G. Trần Đức Anh OP
TIRANA.
ĐTC Phanxicô mạnh mẽ lên án những kẻ lạm dụng danh Thiên Chúa để giết
người và gọi đó là hành động phạm thánh trầm trọng nhất.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo ở Albani tại trụ sở Đại Học Công Giáo ”Đức Bà chỉ bảo đàng lành”, ở Tirana, thủ đô Albani, chiều chúa nhật 21-9-2014.
Tham dự cuộc gặp gỡ có 6 Cộng đoàn tôn giáo chính ở Albani, gồm Hồi giáo, Huynh đoàn Hồi giáo Bektashi, Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Do thái giáo. Mỗi vị lãnh đạo có 3, 4 người tháp tùng. Ngoài ra có các GM Công Giáo Albani và các vị trong đoàn tùy tùng của ĐTC.
Lên tiếng trong cuộc gặp gỡ, ĐTC bày tỏ lòng tôn trọng sâu xa đối với các vị lãnh đạo và các cộng đồng tôn giáo ở Albani. Ngài nhắc đến lời ĐTC Gioan Phaolô 2 đã nói khi viếng thăm Albani hồi năm 1993: ”Tự do tôn giáo là một thành trì chống lại mọi chế độ độc đoán và là một đóng góp quyết định cho tình huynh đệ của nhân loại.. Tự do tôn giáo chân thực tránh mọi cám dỗ có thái độ bất bao dung và phe phái, trái lại, thăng tiến những thái độ đối thoại tôn trọng và xây dựng” (Sứ điệp gửi quốc dân Albani ngày 25-4-1993).
ĐTC nói: ”Chúng ta không thể không nhìn nhận rằng sự bất bao dung đối với những ngừơi có xác tín tôn giáo khác với xác tín của mình là một kẻ thù nguy hiểm, ngày nay đang biểu lộ tại nhiều miền trên thế giới. Trong tư cách là tín hữu, chúng ta phải đặc biệt cảnh giác để tôn giáo và luân lý đạo đức mà chúng ta đang sống với xác tín và hăng say làm chứng luôn được biểu lộ qua những thái độ xứng đáng với mầu nhiệm mà chúng ta muốn tôn kính, quyết liệt loại bỏ - như điều không chân thật, vì không xứng đáng với Thiên Chúa và con người, - tất cả mọi hình thức lạm dụng tôn giáo một cách sai trái. Tôn giáo chân chính là nguồn an bình chứ không phải là nguồn sinh ra bạo lực! Không ai có thể sử dụng danh Thiên Chúa để phạm những hành vi bạo lực! Giết người nhân danh Thiên Chúa là một tội phạm thánh trầm trọng! Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là điều vô nhân đạo”. ĐTC nói đến hai thái độ đặc biệt hữu ích để thăng tiến quyền tự do căn bản là tự do tôn giáo:
”Thứ nhất là nhìn nơi mỗi người nam nữ, kể cả những người không thuộc truyền thống tôn giáo của mình, không phải như những người cạnh tranh, và càng không phải là kẻ thù, nhưng như những anh chị em. Ai chắc chắn về xác tín tôn giáo của mình thì không cần phải áp đặt, tạo sức ép trên người khác: họ biết rằng chân lý có sức mạnh riêng lan tỏa ra. Xét cho cùng tất cả chúng ta là những người lữ hành trên mặt đất này, và trong hành trình của chúng ta, trong khi chúng ta khao khát sự thật và vĩnh cửu, chúng ta không sống như những thực tại độc lập và tự mãn, và càng không phải như những cá nhân hoặc nhóm quốc gia, văn hóa và tôn giáo, nhưng chúng ta lệ thuộc nhau, chúng ta được ủy thác cho sự chăm sóc của nhau. Mỗi truyền thống tôn giáo, từ bên trong của mình, phải làm sao để ý đến sự hiện hữu của người khác.
”Thái độ thứ hai là dấn thân bênh vực công ích. Mỗi lần sự gắn bó với truyền thống tôn giáo của mình làm nảy mầm một sự phục vụ xác tín hơn, quảng đại hơn, vô vị lợi hơn cho toàn thể xã hội, thì có một sự thực thi đích thực và phát huy tự do tôn giáo. Như thế tự do này không phải chỉ là một không gian tự lập được đòi hỏi một cách chính đáng, nhưng như một tiềm năng làm cho gia đình nhân loại được phong phú nhờ sự dần dần thực thi tự do tôn giáo. Càng phục vụ tha nhân, ta càng tự do! Chúng ta hãy nhìn chung quanh: bao nhiêu nhu cầu của người nghèo, xã hội chúng ta còn phải tìm ra những con đường tiến tới công bằng xã hội rộng lớn hơn, hướng tới sự phát triển kinh tế bao gồm mọi người! Tâm hồn con người cần phải để ý đến ý nghĩa sâu xa của những kinh nghiệm cuộc sống và phục hồi hy vọng dường nào! Trong lãnh vực hoạt động này, những người nam nữ được hướng dẫn nhờ các giá trị thuộc truyền thống tôn giáo của mình có thể cống hiến quan trọng, một sự đóng góp không thể thay thế được. Đây là môi trường đặc biệt phong phú cho việc đối thoại liên tôn.
Sau cùng, ĐTC còn nhấn mạnh nguyên tắc: ”không thể đối thoại nếu không khởi hành từ chính căn tính của mình. Không có căn tính thì không thể có đối thoại. Chẳng vậy đó chỉ là một thứ đối thoại ảo tưởng, đối thoại trên không khí, chẳng mang lại ích lợi gì. Mỗi người chúng ta có căn tính tôn giáo và phải trung thành với căn tính ấy.”
