CƠ SỞ ĐẠO LÝ, PHÁP LÝ CỦA SỰ KIỆN NỔ SÚNG Ở CỬA KHẨU BẮC PHONG SINH
Theo Teublog
TMSS: RẤT ỦNG HỘ VIỆC LÀM NÀY CỦA LUẬT SƯ SƠN! NHỜ BÀI VIẾT NÀY CHÚNG TA THẤY ĐƯỢC NGUỒN GỐC PHÁP LÝ CỦA VIỆC BẢO VỆ CON NGƯỜI! SỰ SỐNG LÀ CAO QUÝ VÀ KHÔNG AI ĐƯỢC NHÂN DANH BẤT CỨ ĐIỀU GÌ ĐỂ TƯỚC ĐI MẠNG SỐNG CỦA NGƯỜI KHÁC!
Cơ sở đạo lý, pháp lý đối với sự kiện người Tân Cương ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh ngày 18/04/2014
Luật sư Hà Huy Sơn
Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982:
“Điều 16: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.”
Tuyên ngôn nhân quyền Liên hiệp quốc năm 1948:
“Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.”
Những người Tân Cương dù bị thương hay đã chết tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh trên đất Việt Nam cũng cần được đối xử như con người chứ không thể vận chuyển trên xe ba gác và bị còng tay kéo sang bàn giao cho Trung Quốc như là súc vật. Tình cảnh này chỉ có thể xảy ra trong hoàn cảnh chiến tranh chứ không thể chấp nhận được trong thời bình. Hơn nữa những người Tân Cương đã chết trước khi bàn giao cho phía Trung Quốc các cơ quan của Việt Nam cần phải thực hiện “Quyền khai tử” theo Điều 30, Bộ luật dân sự 2005, quy định:
“Quyền được khai tử
1. Khi có người chết thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho người đó.
2. Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử. »
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005, hướng dẫn chi tiết thực hiện Bộ luật dân sự 2005 được quy định tại các Điều 22 “Giấy báo tử”, Điều 51 “Thẩm quyền đăng ký khai tử”, Điều 52 “Thủ tục đăng ký khai tử”.
Theo Tuyên ngôn nhân quyền Liên hiệp quốc năm 1948 thì những người Tân Cương có quyền rời khỏi tổ quốc mình để được hưởng quyền tị nạn ở quốc gia khác.
“Điều 13:
Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.
Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.
Điều 14:
Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.
Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.”
Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.
Điều 14:
Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.
Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.”
Và những người Tân Cương có thể được ứng xử theo Công ước Geneva về người tị nạn & Nghị định thư về tình trạng của người tỵ nạn năm 1967.
Xét về đạo lý người Tân Cương và người Việt cũng cùng cảnh thân phân phận nước nhược tiểu; nếu trước đây hơn 2 triệu người dân Việt Nam khi rời bỏ tổ quốc cũng bị các quốc gia khác bắt và trao trả lại cho Việt Nam như những người Tân Cương ngày 18/04/2014 ở Quảng Ninh thì liệu có không cộng đồng “Việt kiều yêu nước” hôm nay.
Hà Nội 22/04/2014
Hà Huy Sơn.
0 Nhận xét