Nhà xuất bản Giáo dục phải trả món nợ tác quyền
Lê Thanh Phong
NXB Giáo dục đã cố tình “quên” tiền tác quyền của nhiều tác giả có tác
phẩm in trong sách giáo khoa các cấp học. Báo Lao Động phản ánh về điều
này, một số nạn nhân đã lên tiếng.
Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định rõ ràng tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định rõ ràng tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Luật được ban hành không phải để trong ngăn kéo, mà phải thực thi trong
đời sống xã hội. NXB Giáo dục không thể lấy bất kỳ lý do gì để biện minh
cho việc không trả tiền tác quyền trong mấy chục năm qua. Đây không
phải là chuyện đạo lý, mà là pháp lý. Đạo lý thì có thể chỉ cần một lời
xin lỗi là xong, còn pháp lý thì ai vi phạm phải xử.
Xử thế nào? Đối với sách đã in, NXB Giáo dục phải làm việc với các tác giả (người đã mất thì đại diện gia đình) để thương lượng việc trả tiền tác quyền. Đối với sách in trong thời gian tới, NXB phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tác quyền theo quy định của pháp luật. Làm trước khi in, NXB Giáo dục phải biết tôn trọng pháp luật, ứng xử có văn minh, văn hóa. Không thì sẽ rất phi giáo dục.
Nói một câu dứt khoát: NXB Giáo dục phải trả món nợ tác quyền. Nếu không thì các tác giả có quyền khởi kiện ra tòa.
Cũng từ chuyện vi phạm tác quyền của NXB Giáo dục, sẽ thấy cần phải xóa độc quyền trong việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa. NXB Giáo dục một mình “nghênh ngang giữa chợ” mấy chục năm nay, kinh doanh độc quyền một mặt hàng cho hàng triệu học sinh cả nước, công khai vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tất cả những vi phạm này là do độc quyền mà ra.
Phải trả quyền biên soạn và xuất bản sách giáo khoa về cho toàn xã hội. Phải có nhiều nhà biên soạn, nhiều nhà xuất bản, cho ra đa dạng sản phẩm thì mới có những bộ sách chất lượng cao cho phụ huynh và học sinh lựa chọn, mới có sản phẩm giá thành hợp lý để bớt đi gánh nặng của người dân. Vấn đề này đã đặt ra từ lâu nhưng không ai quyết, lợi ích nhóm đã giết chết mọi sáng kiến hữu ích.
Xóa độc quyền biên soạn và xuất bản sách giáo khoa thì sẽ không có chuyện phot lo tiền tác quyền của các tác giả.
Xóa độc quyền xuất bản sách giáo khoa thì lối làm ăn của NXB Giáo dục sẽ đi vào bảo tàng của những sản phẩm bao cấp.
0 Nhận xét