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo ở Albani tại trụ sở Đại Học Công Giáo ”Đức Bà chỉ bảo đàng lành”, ở Tirana, thủ đô Albani, chiều chúa nhật 21-9-2014.
Tham dự cuộc gặp gỡ có 6 Cộng đoàn tôn giáo chính ở Albani, gồm Hồi giáo, Huynh đoàn Hồi giáo Bektashi, Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Do thái giáo. Mỗi vị lãnh đạo có 3, 4 người tháp tùng. Ngoài ra có các GM Công Giáo Albani và các vị trong đoàn tùy tùng của ĐTC.
Lên tiếng trong cuộc gặp gỡ, ĐTC bày tỏ lòng tôn trọng sâu xa đối với các vị lãnh đạo và các cộng đồng tôn giáo ở Albani. Ngài nhắc đến lời ĐTC Gioan Phaolô 2 đã nói khi viếng thăm Albani hồi năm 1993: ”Tự do tôn giáo là một thành trì chống lại mọi chế độ độc đoán và là một đóng góp quyết định cho tình huynh đệ của nhân loại.. Tự do tôn giáo chân thực tránh mọi cám dỗ có thái độ bất bao dung và phe phái, trái lại, thăng tiến những thái độ đối thoại tôn trọng và xây dựng” (Sứ điệp gửi quốc dân Albani ngày 25-4-1993).
ĐTC nói: ”Chúng ta không thể không nhìn nhận rằng sự bất bao dung đối với những ngừơi có xác tín tôn giáo khác với xác tín của mình là một kẻ thù nguy hiểm, ngày nay đang biểu lộ tại nhiều miền trên thế giới. Trong tư cách là tín hữu, chúng ta phải đặc biệt cảnh giác để tôn giáo và luân lý đạo đức mà chúng ta đang sống với xác tín và hăng say làm chứng luôn được biểu lộ qua những thái độ xứng đáng với mầu nhiệm mà chúng ta muốn tôn kính, quyết liệt loại bỏ - như điều không chân thật, vì không xứng đáng với Thiên Chúa và con người, - tất cả mọi hình thức lạm dụng tôn giáo một cách sai trái. Tôn giáo chân chính là nguồn an bình chứ không phải là nguồn sinh ra bạo lực! Không ai có thể sử dụng danh Thiên Chúa để phạm những hành vi bạo lực! Giết người nhân danh Thiên Chúa là một tội phạm thánh trầm trọng! Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là điều vô nhân đạo”. ĐTC nói đến hai thái độ đặc biệt hữu ích để thăng tiến quyền tự do căn bản là tự do tôn giáo:
”Thứ nhất là nhìn nơi mỗi người nam nữ, kể cả những người không thuộc truyền thống tôn giáo của mình, không phải như những người cạnh tranh, và càng không phải là kẻ thù, nhưng như những anh chị em. Ai chắc chắn về xác tín tôn giáo của mình thì không cần phải áp đặt, tạo sức ép trên người khác: họ biết rằng chân lý có sức mạnh riêng lan tỏa ra. Xét cho cùng tất cả chúng ta là những người lữ hành trên mặt đất này, và trong hành trình của chúng ta, trong khi chúng ta khao khát sự thật và vĩnh cửu, chúng ta không sống như những thực tại độc lập và tự mãn, và càng không phải như những cá nhân hoặc nhóm quốc gia, văn hóa và tôn giáo, nhưng chúng ta lệ thuộc nhau, chúng ta được ủy thác cho sự chăm sóc của nhau. Mỗi truyền thống tôn giáo, từ bên trong của mình, phải làm sao để ý đến sự hiện hữu của người khác.
”Thái độ thứ hai là dấn thân bênh vực công ích. Mỗi lần sự gắn bó với truyền thống tôn giáo của mình làm nảy mầm một sự phục vụ xác tín hơn, quảng đại hơn, vô vị lợi hơn cho toàn thể xã hội, thì có một sự thực thi đích thực và phát huy tự do tôn giáo. Như thế tự do này không phải chỉ là một không gian tự lập được đòi hỏi một cách chính đáng, nhưng như một tiềm năng làm cho gia đình nhân loại được phong phú nhờ sự dần dần thực thi tự do tôn giáo. Càng phục vụ tha nhân, ta càng tự do! Chúng ta hãy nhìn chung quanh: bao nhiêu nhu cầu của người nghèo, xã hội chúng ta còn phải tìm ra những con đường tiến tới công bằng xã hội rộng lớn hơn, hướng tới sự phát triển kinh tế bao gồm mọi người! Tâm hồn con người cần phải để ý đến ý nghĩa sâu xa của những kinh nghiệm cuộc sống và phục hồi hy vọng dường nào! Trong lãnh vực hoạt động này, những người nam nữ được hướng dẫn nhờ các giá trị thuộc truyền thống tôn giáo của mình có thể cống hiến quan trọng, một sự đóng góp không thể thay thế được. Đây là môi trường đặc biệt phong phú cho việc đối thoại liên tôn.
Sau cùng, ĐTC còn nhấn mạnh nguyên tắc: ”không thể đối thoại nếu không khởi hành từ chính căn tính của mình. Không có căn tính thì không thể có đối thoại. Chẳng vậy đó chỉ là một thứ đối thoại ảo tưởng, đối thoại trên không khí, chẳng mang lại ích lợi gì. Mỗi người chúng ta có căn tính tôn giáo và phải trung thành với căn tính ấy.”
0 Nhận xét