“Tôi đâu phải là người bảo vệ em tôi?” (St 4,9)
Một quan niệm đồi bại về tự do
18. Toàn cảnh mà người ta đã mô tả đòi hỏi được hiểu không những trên quan điểm các hiện tượng của cái chết làm rõ nét nó mà còn trên quan điểm nhiều nguyên nhân xác định nó. Câu hỏi của Chúa “Ngươi đã làm gì?” (St 4,10) dường như là một lời kêu gọi nói với Cain để anh ta vượt lên trên tính chất thể của hành vi giết người của anh ta nhằm nắm bắt được sự nghiêm trọng của hành vi đó trên bình diện các động cơ ban đầu và các hậu quả tiếp theo.
Việc chọn lựa chống lại sự sống đôi khi phát sinh do những hoàn cảnh khó khăn hay thậm chí bi đát của sự đau khổ lớn lao, cô đơn, vô phương có hy vọng cải thiện về kinh tế, sự suy sụp tinh thần, lo âu đến tương lai. Những hoàn cảnh như thế có thể giảm thiểu đáng kể trách nhiệm cá nhân và tội lỗi phát sinh từ đó nơi những kẻ thực hiện những chọn lựa này mà tự chúng là những lựa chọn mang tính tội phạm. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề còn vượt lên trên việc công nhận, đây đúng là điều cần thiết, các hoàn cảnh cá nhân này. Vấn đề cũng còn được đặt ra trên các bình diện văn hoá, xã hội và chính trị, và chính ở đó xuất hiện khía cạnh đảo lộn và gây ra bối rối nhất, vì cái khuynh hướng, luôn được chấp nhận rộng rãi hơn giải thích các tội ác chống lại sự sống như là những biểu lộ hợp pháp của tự do cá nhân, mà người ta sẽ phải công nhận và bảo vệ như là những quyền thực sự.
Như vậy, sau khi khám phá ra tư tưởng “quyền con người” - như là quyền bẩm sinh của tất cả mọi người có trước mọi định chế và mọi luật pháp của các quốc gia - người ta đi đến một khúc quanh những hậu quả bi thảm trong một quá trình lịch sử dài là quá trình ngày nay đang đứng trước một sự mâu thuẫn đáng ngạc nhiên: vào một thời kỳ mà người ta long trọng công bố những quyền bất khả xâm phạm của con người và công khai khẳng định giá trị của sự sống, thì chính cái quyền được sống thực ra lại bị từ chối và xâm phạm, nhất là trong những lúc có ý nghĩa nhất của cuộc sống đó là khi sinh ra và khi chết.
Một đàng, những tuyên ngôn khác nhau về quyền con người và nhiều sáng kiến phát sinh từ đó chứng tỏ rằng trên toàn thế giới có sự tiến bộ của ý thức luân lý sẵn sàng công nhận giá trị và phẩm giá của mọi người; không hề phân biệt chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, chính kiến hoặc tầng lớp xã hội.
Đàng khác thực ra, người ta thấy những tuyên bố cao đẹp nay tiếc thay đi ngược lại cái phủ định bi thảm của chúng. Điều làm chưng hững hơn và thậm chí gây ra gương mù đó là việc này xảy ra ngay trong một xã hội coi khẳng định và bảo vệ quyền con người như là mục đích chính và đồng thời là niềm kiêu hãnh của mình. Làm sao có thể làm cho các khẳng định về nguyên tắc được lặp đi lặp lại này tương hợp với việc gia tăng liên tục và việc hợp pháp hoá thường xuyên như xâm phạm đến sự sống của con người? Làm sao dung hoà các tuyên ngôn này với các việc loại trừ kẻ yếu thế nhất, kẻ nghèo hèn nhất, kẻ già nua và kẻ vừa mới được thụ thai? Nhưng xâm phạm này đi theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại việc tôn trọng sự sống, và chúng đe doạ trực tiếp đến toàn bộ việc vun đắp các quyền con người. Cuối cùng: đây là một sự đe doạ có khả năng gây nguy hiểm cho chính ý nghĩa của việc đồng sinh tồn theo tin thần dân chủ: thay vì là những xã hội sống chung hoà hợp”, các quốc gia của chúng ta có nguy cơ trở thành các xã hội của những người bị loại trừ, những người ở ngoài lề; những người bị biệt xứ, những kẻ bị xua đuổi. Và nếu người ta nhìn rộng ra một vòng chân trời thế giới, làm sao không nghĩ rằng chính việc công bố các quyền của con người và của các dân tộc, như điều này đã được thực hiện tại những hội nghị cấp cao quốc tế, chỉ là một công việc khoa trương vô ích bao lâu mà người ta không lột mặt nạ sự ích kỷ của các nước giàu là những nước từ chối không muốn cho các nước nghèo đạt đến sự phát triển hoặc làm cho các nước đó thuộc vào những cấm đoán điên rồ đối với việc truyền sinh, và như thế là chống lại sự phát triển của con người? Có nên đặt lại vấn đề các mô hình kinh tế được các quốc gia thường theo đuổi, nhất là được quyết đlịnh do sức ép có tính cách quốc tế là những sức ép tạo ra và duy trì các hoàn cảnh bất công và bạo lực trong đó sự sống con người của trọn cả những dân tộc bị làm cho giảm giá, và bị đàn áp hay không?
19. Đâu là nguồn gốc của một sự mâu thuẫn hết sức nghịch lý như thế?
Chúng ta có thể nhận thấy những nguồn gốc này khi đánh giá tổng quát về mặt văn hoá và luân lý, bắt đầu với não trạng đưa khái niệm chủ thể đến chỗ cực đoan và thậm chí làm biến chất nó, và công nhận như một chủ thể của các quyền chỉ người nào hưởng được hoàn toàn hoặc ít ra là vào lúc đầu và xuất hiện từ một tình trạng hoàn toàn không lệ thuộc người khác. Nhưng làm sao dung hoà quan điểm này với việc tán dương rằng con người là một hữu thể “không bị khiến dụng”? Lý luận về quyền con người chắn chắn dựa căn bản trên việc xác quyết rằng, khác với các động vật và các sự vật, con người không thể bị đặt dưới sự thống trị của ai cả. Còn phải nêu lên cái lôgic có huynh hướng đồng nhất hoá phẩm giá của con người với khả năng trao đổi bằng lời nói rõ ràng hoặc ít ra, có thể nhận biết và khả năng giao tiếp. Rõ ràng là với những điều được giả định như thế, thế giới không có chỗ cho kẻ nào - đối với người sắp sinh ra cũng như sắp chết đi - là một chủ thể có thể tạng yếu, là kẻ dường như hoàn toàn được phó mặc cho những người khác, triệt để lệ thuộc họ, và là kẻ chỉ có thể trao đổi bằng ngôn ngữ câm lặng của một sự chia sẻ sâu xa bằng cảm tính mà thôi. Do đó, đây là sức mạnh trở nên tiêu chuẩn chọn lựa và hành động trong tương quan giữa các cá nhân với nhau và trong đời sống xã hội. Nhưng đây lại chính là trái ngược với việc, trong lịch sử, Nhà Nước pháp quyền công bố như là cộng đồng mà trong đó “lý lẽ của sức mạnh" được thay cho "sức mạnh của lý trí".
Trên một bình diện khác, nguồn gốc của sự mâu thuẫn giữa việc long trọng khẳng định quyền con người với sự phủ định bi đát các quyền này trong thực tế nằm ở cách quan niệm về tự do. Quan niệm này tuyệt đối ca tụng cá nhân và không chuẩn bị cho cá nhân có được sự liên đới, sự tiếp nhận không đắn đo cũng như sự phục vụ của tha nhân. Nếu thật sự đôi khi việc loại bỏ sự sống sắp sửa ra đời hoặc sự sống đến hồi kết thúc cũng còn lệ thuộc vào ý nghĩa được hiểu sai về lòng vị tha hay lòng thương xót, người ta không thể chối cãi rằng đại thể, nền văn minh chết chóc cho thấy một quan niệm về sự tự do hoàn toàn có tính cách cá nhân chủ nghĩa, rốt cuộc là sự tự do của “những kẻ mạnh” chống lại những kẻ yếu sắp ngã gục.
Chính trong chiều hướng này mà người ta có thể giải thích câu trả lời của Cain khi Thiên Chúa hỏi: “Abel, em ngươi ở đâu?” – “Tôi không biết. Tôi đâu phải là người bảo vệ em tôi?” (St 4,9). Phải, mọi người đều là “kẻ bảo vệ người anh em của mình”, bởi vì Thiên Chúa giao phó con người cho con người. Và chính vì muốn giao phó con người cho con người như thế mà Thiên Chúa ban tự do cho mọi người, một sự tự do bao hàm chiều kích liên hệ chủ yếu. Đây là một ân huệ lớn lao của Đấng Tạo hoá, bởi vì sự tự do được dùng để phục vụ con người và hoàn thành con người do chính việc tự hiến và tiếp nhận tha nhân; trái lại, khi chiều kích cá nhân chủ nghĩa được tuyệt đối hoá, thì tự do sẽ mất đi ý nghĩa đầu tiên của nó, rồi chính ơn gọi và phẩm giá của nó cũng bị chối bỏ.
Có một khía cạnh khác sâu xa hơn cần phải chú ý: tự do sẽ chối bỏ chính mình, tự do sẽ tự huỷ và chuẩn bị loại bỏ tha nhân khi tự do không còn công nhận và tôn trọng mối dây cấu thành nó với sự thật. Mỗi lần muốn giải phóng khỏi mọi truyền thống và quyền lực, là sự tự do tự đóng khung ngay cả trong những cái hiển nhiên đầu tiên của một sự thật khách quan và thường thấy là cơ sở của cuộc sống con người và xã hội, rốt cuộc con người không còn lấy sự thật căn cứ trên cái thiện và cái ác mà chỉ lấy quan điểm chủ quan và hay thay đổi hoặc thậm chí những lợi lộc ích kỷ và những ý thích thất thường của mình làm tiêu chuẩn duy nhất và bất khả tranh luận cho những lựa chọn của mình.
20. Với quan niệm như thế về tự do, đời sống trong xã hội bị biến chất sâu sắc. Nếu việc hoàn chỉnh cái “tôi” được hiểu bằng những từ “ tự trị tuyệt đối”, thì người ta sẽ không thể tránh được việc chối bỏ tha nhân, coi họ như một kẻ thù mà mình phải tự vệ. Như thế, xã hội sẽ trở thành một tổng thể những cá nhân đứng bên nhau, chứ không có liên lạc gì với nhau cả: mỗi người muốn tự khẳng định mình biệt lập với người khác, hay đúng hơn, mỗi người đều muốn đề cao tư lợi của riêng mình. Tuy nhiên, trước những lợi ích tương tự của tha nhân, người ta phải giải quyết bằng cách tìm một thứ thoả hiệp, nếu muốn bảo đảm tự do tối đa cho từng người trong xã hội. Như thế mọi qui chiếu về các giá trị chung và về một chân lý tuyệt đối cho tất cả mọi người sẽ tiêu tan: đời sống xã hội sẽ phiêu lưu trên một bãi cát trôi nổi của chủ nghĩa trôi nổi quá khích. Lúc đó điều gì cũng là vấn đề qui ước, điều gì cũng là vấn đề thương lượng được, kể cả quyền đầu tiên trong các quyền căn bản, đó là quyền sống.
