”Với từng người, Ta sẽ đòi trả lẽ về sự sống của anh em mình” (St 9,5)
Tôn trọng và yêu quý sự sống của mọi người.
39. Sự sống của con người từ Thiên Chúa mà đến, đó là ân huệ của Ngài, là hình ảnh, dấu ấn của Ngài. Thiên Chúa là Đức Chúa duy nhất của sự sống này: Con người không thể định đoạt về nó. Chính Thiên Chúa đã nhắc lại cho Noe sau đại hồng thuỷ: “Từ máu ngươi, là chính mạng sống ngươi, Ta sẽ đòi trả lẽ … với mọi người: với từng người, Ta sẽ đòi trả lẽ về mạng sống anh em mình” (St 9,5). Bản văn Kinh Thánh đã cẩn thận nhấn mạnh rằng tính cách thánh thiêng của sự sống có cơ sở nơi Thiên Chúa và nơi hành động sáng tạo của Ngài: “Vì con người được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa” (St 9,6).
Vậy sự sống và sự chết của con người ở trong bàn tay Thiên Chúa, ở trong quyền năng Ngài: “Chính Chúa nắm trong tay hồn của mọi sinh linh và hơi thở của mọi xác thịt người phàm” ông Job đã kêu lên như vậy (G 12,10).”Giavê làm cho chết và làm cho sống, người đày xuống âm phủ và lại đưa lên” (1 Sm 2,6). Chỉ có Ngài mới có quyền phán: “Chính Ta làm cho chết và làm cho sống” (Đnl 32,39).
Thiên Chúa không thực hiện uy quyền một cách tùy nghi hay tàn ác, nhưng với sự ân cần và chăm sóc đầy yêu thương đối với các tạo vật của Ngài. Nếu quả thật đời sống con người ở trong tay Thiên Chúa, thì cũng rất thật là đôi tay ngài đầy dịu hiền, như đôi tay người mẹ đón nhận, nuôi nấng và chăm sóc con mình: “Con giữ hồn con bình an im lặng, hồn con ở trong con, như bé thơ trong lòng mẹ hiền” (Tv 131/139,2; x. Is 49,15; 66,12-13; Hs 11,4). Như thế, trong lịch sử các dân tộc và trong cảnh đời từng các nhân, Israel không thấy có hậu quả do ngẫu nhiên thuần tuý hay do vận mệnh mù quáng, nhưng nhìn ra kết quả do một ý định yêu thương, qua đó Thiên Chúa khôi phục mọi tiềm năng của sự chết do tội lỗi gây ra: “Thiên Chúa không làm ra sự chết, Ngài không vui khi mất một sinh linh, Ngài dựng nên tất cả để tồn tại” (Kn 1,13-14).
40. Sự sống là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi từ ban đầu trong lòng người, trong lương tâm con người. Câu hỏi: “Ngươi đã làm gì?” (St 4,10) mà Thiên Chúa hỏi Cain, sau khi hắn ta đã giết Abel em mình, diễn tả kinh nghiệm của mọi người: trong đáy sâu lương tâm mình, con người vẫn được nhắc nhở về tính bất khả xâm phạm của sự sống, sự sống mình cũng như sự sống của người khác, như một thực thể không thuộc con người, vì nó là sở hữu và ân ban của Đấng Tạo hoá và cũng là Cha của họ.
Giới răn liên hệ tới tính bất khả xâm phạm của sự sống vang lên giữa “mười lời” trong giao ước Sinai. (x. Xh 20,13). “Ngươi đừng giết kẻ vô tội, người ngay lành” (Xh 23,7). Giới răn ấy còn cấm gây thương tích cho người khác, như bộ luật của Israel về sau đã giải thích: cấm gây thương tích cho người khác (x. Xh 21,12-27).
Phải nhìn nhận rằng trong Cựu Ước, việc quan tâm tới giá trị của sự sống, dù được khẳng định rõ ràng, nhưng chưa đạt tới nét tinh vi của Bài giảng trên núi, như ta thấy trong một số Bộ luật hình sự có hiệu lực vào thời ấy, trong đó đã qui định những hình phạt nặng nề trên thân thể, có khi còn có án tử hình. Nhưng sứ điệp tổng quát mà Tân ước sẽ phải đưa tới mức hoàn hảo, vốn đã là lời kêu gọi khẩn thiết phải tôn trọng tính bất khả xâm phạm của sự sống thể lý và sự toàn vẹn nơi con người; giới luật ấy đạt tới cao độ trong điều răn tích cực bắt buộc lãnh trách nhiệm về người lân cận như về chính mình: “Ngươi sẽ yêu mến người lân cận như chính mình” (Lv 19,18).
41. Giới luật: “Ngươi sẽ không giết người”, được bao hàm và được đào sâu trong giới luật tích cực về tình yêu đối với người lân cận, được Chúa Giêsu tái khẳng định trong tất cả ý lực của giới răn ấy. Với chàng thanh niên giàu sang đến hỏi: “Thưa Thầy tôi phải làm gì để được sống đời đời? Chúa Giêsu đáp: Nếu anh muốn vào trong sự sống, anh hãy giữ các giới luật” (Mt 19,16-17). Rồi Chúa nêu lên như điều thứ nhất trong những giới luật này: “ngươi chớ giết người” (câu 18). Trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ một sự công chính cao hơn sự công chính của giới Ký lục và Biệt phái, trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực tôn trọng sự sống: “Các ngươi đã nghe bảo người xưa: chớ giết người; kẻ giết người thì sẽ can án. Còn Ta, Ta bảo các ngươi: phàm ai tức giận anh em mình thì sẽ can án”. (Mt 5,21-22).
Sau đó bằng những lời nói và hành vi của mình, Chúa Giêsu đòi hỏi những tích cực của giới luật này về tính bất khả xâm phạm của sự sống. Những đòi hỏi ấy đã có trong Cựu Ước, trong đó luật lệ quan tâm đến việc bảo hộ và cứu trợ những người có cuộc sống yếu kém và bị đe doạ: ngoại kiều, bà goá, kẻ mồ côi, bệnh tật, nói chung là kẻ nghèo, cả đến sự sống trước khi sinh ra nữa (x. Xh 21,22; 22,20-26). với Chúa Giêsu, những đòi hỏi tích cực này mang một sức mạnh và một đà tiến mới, cũng như chúng được biểu lộ hoàn toàn sâu rộng: chúng đi từ sự cần thiết phải săn sóc đời sống của người anh em (người cùng một gia đình, thuộc cùng một dân tộc, người ngoại kiều ở trên đất Israel) tới việc gánh trách nhiệm về người ngoại quốc, cho tới cả việc yêu thương kẻ thù.
Người ngoài sẽ không còn là người ngoài nữa đối với kẻ tự làm cho mình gần gũi những ai cần được giúp đỡ, đối với kẻ cảm thấy mình có trách nhiệm về sự sống của họ, như Chúa Giêsu dạy rất hùng hồn trong dụ ngôn người Samari nhân hậu (x. Lc 10,25-37). Cả kẻ thù cũng không còn là kẻ thù nữa đối với ai quyết tâm yêu thương họ (x. Mt 5,38-40; Lc 6,27-35) lại còn “làm ơn” cho họ (x. Lc 6, 27.33-35). Tình yêu này khi đạt tới tột đỉnh trong việc cầu nguyện cho kẻ thù sẽ làm cho ta được hoà nhịp với tình yêu khoan dung của Thiên Chúa: “Còn Ta, Ta bảo các con: hãy mến yêu thù địch và khẩn cầu cho những kẻ bắt bớ các con, ngõ hầu các con nên những người con của Cha các con, Đấng ở trên trời, vì Ngài cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ và người lành, và làm mưa trên người ngay và kẻ ác” (Mt 5, 44-45; Lc 6,28-35).
Như vậy, lệnh truyền của Thiên Chúa, chủ tâm bảo vệ đời sống con người, đã đi tới mức sâu xa trong sự đòi hỏi tôn trọng và thương mến mọi người cũng như mọi sự sống. Giáo huấn của Thánh Phaolô cũng vang vọng lời Chúa Giêsu đã dạy, Thánh tông đồ viết cho các Kitô hữu Roma: “những giới luật: chớ ngoại tình, chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ tham muốn, và mọi lệnh truyền nào khác đều tóm lại nơi một lời này: Ngươi hãy yêu đồng loại như chính mình. Yêu mến hẳn không làm hại người đồng loại. Vậy yêu mến là chu toàn cả lề luật” (Rm 13,9-10).
“Hãy nên phong phú, sinh sôi nảy nở, đầy dẫy trên đất và bá chủ nó (St 1,28)
Những trách nhiệm của con người đối với sự sống.
42. Bảo vệ và thăng tiến sự sống, tôn trọng và yêu mến sự sống, đó là nhiệm vụ Thiên Chúa trao cho mọi người, khi kêu gọi họ, vốn là hình ảnh sống động của Chúa, tham dự vào quyền làm chủ mà Ngài đang thực hiện trên thế giới: “Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng và phán bảo chúng: Hãy sinh sôi nảy nở đầy dẫy trên đất và bá chủ nó! Hãy cai trị trên các biển chim trời và mọi loài sinh vật bò trên đất” (St 1,28).
Bản văn Kinh Thánh làm sáng tỏ chiều rộng của quyền làm chủ mà Chúa ban cho con người. Trước hết đây là việc cai trị trên mặt đất và trên mọi sinh vật, như sách Khôn ngoan nhắc nhở: “Lạy Thiên Chúa của tổ tiên, là Chúa đầy thương xót…Chúa đã dùng sự khôn ngoan Chúa mà tạo nên con người để cai trị các tạo vật mà Chúa làm ra, để cai trị chúng trong thánh thiện công bình” (Kn 9,1-3). Tác giả Thánh vịnh cũng đề cao việc làm chủ của con người như dấu chỉ của Vinh quang và Danh dự được Đấng Tạo hoá ban cho: “Chúa cho con người thống trị các kiệt tác tay Ngài làm muôn sự, Ngài đã đặt dưới chân (con người) chiên, dê, bò, ngựa hết thảy, lại thêm các thú rừng, chim trời, cá biển, những vật ngang dọc trên đại dương…(Tv 8,7-8).
