Theo Thanhnien
Những hành động ngang ngược mà Trung Quốc đang
tiến hành trong vùng biển Việt Nam được cho là nằm trong một kế hoạch
nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý của nước này. Đến nay,
bản đồ đường lưỡi bò đã bị hầu hết các nước trong khu vực và nhiều quốc
gia bên ngoài lên án mạnh mẽ, kể cả những nước không tham gia trực tiếp
vào tranh chấp. Mặt khác, Phó giáo sư, tiến sĩ Lý Minh Giang, học giả
Trung Quốc đang làm việc tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam của
Singapore, thẳng thắn thừa nhận Trung Quốc đang rơi vào thế khó bởi
chính cái tuyên bố đường 9 đoạn nuốt trọn biển Đông. Trong cuộc đối
thoại mới đây do Quỹ báo chí châu Á tổ chức tại Singapore, ông Lý đã
chia sẻ những thông tin mà ông hiểu được “từ vô vàn cuộc đàm thoại với
các quan chức ở Bắc Kinh”.
Ông Lý Minh Giang chỉ ra rằng Trung Quốc hiện rất khao khát trở thành một cường quốc biển. “Các lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay rất muốn tạo được chiến công để lưu lại tên tuổi trong lịch sử. Bên cạnh các thành tựu kinh tế, một thắng lợi nào đó về mặt an ninh biển là điều họ rất khát khao khi kết thúc nhiệm kỳ của mình”, ông Lý nói. Trong khi đó, chiến lược chính trị tổng thể của Trung Quốc, vốn bao gồm chiến lược an ninh biển, lại có quá nhiều lợi ích mâu thuẫn nhau. Bên cạnh mục tiêu kinh tế như phát triển sản xuất để nâng thu nhập đầu người lên gấp đôi vào năm 2020, bảo vệ các nguồn lợi trên biển, tài nguyên thiên nhiên, và chiến lược an ninh biển với mục tiêu bảo vệ tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ một cách cứng rắn... Trung Quốc cũng muốn giữ hình ảnh tốt đẹp trước cộng đồng quốc tế để khẳng định chính sách phát triển hòa bình của mình. Tuy nhiên, theo ông Lý, rõ ràng các mục tiêu đó “mâu thuẫn lẫn nhau” và “Trung Quốc đang lúng túng với chiến lược an ninh biển mà chưa biết ưu tiên ra sao”. “Theo tôi, Trung Quốc vẫn đang tìm hướng ra cho chiến lược an ninh biển”, ông nói.
Sai lầm của lịch sử “Trong suốt 60 năm qua, hệ thống giáo dục và báo chí của Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng toàn bộ biển Đông là của nước này”, ông Lý nhìn nhận. “Sách lịch sử và địa lý Trung Quốc viết rằng điểm cực nam lãnh hải của nước này là bãi James”, sát với 2 bang của Malaysia trên đảo Borneo. “Nếu bạn nói chuyện với bất kỳ người dân bình thường nào, họ sẽ nói rằng biển Đông là của Trung Quốc vì sách giáo khoa nói vậy”, ông nói. Và, theo ông, đó là sai lầm có tính hệ thống của Trung Quốc bởi “người dân hiểu biết rất ít về biển Đông với tư cách một tổng thể. Điều duy nhất họ tin là tất cả những gì nằm trong đường chữ U là vùng biển của họ”.
“Chúng ta thấy không có bất kỳ một giải thích chính thức nào của Trung Quốc trước thế giới về đường 9 khúc. Vì sao?”, ông đặt vấn đề. “Thật lạ lùng là một quốc gia lớn như Trung Quốc lại không thể giải thích về tuyên bố chủ quyền của mình. Nói một cách ngắn gọn, tôi cho rằng Trung Quốc là bên đơn phương, nhân tố duy nhất trong biển Đông thực sự không biết làm sao để giải thích tuyên bố chủ quyền của mình. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn chỉ ra được rằng Trung Quốc biết nhưng không muốn giải thích về tuyên bố của mình. Đó là kết luận mà tôi rút ra sau khi đàm thoại với vô số quan chức ở Bắc Kinh”, ông Lý nói.
Sẽ thay đổi ?
Vào thời điểm này và trong những năm gần tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục
theo đuổi chính sách “cứng rắn không đối đầu”, ông Lý nhận định. “Cứng
rắn” là để tránh bị công chúng và các nhóm lợi ích khác nhau chỉ trích
và cũng để đảm bảo các quyền lợi trên biển nhằm phục vụ kinh tế. Còn
“không đối đầu” bởi “không có lãnh đạo nào của Trung Quốc muốn có xung
đột quân sự vào lúc này bởi như thế sẽ hủy hoại nền kinh tế và mục tiêu
tăng thu nhập đầu người lên gấp đôi vào năm 2020”. Theo ông, “Trung Quốc
cũng chưa chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự toàn diện, ở biển Đông
hay biển Hoa Đông”.
Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển Đông bởi họ “thất vọng” vì “không thể giải thích được tuyên bố chủ quyền đường chữ U”, theo giới học giả.
Học giả Trung Quốc Lý Minh Giang nói nước này không thể giải thích được yêu sách đường 9 đoạn - Ảnh: Bộ Quốc phòng Singapore |
Ông Lý Minh Giang chỉ ra rằng Trung Quốc hiện rất khao khát trở thành một cường quốc biển. “Các lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay rất muốn tạo được chiến công để lưu lại tên tuổi trong lịch sử. Bên cạnh các thành tựu kinh tế, một thắng lợi nào đó về mặt an ninh biển là điều họ rất khát khao khi kết thúc nhiệm kỳ của mình”, ông Lý nói. Trong khi đó, chiến lược chính trị tổng thể của Trung Quốc, vốn bao gồm chiến lược an ninh biển, lại có quá nhiều lợi ích mâu thuẫn nhau. Bên cạnh mục tiêu kinh tế như phát triển sản xuất để nâng thu nhập đầu người lên gấp đôi vào năm 2020, bảo vệ các nguồn lợi trên biển, tài nguyên thiên nhiên, và chiến lược an ninh biển với mục tiêu bảo vệ tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ một cách cứng rắn... Trung Quốc cũng muốn giữ hình ảnh tốt đẹp trước cộng đồng quốc tế để khẳng định chính sách phát triển hòa bình của mình. Tuy nhiên, theo ông Lý, rõ ràng các mục tiêu đó “mâu thuẫn lẫn nhau” và “Trung Quốc đang lúng túng với chiến lược an ninh biển mà chưa biết ưu tiên ra sao”. “Theo tôi, Trung Quốc vẫn đang tìm hướng ra cho chiến lược an ninh biển”, ông nói.
Sai lầm của lịch sử “Trong suốt 60 năm qua, hệ thống giáo dục và báo chí của Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng toàn bộ biển Đông là của nước này”, ông Lý nhìn nhận. “Sách lịch sử và địa lý Trung Quốc viết rằng điểm cực nam lãnh hải của nước này là bãi James”, sát với 2 bang của Malaysia trên đảo Borneo. “Nếu bạn nói chuyện với bất kỳ người dân bình thường nào, họ sẽ nói rằng biển Đông là của Trung Quốc vì sách giáo khoa nói vậy”, ông nói. Và, theo ông, đó là sai lầm có tính hệ thống của Trung Quốc bởi “người dân hiểu biết rất ít về biển Đông với tư cách một tổng thể. Điều duy nhất họ tin là tất cả những gì nằm trong đường chữ U là vùng biển của họ”.
“Chúng ta thấy không có bất kỳ một giải thích chính thức nào của Trung Quốc trước thế giới về đường 9 khúc. Vì sao?”, ông đặt vấn đề. “Thật lạ lùng là một quốc gia lớn như Trung Quốc lại không thể giải thích về tuyên bố chủ quyền của mình. Nói một cách ngắn gọn, tôi cho rằng Trung Quốc là bên đơn phương, nhân tố duy nhất trong biển Đông thực sự không biết làm sao để giải thích tuyên bố chủ quyền của mình. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn chỉ ra được rằng Trung Quốc biết nhưng không muốn giải thích về tuyên bố của mình. Đó là kết luận mà tôi rút ra sau khi đàm thoại với vô số quan chức ở Bắc Kinh”, ông Lý nói.
Tại một hội thảo về tây Thái Bình Dương gần đây, tiến sĩ Lý kể, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã bình luận công khai rằng: “Ở biển Hoa Đông, chúng ta không loại trừ khả năng về các va chạm với Nhật Bản. Nhưng điều quan trọng với Trung Quốc là không để các va chạm này leo thang thành xung đột vũ trang”. Theo ông Lý, đây cũng là giới hạn chung của Trung Quốc và nước này có thể tiếp tục chính sách “cứng rắn có chọn lọc” đối với Đông Nam Á nhưng về lâu dài, không loại trừ khả năng sẽ phải nhượng bộ trong vấn đề biển Đông. “Lịch sử đã cho thấy Trung Quốc từng nhượng bộ trong các vụ tranh chấp biên giới đất liền với Nga và Ấn Độ. Nên trong tranh chấp trên biển, chúng ta chưa thể nói điều gì được”.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
(Văn phòng Singapore)
0 Nhận xét