Trên thực tế, việc ấy cũng đang xảy ra trong phạm vi chính trị nói riêng của Nhà nước: quyền được sống, một quyền nguyên thuỷ và bất khả nhượng, mà vẫn bị đưa ra thảo luận và phủ quyết, dựa trên sự biểu quyết ở Nghị viện hoặc theo ý muốn của một phần dân chúng – có thể là một phần lớn nữa. Đó là kết quả bất hạnh của chủ nghĩa tương đối đang hoành hành mà không hề bị chống đối: cái “quyền” mà hết còn là một quyền, vì nó không còn được đặt vững chắc trên phẩm giá bất khả xâm phạm của nhân vị, nhưng lại bị người ta bắt lệ thuộc ý muốn của kẻ mạnh hơn. Thế là nền dân chủ, mặc dầu có nguyên tắc đấy, nhưng lại đi tới một chủ nghĩa chuyên chế có hạng. Nhà nước không còn là “Ngôi nhà chung” mà ở đó ai cũng có thể sống theo những nguyên tắc bình đẳng căn bản, nhưng nó đã biến thành nhà nước độc tài bá đạo, với tham vọng có thể quyết định về sự sống của những người yếu kém và những con người không có chi bảo vệ, từ hài nhi sinh ra đến người già cả, nhân danh lợi ích công cộng mà thực chất chỉ là lợi ích của một số người thôi.
Mọi sự có vẻ diễn tiến trong việc tôn trọng luật pháp, ít là khi những luật cho phép phá thai hoặc làm chết êm dịu được biểu quyết theo những khoản luật người ta cho là dân chủ. Thực ra, chúng ta phải chứng kiến cái bộ mặt thảm khốc của luật pháp và của lý tưởng dân chủ và lẽ ra nó chỉ là dân chủ khi nó nhìn nhận và bảo vệ phẩm giá của mọi nhân vị, nhưng nó lại bị phản hồi ngay từ nền tảng: “làm sao còn nói được tới phẩm giá của nhân vị, khi người ta giết những kẻ yếu nhất và vô tội nhất? Nhân danh công lý nào mà người ta thực hiện sự kỳ thị tới bất công giữa những con người như thế, bằng cách tuyên bố rằng một số những kẻ này đáng được bảo vệ, còn những kẻ kia bị từ chối quyền sống?”. Khi người ta nhận xét về những kiếu cách hành động ấy, thì đã khơi mào những quá trình dẫn tới sự tiêu huỷ việc cùng chung sống đích thực giữa những con người và dẫn tới sự phân hoá chính thực tại của Nhà nước.
Đòi hỏi quyền phá thai, quyền giết trẻ sơ sinh, quyền làm chết êm dịu, và công nhận những quyền ấy là hợp pháp, thì có nghĩa là dành cho tự do con người một ý nghĩa phi đạo đức và bất công, ý nghĩa của một quyền lực chuyên chế trên người khác và phản lại người khác. Nhưng đó là giết chết tự do chân thực: “Thật, tôi bảo thật các ông: ai phạm tội là làm nô lệ cho tội” (Ga 8,34).
“Tôi sẽ phải lánh đi khỏi nhan Ngài” (St 4,14)
Sự thiếu vắng ý thức về Thiên Chúa và ý thức về con người.
21. Khi ta tìm những cội rễ sâu sa nhất của cuộc chiến giữa “văn hoá sự sống” và “văn hoá sự chết”, ta không thể dừng lại ở quan niệm đảo lộn về tự do vừa được nhắc tới. Cần phải đi vào tâm điểm của tấn thảm kịch mà con người hiện đại đang sống: sự khuất bóng ý thức về Thiên Chúa và ý thức về con người là đặc điểm của tình hình xã hội và văn hoá mà chủ nghĩa tục hoá đang thao túng, chủ nghĩa này với những cái vòi vươn dài đôi khi đã thử thách cả những cộng đồng Kitô giáo. Những ai tự để mình lây nhiễm tâm trạng ấy, sẽ dễ bị lôi cuốn vào cơn lốc của một vòng xoáy đồi bại kinh khủng; bỏ mất ý thức về Thiên Chúa, người ta lao tới chỗ đánh mất cả ý thức về con người, về phẩm giá và sự sống của con người; và đến lượt mình, sự vi phạm có hệ thống luật luân lý, đặc biệt trong vấn đề quan trọng là tôn quí sự sống và phẩm giá của sự sống con người, sẽ tạo ra một bóng tối ngày càng mù mịt che lấp khả năng nhìn ra sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng ban sự sống và cứu độ.
Một lần nữa, chúng ta có thể cảm hứng theo trình thuật Abel bị ông anh hạ sát. Sau khi bị Thiên Chúa chúc dữ, Ca-in thưa cùng Chúa rằng: “Tội vạ tôi quá lớn làm sao mang nổi, ngày hôm nay Ngài đuổi tôi ra khỏi mặt đất màu mỡ và tôi phải lánh đi khỏi nhan Ngài, nên kẻ vất vơ vất vưởng chạy rong trên đất. Và có ai gặp tôi sẽ giết tôi!” (St 4, 13-14) Ca-in cho rằng tội mình sẽ không được Chúa thứ tha và nghĩ số phận tất nhiên của mình là phải “ẩn nấp khỏi nhan Chúa”. Nếu Ca-in đạt tới được việc thú nhận tội mình “quá lớn”, là vì anh có ý thức rằng mình ở trước mặt Thiên Chúa và trước sự phán xét nghiêm minh của Người. Trong thực tế, con người chỉ có thể nhận ra tội của mình và hiểu được sự nặng nề của tội khi họ ở trước nhan Chúa. Đó cũng là cảm nghiệm của vua David, sau khi “đã làm điều ác trước mặt Ngài”, vị ngôn sứ Nathan trách cứ (x. 2 Sm 11,12), vua đã kêu van: “Tội ác tôi, tôi xin nhận”; lỗi lầm tôi luôn luôn trước mắt tôi; tôi đã xúc phạm đến Ngài; điều ác trước mắt Ngài, tôi đã dám làm (Tv 50, 5-6).
22. Vì thế, khi mất ý thức về Thiên Chúa, thì ý thức con người cũng bị đe doạ, bị hư hỏng, như Công Đồng Vatican II đã tuyên ngôn dưới hình thức sâu sắc: Thụ tạo mà bỏ Đấng Tạo Hoá của mình thì tiêu vong.(…) Mà cả đến chính thụ tạo cũng bị u mê vây hãm, nếu nó quên Thiên Chúa” (17). Con người không còn đạt tới chỗ hiểu được mình là: “huyền diệu khác hẳn” những tạo vật khác trên mặt đất này nữa; con người coi mình chỉ là một trong những sinh vật, như một cơ thế cùng lắm là đã đạt được tới chặng hoàn hảo rất cao thôi. Bị nhốt trong một chân trời chật chội của thực tại thể chất, một cách nào đó con người sẽ trở nên một “sự vật”, không thấu hiểu được tính cách “siêu việt” trong “cuộc sinh tồn của mình trong tư cách là người”. Con người đã không coi sự sống như hồng ân của Thiên Chúa, như một thực tại “thánh thiêng” được trao cho trách nhiệm của mình và, do đó, để mình âu yếm bảo vệ, để mình “trân trọng”. Sự sống trở nên thuần tuý là “một sự vật” mà con người đòi được chiếm hữu như của riêng mình, mà con người có thể hoàn toàn làm chủ và định đoạt.
Như thế, trước sự sống sinh ra và sự sống chết đi, con người không còn khả năng để tự hỏi về ý nghĩa đích thực của cuộc đời mình, cũng chẳng có khả năng chấp nhận những giờ phút cam go của cuộc sống trong một niềm tự do chân thực. Con người chỉ còn việc lo “hành động” và, nhờ vào mọi kỹ thuật có thể, họ cố gắng tối đa để đặt chương trình, kiểm soát, khống chế sự sinh và sự tử. Những thực tại này, là kinh nghiệm từ nguyên thuỷ đòi hỏi phải được “sống”, thì lại trở thành những điều mà người ta chỉ chủ trương đơn thuần là “chiếm đoạt” hay “từ chối”.
Hơn nữa, khi sự qui chiếu về Thiên Chúa bị loại trừ rồi, thì chẳng lạ gì chính ý nghĩa của mọi sự vật sẽ bị biến chất một cách sâu xa, và chính thiên nhiên, khi không còn là “mater” (mẹ) nữa sẽ bị coi như một “vật liệu “để người ta xử lý tùy thích, Hình như người ta được dẫn đưa vào đường hướng này, do tính thuần lý “kỹ thuật-khoa học”, là quân bài chủ trong văn hoá hiện đại, nó phủ định cả ý tưởng về con người phải công nhận công lý về cuộc sáng tạo, hay phải tôn trọng ý định của Thiên Chúa về sự sống. Và điều ấy không kém phần chân thật, khi nỗi khắc khoải trước các hậu quả của “tự do không luật pháp” này lại đưa một số người tới lập truờng trái ngược là “luật pháp không tự do”, như từng xảy ra, chẳng hạn trong các ý thức hệ tuyên bố tính hợp pháp cho mọi thứ can thiệp vào thiên nhiên, gần như là vì “sự thần hoá mình” - điều này, một lần nữa, đã không chịu nhận rằng mình lệ thuộc vào ý định của Đấng Tạo Hoá.
Thực ra, sống mà “coi như Thiên Chúa không có” thì không những con người mất ý thức về mầu nhiệm Thiên Chúa, mà mất luôn cả ý thức về thế giới và về chính bản thân mình.
23. Sự thiếu vắng ý thức về Thiên Chúa và về con người không thể nào lại không đưa tới chủ nghĩa duy vật thực dụng, khiến cho chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy ích và chủ nghĩa khoái lạc lan rộng. Ở đây nữa ta nhận thấy giá trị vẫn còn đó của lời Thánh Tông đồ: “Và vì họ đã bỏ việc nhận biết Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã bỏ mặc họ cho trí não hư hỏng để họ làm những điều chẳng xứng” (Rm 1,28). Chính vì thế các giá trị của hữu thể bị thay thế bằng giá trị của những cái người ta sở hữu. Mục đích duy nhất đáng kể bây giờ chỉ còn là đi tìm tiện nghi vật chất cho riêng mình. Cái gọi là “phẩm chất cuộc sống” chỉ còn được hiểu thiết yếu là ở hiệu quả kinh tế, tiêu thụ phóng túng, sắc đẹp, hưởng thụ đời sống thể lý, mà quên mất những chiều kích sâu xa của cuộc sinh tồn, của những lĩnh vực tương giao, tinh thần và tôn giáo.