Được gọi để trồng trọt và giữ vườn thế giới (x. St 2,15) con người có trách nhiệm riêng đối với môi trường sự sống, nghĩa là đối với thiên nhiên mà Chúa đã dựng và sắp đặt để phục vụ phẩm giá cá vị của con người, phục vụ sự sống con người, và Ngài làm như vậy không những cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Đó là vấn đề môi sinh- từ việc bảo quản “nơi ở” tự nhiên của mọi loài động vật và nhiều hình thức sống khác cho đến “môi sinh của con người” nói riêng (28)- đều thấy trong trang Kinh Thánh này một lời linh hứng rõ ràng và mạnh mẽ mang tính đạo đức, để mọi giải pháp phải tôn trọng điều thiện hảo lớn lao nhất, là sự sống, mọi sự sống. Thực ra, “Quyền bá chủ mà Đấng Tạo Hoá ban cho con người, không phải là tuyệt đối, và người ta không thể nói đến tự do “sử dụng hay lạm dụng”, hoặc đặt để mọi cái theo như mình muốn được. Giới hạn mà Thiên Chúa đặt ra ngay từ đầu và được diễn tả biểu trưng bằng việc “cấm ăn trái Cây” (St 2,16-17), giới hạn đó cho thấy rõ ràng rằng, trong khung cảnh thiên nhiên hữu hình, chúng ta vẫn phải tuân phục các định luật không những về sinh học mà còn về luân lý, những định luật không thể vi phạm cách vô tội vạ”. (29)
43. Việc con người tham dự phần nào đó vào quyền Chủ Tể của Thiên Chúa cũng được biểu lộ rõ ràng, do sự kiện họ được trao phó trách nhiệm đặc thù đối với sự sống con người nói riêng. Đó là một trách nhiệm sẽ đạt tới đỉnh cao khi người nam và người nữ, trong bậc hôn nhân, ban tặng sự sống qua việc sinh sản, như công đồng Vatican II nhắc lại: “Chính Thiên Chúa, Đấng đã phán: “người ta ở một mình không tốt” (St 2,18), và là Đấng ngay từ ban đầu đã dựng nên con người có nam có nữ (x. Mt 19,4), muốn con người đặc biệt tham dự vào công trình sáng tạo, vì thế Ngài chúc phúc cho người nam và người nữ: “Hãy sinh sôi nảy nở thêm nhiều” (St 1,28) (30). Khi nói người nam và người nữ “tham dự đặc biệt” vào “công trình sáng tạo” của Thiên Chúa, Công Đồng muốn nhấn mạnh: sinh được một đứa con là biến cố có tính nhân bản sâu sắc và tính tôn giáo cao cả, vì biến cố này đòi hỏi sự dấn thân của hai người phối ngẫu sau khi họ đã nên “một thân xác” (St 2,24), đồng thời Thiên Chúa cũng hiện diện trong biến cố đó. Như tôi đã viết trong Thư gởi các Gia đình, “khi sự phối hiệp trong hôn nhân của hai người sinh ra người mới, thì em bé này mang trong đời hình ảnh và hoạ ảnh đặc biệt giống như Thiên Chúa: trong môn sinh học về ngành sinh sản, đã ghi khắc gia phả con người. Khi khẳng định rằng đôi vợ chồng, vì là cha mẹ, nên cũng là cộng tác viên của Thiên Chúa Sáng Tạo trong việc nhận mang thai và sinh một người mới, chúng ta không chỉ nhắc tới các định luật sinh học thôi mà đúng hơn chúng ta muốn nhấn mạnh rằng, trong việc làm cha làm mẹ đó của con người, chính Thiên Chúa hiện diện một cách khác với những gì xảy ra trong các loại hình sinh sản khác “trên trái đất”. Quả thế, “hình ảnh” và “hoạ ảnh” của Thiên Chúa chỉ có thể từ Thiên Chúa mà tới, và là điều dành riêng cho con người, như đã xảy ra trong ngày sáng tạo. Sinh sản là tiếp tục sáng tạo.”(31).
Đấy là điều bản văn Kinh Thánh dạy bằng ngôn ngữ nói và trực tiếp, bản văn kể lại tiếng reo vui của người nữ đầu tiên, “mẹ của tất cả chúng sinh (St 3,20). Ý thức được sự can thiệp của Thiên Chúa, bà Eva kêu lên: “Tôi đã được một người con nhờ ơn Đức Chúa” (St 4,1). Trong việc sinh sản, khi sự sống được thông truyền từ cha mẹ tới người con, và nhờ sự sáng tạo “linh hồn bất tử (32), thì hình ảnh và hoạ ảnh Thiên Chúa cũng truyền theo. Chính theo nghĩa đó mà “sách gia phả Adam” diễn tả: “Ngày Thiên Chúa dựng nên người, thì Chúa dựng nên người theo hoạ ảnh Thiên Chúa. Chúa dựng nên họ có nam có nữ; Chúa chúc phúc cho họ và cho họ cái tên là “người”, vào ngày họ được tạo thành. Khi Adam được một trăm ba mươi ba tuổi, ông sinh một con trai theo hoạ ảnh ông như hình ảnh ông, và ông đặt tên là Seth” (St 5,1-3). Chính trong vai trò cộng tác viên của Thiên Chúa, là truyền hoạ ảnh cho tạo vật mới, đã thể hiện sự cao cả của đôi vợ chồng, họ được chuẩn bị đủ mà “cộng tác với tình yêu của Đấng Tạo Hoá và Cứu Độ, Đấng muốn nhờ họ mà không ngừng làm cho gia đình Ngài lớn rộng và nên phong phú” (33). Trong viễn ảnh ấy, Đức Giám mục Amphiloque đề cao “hôn nhân là điều thật có giá trị, thật là cao cả hơn hết mọi ân huệ trên trái đất”, bởi vì nó như “một người sáng tạo ra nhân loại, một hoạ sĩ vẽ lên hình ảnh thần linh. (34)
Như vậy khi người nam và người nữ kết hiệp với nhau bằng dây liên kết hôn nhân, họ đã hợp tác với công việc của Thiên Chúa bằng hành vi sinh sản, hồng ân của Thiên Chúa được tiếp nhận và một sự sống mới được mở ra cho tương lai.
Như bên kia sứ mệnh đặc thù của cha mẹ, việc đón nhận và phục vụ sự sống liên hệ tới mọi người và phải biểu lộ nhất là đối với sự sống đang ở trong những điều kiện yếu đuối nhất. Chính Chúa Kitô nhắc nhở ta điều ấy, khi Ngài đòi ta yêu mến và phục vụ Ngài trong anh em Ngài là những kẻ bị thử thách bởi bất cứ đau khổ nào: những kẻ đói khát, những ngoại kiều, kẻ không có áo mặc, người bệnh tật, kẻ bị cầm tù…Điều gì ta làm cho từng người trong họ là làm cho chính Chúa Kitô (x. Mt 25,31-46).
“Tạng phủ tôi chính Ngài tạo dựng” (Tv 139/138,13)
Phẩm giá của hài nhi chưa sinh ra.
44. Đời sống con người gặp một tình cảnh thật là bấp bênh, khi nó chào đời, và khi nó ra khỏi thời gian để tới cõi vĩnh hằng. Lời Chúa không thiếu những tiếng mời gọi ta chăm sóc và kính trọng sự sống, nhất là sự sống mang dấu bệnh tật hoặc già yếu. Nếu không có những lời mời gọi trực tiếp và minh nhiên phải cứu vãn sự sống con người, cũng như sự sống gần tàn lụi, thì điều ấy thật dễ giải thích, do sự kiện là khả năng xúc phạm, tấn công, hay tệ hơn nữa, phủ định sự sống trong những điều kiện như thế, là xa lạ đối với viễn ảnh tôn giáo và văn hoá của dân Chúa.
Trong Cựu Ước, người ta sợ việc không có con như sợ một sự chúc dữ, trong khi đó người ta cảm thấy như được Chúa chúc lành nếu có nhiều con cái: “Con cái là gia nghiệp mà Chúa ban và hoa quả lòng dạ là phần thưởng” (Tv 126,3; x. Tv 127,3-4). Cùng với xác tín ấy, lại thêm tác dụng của ý thức rằng Israel là dân của Giao Ước, được gọi để sinh ra nhiều, theo lời Chúa hứa với Abrraham: “Hãy nhìn lên trời và hãy đếm các ngôi sao, xem ngươi có thể đếm được không… Dòng dõi ngươi sẽ đông như thế” (St 15,5). Nhưng điều đáng kể nhất, là xác tín rằng sự sống được cha mẹ truyền cho có nguồn gốc từ nơi Thiên Chúa, như nhiều trang Thánh Kinh đã chứng thực, khi trân trọng và thân thương nói về việc thụ thai, việc sự sống thành hình trong lòng mẹ, việc chào đời và mối dây liên hệ chặt chẽ giữa giây phút đầu tiên của sự sống và tác động của Thiên Chúa , Đấng Tạo Thành. “Trước khi Ta nắn ra ngươi trong lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi” (Gr 1,5): Cuộc đời mỗi cá nhân, ngay từ đầu, đã ở trong kế hoạch của Thiên Chúa. Trong đáy vực đau khổ, ông Job vẫn nán lại để chiêm ngắm kỳ công của Thiên Chúa trong cách thức lạ lùng Chúa tác tạo nên thân ông trong lòng mẹ, từ đó ông rút ra lý do để tin cậy và bày tỏ niềm xác tín về dự tính của Chúa trên đời ông: “Tay Ngài đã nặn và tạo nên tôi, rồi đổi ý, Ngài muốn huỷ tôi! Xin hãy nhớ, Ngài đã dựng nên tôi từ đất sét, rồi Ngài sẽ đưa tôi về đất bụi. Ngài đã chẳng đổ tôi như sữa, và làm tôi đặc lại như sữa đặc lên men sao? Ngài chẳng đã lấy da thịt mặc cho tôi và dệt tôi bằng gân cốt sao? Ngài đã cho tôi sự sống và máu nóng, và ân cần săn sóc hơi thở tôi” (G 10,8-12). Những âm điệu ngạc nhiên và tôn thờ sự can thiệp của Thiên Chúa vào sự sống đang thành hình trong lòng mẹ vang lên trong các Thánh vịnh. (35)
Làm sao tưởng tượng được rằng chỉ một khoảnh khắc thôi trong quá trình huyền diệu của việc xuất hiện sự sống có thể tách khỏi hành động khôn ngoan và nhân hậu của Thiên Chúa, và bị bỏ mặc cho độc quyền của con người? Điều ấy chắc chắn không phải là ý nghĩ của bà mẹ bảy người con tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguyên lý và bảo đảm sự sống ngay từ lúc được thụ thai, và đồng thời là nền tảng của niềm hy vọng về một đời sống mới sau khi chết: “Mẹ không biết làm sao các con xuất hiện trong lòng mẹ, không phải mẹ đã cho các con tinh thần và sự sống, cũng không phải mẹ đã tổ chức các yếu tố tạo nên từng đứa chúng con. Vì thế, Đấng Tạo Thành vũ trụ, Đấng đã dựng nên loài người và là nguồn mọi vật, sẽ trả lại cho các con cả “tinh thần cả sự sống, theo lòng thương xót của Ngài, vì bây giờ các con biết khinh thường chính mình vì yêu mến Lề Luật của Ngài” (2 Mcb 7,22-23).
45. Mặc khải trong Tân Ước lại kiện chứng việc nhìn nhận không chối cãi được giá trị của sự sống từ khi nó bắt đầu hình thành. Những lời bà Isave tả nỗi vui mừng được mang thai cũng đề cao việc có đứa con và hăm hở đón chào một người con: “Chúa đã khấng cất nỗi hỗ nhục của tôi” (Lc 1,25). Nhưng giá trị của con người ngay từ khi thành thai, càng được tôn trọng hơn nữa trong dịp Đức Maria gặp bà Isave, cũng như việc gặp gỡ giữa hai hài nhi còn trong lòng hai bà mẹ. Chính hai người con ấy tiết lộ sự đăng quang của thời đại Messia: trong cuộc gặp gỡ giữa hai hài nhi, sức mạnh cứu độ do việc hiện diện của Con Thiên Chúa ở giữa loài người bắt đầu tác động. Thánh Ambrôsiô viết: “Ngay lập tức, người ta cảm thấy những ơn lành do Đức mẹ mang tới và do việc Chúa hiện diện… Bà Isave là người đầu tiên nghe lời chào, nhưng Gioan là người đầu tiên cảm nhận được ân sủng: người mẹ nghe, theo trật tự thiên nhiên, người con đã nhảy mừng vì mầu nhiệm; người mẹ thấy Đức Maria đến, nhưng người con nhận ra Đức Chúa đến. Người phụ nữ thấy người phụ nữ, nhưng con của bà nhận ra Đức Chúa Con. Hai phụ nữ trao nhau những lời ân sủng, hai hài nhi tác động ở trong lòng hai bà mẹ và bắt đầu thực hiện mầu nhiệm từ bi thương xót làm cho hai người mẹ được tiến lên trong mầu nhiệm ấy. Sau cùng, qua hai phép lạ, hai người mẹ nói tiên tri dưới sự cảm ứng của con mình. Người con nhảy mừng, thì người mẹ được đầy Chúa Thánh Thần; người mẹ đã không đầy Chúa Thánh Thần trước con bà, nhưng khi con bà được đầy Thánh Thần, thì cũng làm bà được đầy Thánh Thần. (36)
Tôi vẫn tin, ngay cả khi tôi nói: Ôi, khổ thân tôi quá! (Tv 115,10)
Sự sống trong tuổi già và trong đau khổ.
