Đừng gọi Việt Nam Cộng Hòa là ngụy nữa nhé
TMSS: Một bài viết đúng lúc và hợp lý hợp thời
Theo Nguyễn Tường Thụy blog
Từ khi quan hệ Việt Trung trở nên căng thẳng chưa từng thấy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1994, Trung Cộng luôn viện dẫn Công hàm của ông Phạm Văn Đồng để nhận quàng rằng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Không có một bằng chứng lịch sử nào, Trung Cộng coi Công hàm Phạm Văn Đồng là bảo bối duy nhất để khẳng định chủ quyền của TQ đối với HS và TS.
Nguyễn Tường Thụy
Những người lính hy sinh trước 1975 vì Hoàng Sa không thể nào gọi là "Lính Ngụy" (Ảnh internet) |
Từ khi quan hệ Việt Trung trở nên căng thẳng chưa từng thấy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1994, Trung Cộng luôn viện dẫn Công hàm của ông Phạm Văn Đồng để nhận quàng rằng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Không có một bằng chứng lịch sử nào, Trung Cộng coi Công hàm Phạm Văn Đồng là bảo bối duy nhất để khẳng định chủ quyền của TQ đối với HS và TS.
Có vẻ như nhận thấy khó mà cố vớt vát được tình hữu nghị với phương
châm 16 chữ vàng, tình thần 4 tốt cho dù nhẫn nhịn đến mấy, các quan
chức cao cấp và báo chí VN rầm rộ phản công lại. Một trong lý lẽ thuyết
phục nhất là: Trong thời điểm 1958, hai quần đảo HS, TS thuộc quyền quản
lý của Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. VNDCCH không quản lý nên không có
quyền xác nhận hai quần đảo đó là của TQ.
“Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế,
thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền
tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”.
Còn báo điện tử của Chính phủ dẫn
lại bài báo “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Nam” đăng trên báo Đại Đoàn kết vào tháng 7/2011, có đoạn:
“Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực
thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển
khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định
chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải
chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974“.
Nhiều báo khác cũng đưa ra lập luận tương tự.
Ông Trần Công Trục nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ trong
chương trình thời sự 19 giờ ngày 22/5/2014 của đài VTV1 giải thích: (từ
phút thứ 6)
“Các bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa
là cái lúc mà hai miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954
phân chia quyền quản lý cho 2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan
hệ quốc tế là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo
Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VNCH
với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo hiệp định Genève, Và
vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp lý thay mặt
Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp quản
lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong
quan hệ quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ để
nói rằng chúng ta thừa nhận thì đấy hoàn toàn là sự bịa đặt”.Như vậy, Chính thể Miền Nam Việt nam từ 1954 (đến 1975) giờ đây đã được Chính phủ VN nhìn nhận là một Nhà nước có chủ quyền, là một chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Hoan hô Chính phủ trước tình thế chủ quyền của Đất nước bị đe dọa đã
thừa nhận danh chính đối với Việt Nam Cộng Hòa theo đúng bản chất vốn
có, thừa nhận VNDCCH không có quyền đối với hai quần đảo HS, TS trong
thời kỳ 1954 – 1975 và điều đó cũng có nghĩa rằng thừa nhận sự ngang
bằng của hai Nhà nước trong quan hệ quốc tế.
Vì vậy, đừng gọi Chính thể Việt Nam Cộng Hòa, sĩ quan, binh sĩ, công chức VNCH là ngụy nữa nhé.
24/5/2014
0 Nhận xét