Nghệ sĩ Kim Chi nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam
Kính Hòa, phóng viên RFA
Một đoàn vận động cho nhân quyền và tự do báo chí đến từ Việt nam
theo lời mời của quốc hội Hoa kỳ có mặt tại thủ đô Washington trong
những ngày cuối tháng tư lịch sử. Tham gia đoàn có nữ nghệ sĩ Kim Chi,
và bà đã dành cho Kính Hòa cuộc trò chuyện về những vấn đề nhân quyền
tại Việt Nam. Đầu tiên Nghệ sĩ Kim Chi cho biết về chuến đi của đoàn vận
động nhân quyền và tự do báo chí.
Nghệ sĩ Kim Chi: Chúng tôi được lời mời của các nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ đến đây để dự ngày tự do báo chí và nhân quyền. Cảm giác đàu tiên của tôi là tôi thấy rất xúc động. Xúc động vì sang đây được cộng đồng anh chị em Việt nam đón tiếp rất là nồng nhiệt, tạo điều kiện cho chúng tôi đi tiếp xúc với các tổ chức, các đài. Đi đến đâu tôi cũng thấy nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên chúng tôi thấy rất là an tâm. Những cái lời đồn đãi từ trong nước thì nó rất là khác, vậy cho nên khi mình quyết định đi thì rõ ràng là khi đến tận nơi thì thấy những cái người ta nói là xấu xa tệ hại thì bằng mắt thấy tai nghe tôi thấy nó khác.
Kính Hòa: Với tư cách là một người rất quan tâm đến nhân quyền và tự do báo chí, bà có thấy là những hoạt động như thế này sẽ góp phần cải thiện tình hình nhân quyền và tự do báo chí ở Việt nam?
Nghệ sĩ Kim Chi: Tôi nghĩ điều đó rất cần thiết vì hiện nay cái số đông người ta cũng không hiểu hết người ta có bao nhiêu quyền con người để mà người ta đòi. Tôi quyết định là mình phải lên tiếng.
Tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều hệ lụy sẽ xảy ra đến với tôi. Nhưng đã làm người, nhất là nghệ sĩ thì phải sống đúng, sống trung thực, nên tôi quyết định tham gia vào đội ngũ đấu tranh đòi tự do đòi nhân quyền. Có thể là sẽ có nhiều khó khăn hệ lụy, nhưng tôi xin chấp nhận để thực sự có một Việt Nam thực sự tự do, thực sự giàu mạnh, thực sự văn minh và bỏ hết hận thù.
Kính Hòa: Bà vừa nói đến việc không có bao nhiêu người biết được những cái quyền mình có một cách tự nhiên là như thế nào. Thế thì làm thế nào phổ biến đến với đại đa số dân chúng Việt nam trong điều kiện họ chưa tiếp cận được với internet và báo chí tự do?
Nghệ sĩ Kim Chi: Cái đó là cản trở rất lớn. Số đông người ta rất là bức xúc trước những vi phạm nhân quyền. Tôi lấy ví dụ như là Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng hay Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, người ta phải dùng cả mạng sống của mình để đòi lại đất đai các thứ. Và tôi thấy rằng là một chế độ gì mà kỳ như vậy, người nông dân người ta phải có cái sở hữu. Chính cái hình ảnh đó ghim vào đầu tôi làm tôi đau lắm. Hay như hàng ngày tôi đi qua con đường Thanh niên tôi thấy dân oan đeo cái biển Trả đất cho tôi. Ai đẩy họ ra đường như vậy?
Còn sống một ngày nào là phải góp một tiếng nói phản kháng cái đó.
Kính Hòa: Bà vừa nhắc đến trường hợp anh Đoàn Văn Vươn và anh Đặng Ngọc Viết, những người nông dân này đã sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực. Gần đây những người nông dân ở Bắc Sơn Hà Tĩnh cũng làm những việc tương tự, có thể nói là phạm pháp. Từ đó dấy lên một quan ngại là nước Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thất bại về pháp luật. Nghệ sĩ có chia sẻ quan điểm này không?