46. Về những gì liên quan tới khoảnh khắc cuối cùng của đời người, sẽ là sai lầm nếu chờ đợi từ Mặc Khải Thánh Kinh một chỉ dẫn minh nhiên về vấn đề hiện nay, là sự tôn trọng người già cả, người bệnh tật, hay việc minh nhiên lên án những thử nghiệm nhằm dùng bạo lực để chấm dứt sớm sự sống; quả vậy, ta đã ở ngay đó rồi, ở trong một bối cảnh văn hoá và tôn giáo không hề có nguy cơ bị những cám dỗ tương tự, mà còn nhìn nhận nơi người cao niên, cùng với sự khôn ngoan và kinh nghiệm, còn có sự phong phú không thể thay thế được cho gia đình và cho xã hội.
Tuổi già là tuổi có uy tín và được người chung quanh kính trọng (x. 2 Mcb 6,23). Người công chính không xin được cất đi tuổi già hay gánh nặng cuộc sống, trái lại người già cầu xin: “Lạy Chúa, Ngài là niềm hy vọng của con, nâng đỡ con từ lúc thanh xuân… Mãi tới ngày già nua tóc bạc, xin ngài đừng bỏ con, để con loan báo cho người thời nay biết quyền lực của Ngài, và những kỳ công của Ngài cho những người sẽ đến” (Tv 71,5.18). Lý tưởng của thời Đấng Messia được đề ra như một thời gian sẽ không còn “người nào không đạt tuổi thọ” (Is 65,20).
Nhưng đến tuổi già, làm sao đối phó với sự suy tàn không thể tránh được? Cư xử ra sao trước sự chết? Người tín hữu biết rằng sự sống mình ở trong tay Chúa: “Lạy Chúa, số phận con lệ thuộc vào ngài” (Tv 16,5) và họ chấp nhận sự chết từ nơi Chúa: Đó là định luật Chúa mang đến cho mọi xác phàm: Sao lại phản nghịch Thánh ý của Đấng Tối Cao?” (Gv 41,4).
Con người chẳng làm chủ được sự sống, cũng chẳng làm chủ được sự chết: trong khi sống cũng như trong khi chết, con người phải hoàn toàn tuân theo “thánh ý Đấng Tối Cao”, tuân theo ý định tình thương của Ngài.
Khi bệnh tật cũng vậy, con người cũng được gọi để phó thác cho Chúa như thế, và nhắc lại lòng cậy trông bền vững nơi Ngài, Ngài có thể “chữa mọi bệnh tật” (Tv 103,3). Khi mọi viễn ảnh về sức khoẻ như khép lại trước con người đến mức phải kêu van: “Những ngày sống của con như chiều nghiêng bóng, và thân con như cây cỏ héo tàn” (Tv 102,12), cả những lúc như thế người tín hữu được sinh động bằng đức tin vững mạnh vào quyền năng tác sinh của Thiên Chúa. Tật bệnh không xúi con người thất vọng và đi tìm cái chết, nhưng khiến họ kêu xin với lòng tin tưởng: “Tôi vẫn tin ngay cả khi tôi nói: ôi khổ thân tôi quá” (Tv 116,20) “Khi con kêu lên Chúa, Chúa của con, Ngài đã chữa con; Lạy Chúa, Ngài đã đưa con lên khỏi vực sâu và cho con sống, lúc con đã xuống mồ” (Tv 30,3-4).
47. Sứ mệnh của Chúa Giêsu, kèm theo nhiều lần chữa bệnh, chứng tỏ Thiên Chúa cũng để tâm đến đời sống thân xác của con người. “Là lương y chữa thân xác và tinh thần” (37) Chúa Giêsu được Cha sai đến mang Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tấm lòng bị thương (x Lc 4,18, Is 61,1). Về sau, khi sai môn đệ đi khắp thế giới, Ngài trao sứ mệnh cho họ, trong sứ mệnh ấy có việc chữa trị bệnh tật kèm theo việc loan báo Tin Mừng: “Hãy đi và loan báo rằng: Nước Trời đã gần bên. Hãy chữa lành bệnh nhân, phục sinh kẻ chết, tẩy sạch người phong cùi, hãy xua đuổi ma quỷ.” (Mt 10,7-8; Mc 6,13; 16,18).
Quả thực, đời sống thân xác trong điều kiện trần thế, không phải là tuyệt đối cho người tín hữu: Có thể có việc yêu cầu họ phải bỏ mạng sống vì sự thiện cao hơn, như Chúa Giêsu đã dạy: “Ai cứu mạng mình thì sẽ mất, nhưng ai mất mạng mình vì Ta và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được nó” (Mt 8,35). Về vấn đề này ta có một số chứng từ trong Tân Ước. Chúa Giêsu không ngại hy sinh chính mình và tự do lấy mạng sống làm của lễ dâng lên Chúa Cha (x. Ga 10,17) vì bạn hữu mình (x. Ga 10,15). Cái chết của Gioan tẩy giả, vị tiền hô của Chúa Cứu Thế, cũng chứng nhận sự sống trần gian không phải là tuyệt đối: việc trung thành với lời Chúa còn quan trọng hơn, ngay cả nếu làm cho sự sống ấy bị lâm nguy (x. Mc 6,17-29). Và Stephanô, khi con người cướp sự sống trần thế của ông, vì ông là chứng nhân kiên quyết về việc Chúa Phục sinh, thì ông đã đi theo bước chân của Thầy và đáp trả bằng lời tha thứ cho những người ném đá ông (Cv 7,59-60), như thế ông đã mở đường cho đoàn lớp đông vô kể các vị tử đạo đã được Giáo Hội tôn kính ngay từ những buổi đầu.
Tuy nhiên không ai được phép tự ý muốn sống hay chết; quả vậy, chỉ một mình Đấng Tạo Hoá là chủ thể mới có quyền cho chết hay sống,vì nơi Ngài mà “ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17,28).
“Kẻ giữ lề luật sẽ sống” (Br 4,1)
Từ lề luật Sinai tới ơn ban Thánh Thần.
48. Sự sống mang chân lý được ghi khắc trong mình không thể bị xoá bỏ được. Khi đón nhận ân huệ của Thiên Chúa, con người phải cam kết giữ sự sống ấy trong chân lý, chân lý này là điều thiết yếu cho sự sống. Tách rời khỏi chân lý tức là liều mình rơi vào cái vô nghĩa và khốn khổ, mà hậu quả là trở nên mối đe doạ cho sự sống của kẻ khác, do việc phá đổ các rào chắn bảo đảm lòng tôn trọng và bênh vực sự sống trong mọi tình huống.
Chân lý vế sự sống được mạc khải qua giới răn của Thiên Chúa. Lời Chúa đã cụ thể vạch ra con đường mà sự sống phải theo để có thể tôn trọng chân lý và cứu lấy phẩm giá mình. Không chỉ có giới răn riêng biệt “ngươi chớ giết người” (Xh 20,13; Đnl 5,17) mới đảm bảo việc bênh vực sự sống: Toàn thể luật của Chúa đều phục vụ cho việc bảo vệ sự sống, vì luật Chúa mạc khải chân lý trong đó sự sống tìm được ý nghĩa đầy đủ của mình.
Vậy không lạ gì mà Giao Ước của Thiên Chúa với dân Ngài được gắn chặt với viễn ảnh sự sống, ngay cả trong thành phần cơ thể. Giới răn ấy được biểu lộ nơi thành phần cơ thể như con đường dẫn tới sự sống: “Hãy coi! Ta đặt trước mặt ngươi hôm nay sự sống và sự lành, sự chết và sự dữ. Điều Ta truyền dạy ngươi hôm nay là yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, là đi theo đường lối của Người, tuân giữ các lệnh truyền và luật điều cùng phán quyết của Người, ngươi sẽ được sống và nên đông đảo, và Thiên Chúa, Chúa của ngươi sẽ chúc phúc cho ngươi trên đất mà ngươi sẽ vào chiếm lấy” (Đnl 30,15-16). Đây không chỉ là đất Canaan và cuộc sinh tồn của dân Israel, mà là thế giới hôm nay và tương lai, là cuộc sinh tồn của nhân loại. Quả vậy, tuyệt đối sự sống không phải là chân thực và đầy đủ nếu nó tách rời khỏi sự thiện, và về phần mình, sự thiện được căn bản gắn liền với các giới răn của Chúa, có nghĩa là với “luật về sự sống” (Gv 17,11). Điều thiện cần được hoàn thành không phải là phụ thêm vào sự sống như một sức nặng làm khổ sự sống, bởi vì ngay lý hữu của sự sống lại chính là sự thiện, và sự sống chỉ được xây dựng bằng việc hoàn thành sự thiện.
Vậy chính toàn thể lề luật bảo đảm cách đầy đủ sự sống con người. Điều ấy có nghĩa là rất khó trung thành tuân giữ lệnh “ngươi chớ giết người” khi ta không giữ “những lời sự sống” khác (Cv 7,38) mà giới luật trên có liên hệ. Ngoài viễn ảnh này, cuối cùng thì giới luật đi từ việc bắt buộc đơn thuần từ bên ngoài mà người ta mau chóng muốn đặt ra những giới hạn và người ta sẽ tìm ra những cách giảm khinh hay nhưng khoản luật trừ. Chỉ khi nào ta mở lòng đón nhận toàn bộ chân lý về Thiên Chúa, về con người, về lịch sử, thì mệnh lệnh “ngươi chớ giết người” mới rực rỡ như một điều tôt lành cho con người, trong mọi chiều kích và quan hệ của con người. Trong nhãn giới nay ta mới hiểu được sự sung mãn của chân lý chứa đựng trong đoạn sách Đệ Nhị Luật mà Chúa Giêsu nhắc tới khi Ngài chống lại cơn cám dỗ thứ nhất: “Con người không sống chỉ bằng cơm bánh, mà còn bằng mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3; x. Mt 4,4).
Chính khi nghe Lời Chúa mà con người có thể sống đầy đủ theo phẩm giá và công lý; chính khi giữ luật Chúa, con người mới có thể sinh được hoa trái sự sống và hạnh phúc: “Ai giữ lề luật Chúa sẽ sống, ai bỏ lề luật sẽ chết” (Br 4,1).