Trong bối cảnh như vậy, đau khổ, là gánh nặng vốn đè trên cuộc nhân sinh nhưng cũng là khả năng giúp con người tăng trưởng, đã bị kiểm duyệt bỏ, bị vứt đi như một sự ác phải luôn luôn xa tránh và xa tránh bằng bất cứ giá nào. Khi người ta không thể vượt thắng đau khổ, và khi không còn viễn cảnh về hạnh phúc nữa, ít nhất là cho tương lai, lúc ấy cuộc đời dường như đã mất hết ý nghĩa và trong con người sẽ tăng lên cơn cám dỗ muốn dành quyền triệt bỏ đau khổ.
Vẫn trong cùng một bối cảnh văn hoá như vậy, thân xác không còn được coi như một thực tại đặc trưng cá vị, là dấu chỉ và là nơi tiếp xúc với tha nhân, với Thiên Chúa và với thế giới. Thân xác bị hạ xuống hàng bản chất duy vật thuần tuý; thân xác chẳng còn là gì khác hơn một tổng hợp các cơ quan, các chức năng và năng lượng để dùng theo những tiêu chuẩn của lạc thú và của tính hiệu quả. Do đó, giới tính cũng bị phi nhân vị, bị khai thác: thay vì là dấu chỉ, là nơi chốn và là ngôn ngữ biểu lộ tình yêu -tức là hiến thân và đón nhận người khác trong tất cả sự phong phú của nhân vị - thì giới tính càng ngày càng trở nên một cơ hội làm dụng cụ cho việc khẳng định cái tôi và thoả mãn cách ích kỷ các dục vọng và bản năng. Chính vì thế mà nội dung nguyên thuỷ của giới tính nơi con người bị bóp méo và biến chất đi. Hai ý nghĩa, là phối hiệp và truyền sinh, gắn liền trong bản tính và hành vi hôn nhân, đã bị tách rời nhau cách giả tạo; theo kiểu đó, người ta làm hỏng sự phối hiệp khi người ta bắt việc truyền sinh phải theo ý thích tùy nghi của người nam và người nữ. Lúc đó việc truyền sinh sẽ trở nên “kẻ thù”, cần phải tránh trong việc hành xử giới tính: người ta chỉ chấp nhận truyền sinh theo mức độ hợp với dục vọng của con người, hay với ý muốn có một đứa con bằng “ bất cứ giá nào”; chứ không phải vì việc truyền sinh diễn tả sự đón nhận trọn vẹn người phối ngẫu và do đó rộng mở cho sự sống phong phú được thể hiện nơi đứa con.
Trong viễn ảnh duy vật trình bày trên đây, những tương quan giữa người với người bị giảm thiểu nghiêm trọng. Những người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả là phụ nữ, trẻ em, người bệnh hay người đau khổ và người già yếu. Tiêu chuẩn chân thực của phẩm giá con người - là tiêu chuẩn về sự tôn trọng, tặng trao và phục vụ - bị thay thế bằng tiêu chuẩn của hiệu quả tính, chức năng tính và duy ích: người ta được quí chuộng không vì họ là ai, mà vì họ có gì, làm gì và đưa lại được gì. Kẻ mạnh thắng kẻ yếu.
24. Chính ở nơi thẳm sâu nhất của lương tâm luân lý, người ta hoàn chỉnh việc che lấp ý thức về Thiên Chúa cũng như ý thức về con người, với bao nhiêu là hậu quả thảm khốc trên sự sống. Trước hết là lương tâm của mỗi người bị liên luỵ, vì trong sự thống nhất nội tâm và với đặc tính duy nhất của mình, lương tâm ấy thấy mình ở trước mặt Thiên Chúa (18). Nhưng theo một hướng khác, “lương tâm luân lý” của xã hội cũng có liên luỵ: một cách nào đó, xã hội chịu trách nhiệm, không những vì xã hội dung tha hay còn ủng hộ những cách ăn ở nghịch lại sự sống, mà còn vì xã hội nuôi dưỡng cái “văn hoá sự chết”, đi tới chỗ phát minh và củng cố nhiều “cơ chế tội lỗi” thực sự chống lại sự sống. Ngày nay lương tâm luân lý của cá nhân hay xã hội đang đứng trước một mối nguy hiểm rất nghiêm trọng và chết người tức là cái nguy trộn lẫn điều thiện với điều ác, trong những việc liên quan tới quyền căn bản được sống - dù chỉ là do ảnh hưởng tràn lan càng ngày càng nhiều những phương tiện truyền thông xã hội. Một phần lớn xã hội hiên nay tỏ ra rất giống với nhân loại mà Thánh Phaolô tả trong thư gửi Giáo đoàn Rôma. Xã hội ấy gồm những “người lấy bất chính hãm cầm sự thật” (Rm 1,18): vì chối bỏ Thượng Đế và tưởng chừng có thể xây dựng thành trì nơi trần gian mà không cần đến Ngài, “họ đã mất ý thức trong các lý luận của họ” đến nỗi “lòng họ đã ngu muội lại hoá ra tối tăm” (Rm 1,22); họ trở nên tác giả những hành động đáng chết và “chẳng những họ làm những điều ấy mà còn tán thành những kẻ làm như vậy” (Rm 1,32). Một khi lương tâm, là con mắt sáng của tâm hồn (x. Mt 22-23), lại gọi “dữ là lành và lành là dữ” (Is 5,20) thì lương tâm ấy đã đi vào con đường sa đoạ làm ta phải lo ngại và cũng là con đường đui mù về tinh thần tối tăm nhất.
Tuy nhiên, mọi ảnh hưởng và cố gắng đều không thể làm tắt tiếng nói của Chúa đang vang lên trong lương tâm mỗi người. Bởi vì bao giờ thì cũng là từ thánh cung sâu thẳm của lương tâm mà người ta trở lại được con đường của tình thương, của đón nhận và phục vụ sự sống con người.
“Anh em đã tiến lại gần máu thanh tẩy” (x. Dt 12,22.24)
Những dấu chỉ hy vọng và lời kêu gọi dấn thân
25. “Hãy nghe tiếng máu của em ngươi từ đất kêu oán lên Ta” (St 4,10). Không phải chỉ có máu Abel, người vô tội đầu tiên bị sát hại, đang kêu lên Thiên Chúa là nguồn sự sống và là Đấng bảo vệ sự sống. Máu của bất kỳ người nào sát hại sau Abel, cũng là tiếng kêu oan lên tới Chúa. Một cách tuyệt đối duy nhất, tiếng máu Chúa Kitô cũng kêu lên tới Thiên Chúa - mà Abel vô tội là hình ảnh tiên tri về Chúa Kitô, như tác giả Do Thái nhắc nhở ta: “ Anh em đã tiến lại gần núi Sion, thành của Thiên Chúa hằng sống… gần Đấng trung gian Giao ước mới và dòng máu thanh tẩy hùng biện hơn máu Abel” (Dt 12,22-24).
Đó là máu thanh tẩy. Máu của các hy lễ Cựu Ước là dấu chỉ biểu tượng và báo trước về máu thanh tẩy ấy: máu các lễ hy sinh qua đó Thiên Chúa tỏ thánh ý Ngài muốn thông ban sự sống của Ngài cho mọi người bằng cách thanh tẩy và thánh hiến họ (Xh 24,8; Lv 17,11). Tất cả việc đó được hoàn thành và từ nay biểu lộ nơi Chúa Kitô: máu của Ngài là máu rảy trên con người để chuộc lại, thanh tẩy và cứu chữa; chính là máu Đấng Trung Gian của giao ước mới, “đổ ra cho nhiều người được tha tội” (Mt 26,28).
Máu này đổ ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Kitô trên thập giá (Ga 19,34) còn “hùng biện hơn” máu của Abel. Quả vậy, Máu Chúa Kitô kêu lên và đòi một “công lý” sâu sắc hơn, nhưng nhất là khẩn cầu lòng thương xót (19), máu ấy cầu bầu với Cha cho các anh em của Chúa Kitô (Dt 7,25) máu ấy là nguồn cứu chuộc hoàn hảo và là ơn ban sự sống mới.
Máu Chúa Kitô, mặc khải sự cao cả của tình yêu thương của Chúa Cha, đã bộc lộ rằng con người là rất quý trước mặt Thiên Chúa và giá trị của sự sống con người thật khôn lường. Thánh tông đồ Phêrô nhắn nhủ ta: “Anh em hãy biết rằng không phải bằng những của hư nát, vàng bạc, mà anh em được cứu chuộc khỏi cách sống phù phiếm do cha ông để lại, mà là nhờ Máu châu báu của Con Thiên Chúa không tì vết, không thể trách cứ, là chính Chúa Kitô” (1 Pr 1,18-19). Chính khi chiêm ngắm Máu châu báu của Chúa Kitô, là dấu chứng của sự hiến dâng Ngài thực hiện vì yêu ta, mà người tín hữu học biết cách nhìn nhận và quí chuộng phẩm giá gần như là thần thiêng của mọi người. Trong niềm thán phục và tri ân luôn luôn mới mẻ, người tín hữu có thể kêu lên: “Ôi! Giá trị của con người lớn biết bao trước mặt Đấng Tạo Hoá, tới độ đã xứng đáng có được một Đấng Cứu Chuộc rất vĩ đại và đáng kính tôn” (bài ca Exultet đêm phục sinh), tới độ Thiên Chúa đã ban Con Một của Ngài để con người khỏi hư mất, nhưng được sự sống đời đời” ! (Ga 3,16) (20).
Hơn nữa, Máu Chúa Kitô mạc khải cho con người biết sự cao cả và do đó ơn gọi của họ hiến dâng toàn thân mình. Bởi vì được đổ ra như ơn ban sự sống, nên Máu Chúa Kitô không còn là dấu chỉ sự chết, dấu chỉ biệt lý hẳn với anh em của Người, nhưng là phương tiện hiệp thông làm dồi dào sức sống cho mọi người. Trong Bí Tích Thánh Thể, người uống Máu này và ở lại trong Chúa Kitô (x. Ga 5,56) được lôi cuốn vào sức năng động của tình yêu Ngài để đưa tới mức sung mãn chính ơn gọi đầu tiên hướng tới tình yêu, là ơn gọi của mọi người (x.St 1,27; 2,18-24)
Trong Máu Chúa Kitô, tất cả mọi người cũng múc được sức mạnh để dấn thân phục vụ sự sống. Máu Chúa Kitô chính là lý do mạnh nhất để hy vọng và là nền tảng cho niềm xác tín tuyệt đối, theo kế hoạch của Thiên Chúa, sự sống sẽ dành được chiến thắng. Một tiếng nói mạnh mẽ từ ngai toà Thiên Chúa trong thành Giêrusalem thiên quốc đã kêu lên: “Sẽ chẳng còn chết chóc nữa!” (Kh 21,4). Thánh Phaolô cũng bảo đảm với ta rằng sự chiến thắng hiện tại trên tội lỗi là dấu chỉ và là lời tiên báo cuộc chiến thắng hoàn toàn trên sự chết, khi hoàn tất lời chép: “Sự chết đã bị vùi trong chiến thắng. Hỡi sự chết, nọc độc của ngươi đâu?” (1 Cr 15,54-55)
26. Thật sự, người ta nhận thấy những dấu hiệu báo tin cuộc chiến thắng này trong các xã hội, các nền văn hoá của ta, mặc dầu chúng bị ghi dấu đậm nét bởi “văn hoá sự chết”. Người ta sẽ chỉ thiết lập một bảng thống kê không đầy đủ có thể làm ta nản lòng, nếu như cùng với những lời tố giác các mối đe doạ chống lại sự sống, người ta không nêu lên một khái lược những dấu chỉ tích cực có hiệu quả trong hiện tình của nhân loại.