Nghệ sĩ Kim Chi: Tôi buồn và tôi lo ngại. Thâm tâm tôi muốn cùng với những người đòi nhân quyền một cách bất bạo động. Chúng ta đã đổ máu nhiều, chúng ta đã có quá nhiều chiến tranh.
Tôi không tin rằng việc chính phủ Mỹ can thiệp đòi nhân quyền cho Việt nam là làm cho đổ máu nữa.
Có người cho tôi là hoang tưởng, rằng chính quyền Mỹ sẽ làm thế này thế khác. Tôi không tin điều đó. Tôi có một khát vọng là làm sao để chính phủ Việt nam thay đổi những cái đạo luật kỳ cục đi. Không biết tôi có lãng mạn quá không, nhưng mà tôi mong như vậy hơn.
Tiếng nói của chúng tôi chỉ góp một phần nhỏ cho họ thấy rằng đây, những thần dân của họ đây, nhưng chấp nhận đi ra nước ngoài để nói lên một cái sự thật.
Tôi không có một mưu đồ hay một âm mưu gì mà chỉ có một mong muốn là đất nước của chúng ta thực sự tốt đẹp.
Kính Hòa: Xin đặt cho nghệ sĩ Kim Chi câu hỏi cuối. Thưa bà, bà vừa nhắc đến chiến tranh. Chúng ta đang ở trong những ngày tháng tư, gần đến ngày lịch sử lớn nhất trong lịch sử hiện đại Việt nam, là ngày 30/4. Vậy Nghệ sĩ có cảm xúc gì trong những ngày này 39 năm sau không ạ?
Nghệ sĩ Kim Chi: Có. Trong những ngày này, tâm trạng của tôi rất là xúc động. Đầu tiên tôi tôi thương những đồng đội của tôi trước đây đã ngã xuống.
Nhưng vừa rồi tôi có đi thăm đài tưởng niệm những người lính Mỹ ở Việt nam. Tôi nghĩ những người này năm xưa nếu gặp thì tôi ngã xuống dưới họng súng của họ là cái chắc. Nhưng giờ đây, ôi tôi thấy người thắng người thua gì thì cũng tổn thất và đau thương.
Kính Hòa: Còn giữa những người Việt nam với nhau?
Nghệ sĩ Kim Chi: Ôi, vừa rồi tôi có đi dự lễ tưởng niệm 74 chiến sĩ Việt nam cộng hòa đã hy sinh ở Hoàng Sa, để tôi bày tỏ sự tri ân của tôi với họ. Chính sự hy sinh của họ là để khẳng định rằng Hoàng Sa là của Việt nam.
Trong tâm thức của tôi bây giờ, tôi khát khao hòa hợp hơn bao giờ hết. Tôi mong rằng tất cả mọi người đừng có nghĩ rằng có những âm mưu này âm mưu kia.
Ví dụ như khi chúng tôi đến đây đã có những người thành kiến đã ném đá chúng tôi, nói rằng chúng tôi bắt tay với các thế lực thù địch này khác, rồi lịch sử sẽ ghi tội chúng tôi này kia…đủ thứ hết. Cái điều tôi buồn là cứ nhìn nhau là thế lực thù địch, mà tôi không tin điều đó.
Khi tôi đến đây tôi thấy đường phố Mỹ rất là trật tự, người da màu rất là tự do. Những ấn tượng đó đối với tôi rất là đẹp.
Kính Hòa: Xin cám ơn Nghệ sĩ Kim Chi đã giành thời giờ cho một cuộc nói chuyện thú vị với đài Á châu tự do.
Nghệ sĩ Kim Chi: Xin cảm ơn quý thính giả, cảm ơn đài Á châu tự do.
