Theo Teublog
TMSS: Cám ơn Đào Tiến Thi! Cái gì cũng cần minh bạch! Minh bạch là cốt lõi của vấn đề! Và bây giờ, mọi thứ cần minh bạch mới giải quyết được! Đất nước và dân Việt Nam cần sự minh bạch ấy từ chính quyền!
Nhân việc
bạch hoá Công thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng:
Bài
học về sự minh bạch và tuân thủ luật pháp quốc tế
Đào Tiến Thi
Từ mấy năm trước, trong một
số lần “đàm đạo” với giới trí thức “lề phải” (nhưng
có ít nhiều quan tâm đến tình hình đất nước), hễ nói đến vấn đề Hoàng Sa,
Trường Sa, tôi đều nhận được ý kiến các vị ấy là: mình “đuối lý” vấn
đề này vì trót có cái công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm
Văn Đồng. Chính tôi lúc đầu cũng tin như vậy. Nhưng về sau, nhờ
đọc báo “lề trái”, được ngườita phân tích cho (tinh thần cũng giống như tuyên
bố của “lề phải” mấy hôm nay), tôi mới vỡ ra vấn đề. Tôi
đem các lý lẽ ấy thuyết phục các bậc trí thức khả kính kia nhưng
vẫn không thắng nổi các vị ấy. Mà ý kiến tôi lúc ấy
tôi còn khiêm tốn hơn cả Bộ Ngoại giao cũng như các ông Từ Đặng
Minh Thu, Lê Văn Cương, Hoàng Việt hôm nay. Tôi bảo cái
công hàm ấy chỉ làm cho lý lẽ của mình yếu đi một chút chứ không có
giá trị quyết định. Nhưng các vị trí giả có thói quen
chỉ tin “lề phải” không thể tin tôi. Các vị ấy càng tin hơn
khi gần đây việc tranh chấp đến hồi căng thẳng mà “bên ta” vẫn
im lặng. Theo các vị ấy, việc “lơ” cái công hàm kia chứng
tỏ bên tabị đuối lý, bị “há miệng mắc quai”.
Cho đến chiều 23-5-2014, khi Bộ
Ngoại giao họp báo bạch hoá vấn đề và sau đó còn có nhiều chuyên gia phân
tích, sáng tỏ thêm thì nhiều người mới à lên: hoá ra cái công hàm ấy – nay
gọi chính xác là “công thư”– chả là cái gì cả! Mời độc giả
nghe lại một số phát biểu của nhân vật“lề phải”:
“Xin khẳng định công thư của
cố Thủ tướng là văn bản ngoại giao. Giá trị pháp lý nằm trong nội dung
công thư. Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập
tới Hoàng Sa, Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với
Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công
thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý Việt Nam
cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái
gì mà bạn chưa có được. Vì thế công thư không có giá trị chủ quyền với Tây
Sa, Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc.
(Ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới)
“Bởi vì theo các quy định
trong Hiệp định Geneve năm 1954 thì lúc này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại song
song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là VNDCCH, còn từ vĩ tuyến 17
trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc VNCH. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở
phía nam của vĩ tuyến 17, vì thế về mặt pháp lý cũng như trong thực tế,
hai quần đảo này là đối tượng quản lý của VNCH, và vì thế, những
tuyên bố của phía VNDCCH đối với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không
có giá trị pháp lý”.
(ThS. Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông)
“Xem xét các điều kiện trên, ta thấy công thư của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng khó mà đáp ứng được các yêu cầu để trở thành một
estopel. Vì thế nó chỉ nên được coi như một lời hứa vô thưởng vô phạt
mà thôi”.
(TS. Từ Đặng Minh Thu)
“Điều 4 Hiệp định Geneve 1954
quy định Việt Nam Cộng hòa quản lý vùng biển đảo phía nam vĩ tuyến 17, tức bao
gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất
và duy nhất trong thế kỷ 20 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.Phải
đặt một công thư bên cạnh một hiệp định quốc tế thì chúng ta sẽ thấy rõ
hiệu lực pháp lý của chúng thế nào. Có thể so sánh thế này: công
thư tương đương như một văn bản cấp xã, Hiệp định Geneve thì như một văn bản
của Thủ tướng chính phủ. Điều đó có nghĩa là chỉ có Hiệp định Geneve mới có thể
phủ định công thư. Do vậy, giá trị pháp lý của công thư ở mức rất thấp so với
Hiệp định Geneve”.
(Thiếu tướng,
GS.TS. Lê Văn Cương,
nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ
Công an)
Chỉ tiếc rằng giá như bạch hoá vấn đề sớm hơn, thì cái
công hàm trên đã được giải toả, khỏilàm u ám đầu óc ngay chính
người Việt, ngay chính người trí thức Việt. Thì dân tộc ta có tư
thế hơn. Ấy là chưa kể sẽ không bị “bọn xấu” lợi dụng, bảo
đó là “công hàm bán nước”.
Nhân ý kiến của Thiếu tướng, GS.TS. Lê
Văn Cương (xem lại đoạn in đậm trên), điều cần nói thêm ở đây là: văn
bản pháp lý của quốc tế thì dĩ nhiên có giá trị cao hơn văn
bản pháp lý của quốc gia. Cao đến nỗi mà vị tướng – đồng thời cũng là một
nhà khoa học phải so sánh như là văn bản của thủ tướng với văn bản cấp
xã. Điều này thì đúng quá đi rồi, nhưng chẳng lẽ đến giờ nhà
nước ta mới biết?
Có thể như vậy nhưng cũng có
thể không phải như vậy. Bởi vì mỗi khi dư luận quốc tế họ nhắc nhở (thường
là nhắc nhở thôi, chứ cũng không đao to búa lớn gì), rằng nhà nước Việt
Nam nên tuân thủ những vấn đề về nhân quyền, về dân chủ (bằng chính
những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết), chẳng hạn, thì thường bị
nhà nước ta phản đối với lý do “Việt Nam có đặc thù riêng”, chưa
kể có khi còn mắng họ là “can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”. (Cái
này cũng làm rất nhiều bậc trí giả lầm tưởng như vậy).
Chính lối tư duy coi “Việt Nam là
trung tâm”, lối tư duy đặt quốc tế ra ngoài, nếu chưa nói thẳng là coi thường
luật pháp quốc tế, đã làm cho việc nhìn nhận, đánh giá vấn
đề nhiều khi trở nên thiếu sáng suốt. Cái mình đúng lại tưởng
mình sai. Một vấn đề bình thường cũng trở thành “nhạy cảm” và bị
né tránh.
Những ngày qua, để đấu tranh
với nhà cầm quyền Trung Cộng về cái giàn khoan bất hợp pháp, phía Việt Nam
bao giờ cũng viện dẫn các công ước quốc tế làm cơ sở, mới thấy
luật pháp quốc tế có giá trị như thế nào. Mong rằng từ nay Đảng Cộng
sản và Nhà nước Việt Nam
luôn biết coi trọng luật pháp quốc tế.
Đ.T.T
0 Nhận xét