Tiếc thay, những dấu chỉ tích cực ấy rất khó xuất hiện và không được dễ dàng nhận ra, chắc hẳn vì chúng không là đối tượng được chú ý đủ qua những phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng nhiều sáng kiến để giúp đỡ những người yếu đuối nhất và không có ai bảo vệ đã được thực hiện và tiếp tục được thực hiện, trong cộng đồng Kitô giáo và trong xã hội dân sự, ở mức độ địa phương, quốc gia và quốc tế, do từng người, từng nhóm, từng phong trào và nhiều tổ chức khác nhau.
Có nhiều đôi vợ chồng biết quảng đại lãnh trách nhiệm đón nhận con cái như “ân huệ tuyệt vời nhất của hôn nhân” (21) Và không thiếu những gia đình, ngoài các phục dịch cho cuộc sống hàng ngày, đã biết mở rộng cửa đón tiếp những trẻ bị bỏ rơi, những thanh thiếu niên gặp khó khăn, những người bất hạnh, những người già cả cô đơn. Nhiều những trung tâm hỗ trợ sự sống hay những tổ chức tương tự, được sinh động nhờ có những cá nhân, những đoàn nhóm, với lòng tận tuỵ và những hy sinh đáng thán phục, đang nâng đỡ tinh thần và vật chất cho nhiều người mẹ gặp khó khăn và bị cám dỗ đi phá thai.
Người ta còn thiết lập và phát triển những nhóm thiện nguyện dấn thân tiếp đón những người không gia đình, những người gặp các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoặc những người cần tìm lại một nơi giáo dục, trong khi giúp họ vượt thắng các thói quen độc hại và trở về với ý nghĩa thực của cuộc sống.
Y học được nhiều nhà nghiên cứu và thành viên các ngành y tế nhiệt tình phục vụ, vẫn tiếp tục những cố gắng riêng để tìm ra các phương tiện ngày càng hữu hiệu: ngày nay người ta đạt những kết quả mà ngày xưa không ai có thể nghĩ tới, và mở ra những viễn ảnh có lợi cho sự sống đang triển nở, cho những người đau khổ, cho những bệnh nhân ở giai đoạn mãn tính hoặc cuối cùng. Có những cơ quan, những tổ chức khác nhau đang vận động để lấy y học làm mũi nhọn giúp đỡ những miền bị cùng khổ hay bị các bệnh tật hoành hành. Có những hiệp hội quốc gia và quốc tế các y sĩ cũng hoạt động để nhanh chóng cứu trợ những dân bị thiên tai, dịch tể hay chiến tranh. Dù còn lâu mới thực hiện được hoàn toàn nền công bình quốc tế chân thật, bằng việc phân phối các sản phẩm y tế rộng rãi, nhưng làm sao lại không nhận ra, trong các tiến bộ đã đạt được, những dấu chỉ của tình liên đới ngày càng gia tăng giữa các dân tộc, những dấu chỉ mang ý nghĩa nhân đạo và luân lý đáng ca ngợi, và là những dấu chỉ của một lòng tôn trọng lớn lao hơn đối với sự sống?
27. Trước những bộ luật cho phép phá thai và trước những mưu toan, đã thành công ở nơi này nơi khác, chấp nhận việc làm chết êm dịu, nhiều phong trào được thành hình và nhiều sáng kiến được áp dụng trên toàn thế giới, để làm cho xã hội phải nhạy cảm với việc bảo vệ sự sống. Khi những phong trào này hành động đúng theo cảm hứng chính thực của mình. Mạnh mẽ xác định lập trường mà không dùng đến bạo lực, đã giúp cho có nhiều người hơn ý thức về giá trị của sự sống, cũng như họ đã khơi dậy và đạt được những việc dấn thân cương quyết hơn để bảo vệ sự sống.
Đàng khác, làm sao không nhắc tới những hành vi thường ngày như đón tiếp, hy sinh, săn sóc vô vị lợi mà một số đông vô kể những con người đã thực hiện với tấm lòng thương mến trong các gia đình, nhà thương, viện mồ côi, nhà hưu dưỡng cho những cụ già, và trong nhiều trung tâm hay cộng đoàn khác đang bảo vệ sự sống? Theo gương Chúa Giêsu là “người Samari nhân hậu” (x. Lc 10,29-37) và được Ngài ban sức mạnh nâng đỡ, Giáo Hội đã luôn đứng hàng đầu trên mặt trận của tình bác ái, nhiều con cái trong Giáo Hội nam cũng như nữ, đặc biệt là các tu sĩ, theo những hình thức truyền thống được canh tân, đã hiến dâng và tiếp tục hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa, dâng đời mình vì yêu thương anh chị em yếu đuối nhất, thiếu thốn nhất. Họ xây dựng theo chiều sâu một nền “văn minh của tình yêu và sự sống”, không có nền văn minh này thì sự hiện hữu của cá nhân và xã hội sẽ mất đi ý nghĩa nhân bản chính thực nhất. Dù chẳng ai nhìn ra họ, dù họ vẫn ẩn khuất trước mặt số đông người đời, đức tin vẫn bảo đảm với ta rằng Thiên Chúa Cha, “Đấng nhìn thấy trong nơi kín đáo” (Mt 6,4), không những sẽ ban thưởng, mà còn làm cho họ thêm phong phú ngay từ đời này, làm cho họ mang nhiều hoa quả bền vững vì lợi ích của tất cả mọi người.
Giữa các dấu chỉ của niềm Hy vọng, phải ghi nhận trong các tầng lớp dư luận quần chúng, sự phát triển một cảm thức mới luôn luôn chống lại việc nhờ chiến tranh, để giải quyết những xung đột giữa các dân tộc, và luôn luôn hướng về việc tìm kiếm những phương tiện hữu hiệu, không “bạo lực” để chận đứng kẻ vũ trang xâm lược. Cũng trong hệ tư tưởng này, dư luận quần chúng vẫn phổ biến sự chống đối án tử hình, cho dù người ta chỉ coi nó như phương tiện “bảo vệ hợp pháp” cho xã hội, thì chiếu theo những khả năng mà một xã hội hiện đại có thể dùng để trấn áp tội phạm cách hữu hiệu, người ta phải làm sao cho kẻ phạm pháp không còn gây cho xã hội, mà vẫn không làm cho kẻ ấy mất hẳn khả năng tự cải hoá.
Cũng phải tích cực đón chào sự quan tâm càng ngày càng lớn đối với phẩm chất sự sống, đối với tương quan học mà ta gặp thấy nhất là tại các xã hội tiên tiến, nơi đó, hiện người ta ít chú tâm vào những vấn đề giúp sống lâu hơn, cho bằng vào việc cải thiện toàn bộ các điều kiện sống, việc lặp lại suy tư đạo đức về chủ đề sự sống mang một ý nghĩa đặc biệt; sự sáng tạo và phát triển liên tục khoa đạo đức sinh học hỗ trợ cho những suy tư và đối thoại- giữa những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng, cũng như giữa những tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau- về những vấn đề đạo đức căn bản liên quan đến sự sống con người.
28. Viễn cảnh này vừa mang ánh sáng vừa xen bóng tối, phải làm cho chúng ta ý thức đầy đủ rằng chúng ta đang đứng trước cuộc đối đầu gay gắt và thảm khốc giữa cái xấu và cái tốt, giữa sự chết và sự sống, giữa “văn hoá sự chết” và “văn hoá sự sống”. Không những chúng ta chỉ “đứng trước” mà chắc chắn còn “ở giữa’ cuộc xung đột này: chúng ta tất cả đều có liên quan tích cực trong đó, chúng ta không được tránh né trách nhiệm phải chọn lựa vô điều kiện việc bênh vực sự sống.
Lời răn đe rõ ràng và mạnh mẽ của Môsê cũng nói với chúng ta: “Này đây hôm nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và hạnh phúc, sự chết và đau khổ … Ta đặt trước mặt ngươi sự sống hoặc sự chết, sự chúc lành hoặc chúc dữ. Vậy hãy chọn sự sống, để ngươi và miêu duệ ngươi được sống” (Đnl 30,15-19). Lời răn đe ấy cũng hoàn toàn hợp cho chúng ta là những kẻ hằng ngày phải chọn lựa giữa “văn hoá sự sống” và “văn hoá sự chết”. Nhưng tiếng gọi của sách Đệ Nhị Luật còn sâu sắc hơn vì đề nghị với chúng ta sự chọn lựa đích thực mang tính tôn giáo và luân lý. Đây là vấn đề tìm hiểu cho cuộc sống của mình một hướng đi căn bản, là vấn đề sống trung thành theo luật Chúa dạy: “Hãy nghe những huấn lệnh mà hôm nay ta truyền cho ngươi: Yêu mến Giavê Thiên Chúa của ngươi, đi theo đường lối của Người, giữ các lệnh truyền, luật điều và phán quyết của Người … Hãy chọn sự sống, hầu ngươi và dòng dõi người được sống, là yêu mến Giavê Thiên Chúa của ngươi, nghe tiếng Người và khăng khít với Người: vì đó là sự sống của ngươi, là sự sống lâu dài nơi ngươi cư ngụ trên trái đất … (Đnl 30,19-20)
Việc lựa chọn sự sống cách vô điều kiện sẽ đạt tới độ sung mãn theo ý nghĩa tôn giáo và luân lý, khi nó phát xuất từ niềm tin vào Chúa Kitô, khi nó được thành hình và nuôi dưỡng bằng niềm tin ấy. Không có gì giúp ta sẵn sàng tham gia cuộc chiến tranh giữa sự chết và sự sống, một cuộc đấu tranh mà ta đang đắm chìm vào, cho bằng niềm tin nơi Con Thiên Chúa làm người và đã đến giữa loài người “để loài người được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10) : Đó là niềm tin vào Chúa Phục Sinh, Đấng chiến thắng sự chết; đó là niềm tin vào Máu Thánh Chúa Kitô “hùng biện hơn máu Abel” (Dt 12,24). Trước những thách đố của tình hình hiện nay,theo ánh sáng và sức mạnh của niềm tin ấy, Giáo Hội ý thức cách sống động hơn về ơn sủng và trách nhiệm Chúa trao, để loan báo, để tôn dương và để phục vụ Tin Mừng về sự sống.
