Em
cũng không nhớ mình có dám like chưa khi thấy bài ông Cà Rốt nói về cái
loại tâm bệnh "mệt mỏi nhất" đó, nhưng trong thâm tâm thì hết 9/10 là
em đồng ý rồi. Cho em được ké vào đây, kể với bác San và anh chị em về
một chuyện em đã gặp mà đối với em là rất ý nghĩa: (dài quá FB nó hổng
cho còm, em xin ngắt ra từng đoạn):
1. Anh San cũng biết đôi vợ chồng trẻ đã sống cùng một nhà với vợ chồng tụi em (lúc đó cũng còn trẻ luôn) năm xưa ở quận 5. Hai vợ chồng đó là đôi trai tài gái sắc nổi bật ở một làng kinh tế mới toàn Công giáo. Anh chồng vừa là ca trưởng ca đoàn, vừa là trưởng nhóm giáo lý viên. Cô vợ là hoa khôi của làng, hiền lành và ngoan đạo. Hai bạn rất đẹp đôi. Nhưng lúc sinh đứa con đầu lòng cô bị biến chứng hậu sản gì đó, sốt cao nhiều ngày liền, và sau đó thì phát bệnh tâm thần - (dạng tâm thần phân liệt như sau này bệnh án ghi thế). Thời bao cấp lúc đó, đi bệnh viện rất xa xôi và khó khăn, gia đình tìm đến đủ thứ thầy thuốc Nam thuốc Bắc trong vùng, kể cả 'thỉnh' hẳn một ngọn roi bằng da cá sấu do ông pháp sư nào đó bày, hễ cứ 'lên cơn' là quật, quật có khi tóe máu... nhưng bệnh chẳng thuyên giảm mà ngày càng nặng.
Căn bệnh như "trêu ngươi" cả giáo xứ đạo đức đó, vì mỗi khi lên cơn là cô sexy 100% lông ngông khắp làng, mà ác cái là lại thích tọt vào nhà thờ ngay trong giờ lễ, có khi trèo cả lên bục giảng, cứ thế "giảng" liên tu bất tận! Không những gia đình hai bên mà cả giáo xứ và cha xứ đều rất khổ tâm và khó xử. Cuối cùng, anh chồng đành bán hết đất đai, gom hết gia tài, gạt nước mắt đi như trốn khỏi giáo xứ, đưa vợ con vào SG. Vợ thì gởi bệnh viện Biên Hòa, hai cha con thì thuê trú tạm bợ, thất vọng đến nỗi có lúc muốn bỏ rơi vợ trong bệnh viện, đem con trốn đi thật xa.
1. Anh San cũng biết đôi vợ chồng trẻ đã sống cùng một nhà với vợ chồng tụi em (lúc đó cũng còn trẻ luôn) năm xưa ở quận 5. Hai vợ chồng đó là đôi trai tài gái sắc nổi bật ở một làng kinh tế mới toàn Công giáo. Anh chồng vừa là ca trưởng ca đoàn, vừa là trưởng nhóm giáo lý viên. Cô vợ là hoa khôi của làng, hiền lành và ngoan đạo. Hai bạn rất đẹp đôi. Nhưng lúc sinh đứa con đầu lòng cô bị biến chứng hậu sản gì đó, sốt cao nhiều ngày liền, và sau đó thì phát bệnh tâm thần - (dạng tâm thần phân liệt như sau này bệnh án ghi thế). Thời bao cấp lúc đó, đi bệnh viện rất xa xôi và khó khăn, gia đình tìm đến đủ thứ thầy thuốc Nam thuốc Bắc trong vùng, kể cả 'thỉnh' hẳn một ngọn roi bằng da cá sấu do ông pháp sư nào đó bày, hễ cứ 'lên cơn' là quật, quật có khi tóe máu... nhưng bệnh chẳng thuyên giảm mà ngày càng nặng.
Căn bệnh như "trêu ngươi" cả giáo xứ đạo đức đó, vì mỗi khi lên cơn là cô sexy 100% lông ngông khắp làng, mà ác cái là lại thích tọt vào nhà thờ ngay trong giờ lễ, có khi trèo cả lên bục giảng, cứ thế "giảng" liên tu bất tận! Không những gia đình hai bên mà cả giáo xứ và cha xứ đều rất khổ tâm và khó xử. Cuối cùng, anh chồng đành bán hết đất đai, gom hết gia tài, gạt nước mắt đi như trốn khỏi giáo xứ, đưa vợ con vào SG. Vợ thì gởi bệnh viện Biên Hòa, hai cha con thì thuê trú tạm bợ, thất vọng đến nỗi có lúc muốn bỏ rơi vợ trong bệnh viện, đem con trốn đi thật xa.
