Lê Minh Đức
Ảnh internet |
Khi tôi còn hành nghề y, thường có những
bệnh nhân hỏi rằng liệu những cơn sợ hãi cấp tính do chứng rối loạn sợ
hãi gây ra, có thể giết chết bệnh nhân hay không. Tất nhiên là không,
trong đại đa số trường hợp những cơn sợ hãi cấp tính đó, dù làm cho bệnh
nhân cảm thấy sắp chết, không làm cho ai chết cả.
Về mặt xã
hội, như ở nước ta, thì sự sợ hãi gây ra những hệ quả nghiêm trọng, có
thể làm chết người, rất nhiều người. Tôi xin đưa ra ví dụ. Cho đến bây giờ
sự sợ hãi đối với công an, đảng, chính quyền vẫn còn phổ biến trong đa
số người Việt Nam. Mãi cho đến gần đây vì sợ hãi, người dân không dám
lên tiếng phản kháng gì cả, và chỉ chú tâm vào việc kiếm miếng ăn.
Chính vì thái độ " khôn ngoan " này mà cha mẹ, phụ huynh đã không dám
giáo dục con em mình chống lại khuynh hướng giáo dục chính thống của
đảng và nhà nước.
Có mấy yếu tố tác động lên việc hình thành nhân cách của một con người. Đó là văn hóa, chính trị, kinh tế và giáo dục. Về giáo dục, giáo dục của gia đình và giáo dục của nhà trường-xã hội đều góp phần tương đương vào sự phát triển về đạo đức, nhân cách của trẻ em.
Văn hóa Việt Nam rõ ràng là tốt đẹp từ xưa đến nay. Cái góp phần làm hư hỏng những thế hệ thanh thiếu niên hiện nay là thể chế chính trị cộng sản, kinh tế định hướng xhcn và nền giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong khi than van về sự suy thoái đạo đức của thế hệ trẻ. Các bậc cha mẹ, phụ huynh, phải nghiêm chỉnh mà thừa nhận rằng vì sợ đảng, sợ công an, họ đã không dám giáo dục con em của mình theo đường ngay lối thẳng, chỉ cho con em thấy được cái xấu xa của xã hội để cố mà tránh, mà cứ để con em của mình bị nhồi sọ, bị đầu độc bởi một chương trình giáo dục ca ngợi bạo lực, giả dối, cơ hội...
Vì sợ hãi, cha mẹ đã không dám dạy con rằng chủ nghĩa cộng sản là sai, là xấu xa, là phi nhân bản, là vô đạo đức.
Cái hệ quả của sự sợ hãi này không chỉ làm chết một số người mà còn làm chết cả vài thế hệ.
Có mấy yếu tố tác động lên việc hình thành nhân cách của một con người. Đó là văn hóa, chính trị, kinh tế và giáo dục. Về giáo dục, giáo dục của gia đình và giáo dục của nhà trường-xã hội đều góp phần tương đương vào sự phát triển về đạo đức, nhân cách của trẻ em.
Văn hóa Việt Nam rõ ràng là tốt đẹp từ xưa đến nay. Cái góp phần làm hư hỏng những thế hệ thanh thiếu niên hiện nay là thể chế chính trị cộng sản, kinh tế định hướng xhcn và nền giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong khi than van về sự suy thoái đạo đức của thế hệ trẻ. Các bậc cha mẹ, phụ huynh, phải nghiêm chỉnh mà thừa nhận rằng vì sợ đảng, sợ công an, họ đã không dám giáo dục con em của mình theo đường ngay lối thẳng, chỉ cho con em thấy được cái xấu xa của xã hội để cố mà tránh, mà cứ để con em của mình bị nhồi sọ, bị đầu độc bởi một chương trình giáo dục ca ngợi bạo lực, giả dối, cơ hội...
Vì sợ hãi, cha mẹ đã không dám dạy con rằng chủ nghĩa cộng sản là sai, là xấu xa, là phi nhân bản, là vô đạo đức.
Cái hệ quả của sự sợ hãi này không chỉ làm chết một số người mà còn làm chết cả vài thế hệ.
0 Nhận xét