49. Lịch sử Israel cho thấy quả là khó trung thành với lề luật về sự sống mà Chúa đã ghi khắc trong trái tim con người, và đã ban hành trên núi Sinai cho dân của Giao Ước. Trước việc người ta tìm những kế hoạch sống khác với kế hoạch của Thiên Chúa, các ngôn sứ đặc biệt nhắc lại mạnh mẽ rằng chỉ có Đức Chúa là nguồn chính thực của sự sống. Giêrêmia viết: “Dân của Ta đã phạm hai tội ác: họ đã bỏ Ta, là nguồn nước sự sống, để đào những cái giếng, những cái giếng nứt nẻ không giữ nước” (Gr 2,13). Các Ngôn sứ giơ tay chỉ vào những kẻ khinh thường sự sống và vi phạm quyền lợi con người mà tố cáo: “Họ giày đạp lên đầu kẻ yếu trên bụi đất” (Am 2,7); “Họ làm đầy máu vô tội lên nơi này” (Gr 19,4). Trong số các ngôn sứ, Êzêkiel nhiều lần ghi dấu cả trên Giêrusalem và gọi là “thành vấy máu” (Ed 22,2; 24,6.9), “thành đã đổ máu giữa ngươi” (Ed 22,3).
Nhưng khi tố cáo những vi phạm sự sống, các Ngôn sứ đặc biệt có ý khơi lên việc chờ đợi một nguyên lý sự sống mới xứng hợp để thiết lập những quan hệ được đổi mới giữa con người với Thiên Chúa và với anh em, mở ra những khả năng chưa từng thấy và rất khác thường, để hiểu và thực hành những đòi hỏi của Tin Mừng về sự sống. Việc này chỉ có thể làm được nhờ ơn Chúa, Đấng thanh tẩy và canh tân tất cả: “Và trên các ngươi, ta sẽ rảy nước sạch trong, Ta sẽ làm cho các ngươi sạch mọi uế nhơ. Ta sẽ cho các ngươi một quả tim mới, Ta sẽ đặt trong các ngươi một tinh thần mới” (Ed 36,25-26; x.Gr 31,31-34). Nhờ “trái tim mới” này, người ta có thể hiểu và thực hiện ý nghĩa thật và sâu xa nhất của sự sống: là ân huệ được hoàn chỉnh trong sự trao tặng chính mình. Đó là sứ điệp rạng ngời về giá trị của sự sống, sứ điệp đến với ta từ dung mạo người tôi tớ Thiên Chúa: “Nếu người đã hiến mình làm hy sinh đền tội, người sẽ thấy một dòng giống, sẽ được trường thọ… chính vì cảnh lao đao mạng người phải chịu, người sẽ thấy sự sáng” (Is 53,10-11).
Lề luật đã hoàn thành trong lịch sử của Đức Giêsu thành nazareth, và trái tim mới đã được Thánh Thần trao ban. Quả vậy, Chúa Giêsu không chối bỏ nhưng hoàn chỉnh Lề Luật (x. Mt 7,17); Lề Luật và Ngôn sứ gồm tóm trong điều luật này của tình yêu thương nhau (x. Mt 7,12). Nơi Chúa Giêsu, Lề Luật biến hẳn thành “Tin Mừng”, tin vui của quyền Chủ Tể của Thiên Chúa trên thế giới, đưa mọi sự sống về nguồn cội và về viễn ảnh nguyên thuỷ của nó. Đó là Lề Luật mới. “luật của Thánh Thần ban sự sống, trong Chúa Giêsu Kitô” (Rm 8,2), là hiến ban chính mình trong tình yêu thương anh em: “Phần chúng ta, chúng ta biết rằng chúng ta sẽ từ cõi chết qua cõi sống, vì chúng ta yêu thương anh em” (1 Ga 3,14). Đó là lề luật của tự do, của niềm vui và phúc lộc.
“Chúng sẽ trông lên Đấng chúng đã đâm thâu” (Ga 19,37)
Tin Mừng về sự sống hoàn tất trên thập giá.
50. Đến cuối chương này, trong đó chúng ta đã suy gẫm sứ điệp Kitô giáo về sự sống, tôi muốn được cùng với từng người trong anh em dừng lại ngắm nhìn Đấng mà họ đã đâm, Đấng đã kéo mọi người lên với Ngài (x. Ga 19,37; 12,32). Nhìn tấm thảm kịch Thánh Giá (x. Lc 23,48) chúng ta đã khám phá trên cây vinh quang này việc hoàn tất và sự mạc khải đầy đủ toàn bộ Tin Mừng về sự sống.
Vào những giờ đầu của buổi chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Mặt trời bị che lấp, tối tăm xảy ra trên khắp địa cầu… bức màn trong thánh điện bị xé ra ở chính giữa” (Lc 23,44-45). Đó là biểu tượng một việc đảo lộn mang tính vũ trụ và cuộc đấu tranh hãi hùng giữa các lực lượng của sự thiện và sự ác, giữa sự sống và sự chết. Ngày nay cũng thế, chúng ta đang ở giữa cuộc đấu tranh thảm khốc giữa “văn hoá sự chết” và “văn hoá sự sống”.
Nhưng ánh sáng rạng ngời của Thánh Giá đã không bị cái tối tăm này che khuất. Thánh Giá càng nổi bật rõ nét và sáng tỏ hơn, và xuất hiện như một trung tâm, một định hướng, một mục đích của cả lịch sử và của từng sự sống con người.
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thánh giá và được đưa lên cao khỏi mặt đất. Chúa sống giây phút của sự bất lực hoàn toàn và mạng sống Ngài như phải hứng lấy tất cả mọi sự chế giễu của kẻ thù địch và bị nộp vào tay những lý hình. Chúa Giêsu bị mỉa mai, chế giễu, sỉ nhục (x. Mc 15,24-36).
Tuy nhiên, trước tất cả những điều ấy, và “thấy Ngài đã tắt thở như thế”, viên sĩ quan La mã kêu: “Thật người nầy là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39). Như vậy là vào lúc yếu nhược cùng cực, căn tính của con Thiên Chúa được mạc khải: vinh quang tỏ hiện trên thập giá.
Qua sự chết của Ngài, Chúa Giêsu soi chiếu cho ý nghĩa sự sống và sự chết của từng con người chúng ta. Trước khi chết, Chúa Giêsu cầu khẩn Cha Ngài, xin tha thứ cho những người bách hại (x. Lc 23,34) và với kẻ tội phạm xin ngài nhớ đến anh ta khi Ngài về nước của Ngài, Chúa đáp: “Thật tôi bảo anh, hôm nay anh sẽ ở cùng tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43). Sau khi Chúa chết, “các mồ mả mở ra, nhiều xác các thánh đã sống lại” (Mt 27,52). Ơn cứu độ do Chúa Giêsu thực hiện là ân ban sự sống và sự sống lại.. Trong cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu cũng đã ban ơn cứu độ bằng cách chữa bệnh, làm ơn lành cho mọi người. (x. Cv 10,38). Nhưng những phép lạ, những việc chữa trị và cho sống lại, chính chúng là dấu chỉ của một ơn cứu độ khác, hệ tại của việc tha thứ tội lỗi, tức là giải phóng con người khỏi cơn bệnh sâu xa nhất và đưa họ lên tới sự sống của chính Thiên Chúa.
Trên Thập giá, được canh tân và thực hiện một cách trọn vẹn hoàn hảo và dứt khoát điều kỳ diệu về con rắn đồng mà Môsê treo lên trong hoang địa (x. Ga 3,14-15, Ds 21,8.9). Cả ngày nay, khi nhìn về Đấng đã bị đâm thâu, bất kỳ người nào bị đe doạ về sự sống, cũng tìm được niềm hy vọng vững chắc đạt tới ơn giải thoát và cứu chuộc.
51. Nhưng còn một biến cố chính xác nữa thu hút cái nhìn của tôi và khơi lên một suy niệm nồng nhiệt: “khi đã uống giấm, Chúa Giêsu nói: “mọi sự đã hoàn tất, và gục đầu xuống, Ngài tắt hơi thở” (Ga 19,30). Rồi người lính La mã: “lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài và tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,34).
Từ nay, tất cả đã đạt tới mức hoàn chỉnh đầy đủ. Kiểu nói: “ tắt thở” diễn tả cái chết của Chúa Giêsu, giống như cái chết của mọi người khác, nhưng hình như còn ám chỉ “ơn ban Thánh Thần”, qua Người, Chúa Giêsu dùng sự chết của mình mà cứu chuộc ta khỏi chết và mở cửa cho ta vào sự sống mới.
Con người được ơn tham dự vào sự sống của chính Thiên Chúa. Đó là sự sống, nhờ Bí Tích của Giáo Hội - mà máu cùng nước từ cạnh sườn Chúa Kitô là biểu tượng - được luôn luôn thông ban cho con cái Thiên Chúa, nhờ đấy họ trở nên dân của giao ước mới. Từ nơi Thánh Giá, là nguồn sống, phát sinh và phát triển “dân của sự sống”.
Việc chiêm ngắm Thánh Giá dẫn ta đến cội rễ sâu xa nhất của những việc đã xảy ra. Khi đến thế gian Chúa Giêsu đã nói: “Này con đến để thi hành ý Cha” (x. Dt 10,9). Ngài muốn vâng lời Chúa Cha trong mọi sự và “vì đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, Ngài yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1), bằng cách nộp mình hoàn toàn vì họ.
Ngài đã ‘không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và trao nộp mạng sống làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mc 10,45), trên Thánh Giá, Chúa đạt đỉnh cao của tình yêu: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu hiến mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15,13). Và chính Chúa đã chết cho chúng ta khi ta còn là tội nhân (x. Rm 5,8).
Bằng cách này, Ngài tuyên bố rằng sự sống đạt tới tâm điểm, ý nghĩa và độ sung mãn khi nó được trao ban.
Đến đây việc suy gẫm biến thành lời ngợi khen và cảm tạ, đồng thời việc ấy thúc giục chúng ta bắt chước Chúa Giêsu và đi theo vết chân Ngài. (x. 1 Pr 2,21).
Chúng ta cũng vậy, chúng ta được gọi để hiến ban sự sống mình vì anh em, nhờ thế mà trở thành hiện thực. trong sự sung mãn của chân lý, chính ý nghĩa ấy và vận mạng của đời ta.
Lạy Chúa, chúng con có thể làm điều ấy, bởi vì Chúa đã làm gương cho chúng con, Chúa đã thông ban cho chúng con sức mạnh Thánh Thần của Chúa. Chúng con sẽ có thể làm được, nếu mỗi ngày chúng con cùng với Chúa và bắt chước Chúa mà vâng lời Chúa Cha và thi hành thánh ý Cha. Xin Chúa ban cho chúng con được ơn lắng nghe, với tấm lòng ngoan ngoãn và quảng đại, mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra; và như thế chúng con biết rằng chúng con không được giết sự sống, mà còn phải tôn trọng và mến yêu, yểm trợ sự sống.
------------
28 x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus – Năm thứ một trăm (1.5.1991), số 38.
29 Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis – Quan tâm đến việc xã hội (30.12.1987), số 34.
30 Hiến chế Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 50.
31 Thư gửi các Gia đình Gratissimam sane (2.2.1994), số 9; x. Pio XII, Tông huấn Humani Generis – Nhân loại (12.8.1950).
32 "Animas enim a Deo immediate creari catholica fides nos retinere iubet": Pio XII, Tông huấn Humani Generis – Nhân loại (12.8.1950).
33 Hiến chế Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 50.; x. ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Về Gia đình Familiaris Consortio (22.11.1981), số 28.
34 Homilies – Các bài giảng, II, 1.
35 Xem, chẳng hạn, các Thánh Vịnh 22/21,10-11; 71/70,6; 139/138,13-14.
36 Expositio Evangelii secundum Lucam – Trình bày Phúc âm theo Thánh Luca, II, 22-23.
37 Thánh Ignatio Antiokia, Thư gửi tín hữu Ephêsô, 7, 2: Patres Apostolici, ed. F.X. Funk, II, 82.
Tôn trọng và yêu quý sự sống của mọi người.
