền rã điều hòa
Lục
tự khí công đang lưu hành hiện nay là do Đạo trưởng Xích-Tùng-Tử tu
luyện phép trường sinh ở núi Hoa-sơn nghiên cứu, ứng dụng và truyền bá
cho đời sau. Lấy 6 chữ của Thái Thượng làm cơ sở, xích Tùng-Tử không
những chỉ dựa vào tính chất trường độ của từng tự quyết, mà còn phân
biệt Âm sắc, động thái của từng chữ ứng với các khí hoá ngủ hành của
Vũ trụ, và qui nạp vào tính chất hành khí của từng kinh mạch, huyệt vị
hoặc từng tạng phủ trong cơ thể. Mỗi Tự quyết đặc trưng cho một hình
thái năng lượng khác nhau, có sức chấn động, tương tác khác nhau, nhưng
lại có tính thâu nhiếp, tàng trữ, hỗ trợ, phát tán hoặc khống chế lẫn
nhau như trong một thể thống nhất mà triết học Á đông gọi là Tương-Sinh
(Cái này tạo ra cái kia) hoặc là Tương-Khắc (Cái này khống chế cái
kia).Thông qua việc rèn luyện, ứng dụng Lục tự quyết vào việc phòng bệnh
và trị bệnh, Đạo trưởng Xích-Tùng Tử đả lập nên một Y-phái đặc biệt,
và đúc kết những tinh hoa kinh nghiệm vào cuốn : “Lục Tự Bệnh Lý Kỳ Thư“
(Thanh-Long Y phái ở Huế có giữ một cuốn viết tay bằng chữ Nôm),
sách có những lý luận vi diệu về triệu chứng lâm sàng cũng như cách
phòng, chống bệnh tật, được các Danh y ngày xưa xem như cẩm nang hành
nghề. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Lục-tự-quyết không có gì thay
đổi về căn bản kỹ thuật, chỉ về việc trào lưu phát triển , Lục tự quyết
có nhiều lúc chìm lắng trong dân gian, ẩn tích vào thâm sơn cùng cốc
cùng với các đạo sĩ của Đạo giáo, nhường lại cho những trào lưu Dưỡng
sinh rầm rộ khác, như Dịch cân kinh, Bát đoạn cẩm của Thiếu lâm tự, Thái
cực quyền của Võ đang, Ngũ hành hình ý quyền, Ngũ linh quyền, Thập nhị
khí công, Du-già( Yoga) hoặc các môn khí công Nội gia của các Võ phái
lừng danh khác.
Sở
dĩ Lục tự quyết không phát đại quang dương ồn ào náo nhiệt như các môn
dưỡng sinh khác là vì Lục tự quyết chỉ đơn thuần là một môn dưỡng sinh,
không có các động tác oai phong, uy dũng, bay bướm như võ học, và mục
đích rèn luyện củng không phải để đạt đến những khả năng siêu phàm, mặt
khác những lý luận trong Lục tự quyết cũng không phải là những lý luận
triết học thâm sâu có sức quyến rũ lý giải về nhân sinh quan và thế
giới quan như các môn dưỡng sinh khác, mà luyện tập chỉ để Nâng cao chính khí-Điều hòa cơ thể-Phòng chống bệnh tật-Kéo dài tuổi thọ. Chính
vì vậy mà Lục Tự Quyết trong một khoảng thời gian dài của lịch sử chỉ
được tồn tại và coi trọng trong các Gia-Y như một phương pháp đặc
biệt để nâng cao Y-Lực trong nghề. Trong thời đương đại, bởi nhịp điệu
cuộc sống quá hối hả, ráo riết, thời gian sử dụng quá nhiều cho những
nhu cầu của đời sống hiện đại ,vì vậy người ta chỉ muốn tìm đến những gì
đơn giản, tiện lợi và dểthực hiện nhưng vẩn đảm bảo hiệu quả cao. Lục
tự khí công đáp ứng được những nhu cầu đó, cho nên đã được tìm tòi
nghiên cứu và dần dần được phổ biến rộng rãi như một phương pháp phòng
bệnh ưu việt.
Hết chương I
_________________________________________________________________________
Người viết: Lương Y Quãng Nhẫn Lê Thuận Nghĩa , Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền Trung Hoa tại CHLB Đức
Chỉnh lý và biên soạn: Trường Mỡ, Hà My
Hết chương I
_________________________________________________________________________
Người viết: Lương Y Quãng Nhẫn Lê Thuận Nghĩa , Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền Trung Hoa tại CHLB Đức
Chỉnh lý và biên soạn: Trường Mỡ, Hà My
0 Nhận xét