Nghệ sĩ Kim Chi: Chúng tôi được lời mời của các nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ đến đây để dự ngày tự do báo chí và nhân quyền. Cảm giác đàu tiên của tôi là tôi thấy rất xúc động. Xúc động vì sang đây được cộng đồng anh chị em Việt nam đón tiếp rất là nồng nhiệt, tạo điều kiện cho chúng tôi đi tiếp xúc với các tổ chức, các đài. Đi đến đâu tôi cũng thấy nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên chúng tôi thấy rất là an tâm. Những cái lời đồn đãi từ trong nước thì nó rất là khác, vậy cho nên khi mình quyết định đi thì rõ ràng là khi đến tận nơi thì thấy những cái người ta nói là xấu xa tệ hại thì bằng mắt thấy tai nghe tôi thấy nó khác.
Kính Hòa: Với tư cách là một người rất quan tâm đến nhân quyền và tự do báo chí, bà có thấy là những hoạt động như thế này sẽ góp phần cải thiện tình hình nhân quyền và tự do báo chí ở Việt nam?
Nghệ sĩ Kim Chi: Tôi nghĩ điều đó rất cần thiết vì hiện nay cái số đông người ta cũng không hiểu hết người ta có bao nhiêu quyền con người để mà người ta đòi. Tôi quyết định là mình phải lên tiếng.
Đi đến đâu tôi cũng thấy nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên chúng tôi thấy rất là an tâm. Những cái lời đồn đãi từ trong nước thì nó rất là khác… những cái người ta nói là xấu xa tệ hại thì bằng mắt thấy tai nghe tôi thấy nó khác.
Nghệ sĩ Kim Chi
Tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều hệ lụy sẽ xảy ra đến với tôi. Nhưng đã làm người, nhất là nghệ sĩ thì phải sống đúng, sống trung thực, nên tôi quyết định tham gia vào đội ngũ đấu tranh đòi tự do đòi nhân quyền. Có thể là sẽ có nhiều khó khăn hệ lụy, nhưng tôi xin chấp nhận để thực sự có một Việt Nam thực sự tự do, thực sự giàu mạnh, thực sự văn minh và bỏ hết hận thù.
Kính Hòa: Bà vừa nói đến việc không có bao nhiêu người biết được những cái quyền mình có một cách tự nhiên là như thế nào. Thế thì làm thế nào phổ biến đến với đại đa số dân chúng Việt nam trong điều kiện họ chưa tiếp cận được với internet và báo chí tự do?
Nghệ sĩ Kim Chi: Cái đó là cản trở rất lớn. Số đông người ta rất là bức xúc trước những vi phạm nhân quyền. Tôi lấy ví dụ như là Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng hay Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, người ta phải dùng cả mạng sống của mình để đòi lại đất đai các thứ. Và tôi thấy rằng là một chế độ gì mà kỳ như vậy, người nông dân người ta phải có cái sở hữu. Chính cái hình ảnh đó ghim vào đầu tôi làm tôi đau lắm. Hay như hàng ngày tôi đi qua con đường Thanh niên tôi thấy dân oan đeo cái biển Trả đất cho tôi. Ai đẩy họ ra đường như vậy?
Còn sống một ngày nào là phải góp một tiếng nói phản kháng cái đó.
Kính Hòa: Bà vừa nhắc đến trường hợp anh Đoàn Văn Vươn và anh Đặng Ngọc Viết, những người nông dân này đã sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực. Gần đây những người nông dân ở Bắc Sơn Hà Tĩnh cũng làm những việc tương tự, có thể nói là phạm pháp. Từ đó dấy lên một quan ngại là nước Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thất bại về pháp luật. Nghệ sĩ có chia sẻ quan điểm này không?
Nghệ sĩ Kim Chi: Tôi buồn và tôi lo ngại. Thâm tâm tôi muốn cùng với những người đòi nhân quyền một cách bất bạo động. Chúng ta đã đổ máu nhiều, chúng ta đã có quá nhiều chiến tranh.