2.
Quả nhiên Tây y họ điều trị có bài bản, uống thuốc đều đặn vài tháng
(kể cả "liệu pháp sốc điện" - một liệu pháp mà bệnh nhân nào cũng sợ
xanh mặt khi nhắc đến) thì bệnh tình khá ổn, bác sĩ cho xuất viện với
lời dặn bệnh tâm thần phân liệt này thì phải uống thuốc đúng lịch, đúng
liều, gần như suốt đời. Nhiệm vụ của người nhà là phải chắc chắn bệnh
nhân uống thuôc đầy đủ. Mỗi năm, cứ tới một tháng định kỳ nào đó tùy
người, thường là vào mùa nóng, thì bệnh dễ trở nặng lại và có khi cần
phải trở vào bệnh viện.
Cả nhà đến ở với tụi em. Ở chung gần 2 năm nên em có rất nhiều dịp quan sát và thăm chừng căn bệnh, tuy nhiên không nói chuyện được gì nhiều vì lúc nào cô ấy cũng lờ đờ, tâm trí như ở đâu đâu, và thường ngủ li bì do ảnh hưởng của thuốc. Rất may là điều trị đúng cách nên dần dần cô ấy khá hơn rất nhiều, đã bắt đầu chăm con, làm giúp việc nhà, linh hoạt hơn và tự giác uống thuốc nghiêm chỉnh. Tết năm đó hai vợ chồng đã có thể đem con về thăm làng, hai bên gia đình và ai nấy trong giáo xứ đều vui. Rồi anh chồng tìm được việc làm và chỗ trọ tốt ở tỉnh nhà, khí hậu mát mẻ, không xa giáo xứ cũ bao nhiêu. Hai vợ chồng từ biệt tụi em.
Cả nhà đến ở với tụi em. Ở chung gần 2 năm nên em có rất nhiều dịp quan sát và thăm chừng căn bệnh, tuy nhiên không nói chuyện được gì nhiều vì lúc nào cô ấy cũng lờ đờ, tâm trí như ở đâu đâu, và thường ngủ li bì do ảnh hưởng của thuốc. Rất may là điều trị đúng cách nên dần dần cô ấy khá hơn rất nhiều, đã bắt đầu chăm con, làm giúp việc nhà, linh hoạt hơn và tự giác uống thuốc nghiêm chỉnh. Tết năm đó hai vợ chồng đã có thể đem con về thăm làng, hai bên gia đình và ai nấy trong giáo xứ đều vui. Rồi anh chồng tìm được việc làm và chỗ trọ tốt ở tỉnh nhà, khí hậu mát mẻ, không xa giáo xứ cũ bao nhiêu. Hai vợ chồng từ biệt tụi em.
3.
Đến gần Tết năm sau, cô ấy lại lên cơn nặng, phải trở vào bệnh viện
Biên Hòa. Lúc em vào thăm, cô ấy khóc thảm thiết vì nhớ con, năn nỉ em
nói giúp để xin bệnh viện cho về. Bác sĩ đồng ý, nhắn mời anh chồng đến.
Anh chồng đang rất sợ cô ấy "quậy" mà mất luôn chỗ ở và việc làm, may
thay, gia đình cô ấy lúc này đã tin là bệnh sẽ chữa được, nên một người
chị ở Đà Lạt sẵn sàng đùm bọc hai mẹ con. Và em là người anh chồng nhờ
tháp tùng đưa cô ấy về nhà chị cô, ở lại chăm sóc 1 tuần để bảo đảm rằng
cô ấy tự nguyện uống đủ thuốc.
Một tuần ở lại nhà chị của cô ấy là cơ hội đặc biệt để em được nghe cô ấy tâm sự nhiều điều. Thời gian đó cũng đã học chút chút ông Carl Rogers từ anh San rồi, nên em ráng lắng nghe như... một nhà trị liệu, và em thực không ngờ những điều cô ấy bộc bạch.
Một tuần ở lại nhà chị của cô ấy là cơ hội đặc biệt để em được nghe cô ấy tâm sự nhiều điều. Thời gian đó cũng đã học chút chút ông Carl Rogers từ anh San rồi, nên em ráng lắng nghe như... một nhà trị liệu, và em thực không ngờ những điều cô ấy bộc bạch.
4.