39. Sự sống của con người từ Thiên Chúa mà đến, đó là ân huệ của Ngài, là hình ảnh, dấu ấn của Ngài. Thiên Chúa là Đức Chúa duy nhất của sự sống này: Con người không thể định đoạt về nó. Chính Thiên Chúa đã nhắc lại cho Noe sau đại hồng thuỷ: “Từ máu ngươi, là chính mạng sống ngươi, Ta sẽ đòi trả lẽ … với mọi người: với từng người, Ta sẽ đòi trả lẽ về mạng sống anh em mình” (St 9,5). Bản văn Kinh Thánh đã cẩn thận nhấn mạnh rằng tính cách thánh thiêng của sự sống có cơ sở nơi Thiên Chúa và nơi hành động sáng tạo của Ngài: “Vì con người được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa” (St 9,6).
Vậy sự sống và sự chết của con người ở trong bàn tay Thiên Chúa, ở trong quyền năng Ngài: “Chính Chúa nắm trong tay hồn của mọi sinh linh và hơi thở của mọi xác thịt người phàm” ông Job đã kêu lên như vậy (G 12,10).”Giavê làm cho chết và làm cho sống, người đày xuống âm phủ và lại đưa lên” (1 Sm 2,6). Chỉ có Ngài mới có quyền phán: “Chính Ta làm cho chết và làm cho sống” (Đnl 32,39).
Thiên Chúa không thực hiện uy quyền một cách tùy nghi hay tàn ác, nhưng với sự ân cần và chăm sóc đầy yêu thương đối với các tạo vật của Ngài. Nếu quả thật đời sống con người ở trong tay Thiên Chúa, thì cũng rất thật là đôi tay ngài đầy dịu hiền, như đôi tay người mẹ đón nhận, nuôi nấng và chăm sóc con mình: “Con giữ hồn con bình an im lặng, hồn con ở trong con, như bé thơ trong lòng mẹ hiền” (Tv 131/139,2; x. Is 49,15; 66,12-13; Hs 11,4). Như thế, trong lịch sử các dân tộc và trong cảnh đời từng các nhân, Israel không thấy có hậu quả do ngẫu nhiên thuần tuý hay do vận mệnh mù quáng, nhưng nhìn ra kết quả do một ý định yêu thương, qua đó Thiên Chúa khôi phục mọi tiềm năng của sự chết do tội lỗi gây ra: “Thiên Chúa không làm ra sự chết, Ngài không vui khi mất một sinh linh, Ngài dựng nên tất cả để tồn tại” (Kn 1,13-14).
40. Sự sống là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi từ ban đầu trong lòng người, trong lương tâm con người. Câu hỏi: “Ngươi đã làm gì?” (St 4,10) mà Thiên Chúa hỏi Cain, sau khi hắn ta đã giết Abel em mình, diễn tả kinh nghiệm của mọi người: trong đáy sâu lương tâm mình, con người vẫn được nhắc nhở về tính bất khả xâm phạm của sự sống, sự sống mình cũng như sự sống của người khác, như một thực thể không thuộc con người, vì nó là sở hữu và ân ban của Đấng Tạo hoá và cũng là Cha của họ.
Giới răn liên hệ tới tính bất khả xâm phạm của sự sống vang lên giữa “mười lời” trong giao ước Sinai. (x. Xh 20,13). “Ngươi đừng giết kẻ vô tội, người ngay lành” (Xh 23,7). Giới răn ấy còn cấm gây thương tích cho người khác, như bộ luật của Israel về sau đã giải thích: cấm gây thương tích cho người khác (x. Xh 21,12-27).
Phải nhìn nhận rằng trong Cựu Ước, việc quan tâm tới giá trị của sự sống, dù được khẳng định rõ ràng, nhưng chưa đạt tới nét tinh vi của Bài giảng trên núi, như ta thấy trong một số Bộ luật hình sự có hiệu lực vào thời ấy, trong đó đã qui định những hình phạt nặng nề trên thân thể, có khi còn có án tử hình. Nhưng sứ điệp tổng quát mà Tân ước sẽ phải đưa tới mức hoàn hảo, vốn đã là lời kêu gọi khẩn thiết phải tôn trọng tính bất khả xâm phạm của sự sống thể lý và sự toàn vẹn nơi con người; giới luật ấy đạt tới cao độ trong điều răn tích cực bắt buộc lãnh trách nhiệm về người lân cận như về chính mình: “Ngươi sẽ yêu mến người lân cận như chính mình” (Lv 19,18).
41. Giới luật: “Ngươi sẽ không giết người”, được bao hàm và được đào sâu trong giới luật tích cực về tình yêu đối với người lân cận, được Chúa Giêsu tái khẳng định trong tất cả ý lực của giới răn ấy. Với chàng thanh niên giàu sang đến hỏi: “Thưa Thầy tôi phải làm gì để được sống đời đời? Chúa Giêsu đáp: Nếu anh muốn vào trong sự sống, anh hãy giữ các giới luật” (Mt 19,16-17). Rồi Chúa nêu lên như điều thứ nhất trong những giới luật này: “ngươi chớ giết người” (câu 18). Trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ một sự công chính cao hơn sự công chính của giới Ký lục và Biệt phái, trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực tôn trọng sự sống: “Các ngươi đã nghe bảo người xưa: chớ giết người; kẻ giết người thì sẽ can án. Còn Ta, Ta bảo các ngươi: phàm ai tức giận anh em mình thì sẽ can án”. (Mt 5,21-22).
Sau đó bằng những lời nói và hành vi của mình, Chúa Giêsu đòi hỏi những tích cực của giới luật này về tính bất khả xâm phạm của sự sống. Những đòi hỏi ấy đã có trong Cựu Ước, trong đó luật lệ quan tâm đến việc bảo hộ và cứu trợ những người có cuộc sống yếu kém và bị đe doạ: ngoại kiều, bà goá, kẻ mồ côi, bệnh tật, nói chung là kẻ nghèo, cả đến sự sống trước khi sinh ra nữa (x. Xh 21,22; 22,20-26). với Chúa Giêsu, những đòi hỏi tích cực này mang một sức mạnh và một đà tiến mới, cũng như chúng được biểu lộ hoàn toàn sâu rộng: chúng đi từ sự cần thiết phải săn sóc đời sống của người anh em (người cùng một gia đình, thuộc cùng một dân tộc, người ngoại kiều ở trên đất Israel) tới việc gánh trách nhiệm về người ngoại quốc, cho tới cả việc yêu thương kẻ thù.
Người ngoài sẽ không còn là người ngoài nữa đối với kẻ tự làm cho mình gần gũi những ai cần được giúp đỡ, đối với kẻ cảm thấy mình có trách nhiệm về sự sống của họ, như Chúa Giêsu dạy rất hùng hồn trong dụ ngôn người Samari nhân hậu (x. Lc 10,25-37). Cả kẻ thù cũng không còn là kẻ thù nữa đối với ai quyết tâm yêu thương họ (x. Mt 5,38-40; Lc 6,27-35) lại còn “làm ơn” cho họ (x. Lc 6, 27.33-35). Tình yêu này khi đạt tới tột đỉnh trong việc cầu nguyện cho kẻ thù sẽ làm cho ta được hoà nhịp với tình yêu khoan dung của Thiên Chúa: “Còn Ta, Ta bảo các con: hãy mến yêu thù địch và khẩn cầu cho những kẻ bắt bớ các con, ngõ hầu các con nên những người con của Cha các con, Đấng ở trên trời, vì Ngài cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ và người lành, và làm mưa trên người ngay và kẻ ác” (Mt 5, 44-45; Lc 6,28-35).
Như vậy, lệnh truyền của Thiên Chúa, chủ tâm bảo vệ đời sống con người, đã đi tới mức sâu xa trong sự đòi hỏi tôn trọng và thương mến mọi người cũng như mọi sự sống. Giáo huấn của Thánh Phaolô cũng vang vọng lời Chúa Giêsu đã dạy, Thánh tông đồ viết cho các Kitô hữu Roma: “những giới luật: chớ ngoại tình, chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ tham muốn, và mọi lệnh truyền nào khác đều tóm lại nơi một lời này: Ngươi hãy yêu đồng loại như chính mình. Yêu mến hẳn không làm hại người đồng loại. Vậy yêu mến là chu toàn cả lề luật” (Rm 13,9-10).
“Hãy nên phong phú, sinh sôi nảy nở, đầy dẫy trên đất và bá chủ nó (St 1,28)
Những trách nhiệm của con người đối với sự sống.
42. Bảo vệ và thăng tiến sự sống, tôn trọng và yêu mến sự sống, đó là nhiệm vụ Thiên Chúa trao cho mọi người, khi kêu gọi họ, vốn là hình ảnh sống động của Chúa, tham dự vào quyền làm chủ mà Ngài đang thực hiện trên thế giới: “Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng và phán bảo chúng: Hãy sinh sôi nảy nở đầy dẫy trên đất và bá chủ nó! Hãy cai trị trên các biển chim trời và mọi loài sinh vật bò trên đất” (St 1,28).
Bản văn Kinh Thánh làm sáng tỏ chiều rộng của quyền làm chủ mà Chúa ban cho con người. Trước hết đây là việc cai trị trên mặt đất và trên mọi sinh vật, như sách Khôn ngoan nhắc nhở: “Lạy Thiên Chúa của tổ tiên, là Chúa đầy thương xót…Chúa đã dùng sự khôn ngoan Chúa mà tạo nên con người để cai trị các tạo vật mà Chúa làm ra, để cai trị chúng trong thánh thiện công bình” (Kn 9,1-3). Tác giả Thánh vịnh cũng đề cao việc làm chủ của con người như dấu chỉ của Vinh quang và Danh dự được Đấng Tạo hoá ban cho: “Chúa cho con người thống trị các kiệt tác tay Ngài làm muôn sự, Ngài đã đặt dưới chân (con người) chiên, dê, bò, ngựa hết thảy, lại thêm các thú rừng, chim trời, cá biển, những vật ngang dọc trên đại dương…(Tv 8,7-8).