Một quan niệm đồi bại về tự do
18. Toàn cảnh mà người ta đã mô tả đòi hỏi được hiểu không những trên quan điểm các hiện tượng của cái chết làm rõ nét nó mà còn trên quan điểm nhiều nguyên nhân xác định nó. Câu hỏi của Chúa “Ngươi đã làm gì?” (St 4,10) dường như là một lời kêu gọi nói với Cain để anh ta vượt lên trên tính chất thể của hành vi giết người của anh ta nhằm nắm bắt được sự nghiêm trọng của hành vi đó trên bình diện các động cơ ban đầu và các hậu quả tiếp theo.
Việc chọn lựa chống lại sự sống đôi khi phát sinh do những hoàn cảnh khó khăn hay thậm chí bi đát của sự đau khổ lớn lao, cô đơn, vô phương có hy vọng cải thiện về kinh tế, sự suy sụp tinh thần, lo âu đến tương lai. Những hoàn cảnh như thế có thể giảm thiểu đáng kể trách nhiệm cá nhân và tội lỗi phát sinh từ đó nơi những kẻ thực hiện những chọn lựa này mà tự chúng là những lựa chọn mang tính tội phạm. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề còn vượt lên trên việc công nhận, đây đúng là điều cần thiết, các hoàn cảnh cá nhân này. Vấn đề cũng còn được đặt ra trên các bình diện văn hoá, xã hội và chính trị, và chính ở đó xuất hiện khía cạnh đảo lộn và gây ra bối rối nhất, vì cái khuynh hướng, luôn được chấp nhận rộng rãi hơn giải thích các tội ác chống lại sự sống như là những biểu lộ hợp pháp của tự do cá nhân, mà người ta sẽ phải công nhận và bảo vệ như là những quyền thực sự.
Như vậy, sau khi khám phá ra tư tưởng “quyền con người” - như là quyền bẩm sinh của tất cả mọi người có trước mọi định chế và mọi luật pháp của các quốc gia - người ta đi đến một khúc quanh những hậu quả bi thảm trong một quá trình lịch sử dài là quá trình ngày nay đang đứng trước một sự mâu thuẫn đáng ngạc nhiên: vào một thời kỳ mà người ta long trọng công bố những quyền bất khả xâm phạm của con người và công khai khẳng định giá trị của sự sống, thì chính cái quyền được sống thực ra lại bị từ chối và xâm phạm, nhất là trong những lúc có ý nghĩa nhất của cuộc sống đó là khi sinh ra và khi chết.
Một đàng, những tuyên ngôn khác nhau về quyền con người và nhiều sáng kiến phát sinh từ đó chứng tỏ rằng trên toàn thế giới có sự tiến bộ của ý thức luân lý sẵn sàng công nhận giá trị và phẩm giá của mọi người; không hề phân biệt chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, chính kiến hoặc tầng lớp xã hội.
Đàng khác thực ra, người ta thấy những tuyên bố cao đẹp nay tiếc thay đi ngược lại cái phủ định bi thảm của chúng. Điều làm chưng hững hơn và thậm chí gây ra gương mù đó là việc này xảy ra ngay trong một xã hội coi khẳng định và bảo vệ quyền con người như là mục đích chính và đồng thời là niềm kiêu hãnh của mình. Làm sao có thể làm cho các khẳng định về nguyên tắc được lặp đi lặp lại này tương hợp với việc gia tăng liên tục và việc hợp pháp hoá thường xuyên như xâm phạm đến sự sống của con người? Làm sao dung hoà các tuyên ngôn này với các việc loại trừ kẻ yếu thế nhất, kẻ nghèo hèn nhất, kẻ già nua và kẻ vừa mới được thụ thai? Nhưng xâm phạm này đi theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại việc tôn trọng sự sống, và chúng đe doạ trực tiếp đến toàn bộ việc vun đắp các quyền con người. Cuối cùng: đây là một sự đe doạ có khả năng gây nguy hiểm cho chính ý nghĩa của việc đồng sinh tồn theo tin thần dân chủ: thay vì là những xã hội sống chung hoà hợp”, các quốc gia của chúng ta có nguy cơ trở thành các xã hội của những người bị loại trừ, những người ở ngoài lề; những người bị biệt xứ, những kẻ bị xua đuổi. Và nếu người ta nhìn rộng ra một vòng chân trời thế giới, làm sao không nghĩ rằng chính việc công bố các quyền của con người và của các dân tộc, như điều này đã được thực hiện tại những hội nghị cấp cao quốc tế, chỉ là một công việc khoa trương vô ích bao lâu mà người ta không lột mặt nạ sự ích kỷ của các nước giàu là những nước từ chối không muốn cho các nước nghèo đạt đến sự phát triển hoặc làm cho các nước đó thuộc vào những cấm đoán điên rồ đối với việc truyền sinh, và như thế là chống lại sự phát triển của con người? Có nên đặt lại vấn đề các mô hình kinh tế được các quốc gia thường theo đuổi, nhất là được quyết đlịnh do sức ép có tính cách quốc tế là những sức ép tạo ra và duy trì các hoàn cảnh bất công và bạo lực trong đó sự sống con người của trọn cả những dân tộc bị làm cho giảm giá, và bị đàn áp hay không?
19. Đâu là nguồn gốc của một sự mâu thuẫn hết sức nghịch lý như thế?
Chúng ta có thể nhận thấy những nguồn gốc này khi đánh giá tổng quát về mặt văn hoá và luân lý, bắt đầu với não trạng đưa khái niệm chủ thể đến chỗ cực đoan và thậm chí làm biến chất nó, và công nhận như một chủ thể của các quyền chỉ người nào hưởng được hoàn toàn hoặc ít ra là vào lúc đầu và xuất hiện từ một tình trạng hoàn toàn không lệ thuộc người khác. Nhưng làm sao dung hoà quan điểm này với việc tán dương rằng con người là một hữu thể “không bị khiến dụng”? Lý luận về quyền con người chắn chắn dựa căn bản trên việc xác quyết rằng, khác với các động vật và các sự vật, con người không thể bị đặt dưới sự thống trị của ai cả. Còn phải nêu lên cái lôgic có huynh hướng đồng nhất hoá phẩm giá của con người với khả năng trao đổi bằng lời nói rõ ràng hoặc ít ra, có thể nhận biết và khả năng giao tiếp. Rõ ràng là với những điều được giả định như thế, thế giới không có chỗ cho kẻ nào - đối với người sắp sinh ra cũng như sắp chết đi - là một chủ thể có thể tạng yếu, là kẻ dường như hoàn toàn được phó mặc cho những người khác, triệt để lệ thuộc họ, và là kẻ chỉ có thể trao đổi bằng ngôn ngữ câm lặng của một sự chia sẻ sâu xa bằng cảm tính mà thôi. Do đó, đây là sức mạnh trở nên tiêu chuẩn chọn lựa và hành động trong tương quan giữa các cá nhân với nhau và trong đời sống xã hội. Nhưng đây lại chính là trái ngược với việc, trong lịch sử, Nhà Nước pháp quyền công bố như là cộng đồng mà trong đó “lý lẽ của sức mạnh" được thay cho "sức mạnh của lý trí".
Trên một bình diện khác, nguồn gốc của sự mâu thuẫn giữa việc long trọng khẳng định quyền con người với sự phủ định bi đát các quyền này trong thực tế nằm ở cách quan niệm về tự do. Quan niệm này tuyệt đối ca tụng cá nhân và không chuẩn bị cho cá nhân có được sự liên đới, sự tiếp nhận không đắn đo cũng như sự phục vụ của tha nhân. Nếu thật sự đôi khi việc loại bỏ sự sống sắp sửa ra đời hoặc sự sống đến hồi kết thúc cũng còn lệ thuộc vào ý nghĩa được hiểu sai về lòng vị tha hay lòng thương xót, người ta không thể chối cãi rằng đại thể, nền văn minh chết chóc cho thấy một quan niệm về sự tự do hoàn toàn có tính cách cá nhân chủ nghĩa, rốt cuộc là sự tự do của “những kẻ mạnh” chống lại những kẻ yếu sắp ngã gục.
Chính trong chiều hướng này mà người ta có thể giải thích câu trả lời của Cain khi Thiên Chúa hỏi: “Abel, em ngươi ở đâu?” – “Tôi không biết. Tôi đâu phải là người bảo vệ em tôi?” (St 4,9). Phải, mọi người đều là “kẻ bảo vệ người anh em của mình”, bởi vì Thiên Chúa giao phó con người cho con người. Và chính vì muốn giao phó con người cho con người như thế mà Thiên Chúa ban tự do cho mọi người, một sự tự do bao hàm chiều kích liên hệ chủ yếu. Đây là một ân huệ lớn lao của Đấng Tạo hoá, bởi vì sự tự do được dùng để phục vụ con người và hoàn thành con người do chính việc tự hiến và tiếp nhận tha nhân; trái lại, khi chiều kích cá nhân chủ nghĩa được tuyệt đối hoá, thì tự do sẽ mất đi ý nghĩa đầu tiên của nó, rồi chính ơn gọi và phẩm giá của nó cũng bị chối bỏ.
Có một khía cạnh khác sâu xa hơn cần phải chú ý: tự do sẽ chối bỏ chính mình, tự do sẽ tự huỷ và chuẩn bị loại bỏ tha nhân khi tự do không còn công nhận và tôn trọng mối dây cấu thành nó với sự thật. Mỗi lần muốn giải phóng khỏi mọi truyền thống và quyền lực, là sự tự do tự đóng khung ngay cả trong những cái hiển nhiên đầu tiên của một sự thật khách quan và thường thấy là cơ sở của cuộc sống con người và xã hội, rốt cuộc con người không còn lấy sự thật căn cứ trên cái thiện và cái ác mà chỉ lấy quan điểm chủ quan và hay thay đổi hoặc thậm chí những lợi lộc ích kỷ và những ý thích thất thường của mình làm tiêu chuẩn duy nhất và bất khả tranh luận cho những lựa chọn của mình.
20. Với quan niệm như thế về tự do, đời sống trong xã hội bị biến chất sâu sắc. Nếu việc hoàn chỉnh cái “tôi” được hiểu bằng những từ “ tự trị tuyệt đối”, thì người ta sẽ không thể tránh được việc chối bỏ tha nhân, coi họ như một kẻ thù mà mình phải tự vệ. Như thế, xã hội sẽ trở thành một tổng thể những cá nhân đứng bên nhau, chứ không có liên lạc gì với nhau cả: mỗi người muốn tự khẳng định mình biệt lập với người khác, hay đúng hơn, mỗi người đều muốn đề cao tư lợi của riêng mình. Tuy nhiên, trước những lợi ích tương tự của tha nhân, người ta phải giải quyết bằng cách tìm một thứ thoả hiệp, nếu muốn bảo đảm tự do tối đa cho từng người trong xã hội. Như thế mọi qui chiếu về các giá trị chung và về một chân lý tuyệt đối cho tất cả mọi người sẽ tiêu tan: đời sống xã hội sẽ phiêu lưu trên một bãi cát trôi nổi của chủ nghĩa trôi nổi quá khích. Lúc đó điều gì cũng là vấn đề qui ước, điều gì cũng là vấn đề thương lượng được, kể cả quyền đầu tiên trong các quyền căn bản, đó là quyền sống.