Suốt thời gian sống chung một nhà, vợ em và chồng cô ấy thì đi làm cả
ngày, một mình em ở nhà chăm hai đứa nhỏ còn bò lẫm chẫm, con của tụi em
và con của vợ chồng anh bạn, chăm cả cho cô từng cữ uống thuốc, từng
cái ăn cái ngủ. Cô ấy nói rằng em là người
đàn ông rất tốt, chăm sóc cho cô tận tình như chăm sóc đứa em gái mà
không hề có chút tà ý gì bậy bạ. Cô nói có những lúc cô nằm li bì, mắt
mở không lên nhưng vẫn tỉnh táo và biết chuyện gì xảy ra chung quanh,
biết em đem ráng kêu cô dậy uống thuốc hay ăn cơm, biết em đỡ đầu cô lên
kê cho cái gối, biết em bắt quạt máy kế bên, đắp giùm tấm mền mỏng hay
giăng giúp cái mùng, biết em sờ lên trán cô xem còn sốt không... Cô nói
cô rất kính trọng và biết ơn vì em đã không làm gì bậy với cô ấy. Cô nói
cô đã nghĩ thầm trong bụng, nếu em làm gì bậy, cô ấy sẽ không sống nổi,
sẽ ném đứa con xuống từ lầu 4 và nhảy xuống theo tự tử!
Rồi cô nói xem em như người... "anh linh hồn", cô ấy muốn kể em nghe một "tội trọng" cô ấy phạm lúc nhỏ mà trước giờ chưa hề dám kể cho ai, kể cả khi xưng tội. Năm ấy cô mới 8 tuổi thôi, chạy chơi ngoài rẫy thì gặp thằng bé xóm dưới, cũng chỉ 9 hay 10 tuổi gì đó. Thằng nhóc lượm được ở đâu cái gọng kính rất đẹp dù không có tròng. Biết cô bé rất thích gọng kính đó, thằng bé hứa sẽ cho đeo thử với điều kiện... cho nó rờ! Cái thằng rất tai quái, chỉ cho mượn đeo thử một lát, trong lúc nó tha hồ rờ, rồi nó đòi lại, bảo mai muốn đeo nữa thì ra chỗ hẹn, cho nó rờ nữa! Cô thèm cái kính đến độ nghe lời nó nhiều ngày sau đó, cho đến khi cô bắt đầu sợ và trốn mặt nó luôn. Một chuyện xảy ra thời thơ ấu như thế mà làm cô khổ sở biết bao năm vì mặc cảm tội lỗi, cho đến cả lúc đã lấy chồng, có con... Rồi cô hỏi: "Theo anh thì em có mắc tội trọng không? Em có "phạm sự thánh" không vì chưa từng xưng tội ấy mà vẫn cứ rước lễ..."
Rồi cô nói xem em như người... "anh linh hồn", cô ấy muốn kể em nghe một "tội trọng" cô ấy phạm lúc nhỏ mà trước giờ chưa hề dám kể cho ai, kể cả khi xưng tội. Năm ấy cô mới 8 tuổi thôi, chạy chơi ngoài rẫy thì gặp thằng bé xóm dưới, cũng chỉ 9 hay 10 tuổi gì đó. Thằng nhóc lượm được ở đâu cái gọng kính rất đẹp dù không có tròng. Biết cô bé rất thích gọng kính đó, thằng bé hứa sẽ cho đeo thử với điều kiện... cho nó rờ! Cái thằng rất tai quái, chỉ cho mượn đeo thử một lát, trong lúc nó tha hồ rờ, rồi nó đòi lại, bảo mai muốn đeo nữa thì ra chỗ hẹn, cho nó rờ nữa! Cô thèm cái kính đến độ nghe lời nó nhiều ngày sau đó, cho đến khi cô bắt đầu sợ và trốn mặt nó luôn. Một chuyện xảy ra thời thơ ấu như thế mà làm cô khổ sở biết bao năm vì mặc cảm tội lỗi, cho đến cả lúc đã lấy chồng, có con... Rồi cô hỏi: "Theo anh thì em có mắc tội trọng không? Em có "phạm sự thánh" không vì chưa từng xưng tội ấy mà vẫn cứ rước lễ..."
5.
Em rất cảm động vì thấy cô có thể bộc bạch một cách chân thành và nhât
là khá thanh thản nhẹ nhàng như thế, không quá căng thẳng. Bởi cô tin
cậy mà hỏi, nên em đánh bạo, cứ thế mà lựa lời... giảng đạo. Vâng, thằng
con nhỏ của mình nó ỉa đùn, nó đái dầm,
mình có nỡ vì thế mà trừng phạt nó không? Có ông Chúa nào mà trừng phạt
mình đời đời sa hỏa ngục vì những "tội" trẻ con như thế không? v.v...
