TMSS: Thành phố vườn đang bi tiêu vong chăng. Những cái chết đang được báo trước mà sao dân Việt vẫn im tiếng!
Chặt phá cây xanh chẳng khác nào đâm dao phía sau lưng - anh minh họa trên internet |
-------------------------------------------
Huế cũng sẽ 'trảm' 3500 cây xanh?
Thứ Tư, 25/03/2015 13:00
(Thethaovanhoa.vn) - Ngoài Hà Nội và TP.HCM thì Huế là cái tên thứ 3 nổi bật về hệ thống cây xanh, cây cổ thụ trong Thành phố.
Tháng
10/2014, Trung tâm công viên cây xanh (TTCVCX) Huế trình lên UBND TP dự
án thay thế, chỉnh trang cây xanh đường phố, giai đoạn 2015-2019 với
tổng vốn đầu tư hơn 90 tỷ đồng. Đề án đã được HĐND TP thông qua vào cuối
năm 2014, UBND Tp cũng vừa phê duyệt cho phân kỳ 2015. Qua đó, 3.500
cây xanh sẽ bị “trảm”.
Hồ sơ dự án cây xanh ở Huế đã được UBND TP phê duyệt phân kỳ 2015.
Cây xanh trồng lộn xộn
Ngay
từ khi bắt đầu xây dựng kinh đô, các vua triều Nguyễn đã cho trồng
nhiều cây trong đại nội và trên nhiều con đường. Sau đó, trải qua nhiều
thời kỳ, trong quá trình đô thị hóa đã được bàn tay khối óc của nhiều
thế hệ người Huế tôn tạo và đa dạng hóa chủng loại để ngày hôm nay Huế
trở thành một đô thị xanh nổi tiếng. Đặc biệt, Huế có những cây “độc
nhất vô nhị”: cây ngô đồng được vua Minh Mạng cho trồng, cây chà là
Canary và cây Bao báp có xuất xứ Châu Phi, thọ đến trên 70- 80 tuổi.
Hiện
tại, cách bố trí cây xanh trên một số đường phố không đồng nhất, có
đoạn thì trồng sát lòng đường, có đoạn thì trồng chính tâm vỉa hè, có
đoạn lại trồng sát mép các công trình. Ở nhiều đoạn đường, nhiều cây rất
non tuổi đan xen với cây cổ thụ. Đơn cử, chỉ riêng đường Lê Lợi: Từ cầu
Trường Tiền đến Đội Cung, vỉa hè bên Đại học Sư phạm Huế, là bằng lăng,
vỉa hè phía bên kia thì một đoạn là long não, một đoạn là xà cừ cổ thụ.
Từ cầu đường Đội Cung về Đập Đá, nhìn bên phải, một đoạn trồng cây mép
lòng đường, một đoạn lại trồng sát vào công trình.
Nhà nghiên cứu
thực vật Đỗ Xuân Cẩm nói: “Thực trạng này do thiếu quy hoạch đồng bộ. Có
nơi trồng cây xanh trước, có nơi đặt công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
trước. Những nơi nào cây xanh được trồng trước thì đơn vị thi công còn
có điều kiện để chọn lựa làm đúng quy định, nơi nào có công trình ngầm
trước thì đơn vị thi công phải chấp nhận giải pháp tình thế. Không những
thế, do bị động về nguồn giống, TTCVCX Huế không thể có chiến lược dài
hơi, một thời đã theo chiến lược chắp vá, chủ yếu trồng các chủng loại
cây dễ nhân giống, mọc nhanh như lim xẹt cánh, bằng lăng…nên càng gây
mất mỹ quan đô thị. Để hoàn chỉnh việc quy hoạch cây xanh đô thị là bài
toán khó vì phụ thuộc khá nhiều yếu tố khách quan”.
Không biết khi TP Huế đốn chặt 3.500 cây xanh, dư luận sẽ phản ứng ra sao
Dư luận Huế chưa lên tiếng
Trước
kia, Huế có những con đường mang tên cây đi vào thơ ca đầy đắm say như
đường Phượng bay, đường Hàng me, đường Hàng đoác,…nhưng đến nay chỉ còn
là “dấu xưa xe ngựa”. Có lẽ vì nuối tiếc điều đó mà hiện nay TP Huế đang
có chủ trương "đường nào cây nấy". TP đã cho xây dựng đề án chỉnh
trang, thay thế cây xanh đường phố theo từng giai đoạn. TTCVCX cho biết:
Để chuẩn bị cho hồ sơ dự án, trung tâm đã tổ chức ra quân điều tra,
đánh giá hiện trạng từng tuyến đường trên từng phường. Bước đầu, đã lập
được bộ hồ sơ hiện trạng cây xanh của 330 đường phố, bao gồm hiện trạng
chủng loại, hiện trạng chất lượng, hiện trạng phân bố và đã bước đầu kèm
theo phương án di dời, chặt hạ, trồng thay thế, trồng mới cho các tuyến
đường một cách cụ thể về chủng loại cây, kích cỡ cây, giải pháp bảo vệ
cây sau trồng.
Theo thống kê của TTCVCX, tính đến tháng 9/2014,
Huế có 21.780 cây xanh đường phố. Báo cáo trong dự án, TTCVCX cho rằng
cần phải đốn chặt 3.500 cây, trong đó có 163 cây loại 3 (đường kính gốc
trên 50cm) gồm những cây hư hỏng, thối thân, cong vênh gây mất an toàn
và nhiều cây tạp, thuộc loại cấm hoặc hạn chế trồng trên đường phố; trên
2.800 cây cần di dời và trên 14.000 cây cần trồng mới. Mục đích của dự
án, sẽ hoàn thành chỉnh trang, trồng mới cây xanh cho 63 con đường trong
5 năm, 2015-2019.
Về dự án trên, nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Cẩm cho
rằng: “Cây xanh ở Huế là di sản lịch sử, là hệ sinh thái nhân văn nên
việc chặt cây không thể tùy tiện. Khi triển khai dự án, mỗi cây được
chặt hạ hoặc di dời đều được tổ thẩm định xem xét tại hiện trường, lập
biên bản để TTCVCX trình UBND TP ra quyết định. Những cây cổ thụ bộng
ruột, không tiềm ẩn nguy cơ đổ ngã, có thể chọn giải pháp bê tông hóa để
giữ cây chứ không cần chặt. Để tránh dư luận như Hà Nội, Huế cần minh
bạch dự án, truyền thông đại chúng, thăm dò dư luận qua nhiều kênh để
tạo được sự đồng tình rồi mới tiến hành”.
Vẫn biết đô thị cần
chỉnh trang, quy hoạch hoàn chỉnh, nhưng thay đổi thế nào để bảo tồn giá
trị cây xanh mà vẫn hoản hảo được cảnh quan đô thị lại là chuyện lớn.
Trên cả, chính quyền tỉnh TT-Huế vẫn cần lắng nghe ý kiến của người dân,
các nhà nghiên cứu, trước khi "trảm" cây.
Hồng Thúy
0 Nhận xét