Trên thực tế, việc ấy cũng đang xảy ra trong phạm vi chính trị nói riêng của Nhà nước: quyền được sống, một quyền nguyên thuỷ và bất khả nhượng, mà vẫn bị đưa ra thảo luận và phủ quyết, dựa trên sự biểu quyết ở Nghị viện hoặc theo ý muốn của một phần dân chúng – có thể là một phần lớn nữa. Đó là kết quả bất hạnh của chủ nghĩa tương đối đang hoành hành mà không hề bị chống đối: cái “quyền” mà hết còn là một quyền, vì nó không còn được đặt vững chắc trên phẩm giá bất khả xâm phạm của nhân vị, nhưng lại bị người ta bắt lệ thuộc ý muốn của kẻ mạnh hơn. Thế là nền dân chủ, mặc dầu có nguyên tắc đấy, nhưng lại đi tới một chủ nghĩa chuyên chế có hạng. Nhà nước không còn là “Ngôi nhà chung” mà ở đó ai cũng có thể sống theo những nguyên tắc bình đẳng căn bản, nhưng nó đã biến thành nhà nước độc tài bá đạo, với tham vọng có thể quyết định về sự sống của những người yếu kém và những con người không có chi bảo vệ, từ hài nhi sinh ra đến người già cả, nhân danh lợi ích công cộng mà thực chất chỉ là lợi ích của một số người thôi.
Mọi sự có vẻ diễn tiến trong việc tôn trọng luật pháp, ít là khi những luật cho phép phá thai hoặc làm chết êm dịu được biểu quyết theo những khoản luật người ta cho là dân chủ. Thực ra, chúng ta phải chứng kiến cái bộ mặt thảm khốc của luật pháp và của lý tưởng dân chủ và lẽ ra nó chỉ là dân chủ khi nó nhìn nhận và bảo vệ phẩm giá của mọi nhân vị, nhưng nó lại bị phản hồi ngay từ nền tảng: “làm sao còn nói được tới phẩm giá của nhân vị, khi người ta giết những kẻ yếu nhất và vô tội nhất? Nhân danh công lý nào mà người ta thực hiện sự kỳ thị tới bất công giữa những con người như thế, bằng cách tuyên bố rằng một số những kẻ này đáng được bảo vệ, còn những kẻ kia bị từ chối quyền sống?”. Khi người ta nhận xét về những kiếu cách hành động ấy, thì đã khơi mào những quá trình dẫn tới sự tiêu huỷ việc cùng chung sống đích thực giữa những con người và dẫn tới sự phân hoá chính thực tại của Nhà nước.
Đòi hỏi quyền phá thai, quyền giết trẻ sơ sinh, quyền làm chết êm dịu, và công nhận những quyền ấy là hợp pháp, thì có nghĩa là dành cho tự do con người một ý nghĩa phi đạo đức và bất công, ý nghĩa của một quyền lực chuyên chế trên người khác và phản lại người khác. Nhưng đó là giết chết tự do chân thực: “Thật, tôi bảo thật các ông: ai phạm tội là làm nô lệ cho tội” (Ga 8,34).
“Tôi sẽ phải lánh đi khỏi nhan Ngài” (St 4,14)
Sự thiếu vắng ý thức về Thiên Chúa và ý thức về con người.
21. Khi ta tìm những cội rễ sâu sa nhất của cuộc chiến giữa “văn hoá sự sống” và “văn hoá sự chết”, ta không thể dừng lại ở quan niệm đảo lộn về tự do vừa được nhắc tới. Cần phải đi vào tâm điểm của tấn thảm kịch mà con người hiện đại đang sống: sự khuất bóng ý thức về Thiên Chúa và ý thức về con người là đặc điểm của tình hình xã hội và văn hoá mà chủ nghĩa tục hoá đang thao túng, chủ nghĩa này với những cái vòi vươn dài đôi khi đã thử thách cả những cộng đồng Kitô giáo. Những ai tự để mình lây nhiễm tâm trạng ấy, sẽ dễ bị lôi cuốn vào cơn lốc của một vòng xoáy đồi bại kinh khủng; bỏ mất ý thức về Thiên Chúa, người ta lao tới chỗ đánh mất cả ý thức về con người, về phẩm giá và sự sống của con người; và đến lượt mình, sự vi phạm có hệ thống luật luân lý, đặc biệt trong vấn đề quan trọng là tôn quí sự sống và phẩm giá của sự sống con người, sẽ tạo ra một bóng tối ngày càng mù mịt che lấp khả năng nhìn ra sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng ban sự sống và cứu độ.
Một lần nữa, chúng ta có thể cảm hứng theo trình thuật Abel bị ông anh hạ sát. Sau khi bị Thiên Chúa chúc dữ, Ca-in thưa cùng Chúa rằng: “Tội vạ tôi quá lớn làm sao mang nổi, ngày hôm nay Ngài đuổi tôi ra khỏi mặt đất màu mỡ và tôi phải lánh đi khỏi nhan Ngài, nên kẻ vất vơ vất vưởng chạy rong trên đất. Và có ai gặp tôi sẽ giết tôi!” (St 4, 13-14) Ca-in cho rằng tội mình sẽ không được Chúa thứ tha và nghĩ số phận tất nhiên của mình là phải “ẩn nấp khỏi nhan Chúa”. Nếu Ca-in đạt tới được việc thú nhận tội mình “quá lớn”, là vì anh có ý thức rằng mình ở trước mặt Thiên Chúa và trước sự phán xét nghiêm minh của Người. Trong thực tế, con người chỉ có thể nhận ra tội của mình và hiểu được sự nặng nề của tội khi họ ở trước nhan Chúa. Đó cũng là cảm nghiệm của vua David, sau khi “đã làm điều ác trước mặt Ngài”, vị ngôn sứ Nathan trách cứ (x. 2 Sm 11,12), vua đã kêu van: “Tội ác tôi, tôi xin nhận”; lỗi lầm tôi luôn luôn trước mắt tôi; tôi đã xúc phạm đến Ngài; điều ác trước mắt Ngài, tôi đã dám làm (Tv 50, 5-6).
22. Vì thế, khi mất ý thức về Thiên Chúa, thì ý thức con người cũng bị đe doạ, bị hư hỏng, như Công Đồng Vatican II đã tuyên ngôn dưới hình thức sâu sắc: Thụ tạo mà bỏ Đấng Tạo Hoá của mình thì tiêu vong.(…) Mà cả đến chính thụ tạo cũng bị u mê vây hãm, nếu nó quên Thiên Chúa” (17). Con người không còn đạt tới chỗ hiểu được mình là: “huyền diệu khác hẳn” những tạo vật khác trên mặt đất này nữa; con người coi mình chỉ là một trong những sinh vật, như một cơ thế cùng lắm là đã đạt được tới chặng hoàn hảo rất cao thôi. Bị nhốt trong một chân trời chật chội của thực tại thể chất, một cách nào đó con người sẽ trở nên một “sự vật”, không thấu hiểu được tính cách “siêu việt” trong “cuộc sinh tồn của mình trong tư cách là người”. Con người đã không coi sự sống như hồng ân của Thiên Chúa, như một thực tại “thánh thiêng” được trao cho trách nhiệm của mình và, do đó, để mình âu yếm bảo vệ, để mình “trân trọng”. Sự sống trở nên thuần tuý là “một sự vật” mà con người đòi được chiếm hữu như của riêng mình, mà con người có thể hoàn toàn làm chủ và định đoạt.
Như thế, trước sự sống sinh ra và sự sống chết đi, con người không còn khả năng để tự hỏi về ý nghĩa đích thực của cuộc đời mình, cũng chẳng có khả năng chấp nhận những giờ phút cam go của cuộc sống trong một niềm tự do chân thực. Con người chỉ còn việc lo “hành động” và, nhờ vào mọi kỹ thuật có thể, họ cố gắng tối đa để đặt chương trình, kiểm soát, khống chế sự sinh và sự tử. Những thực tại này, là kinh nghiệm từ nguyên thuỷ đòi hỏi phải được “sống”, thì lại trở thành những điều mà người ta chỉ chủ trương đơn thuần là “chiếm đoạt” hay “từ chối”.
Hơn nữa, khi sự qui chiếu về Thiên Chúa bị loại trừ rồi, thì chẳng lạ gì chính ý nghĩa của mọi sự vật sẽ bị biến chất một cách sâu xa, và chính thiên nhiên, khi không còn là “mater” (mẹ) nữa sẽ bị coi như một “vật liệu “để người ta xử lý tùy thích, Hình như người ta được dẫn đưa vào đường hướng này, do tính thuần lý “kỹ thuật-khoa học”, là quân bài chủ trong văn hoá hiện đại, nó phủ định cả ý tưởng về con người phải công nhận công lý về cuộc sáng tạo, hay phải tôn trọng ý định của Thiên Chúa về sự sống. Và điều ấy không kém phần chân thật, khi nỗi khắc khoải trước các hậu quả của “tự do không luật pháp” này lại đưa một số người tới lập truờng trái ngược là “luật pháp không tự do”, như từng xảy ra, chẳng hạn trong các ý thức hệ tuyên bố tính hợp pháp cho mọi thứ can thiệp vào thiên nhiên, gần như là vì “sự thần hoá mình” - điều này, một lần nữa, đã không chịu nhận rằng mình lệ thuộc vào ý định của Đấng Tạo Hoá.
Thực ra, sống mà “coi như Thiên Chúa không có” thì không những con người mất ý thức về mầu nhiệm Thiên Chúa, mà mất luôn cả ý thức về thế giới và về chính bản thân mình.
23. Sự thiếu vắng ý thức về Thiên Chúa và về con người không thể nào lại không đưa tới chủ nghĩa duy vật thực dụng, khiến cho chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy ích và chủ nghĩa khoái lạc lan rộng. Ở đây nữa ta nhận thấy giá trị vẫn còn đó của lời Thánh Tông đồ: “Và vì họ đã bỏ việc nhận biết Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã bỏ mặc họ cho trí não hư hỏng để họ làm những điều chẳng xứng” (Rm 1,28). Chính vì thế các giá trị của hữu thể bị thay thế bằng giá trị của những cái người ta sở hữu. Mục đích duy nhất đáng kể bây giờ chỉ còn là đi tìm tiện nghi vật chất cho riêng mình. Cái gọi là “phẩm chất cuộc sống” chỉ còn được hiểu thiết yếu là ở hiệu quả kinh tế, tiêu thụ phóng túng, sắc đẹp, hưởng thụ đời sống thể lý, mà quên mất những chiều kích sâu xa của cuộc sinh tồn, của những lĩnh vực tương giao, tinh thần và tôn giáo.