Tôi không tin rằng việc chính phủ Mỹ can thiệp đòi nhân quyền cho Việt nam là làm cho đổ máu nữa.
Có người cho tôi là hoang tưởng, rằng chính quyền Mỹ sẽ làm thế này thế khác. Tôi không tin điều đó. Tôi có một khát vọng là làm sao để chính phủ Việt nam thay đổi những cái đạo luật kỳ cục đi. Không biết tôi có lãng mạn quá không, nhưng mà tôi mong như vậy hơn.
Tiếng nói của chúng tôi chỉ góp một phần nhỏ cho họ thấy rằng đây, những thần dân của họ đây, nhưng chấp nhận đi ra nước ngoài để nói lên một cái sự thật.
Tôi không có một mưu đồ hay một âm mưu gì mà chỉ có một mong muốn là đất nước của chúng ta thực sự tốt đẹp.
Cái điều tôi buồn là cứ nhìn nhau là thế lực thù địch, mà tôi không tin điều đó. Khi tôi đến đây tôi thấy đường phố Mỹ rất là trật tự, người da màu rất là tự do. Những ấn tượng đó đối với tôi rất là đẹp.
Nghệ sĩ Kim Chi
Kính Hòa: Xin đặt cho nghệ sĩ Kim Chi câu hỏi cuối. Thưa bà, bà vừa nhắc đến chiến tranh. Chúng ta đang ở trong những ngày tháng tư, gần đến ngày lịch sử lớn nhất trong lịch sử hiện đại Việt nam, là ngày 30/4. Vậy Nghệ sĩ có cảm xúc gì trong những ngày này 39 năm sau không ạ?
Nghệ sĩ Kim Chi: Có. Trong những ngày này, tâm trạng của tôi rất là xúc động. Đầu tiên tôi tôi thương những đồng đội của tôi trước đây đã ngã xuống.
Nhưng vừa rồi tôi có đi thăm đài tưởng niệm những người lính Mỹ ở Việt nam. Tôi nghĩ những người này năm xưa nếu gặp thì tôi ngã xuống dưới họng súng của họ là cái chắc. Nhưng giờ đây, ôi tôi thấy người thắng người thua gì thì cũng tổn thất và đau thương.
Kính Hòa: Còn giữa những người Việt nam với nhau?
Nghệ sĩ Kim Chi: Ôi, vừa rồi tôi có đi dự lễ tưởng niệm 74 chiến sĩ Việt nam cộng hòa đã hy sinh ở Hoàng Sa, để tôi bày tỏ sự tri ân của tôi với họ. Chính sự hy sinh của họ là để khẳng định rằng Hoàng Sa là của Việt nam.
Trong tâm thức của tôi bây giờ, tôi khát khao hòa hợp hơn bao giờ hết. Tôi mong rằng tất cả mọi người đừng có nghĩ rằng có những âm mưu này âm mưu kia.
Ví dụ như khi chúng tôi đến đây đã có những người thành kiến đã ném đá chúng tôi, nói rằng chúng tôi bắt tay với các thế lực thù địch này khác, rồi lịch sử sẽ ghi tội chúng tôi này kia…đủ thứ hết. Cái điều tôi buồn là cứ nhìn nhau là thế lực thù địch, mà tôi không tin điều đó.
Khi tôi đến đây tôi thấy đường phố Mỹ rất là trật tự, người da màu rất là tự do. Những ấn tượng đó đối với tôi rất là đẹp.
Kính Hòa: Xin cám ơn Nghệ sĩ Kim Chi đã giành thời giờ cho một cuộc nói chuyện thú vị với đài Á châu tự do.
Nghệ sĩ Kim Chi: Xin cảm ơn quý thính giả, cảm ơn đài Á châu tự do.
0 Nhận xét