Được gọi để trồng trọt và giữ vườn thế giới (x. St 2,15) con người có trách nhiệm riêng đối với môi trường sự sống, nghĩa là đối với thiên nhiên mà Chúa đã dựng và sắp đặt để phục vụ phẩm giá cá vị của con người, phục vụ sự sống con người, và Ngài làm như vậy không những cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Đó là vấn đề môi sinh- từ việc bảo quản “nơi ở” tự nhiên của mọi loài động vật và nhiều hình thức sống khác cho đến “môi sinh của con người” nói riêng (28)- đều thấy trong trang Kinh Thánh này một lời linh hứng rõ ràng và mạnh mẽ mang tính đạo đức, để mọi giải pháp phải tôn trọng điều thiện hảo lớn lao nhất, là sự sống, mọi sự sống. Thực ra, “Quyền bá chủ mà Đấng Tạo Hoá ban cho con người, không phải là tuyệt đối, và người ta không thể nói đến tự do “sử dụng hay lạm dụng”, hoặc đặt để mọi cái theo như mình muốn được. Giới hạn mà Thiên Chúa đặt ra ngay từ đầu và được diễn tả biểu trưng bằng việc “cấm ăn trái Cây” (St 2,16-17), giới hạn đó cho thấy rõ ràng rằng, trong khung cảnh thiên nhiên hữu hình, chúng ta vẫn phải tuân phục các định luật không những về sinh học mà còn về luân lý, những định luật không thể vi phạm cách vô tội vạ”. (29)
43. Việc con người tham dự phần nào đó vào quyền Chủ Tể của Thiên Chúa cũng được biểu lộ rõ ràng, do sự kiện họ được trao phó trách nhiệm đặc thù đối với sự sống con người nói riêng. Đó là một trách nhiệm sẽ đạt tới đỉnh cao khi người nam và người nữ, trong bậc hôn nhân, ban tặng sự sống qua việc sinh sản, như công đồng Vatican II nhắc lại: “Chính Thiên Chúa, Đấng đã phán: “người ta ở một mình không tốt” (St 2,18), và là Đấng ngay từ ban đầu đã dựng nên con người có nam có nữ (x. Mt 19,4), muốn con người đặc biệt tham dự vào công trình sáng tạo, vì thế Ngài chúc phúc cho người nam và người nữ: “Hãy sinh sôi nảy nở thêm nhiều” (St 1,28) (30). Khi nói người nam và người nữ “tham dự đặc biệt” vào “công trình sáng tạo” của Thiên Chúa, Công Đồng muốn nhấn mạnh: sinh được một đứa con là biến cố có tính nhân bản sâu sắc và tính tôn giáo cao cả, vì biến cố này đòi hỏi sự dấn thân của hai người phối ngẫu sau khi họ đã nên “một thân xác” (St 2,24), đồng thời Thiên Chúa cũng hiện diện trong biến cố đó. Như tôi đã viết trong Thư gởi các Gia đình, “khi sự phối hiệp trong hôn nhân của hai người sinh ra người mới, thì em bé này mang trong đời hình ảnh và hoạ ảnh đặc biệt giống như Thiên Chúa: trong môn sinh học về ngành sinh sản, đã ghi khắc gia phả con người. Khi khẳng định rằng đôi vợ chồng, vì là cha mẹ, nên cũng là cộng tác viên của Thiên Chúa Sáng Tạo trong việc nhận mang thai và sinh một người mới, chúng ta không chỉ nhắc tới các định luật sinh học thôi mà đúng hơn chúng ta muốn nhấn mạnh rằng, trong việc làm cha làm mẹ đó của con người, chính Thiên Chúa hiện diện một cách khác với những gì xảy ra trong các loại hình sinh sản khác “trên trái đất”. Quả thế, “hình ảnh” và “hoạ ảnh” của Thiên Chúa chỉ có thể từ Thiên Chúa mà tới, và là điều dành riêng cho con người, như đã xảy ra trong ngày sáng tạo. Sinh sản là tiếp tục sáng tạo.”(31).
Đấy là điều bản văn Kinh Thánh dạy bằng ngôn ngữ nói và trực tiếp, bản văn kể lại tiếng reo vui của người nữ đầu tiên, “mẹ của tất cả chúng sinh (St 3,20). Ý thức được sự can thiệp của Thiên Chúa, bà Eva kêu lên: “Tôi đã được một người con nhờ ơn Đức Chúa” (St 4,1). Trong việc sinh sản, khi sự sống được thông truyền từ cha mẹ tới người con, và nhờ sự sáng tạo “linh hồn bất tử (32), thì hình ảnh và hoạ ảnh Thiên Chúa cũng truyền theo. Chính theo nghĩa đó mà “sách gia phả Adam” diễn tả: “Ngày Thiên Chúa dựng nên người, thì Chúa dựng nên người theo hoạ ảnh Thiên Chúa. Chúa dựng nên họ có nam có nữ; Chúa chúc phúc cho họ và cho họ cái tên là “người”, vào ngày họ được tạo thành. Khi Adam được một trăm ba mươi ba tuổi, ông sinh một con trai theo hoạ ảnh ông như hình ảnh ông, và ông đặt tên là Seth” (St 5,1-3). Chính trong vai trò cộng tác viên của Thiên Chúa, là truyền hoạ ảnh cho tạo vật mới, đã thể hiện sự cao cả của đôi vợ chồng, họ được chuẩn bị đủ mà “cộng tác với tình yêu của Đấng Tạo Hoá và Cứu Độ, Đấng muốn nhờ họ mà không ngừng làm cho gia đình Ngài lớn rộng và nên phong phú” (33). Trong viễn ảnh ấy, Đức Giám mục Amphiloque đề cao “hôn nhân là điều thật có giá trị, thật là cao cả hơn hết mọi ân huệ trên trái đất”, bởi vì nó như “một người sáng tạo ra nhân loại, một hoạ sĩ vẽ lên hình ảnh thần linh. (34)
Như vậy khi người nam và người nữ kết hiệp với nhau bằng dây liên kết hôn nhân, họ đã hợp tác với công việc của Thiên Chúa bằng hành vi sinh sản, hồng ân của Thiên Chúa được tiếp nhận và một sự sống mới được mở ra cho tương lai.
Như bên kia sứ mệnh đặc thù của cha mẹ, việc đón nhận và phục vụ sự sống liên hệ tới mọi người và phải biểu lộ nhất là đối với sự sống đang ở trong những điều kiện yếu đuối nhất. Chính Chúa Kitô nhắc nhở ta điều ấy, khi Ngài đòi ta yêu mến và phục vụ Ngài trong anh em Ngài là những kẻ bị thử thách bởi bất cứ đau khổ nào: những kẻ đói khát, những ngoại kiều, kẻ không có áo mặc, người bệnh tật, kẻ bị cầm tù…Điều gì ta làm cho từng người trong họ là làm cho chính Chúa Kitô (x. Mt 25,31-46).
“Tạng phủ tôi chính Ngài tạo dựng” (Tv 139/138,13)
Phẩm giá của hài nhi chưa sinh ra.
44. Đời sống con người gặp một tình cảnh thật là bấp bênh, khi nó chào đời, và khi nó ra khỏi thời gian để tới cõi vĩnh hằng. Lời Chúa không thiếu những tiếng mời gọi ta chăm sóc và kính trọng sự sống, nhất là sự sống mang dấu bệnh tật hoặc già yếu. Nếu không có những lời mời gọi trực tiếp và minh nhiên phải cứu vãn sự sống con người, cũng như sự sống gần tàn lụi, thì điều ấy thật dễ giải thích, do sự kiện là khả năng xúc phạm, tấn công, hay tệ hơn nữa, phủ định sự sống trong những điều kiện như thế, là xa lạ đối với viễn ảnh tôn giáo và văn hoá của dân Chúa.
Trong Cựu Ước, người ta sợ việc không có con như sợ một sự chúc dữ, trong khi đó người ta cảm thấy như được Chúa chúc lành nếu có nhiều con cái: “Con cái là gia nghiệp mà Chúa ban và hoa quả lòng dạ là phần thưởng” (Tv 126,3; x. Tv 127,3-4). Cùng với xác tín ấy, lại thêm tác dụng của ý thức rằng Israel là dân của Giao Ước, được gọi để sinh ra nhiều, theo lời Chúa hứa với Abrraham: “Hãy nhìn lên trời và hãy đếm các ngôi sao, xem ngươi có thể đếm được không… Dòng dõi ngươi sẽ đông như thế” (St 15,5). Nhưng điều đáng kể nhất, là xác tín rằng sự sống được cha mẹ truyền cho có nguồn gốc từ nơi Thiên Chúa, như nhiều trang Thánh Kinh đã chứng thực, khi trân trọng và thân thương nói về việc thụ thai, việc sự sống thành hình trong lòng mẹ, việc chào đời và mối dây liên hệ chặt chẽ giữa giây phút đầu tiên của sự sống và tác động của Thiên Chúa , Đấng Tạo Thành. “Trước khi Ta nắn ra ngươi trong lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi” (Gr 1,5): Cuộc đời mỗi cá nhân, ngay từ đầu, đã ở trong kế hoạch của Thiên Chúa. Trong đáy vực đau khổ, ông Job vẫn nán lại để chiêm ngắm kỳ công của Thiên Chúa trong cách thức lạ lùng Chúa tác tạo nên thân ông trong lòng mẹ, từ đó ông rút ra lý do để tin cậy và bày tỏ niềm xác tín về dự tính của Chúa trên đời ông: “Tay Ngài đã nặn và tạo nên tôi, rồi đổi ý, Ngài muốn huỷ tôi! Xin hãy nhớ, Ngài đã dựng nên tôi từ đất sét, rồi Ngài sẽ đưa tôi về đất bụi. Ngài đã chẳng đổ tôi như sữa, và làm tôi đặc lại như sữa đặc lên men sao? Ngài chẳng đã lấy da thịt mặc cho tôi và dệt tôi bằng gân cốt sao? Ngài đã cho tôi sự sống và máu nóng, và ân cần săn sóc hơi thở tôi” (G 10,8-12). Những âm điệu ngạc nhiên và tôn thờ sự can thiệp của Thiên Chúa vào sự sống đang thành hình trong lòng mẹ vang lên trong các Thánh vịnh. (35)
Làm sao tưởng tượng được rằng chỉ một khoảnh khắc thôi trong quá trình huyền diệu của việc xuất hiện sự sống có thể tách khỏi hành động khôn ngoan và nhân hậu của Thiên Chúa, và bị bỏ mặc cho độc quyền của con người? Điều ấy chắc chắn không phải là ý nghĩ của bà mẹ bảy người con tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguyên lý và bảo đảm sự sống ngay từ lúc được thụ thai, và đồng thời là nền tảng của niềm hy vọng về một đời sống mới sau khi chết: “Mẹ không biết làm sao các con xuất hiện trong lòng mẹ, không phải mẹ đã cho các con tinh thần và sự sống, cũng không phải mẹ đã tổ chức các yếu tố tạo nên từng đứa chúng con. Vì thế, Đấng Tạo Thành vũ trụ, Đấng đã dựng nên loài người và là nguồn mọi vật, sẽ trả lại cho các con cả “tinh thần cả sự sống, theo lòng thương xót của Ngài, vì bây giờ các con biết khinh thường chính mình vì yêu mến Lề Luật của Ngài” (2 Mcb 7,22-23).
45. Mặc khải trong Tân Ước lại kiện chứng việc nhìn nhận không chối cãi được giá trị của sự sống từ khi nó bắt đầu hình thành. Những lời bà Isave tả nỗi vui mừng được mang thai cũng đề cao việc có đứa con và hăm hở đón chào một người con: “Chúa đã khấng cất nỗi hỗ nhục của tôi” (Lc 1,25). Nhưng giá trị của con người ngay từ khi thành thai, càng được tôn trọng hơn nữa trong dịp Đức Maria gặp bà Isave, cũng như việc gặp gỡ giữa hai hài nhi còn trong lòng hai bà mẹ. Chính hai người con ấy tiết lộ sự đăng quang của thời đại Messia: trong cuộc gặp gỡ giữa hai hài nhi, sức mạnh cứu độ do việc hiện diện của Con Thiên Chúa ở giữa loài người bắt đầu tác động. Thánh Ambrôsiô viết: “Ngay lập tức, người ta cảm thấy những ơn lành do Đức mẹ mang tới và do việc Chúa hiện diện… Bà Isave là người đầu tiên nghe lời chào, nhưng Gioan là người đầu tiên cảm nhận được ân sủng: người mẹ nghe, theo trật tự thiên nhiên, người con đã nhảy mừng vì mầu nhiệm; người mẹ thấy Đức Maria đến, nhưng người con nhận ra Đức Chúa đến. Người phụ nữ thấy người phụ nữ, nhưng con của bà nhận ra Đức Chúa Con. Hai phụ nữ trao nhau những lời ân sủng, hai hài nhi tác động ở trong lòng hai bà mẹ và bắt đầu thực hiện mầu nhiệm từ bi thương xót làm cho hai người mẹ được tiến lên trong mầu nhiệm ấy. Sau cùng, qua hai phép lạ, hai người mẹ nói tiên tri dưới sự cảm ứng của con mình. Người con nhảy mừng, thì người mẹ được đầy Chúa Thánh Thần; người mẹ đã không đầy Chúa Thánh Thần trước con bà, nhưng khi con bà được đầy Thánh Thần, thì cũng làm bà được đầy Thánh Thần. (36)
Tôi vẫn tin, ngay cả khi tôi nói: Ôi, khổ thân tôi quá! (Tv 115,10)
Sự sống trong tuổi già và trong đau khổ.