Trong bối cảnh như vậy, đau khổ, là gánh nặng vốn đè trên cuộc nhân sinh nhưng cũng là khả năng giúp con người tăng trưởng, đã bị kiểm duyệt bỏ, bị vứt đi như một sự ác phải luôn luôn xa tránh và xa tránh bằng bất cứ giá nào. Khi người ta không thể vượt thắng đau khổ, và khi không còn viễn cảnh về hạnh phúc nữa, ít nhất là cho tương lai, lúc ấy cuộc đời dường như đã mất hết ý nghĩa và trong con người sẽ tăng lên cơn cám dỗ muốn dành quyền triệt bỏ đau khổ.
Vẫn trong cùng một bối cảnh văn hoá như vậy, thân xác không còn được coi như một thực tại đặc trưng cá vị, là dấu chỉ và là nơi tiếp xúc với tha nhân, với Thiên Chúa và với thế giới. Thân xác bị hạ xuống hàng bản chất duy vật thuần tuý; thân xác chẳng còn là gì khác hơn một tổng hợp các cơ quan, các chức năng và năng lượng để dùng theo những tiêu chuẩn của lạc thú và của tính hiệu quả. Do đó, giới tính cũng bị phi nhân vị, bị khai thác: thay vì là dấu chỉ, là nơi chốn và là ngôn ngữ biểu lộ tình yêu -tức là hiến thân và đón nhận người khác trong tất cả sự phong phú của nhân vị - thì giới tính càng ngày càng trở nên một cơ hội làm dụng cụ cho việc khẳng định cái tôi và thoả mãn cách ích kỷ các dục vọng và bản năng. Chính vì thế mà nội dung nguyên thuỷ của giới tính nơi con người bị bóp méo và biến chất đi. Hai ý nghĩa, là phối hiệp và truyền sinh, gắn liền trong bản tính và hành vi hôn nhân, đã bị tách rời nhau cách giả tạo; theo kiểu đó, người ta làm hỏng sự phối hiệp khi người ta bắt việc truyền sinh phải theo ý thích tùy nghi của người nam và người nữ. Lúc đó việc truyền sinh sẽ trở nên “kẻ thù”, cần phải tránh trong việc hành xử giới tính: người ta chỉ chấp nhận truyền sinh theo mức độ hợp với dục vọng của con người, hay với ý muốn có một đứa con bằng “ bất cứ giá nào”; chứ không phải vì việc truyền sinh diễn tả sự đón nhận trọn vẹn người phối ngẫu và do đó rộng mở cho sự sống phong phú được thể hiện nơi đứa con.
Trong viễn ảnh duy vật trình bày trên đây, những tương quan giữa người với người bị giảm thiểu nghiêm trọng. Những người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả là phụ nữ, trẻ em, người bệnh hay người đau khổ và người già yếu. Tiêu chuẩn chân thực của phẩm giá con người - là tiêu chuẩn về sự tôn trọng, tặng trao và phục vụ - bị thay thế bằng tiêu chuẩn của hiệu quả tính, chức năng tính và duy ích: người ta được quí chuộng không vì họ là ai, mà vì họ có gì, làm gì và đưa lại được gì. Kẻ mạnh thắng kẻ yếu.
24. Chính ở nơi thẳm sâu nhất của lương tâm luân lý, người ta hoàn chỉnh việc che lấp ý thức về Thiên Chúa cũng như ý thức về con người, với bao nhiêu là hậu quả thảm khốc trên sự sống. Trước hết là lương tâm của mỗi người bị liên luỵ, vì trong sự thống nhất nội tâm và với đặc tính duy nhất của mình, lương tâm ấy thấy mình ở trước mặt Thiên Chúa (18). Nhưng theo một hướng khác, “lương tâm luân lý” của xã hội cũng có liên luỵ: một cách nào đó, xã hội chịu trách nhiệm, không những vì xã hội dung tha hay còn ủng hộ những cách ăn ở nghịch lại sự sống, mà còn vì xã hội nuôi dưỡng cái “văn hoá sự chết”, đi tới chỗ phát minh và củng cố nhiều “cơ chế tội lỗi” thực sự chống lại sự sống. Ngày nay lương tâm luân lý của cá nhân hay xã hội đang đứng trước một mối nguy hiểm rất nghiêm trọng và chết người tức là cái nguy trộn lẫn điều thiện với điều ác, trong những việc liên quan tới quyền căn bản được sống - dù chỉ là do ảnh hưởng tràn lan càng ngày càng nhiều những phương tiện truyền thông xã hội. Một phần lớn xã hội hiên nay tỏ ra rất giống với nhân loại mà Thánh Phaolô tả trong thư gửi Giáo đoàn Rôma. Xã hội ấy gồm những “người lấy bất chính hãm cầm sự thật” (Rm 1,18): vì chối bỏ Thượng Đế và tưởng chừng có thể xây dựng thành trì nơi trần gian mà không cần đến Ngài, “họ đã mất ý thức trong các lý luận của họ” đến nỗi “lòng họ đã ngu muội lại hoá ra tối tăm” (Rm 1,22); họ trở nên tác giả những hành động đáng chết và “chẳng những họ làm những điều ấy mà còn tán thành những kẻ làm như vậy” (Rm 1,32). Một khi lương tâm, là con mắt sáng của tâm hồn (x. Mt 22-23), lại gọi “dữ là lành và lành là dữ” (Is 5,20) thì lương tâm ấy đã đi vào con đường sa đoạ làm ta phải lo ngại và cũng là con đường đui mù về tinh thần tối tăm nhất.
Tuy nhiên, mọi ảnh hưởng và cố gắng đều không thể làm tắt tiếng nói của Chúa đang vang lên trong lương tâm mỗi người. Bởi vì bao giờ thì cũng là từ thánh cung sâu thẳm của lương tâm mà người ta trở lại được con đường của tình thương, của đón nhận và phục vụ sự sống con người.
“Anh em đã tiến lại gần máu thanh tẩy” (x. Dt 12,22.24)
Những dấu chỉ hy vọng và lời kêu gọi dấn thân
25. “Hãy nghe tiếng máu của em ngươi từ đất kêu oán lên Ta” (St 4,10). Không phải chỉ có máu Abel, người vô tội đầu tiên bị sát hại, đang kêu lên Thiên Chúa là nguồn sự sống và là Đấng bảo vệ sự sống. Máu của bất kỳ người nào sát hại sau Abel, cũng là tiếng kêu oan lên tới Chúa. Một cách tuyệt đối duy nhất, tiếng máu Chúa Kitô cũng kêu lên tới Thiên Chúa - mà Abel vô tội là hình ảnh tiên tri về Chúa Kitô, như tác giả Do Thái nhắc nhở ta: “ Anh em đã tiến lại gần núi Sion, thành của Thiên Chúa hằng sống… gần Đấng trung gian Giao ước mới và dòng máu thanh tẩy hùng biện hơn máu Abel” (Dt 12,22-24).
Đó là máu thanh tẩy. Máu của các hy lễ Cựu Ước là dấu chỉ biểu tượng và báo trước về máu thanh tẩy ấy: máu các lễ hy sinh qua đó Thiên Chúa tỏ thánh ý Ngài muốn thông ban sự sống của Ngài cho mọi người bằng cách thanh tẩy và thánh hiến họ (Xh 24,8; Lv 17,11). Tất cả việc đó được hoàn thành và từ nay biểu lộ nơi Chúa Kitô: máu của Ngài là máu rảy trên con người để chuộc lại, thanh tẩy và cứu chữa; chính là máu Đấng Trung Gian của giao ước mới, “đổ ra cho nhiều người được tha tội” (Mt 26,28).
Máu này đổ ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Kitô trên thập giá (Ga 19,34) còn “hùng biện hơn” máu của Abel. Quả vậy, Máu Chúa Kitô kêu lên và đòi một “công lý” sâu sắc hơn, nhưng nhất là khẩn cầu lòng thương xót (19), máu ấy cầu bầu với Cha cho các anh em của Chúa Kitô (Dt 7,25) máu ấy là nguồn cứu chuộc hoàn hảo và là ơn ban sự sống mới.
Máu Chúa Kitô, mặc khải sự cao cả của tình yêu thương của Chúa Cha, đã bộc lộ rằng con người là rất quý trước mặt Thiên Chúa và giá trị của sự sống con người thật khôn lường. Thánh tông đồ Phêrô nhắn nhủ ta: “Anh em hãy biết rằng không phải bằng những của hư nát, vàng bạc, mà anh em được cứu chuộc khỏi cách sống phù phiếm do cha ông để lại, mà là nhờ Máu châu báu của Con Thiên Chúa không tì vết, không thể trách cứ, là chính Chúa Kitô” (1 Pr 1,18-19). Chính khi chiêm ngắm Máu châu báu của Chúa Kitô, là dấu chứng của sự hiến dâng Ngài thực hiện vì yêu ta, mà người tín hữu học biết cách nhìn nhận và quí chuộng phẩm giá gần như là thần thiêng của mọi người. Trong niềm thán phục và tri ân luôn luôn mới mẻ, người tín hữu có thể kêu lên: “Ôi! Giá trị của con người lớn biết bao trước mặt Đấng Tạo Hoá, tới độ đã xứng đáng có được một Đấng Cứu Chuộc rất vĩ đại và đáng kính tôn” (bài ca Exultet đêm phục sinh), tới độ Thiên Chúa đã ban Con Một của Ngài để con người khỏi hư mất, nhưng được sự sống đời đời” ! (Ga 3,16) (20).
Hơn nữa, Máu Chúa Kitô mạc khải cho con người biết sự cao cả và do đó ơn gọi của họ hiến dâng toàn thân mình. Bởi vì được đổ ra như ơn ban sự sống, nên Máu Chúa Kitô không còn là dấu chỉ sự chết, dấu chỉ biệt lý hẳn với anh em của Người, nhưng là phương tiện hiệp thông làm dồi dào sức sống cho mọi người. Trong Bí Tích Thánh Thể, người uống Máu này và ở lại trong Chúa Kitô (x. Ga 5,56) được lôi cuốn vào sức năng động của tình yêu Ngài để đưa tới mức sung mãn chính ơn gọi đầu tiên hướng tới tình yêu, là ơn gọi của mọi người (x.St 1,27; 2,18-24)
Trong Máu Chúa Kitô, tất cả mọi người cũng múc được sức mạnh để dấn thân phục vụ sự sống. Máu Chúa Kitô chính là lý do mạnh nhất để hy vọng và là nền tảng cho niềm xác tín tuyệt đối, theo kế hoạch của Thiên Chúa, sự sống sẽ dành được chiến thắng. Một tiếng nói mạnh mẽ từ ngai toà Thiên Chúa trong thành Giêrusalem thiên quốc đã kêu lên: “Sẽ chẳng còn chết chóc nữa!” (Kh 21,4). Thánh Phaolô cũng bảo đảm với ta rằng sự chiến thắng hiện tại trên tội lỗi là dấu chỉ và là lời tiên báo cuộc chiến thắng hoàn toàn trên sự chết, khi hoàn tất lời chép: “Sự chết đã bị vùi trong chiến thắng. Hỡi sự chết, nọc độc của ngươi đâu?” (1 Cr 15,54-55)
26. Thật sự, người ta nhận thấy những dấu hiệu báo tin cuộc chiến thắng này trong các xã hội, các nền văn hoá của ta, mặc dầu chúng bị ghi dấu đậm nét bởi “văn hoá sự chết”. Người ta sẽ chỉ thiết lập một bảng thống kê không đầy đủ có thể làm ta nản lòng, nếu như cùng với những lời tố giác các mối đe doạ chống lại sự sống, người ta không nêu lên một khái lược những dấu chỉ tích cực có hiệu quả trong hiện tình của nhân loại.