Rất vui vì càng nói, càng thấy nét mặt cô giãn ra, thanh thản hẳn, vui
lên hẳn. Cảm thấy rõ như cô vừa trút được gánh nặng ngàn cân ra khỏi tâm
hồn. Ánh mắt sáng lên, cô bảo: "Em nhất định sẽ chiến thắng căn bệnh
của em. Chồng em đã khổ quá nhiều vì em rồi v.v..."
Sau lần nói chuyện đó, em trở về Saigon mà tự nhiên tin chắc chắn rằng từ nay bệnh tình cô sẽ khá hẳn. Mà thực sự vậy, từ sau lần đó, mọi người chung quanh và nhất là chồng cô kinh ngạc vì sự tiến bộ thấy rõ của cô. Từ lúc ấy về sau cô không còn lên cơn nặng nữa. Cô vẫn không thể đi làm kiếm tiền, nhưng nội trợ chăm sóc chồng con thì ngày càng ân cần chu đáo, giỏi giang không chê được. Cô biết tự theo dõi bệnh của mình, biết những mùa nào cần ngủ nhiều hơn, uống thuốc đô cao hơn, ngày nào có thể giảm thuốc và thậm chí ngưng thuốc. Cô đi lễ hàng ngày dù cho có mưa to gió lớn. Cô đối xử với hàng xóm chung quanh hiền hòa tử tế, ai cũng thiện cảm với cô ấy hơn cả với anh chồng. Và cô đặc biệt thương những người nghèo ở chợ mà cô gặp, Cô từng cơm bưng nước rót cả năm trời cho một cụ già ăn xin hay ngồi ở chân cầu thang trước nhà vợ chồng cô thuê...
Trước khi đi Mỹ, em có đến ăn cơm với vợ chồng cô ấy. Đứa con trai lẫm chẫm năm xưa đã là chàng thanh niên đẹp trai, cao ráo, khỏe mạnh, học giỏi, chuẩn bị vào đại học. Anh bạn tóc đã muối nhiều hơn tiêu, tỏ ra hạnh phúc, nói với em rằng sự bình phục của cô ấy là cả một phép lạ. Còn cô ấy thì nói chuyện tế nhị, sâu sắc, tốt bụng, và cả tốt lành nữa. Cả con người cô ấy toát ra vẻ bình an và nhân hậu, mặc dù vẫn chầm chậm, chầm chậm, luôn như đang tự lắng nghe mọi động tĩnh của cái... tâm thần mình.
Sau lần nói chuyện đó, em trở về Saigon mà tự nhiên tin chắc chắn rằng từ nay bệnh tình cô sẽ khá hẳn. Mà thực sự vậy, từ sau lần đó, mọi người chung quanh và nhất là chồng cô kinh ngạc vì sự tiến bộ thấy rõ của cô. Từ lúc ấy về sau cô không còn lên cơn nặng nữa. Cô vẫn không thể đi làm kiếm tiền, nhưng nội trợ chăm sóc chồng con thì ngày càng ân cần chu đáo, giỏi giang không chê được. Cô biết tự theo dõi bệnh của mình, biết những mùa nào cần ngủ nhiều hơn, uống thuốc đô cao hơn, ngày nào có thể giảm thuốc và thậm chí ngưng thuốc. Cô đi lễ hàng ngày dù cho có mưa to gió lớn. Cô đối xử với hàng xóm chung quanh hiền hòa tử tế, ai cũng thiện cảm với cô ấy hơn cả với anh chồng. Và cô đặc biệt thương những người nghèo ở chợ mà cô gặp, Cô từng cơm bưng nước rót cả năm trời cho một cụ già ăn xin hay ngồi ở chân cầu thang trước nhà vợ chồng cô thuê...
Trước khi đi Mỹ, em có đến ăn cơm với vợ chồng cô ấy. Đứa con trai lẫm chẫm năm xưa đã là chàng thanh niên đẹp trai, cao ráo, khỏe mạnh, học giỏi, chuẩn bị vào đại học. Anh bạn tóc đã muối nhiều hơn tiêu, tỏ ra hạnh phúc, nói với em rằng sự bình phục của cô ấy là cả một phép lạ. Còn cô ấy thì nói chuyện tế nhị, sâu sắc, tốt bụng, và cả tốt lành nữa. Cả con người cô ấy toát ra vẻ bình an và nhân hậu, mặc dù vẫn chầm chậm, chầm chậm, luôn như đang tự lắng nghe mọi động tĩnh của cái... tâm thần mình.
0 Nhận xét