46. Về những gì liên quan tới khoảnh khắc cuối cùng của đời người, sẽ là sai lầm nếu chờ đợi từ Mặc Khải Thánh Kinh một chỉ dẫn minh nhiên về vấn đề hiện nay, là sự tôn trọng người già cả, người bệnh tật, hay việc minh nhiên lên án những thử nghiệm nhằm dùng bạo lực để chấm dứt sớm sự sống; quả vậy, ta đã ở ngay đó rồi, ở trong một bối cảnh văn hoá và tôn giáo không hề có nguy cơ bị những cám dỗ tương tự, mà còn nhìn nhận nơi người cao niên, cùng với sự khôn ngoan và kinh nghiệm, còn có sự phong phú không thể thay thế được cho gia đình và cho xã hội.
Tuổi già là tuổi có uy tín và được người chung quanh kính trọng (x. 2 Mcb 6,23). Người công chính không xin được cất đi tuổi già hay gánh nặng cuộc sống, trái lại người già cầu xin: “Lạy Chúa, Ngài là niềm hy vọng của con, nâng đỡ con từ lúc thanh xuân… Mãi tới ngày già nua tóc bạc, xin ngài đừng bỏ con, để con loan báo cho người thời nay biết quyền lực của Ngài, và những kỳ công của Ngài cho những người sẽ đến” (Tv 71,5.18). Lý tưởng của thời Đấng Messia được đề ra như một thời gian sẽ không còn “người nào không đạt tuổi thọ” (Is 65,20).
Nhưng đến tuổi già, làm sao đối phó với sự suy tàn không thể tránh được? Cư xử ra sao trước sự chết? Người tín hữu biết rằng sự sống mình ở trong tay Chúa: “Lạy Chúa, số phận con lệ thuộc vào ngài” (Tv 16,5) và họ chấp nhận sự chết từ nơi Chúa: Đó là định luật Chúa mang đến cho mọi xác phàm: Sao lại phản nghịch Thánh ý của Đấng Tối Cao?” (Gv 41,4).
Con người chẳng làm chủ được sự sống, cũng chẳng làm chủ được sự chết: trong khi sống cũng như trong khi chết, con người phải hoàn toàn tuân theo “thánh ý Đấng Tối Cao”, tuân theo ý định tình thương của Ngài.
Khi bệnh tật cũng vậy, con người cũng được gọi để phó thác cho Chúa như thế, và nhắc lại lòng cậy trông bền vững nơi Ngài, Ngài có thể “chữa mọi bệnh tật” (Tv 103,3). Khi mọi viễn ảnh về sức khoẻ như khép lại trước con người đến mức phải kêu van: “Những ngày sống của con như chiều nghiêng bóng, và thân con như cây cỏ héo tàn” (Tv 102,12), cả những lúc như thế người tín hữu được sinh động bằng đức tin vững mạnh vào quyền năng tác sinh của Thiên Chúa. Tật bệnh không xúi con người thất vọng và đi tìm cái chết, nhưng khiến họ kêu xin với lòng tin tưởng: “Tôi vẫn tin ngay cả khi tôi nói: ôi khổ thân tôi quá” (Tv 116,20) “Khi con kêu lên Chúa, Chúa của con, Ngài đã chữa con; Lạy Chúa, Ngài đã đưa con lên khỏi vực sâu và cho con sống, lúc con đã xuống mồ” (Tv 30,3-4).
47. Sứ mệnh của Chúa Giêsu, kèm theo nhiều lần chữa bệnh, chứng tỏ Thiên Chúa cũng để tâm đến đời sống thân xác của con người. “Là lương y chữa thân xác và tinh thần” (37) Chúa Giêsu được Cha sai đến mang Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tấm lòng bị thương (x Lc 4,18, Is 61,1). Về sau, khi sai môn đệ đi khắp thế giới, Ngài trao sứ mệnh cho họ, trong sứ mệnh ấy có việc chữa trị bệnh tật kèm theo việc loan báo Tin Mừng: “Hãy đi và loan báo rằng: Nước Trời đã gần bên. Hãy chữa lành bệnh nhân, phục sinh kẻ chết, tẩy sạch người phong cùi, hãy xua đuổi ma quỷ.” (Mt 10,7-8; Mc 6,13; 16,18).
Quả thực, đời sống thân xác trong điều kiện trần thế, không phải là tuyệt đối cho người tín hữu: Có thể có việc yêu cầu họ phải bỏ mạng sống vì sự thiện cao hơn, như Chúa Giêsu đã dạy: “Ai cứu mạng mình thì sẽ mất, nhưng ai mất mạng mình vì Ta và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được nó” (Mt 8,35). Về vấn đề này ta có một số chứng từ trong Tân Ước. Chúa Giêsu không ngại hy sinh chính mình và tự do lấy mạng sống làm của lễ dâng lên Chúa Cha (x. Ga 10,17) vì bạn hữu mình (x. Ga 10,15). Cái chết của Gioan tẩy giả, vị tiền hô của Chúa Cứu Thế, cũng chứng nhận sự sống trần gian không phải là tuyệt đối: việc trung thành với lời Chúa còn quan trọng hơn, ngay cả nếu làm cho sự sống ấy bị lâm nguy (x. Mc 6,17-29). Và Stephanô, khi con người cướp sự sống trần thế của ông, vì ông là chứng nhân kiên quyết về việc Chúa Phục sinh, thì ông đã đi theo bước chân của Thầy và đáp trả bằng lời tha thứ cho những người ném đá ông (Cv 7,59-60), như thế ông đã mở đường cho đoàn lớp đông vô kể các vị tử đạo đã được Giáo Hội tôn kính ngay từ những buổi đầu.
Tuy nhiên không ai được phép tự ý muốn sống hay chết; quả vậy, chỉ một mình Đấng Tạo Hoá là chủ thể mới có quyền cho chết hay sống,vì nơi Ngài mà “ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17,28).
“Kẻ giữ lề luật sẽ sống” (Br 4,1)
Từ lề luật Sinai tới ơn ban Thánh Thần.
48. Sự sống mang chân lý được ghi khắc trong mình không thể bị xoá bỏ được. Khi đón nhận ân huệ của Thiên Chúa, con người phải cam kết giữ sự sống ấy trong chân lý, chân lý này là điều thiết yếu cho sự sống. Tách rời khỏi chân lý tức là liều mình rơi vào cái vô nghĩa và khốn khổ, mà hậu quả là trở nên mối đe doạ cho sự sống của kẻ khác, do việc phá đổ các rào chắn bảo đảm lòng tôn trọng và bênh vực sự sống trong mọi tình huống.
Chân lý vế sự sống được mạc khải qua giới răn của Thiên Chúa. Lời Chúa đã cụ thể vạch ra con đường mà sự sống phải theo để có thể tôn trọng chân lý và cứu lấy phẩm giá mình. Không chỉ có giới răn riêng biệt “ngươi chớ giết người” (Xh 20,13; Đnl 5,17) mới đảm bảo việc bênh vực sự sống: Toàn thể luật của Chúa đều phục vụ cho việc bảo vệ sự sống, vì luật Chúa mạc khải chân lý trong đó sự sống tìm được ý nghĩa đầy đủ của mình.
Vậy không lạ gì mà Giao Ước của Thiên Chúa với dân Ngài được gắn chặt với viễn ảnh sự sống, ngay cả trong thành phần cơ thể. Giới răn ấy được biểu lộ nơi thành phần cơ thể như con đường dẫn tới sự sống: “Hãy coi! Ta đặt trước mặt ngươi hôm nay sự sống và sự lành, sự chết và sự dữ. Điều Ta truyền dạy ngươi hôm nay là yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, là đi theo đường lối của Người, tuân giữ các lệnh truyền và luật điều cùng phán quyết của Người, ngươi sẽ được sống và nên đông đảo, và Thiên Chúa, Chúa của ngươi sẽ chúc phúc cho ngươi trên đất mà ngươi sẽ vào chiếm lấy” (Đnl 30,15-16). Đây không chỉ là đất Canaan và cuộc sinh tồn của dân Israel, mà là thế giới hôm nay và tương lai, là cuộc sinh tồn của nhân loại. Quả vậy, tuyệt đối sự sống không phải là chân thực và đầy đủ nếu nó tách rời khỏi sự thiện, và về phần mình, sự thiện được căn bản gắn liền với các giới răn của Chúa, có nghĩa là với “luật về sự sống” (Gv 17,11). Điều thiện cần được hoàn thành không phải là phụ thêm vào sự sống như một sức nặng làm khổ sự sống, bởi vì ngay lý hữu của sự sống lại chính là sự thiện, và sự sống chỉ được xây dựng bằng việc hoàn thành sự thiện.
Vậy chính toàn thể lề luật bảo đảm cách đầy đủ sự sống con người. Điều ấy có nghĩa là rất khó trung thành tuân giữ lệnh “ngươi chớ giết người” khi ta không giữ “những lời sự sống” khác (Cv 7,38) mà giới luật trên có liên hệ. Ngoài viễn ảnh này, cuối cùng thì giới luật đi từ việc bắt buộc đơn thuần từ bên ngoài mà người ta mau chóng muốn đặt ra những giới hạn và người ta sẽ tìm ra những cách giảm khinh hay nhưng khoản luật trừ. Chỉ khi nào ta mở lòng đón nhận toàn bộ chân lý về Thiên Chúa, về con người, về lịch sử, thì mệnh lệnh “ngươi chớ giết người” mới rực rỡ như một điều tôt lành cho con người, trong mọi chiều kích và quan hệ của con người. Trong nhãn giới nay ta mới hiểu được sự sung mãn của chân lý chứa đựng trong đoạn sách Đệ Nhị Luật mà Chúa Giêsu nhắc tới khi Ngài chống lại cơn cám dỗ thứ nhất: “Con người không sống chỉ bằng cơm bánh, mà còn bằng mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3; x. Mt 4,4).
Chính khi nghe Lời Chúa mà con người có thể sống đầy đủ theo phẩm giá và công lý; chính khi giữ luật Chúa, con người mới có thể sinh được hoa trái sự sống và hạnh phúc: “Ai giữ lề luật Chúa sẽ sống, ai bỏ lề luật sẽ chết” (Br 4,1).