Tiếc thay, những dấu chỉ tích cực ấy rất khó xuất hiện và không được dễ dàng nhận ra, chắc hẳn vì chúng không là đối tượng được chú ý đủ qua những phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng nhiều sáng kiến để giúp đỡ những người yếu đuối nhất và không có ai bảo vệ đã được thực hiện và tiếp tục được thực hiện, trong cộng đồng Kitô giáo và trong xã hội dân sự, ở mức độ địa phương, quốc gia và quốc tế, do từng người, từng nhóm, từng phong trào và nhiều tổ chức khác nhau.
Có nhiều đôi vợ chồng biết quảng đại lãnh trách nhiệm đón nhận con cái như “ân huệ tuyệt vời nhất của hôn nhân” (21) Và không thiếu những gia đình, ngoài các phục dịch cho cuộc sống hàng ngày, đã biết mở rộng cửa đón tiếp những trẻ bị bỏ rơi, những thanh thiếu niên gặp khó khăn, những người bất hạnh, những người già cả cô đơn. Nhiều những trung tâm hỗ trợ sự sống hay những tổ chức tương tự, được sinh động nhờ có những cá nhân, những đoàn nhóm, với lòng tận tuỵ và những hy sinh đáng thán phục, đang nâng đỡ tinh thần và vật chất cho nhiều người mẹ gặp khó khăn và bị cám dỗ đi phá thai.
Người ta còn thiết lập và phát triển những nhóm thiện nguyện dấn thân tiếp đón những người không gia đình, những người gặp các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoặc những người cần tìm lại một nơi giáo dục, trong khi giúp họ vượt thắng các thói quen độc hại và trở về với ý nghĩa thực của cuộc sống.
Y học được nhiều nhà nghiên cứu và thành viên các ngành y tế nhiệt tình phục vụ, vẫn tiếp tục những cố gắng riêng để tìm ra các phương tiện ngày càng hữu hiệu: ngày nay người ta đạt những kết quả mà ngày xưa không ai có thể nghĩ tới, và mở ra những viễn ảnh có lợi cho sự sống đang triển nở, cho những người đau khổ, cho những bệnh nhân ở giai đoạn mãn tính hoặc cuối cùng. Có những cơ quan, những tổ chức khác nhau đang vận động để lấy y học làm mũi nhọn giúp đỡ những miền bị cùng khổ hay bị các bệnh tật hoành hành. Có những hiệp hội quốc gia và quốc tế các y sĩ cũng hoạt động để nhanh chóng cứu trợ những dân bị thiên tai, dịch tể hay chiến tranh. Dù còn lâu mới thực hiện được hoàn toàn nền công bình quốc tế chân thật, bằng việc phân phối các sản phẩm y tế rộng rãi, nhưng làm sao lại không nhận ra, trong các tiến bộ đã đạt được, những dấu chỉ của tình liên đới ngày càng gia tăng giữa các dân tộc, những dấu chỉ mang ý nghĩa nhân đạo và luân lý đáng ca ngợi, và là những dấu chỉ của một lòng tôn trọng lớn lao hơn đối với sự sống?
27. Trước những bộ luật cho phép phá thai và trước những mưu toan, đã thành công ở nơi này nơi khác, chấp nhận việc làm chết êm dịu, nhiều phong trào được thành hình và nhiều sáng kiến được áp dụng trên toàn thế giới, để làm cho xã hội phải nhạy cảm với việc bảo vệ sự sống. Khi những phong trào này hành động đúng theo cảm hứng chính thực của mình. Mạnh mẽ xác định lập trường mà không dùng đến bạo lực, đã giúp cho có nhiều người hơn ý thức về giá trị của sự sống, cũng như họ đã khơi dậy và đạt được những việc dấn thân cương quyết hơn để bảo vệ sự sống.
Đàng khác, làm sao không nhắc tới những hành vi thường ngày như đón tiếp, hy sinh, săn sóc vô vị lợi mà một số đông vô kể những con người đã thực hiện với tấm lòng thương mến trong các gia đình, nhà thương, viện mồ côi, nhà hưu dưỡng cho những cụ già, và trong nhiều trung tâm hay cộng đoàn khác đang bảo vệ sự sống? Theo gương Chúa Giêsu là “người Samari nhân hậu” (x. Lc 10,29-37) và được Ngài ban sức mạnh nâng đỡ, Giáo Hội đã luôn đứng hàng đầu trên mặt trận của tình bác ái, nhiều con cái trong Giáo Hội nam cũng như nữ, đặc biệt là các tu sĩ, theo những hình thức truyền thống được canh tân, đã hiến dâng và tiếp tục hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa, dâng đời mình vì yêu thương anh chị em yếu đuối nhất, thiếu thốn nhất. Họ xây dựng theo chiều sâu một nền “văn minh của tình yêu và sự sống”, không có nền văn minh này thì sự hiện hữu của cá nhân và xã hội sẽ mất đi ý nghĩa nhân bản chính thực nhất. Dù chẳng ai nhìn ra họ, dù họ vẫn ẩn khuất trước mặt số đông người đời, đức tin vẫn bảo đảm với ta rằng Thiên Chúa Cha, “Đấng nhìn thấy trong nơi kín đáo” (Mt 6,4), không những sẽ ban thưởng, mà còn làm cho họ thêm phong phú ngay từ đời này, làm cho họ mang nhiều hoa quả bền vững vì lợi ích của tất cả mọi người.
Giữa các dấu chỉ của niềm Hy vọng, phải ghi nhận trong các tầng lớp dư luận quần chúng, sự phát triển một cảm thức mới luôn luôn chống lại việc nhờ chiến tranh, để giải quyết những xung đột giữa các dân tộc, và luôn luôn hướng về việc tìm kiếm những phương tiện hữu hiệu, không “bạo lực” để chận đứng kẻ vũ trang xâm lược. Cũng trong hệ tư tưởng này, dư luận quần chúng vẫn phổ biến sự chống đối án tử hình, cho dù người ta chỉ coi nó như phương tiện “bảo vệ hợp pháp” cho xã hội, thì chiếu theo những khả năng mà một xã hội hiện đại có thể dùng để trấn áp tội phạm cách hữu hiệu, người ta phải làm sao cho kẻ phạm pháp không còn gây cho xã hội, mà vẫn không làm cho kẻ ấy mất hẳn khả năng tự cải hoá.
Cũng phải tích cực đón chào sự quan tâm càng ngày càng lớn đối với phẩm chất sự sống, đối với tương quan học mà ta gặp thấy nhất là tại các xã hội tiên tiến, nơi đó, hiện người ta ít chú tâm vào những vấn đề giúp sống lâu hơn, cho bằng vào việc cải thiện toàn bộ các điều kiện sống, việc lặp lại suy tư đạo đức về chủ đề sự sống mang một ý nghĩa đặc biệt; sự sáng tạo và phát triển liên tục khoa đạo đức sinh học hỗ trợ cho những suy tư và đối thoại- giữa những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng, cũng như giữa những tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau- về những vấn đề đạo đức căn bản liên quan đến sự sống con người.
28. Viễn cảnh này vừa mang ánh sáng vừa xen bóng tối, phải làm cho chúng ta ý thức đầy đủ rằng chúng ta đang đứng trước cuộc đối đầu gay gắt và thảm khốc giữa cái xấu và cái tốt, giữa sự chết và sự sống, giữa “văn hoá sự chết” và “văn hoá sự sống”. Không những chúng ta chỉ “đứng trước” mà chắc chắn còn “ở giữa’ cuộc xung đột này: chúng ta tất cả đều có liên quan tích cực trong đó, chúng ta không được tránh né trách nhiệm phải chọn lựa vô điều kiện việc bênh vực sự sống.
Lời răn đe rõ ràng và mạnh mẽ của Môsê cũng nói với chúng ta: “Này đây hôm nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và hạnh phúc, sự chết và đau khổ … Ta đặt trước mặt ngươi sự sống hoặc sự chết, sự chúc lành hoặc chúc dữ. Vậy hãy chọn sự sống, để ngươi và miêu duệ ngươi được sống” (Đnl 30,15-19). Lời răn đe ấy cũng hoàn toàn hợp cho chúng ta là những kẻ hằng ngày phải chọn lựa giữa “văn hoá sự sống” và “văn hoá sự chết”. Nhưng tiếng gọi của sách Đệ Nhị Luật còn sâu sắc hơn vì đề nghị với chúng ta sự chọn lựa đích thực mang tính tôn giáo và luân lý. Đây là vấn đề tìm hiểu cho cuộc sống của mình một hướng đi căn bản, là vấn đề sống trung thành theo luật Chúa dạy: “Hãy nghe những huấn lệnh mà hôm nay ta truyền cho ngươi: Yêu mến Giavê Thiên Chúa của ngươi, đi theo đường lối của Người, giữ các lệnh truyền, luật điều và phán quyết của Người … Hãy chọn sự sống, hầu ngươi và dòng dõi người được sống, là yêu mến Giavê Thiên Chúa của ngươi, nghe tiếng Người và khăng khít với Người: vì đó là sự sống của ngươi, là sự sống lâu dài nơi ngươi cư ngụ trên trái đất … (Đnl 30,19-20)
Việc lựa chọn sự sống cách vô điều kiện sẽ đạt tới độ sung mãn theo ý nghĩa tôn giáo và luân lý, khi nó phát xuất từ niềm tin vào Chúa Kitô, khi nó được thành hình và nuôi dưỡng bằng niềm tin ấy. Không có gì giúp ta sẵn sàng tham gia cuộc chiến tranh giữa sự chết và sự sống, một cuộc đấu tranh mà ta đang đắm chìm vào, cho bằng niềm tin nơi Con Thiên Chúa làm người và đã đến giữa loài người “để loài người được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10) : Đó là niềm tin vào Chúa Phục Sinh, Đấng chiến thắng sự chết; đó là niềm tin vào Máu Thánh Chúa Kitô “hùng biện hơn máu Abel” (Dt 12,24). Trước những thách đố của tình hình hiện nay,theo ánh sáng và sức mạnh của niềm tin ấy, Giáo Hội ý thức cách sống động hơn về ơn sủng và trách nhiệm Chúa trao, để loan báo, để tôn dương và để phục vụ Tin Mừng về sự sống.
0 Nhận xét