49. Lịch sử Israel cho thấy quả là khó trung thành với lề luật về sự sống mà Chúa đã ghi khắc trong trái tim con người, và đã ban hành trên núi Sinai cho dân của Giao Ước. Trước việc người ta tìm những kế hoạch sống khác với kế hoạch của Thiên Chúa, các ngôn sứ đặc biệt nhắc lại mạnh mẽ rằng chỉ có Đức Chúa là nguồn chính thực của sự sống. Giêrêmia viết: “Dân của Ta đã phạm hai tội ác: họ đã bỏ Ta, là nguồn nước sự sống, để đào những cái giếng, những cái giếng nứt nẻ không giữ nước” (Gr 2,13). Các Ngôn sứ giơ tay chỉ vào những kẻ khinh thường sự sống và vi phạm quyền lợi con người mà tố cáo: “Họ giày đạp lên đầu kẻ yếu trên bụi đất” (Am 2,7); “Họ làm đầy máu vô tội lên nơi này” (Gr 19,4). Trong số các ngôn sứ, Êzêkiel nhiều lần ghi dấu cả trên Giêrusalem và gọi là “thành vấy máu” (Ed 22,2; 24,6.9), “thành đã đổ máu giữa ngươi” (Ed 22,3).
Nhưng khi tố cáo những vi phạm sự sống, các Ngôn sứ đặc biệt có ý khơi lên việc chờ đợi một nguyên lý sự sống mới xứng hợp để thiết lập những quan hệ được đổi mới giữa con người với Thiên Chúa và với anh em, mở ra những khả năng chưa từng thấy và rất khác thường, để hiểu và thực hành những đòi hỏi của Tin Mừng về sự sống. Việc này chỉ có thể làm được nhờ ơn Chúa, Đấng thanh tẩy và canh tân tất cả: “Và trên các ngươi, ta sẽ rảy nước sạch trong, Ta sẽ làm cho các ngươi sạch mọi uế nhơ. Ta sẽ cho các ngươi một quả tim mới, Ta sẽ đặt trong các ngươi một tinh thần mới” (Ed 36,25-26; x.Gr 31,31-34). Nhờ “trái tim mới” này, người ta có thể hiểu và thực hiện ý nghĩa thật và sâu xa nhất của sự sống: là ân huệ được hoàn chỉnh trong sự trao tặng chính mình. Đó là sứ điệp rạng ngời về giá trị của sự sống, sứ điệp đến với ta từ dung mạo người tôi tớ Thiên Chúa: “Nếu người đã hiến mình làm hy sinh đền tội, người sẽ thấy một dòng giống, sẽ được trường thọ… chính vì cảnh lao đao mạng người phải chịu, người sẽ thấy sự sáng” (Is 53,10-11).
Lề luật đã hoàn thành trong lịch sử của Đức Giêsu thành nazareth, và trái tim mới đã được Thánh Thần trao ban. Quả vậy, Chúa Giêsu không chối bỏ nhưng hoàn chỉnh Lề Luật (x. Mt 7,17); Lề Luật và Ngôn sứ gồm tóm trong điều luật này của tình yêu thương nhau (x. Mt 7,12). Nơi Chúa Giêsu, Lề Luật biến hẳn thành “Tin Mừng”, tin vui của quyền Chủ Tể của Thiên Chúa trên thế giới, đưa mọi sự sống về nguồn cội và về viễn ảnh nguyên thuỷ của nó. Đó là Lề Luật mới. “luật của Thánh Thần ban sự sống, trong Chúa Giêsu Kitô” (Rm 8,2), là hiến ban chính mình trong tình yêu thương anh em: “Phần chúng ta, chúng ta biết rằng chúng ta sẽ từ cõi chết qua cõi sống, vì chúng ta yêu thương anh em” (1 Ga 3,14). Đó là lề luật của tự do, của niềm vui và phúc lộc.
“Chúng sẽ trông lên Đấng chúng đã đâm thâu” (Ga 19,37)
Tin Mừng về sự sống hoàn tất trên thập giá.
50. Đến cuối chương này, trong đó chúng ta đã suy gẫm sứ điệp Kitô giáo về sự sống, tôi muốn được cùng với từng người trong anh em dừng lại ngắm nhìn Đấng mà họ đã đâm, Đấng đã kéo mọi người lên với Ngài (x. Ga 19,37; 12,32). Nhìn tấm thảm kịch Thánh Giá (x. Lc 23,48) chúng ta đã khám phá trên cây vinh quang này việc hoàn tất và sự mạc khải đầy đủ toàn bộ Tin Mừng về sự sống.
Vào những giờ đầu của buổi chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Mặt trời bị che lấp, tối tăm xảy ra trên khắp địa cầu… bức màn trong thánh điện bị xé ra ở chính giữa” (Lc 23,44-45). Đó là biểu tượng một việc đảo lộn mang tính vũ trụ và cuộc đấu tranh hãi hùng giữa các lực lượng của sự thiện và sự ác, giữa sự sống và sự chết. Ngày nay cũng thế, chúng ta đang ở giữa cuộc đấu tranh thảm khốc giữa “văn hoá sự chết” và “văn hoá sự sống”.
Nhưng ánh sáng rạng ngời của Thánh Giá đã không bị cái tối tăm này che khuất. Thánh Giá càng nổi bật rõ nét và sáng tỏ hơn, và xuất hiện như một trung tâm, một định hướng, một mục đích của cả lịch sử và của từng sự sống con người.
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thánh giá và được đưa lên cao khỏi mặt đất. Chúa sống giây phút của sự bất lực hoàn toàn và mạng sống Ngài như phải hứng lấy tất cả mọi sự chế giễu của kẻ thù địch và bị nộp vào tay những lý hình. Chúa Giêsu bị mỉa mai, chế giễu, sỉ nhục (x. Mc 15,24-36).
Tuy nhiên, trước tất cả những điều ấy, và “thấy Ngài đã tắt thở như thế”, viên sĩ quan La mã kêu: “Thật người nầy là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39). Như vậy là vào lúc yếu nhược cùng cực, căn tính của con Thiên Chúa được mạc khải: vinh quang tỏ hiện trên thập giá.
Qua sự chết của Ngài, Chúa Giêsu soi chiếu cho ý nghĩa sự sống và sự chết của từng con người chúng ta. Trước khi chết, Chúa Giêsu cầu khẩn Cha Ngài, xin tha thứ cho những người bách hại (x. Lc 23,34) và với kẻ tội phạm xin ngài nhớ đến anh ta khi Ngài về nước của Ngài, Chúa đáp: “Thật tôi bảo anh, hôm nay anh sẽ ở cùng tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43). Sau khi Chúa chết, “các mồ mả mở ra, nhiều xác các thánh đã sống lại” (Mt 27,52). Ơn cứu độ do Chúa Giêsu thực hiện là ân ban sự sống và sự sống lại.. Trong cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu cũng đã ban ơn cứu độ bằng cách chữa bệnh, làm ơn lành cho mọi người. (x. Cv 10,38). Nhưng những phép lạ, những việc chữa trị và cho sống lại, chính chúng là dấu chỉ của một ơn cứu độ khác, hệ tại của việc tha thứ tội lỗi, tức là giải phóng con người khỏi cơn bệnh sâu xa nhất và đưa họ lên tới sự sống của chính Thiên Chúa.
Trên Thập giá, được canh tân và thực hiện một cách trọn vẹn hoàn hảo và dứt khoát điều kỳ diệu về con rắn đồng mà Môsê treo lên trong hoang địa (x. Ga 3,14-15, Ds 21,8.9). Cả ngày nay, khi nhìn về Đấng đã bị đâm thâu, bất kỳ người nào bị đe doạ về sự sống, cũng tìm được niềm hy vọng vững chắc đạt tới ơn giải thoát và cứu chuộc.
51. Nhưng còn một biến cố chính xác nữa thu hút cái nhìn của tôi và khơi lên một suy niệm nồng nhiệt: “khi đã uống giấm, Chúa Giêsu nói: “mọi sự đã hoàn tất, và gục đầu xuống, Ngài tắt hơi thở” (Ga 19,30). Rồi người lính La mã: “lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài và tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,34).
Từ nay, tất cả đã đạt tới mức hoàn chỉnh đầy đủ. Kiểu nói: “ tắt thở” diễn tả cái chết của Chúa Giêsu, giống như cái chết của mọi người khác, nhưng hình như còn ám chỉ “ơn ban Thánh Thần”, qua Người, Chúa Giêsu dùng sự chết của mình mà cứu chuộc ta khỏi chết và mở cửa cho ta vào sự sống mới.
Con người được ơn tham dự vào sự sống của chính Thiên Chúa. Đó là sự sống, nhờ Bí Tích của Giáo Hội - mà máu cùng nước từ cạnh sườn Chúa Kitô là biểu tượng - được luôn luôn thông ban cho con cái Thiên Chúa, nhờ đấy họ trở nên dân của giao ước mới. Từ nơi Thánh Giá, là nguồn sống, phát sinh và phát triển “dân của sự sống”.
Việc chiêm ngắm Thánh Giá dẫn ta đến cội rễ sâu xa nhất của những việc đã xảy ra. Khi đến thế gian Chúa Giêsu đã nói: “Này con đến để thi hành ý Cha” (x. Dt 10,9). Ngài muốn vâng lời Chúa Cha trong mọi sự và “vì đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, Ngài yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1), bằng cách nộp mình hoàn toàn vì họ.
Ngài đã ‘không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và trao nộp mạng sống làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mc 10,45), trên Thánh Giá, Chúa đạt đỉnh cao của tình yêu: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu hiến mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15,13). Và chính Chúa đã chết cho chúng ta khi ta còn là tội nhân (x. Rm 5,8).
Bằng cách này, Ngài tuyên bố rằng sự sống đạt tới tâm điểm, ý nghĩa và độ sung mãn khi nó được trao ban.
Đến đây việc suy gẫm biến thành lời ngợi khen và cảm tạ, đồng thời việc ấy thúc giục chúng ta bắt chước Chúa Giêsu và đi theo vết chân Ngài. (x. 1 Pr 2,21).
Chúng ta cũng vậy, chúng ta được gọi để hiến ban sự sống mình vì anh em, nhờ thế mà trở thành hiện thực. trong sự sung mãn của chân lý, chính ý nghĩa ấy và vận mạng của đời ta.
Lạy Chúa, chúng con có thể làm điều ấy, bởi vì Chúa đã làm gương cho chúng con, Chúa đã thông ban cho chúng con sức mạnh Thánh Thần của Chúa. Chúng con sẽ có thể làm được, nếu mỗi ngày chúng con cùng với Chúa và bắt chước Chúa mà vâng lời Chúa Cha và thi hành thánh ý Cha. Xin Chúa ban cho chúng con được ơn lắng nghe, với tấm lòng ngoan ngoãn và quảng đại, mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra; và như thế chúng con biết rằng chúng con không được giết sự sống, mà còn phải tôn trọng và mến yêu, yểm trợ sự sống.
------------
28 x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus – Năm thứ một trăm (1.5.1991), số 38.
29 Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis – Quan tâm đến việc xã hội (30.12.1987), số 34.
30 Hiến chế Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 50.
31 Thư gửi các Gia đình Gratissimam sane (2.2.1994), số 9; x. Pio XII, Tông huấn Humani Generis – Nhân loại (12.8.1950).
32 "Animas enim a Deo immediate creari catholica fides nos retinere iubet": Pio XII, Tông huấn Humani Generis – Nhân loại (12.8.1950).
33 Hiến chế Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 50.; x. ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Về Gia đình Familiaris Consortio (22.11.1981), số 28.
34 Homilies – Các bài giảng, II, 1.
35 Xem, chẳng hạn, các Thánh Vịnh 22/21,10-11; 71/70,6; 139/138,13-14.
36 Expositio Evangelii secundum Lucam – Trình bày Phúc âm theo Thánh Luca, II, 22-23.
37 Thánh Ignatio Antiokia, Thư gửi tín hữu Ephêsô, 7, 2: Patres Apostolici, ed. F.X. Funk, II, 82.
0 Nhận xét