BÌNH LUẬN: [ SỐ 92 ] GIÀN KHOAN HD-981: MỌI CÁNH CỬA ĐÃ ĐÓNG ?
Trong
vấn đề giàn khoan HD-981, như dư luận đã nêu rõ: có ba mặt trận đang
diễn ra song song, thứ nhất là mặt trận đấu tranh trên thực địa, thứ hai
là mặt trận ngoại giao, và thứ ba là mặt trận pháp lý.
Về mặt trận trên thực địa, vẫn chưa thấy có 1 dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc (TQ) sẽ rút giàn khoan HD-981 cả. TQ có dịch chuyển giàn khoan vào ngày 27-5 về phía đông nam trên 20 hải lý, tuy nhiên vị trí mới của giàn khoan vẫn nằm sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Từ ngày 2-5 đến nay, diễn ra một cuộc đấu tranh trên biển khá kỳ lạ, cứ vào sáng sớm các tàu Cảnh Sát Biển, tàu Kiểm Ngư của VN chia thành nhiều đội hình tiến về giàn khoan HD-981 để phát loa bằng 3 thứ tiếng Anh, Trung, Việt yêu cầu TQ rút giàn khoan khỏi vùng biển của VN. Các tàu Hải Giám, Hải Cảnh, Kiểm Ngư, và cả 1 số tàu quân sự của TQ chia thành nhiều lớp để bảo vệ giàn khoan và đâm va vào tàu VN, hoặc bắn vòi rồng vào các tàu VN để ngăn cản. Cuộc đấu tranh trên thực địa sẽ còn kéo dài cho đến khi TQ rút giàn khoan HD-981, theo thông báo của cục Hải Sự thì ngày 15-8 sẽ rút giàn khoan khi "hoàn thành nhiệm vụ". Có thể thấy rõ TQ sẽ khó có thể rút giàn khoan HD-981 trước ngày 15-8. Cánh cửa hy vọng TQ tự rút giàn khoan là không có.
Về mặt trận ngoại giao, như đã đề cập trong các bình luận số trước, Việt Nam tiếp tục lên án TQ trên nhiều diễn đàn quốc tế từ trong nước ra đến Liên Hợp Quốc (LHQ). Trong 1 động thái bất ngờ, ngày 9-6 TQ cũng gởi công hàm cho Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki Moon vu khống VN "xâm phạm lãnh hải TQ" và "quấy rối" giàn khoan của TQ. Theo nhận định của Thông Tấn Xã Đài Loan ngày 11-6, thì hành động này của TQ báo hiệu trước TQ đang "chuẩn bị dư luận" cho các hành động gây hấn tiếp theo.
Hơn 30 cuộc gặp gỡ ngoại giao giữa 2 nước VN-TQ để giải quyết vụ giàn khoan HD-981 đều không có kết quả. Điều kiện của VN đưa ra là TQ phải rút giàn khoan đều bị TQ bác bỏ. Ngày 21-5 Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan có gặp gỡ Tập Cận Bình tại Thượng Hải, tuy nhiên cuộc gặp chỉ có tính chất nghi thức xã giao khi PCT nước Nguyễn Thị Doan tham dự hội nghị thượng đỉnh về kinh tế tại Thượng Hải. VN chủ động đề nghị TQ gặp gỡ lãnh đạo cấp cao giữa 2 nước để bàn về vụ giàn khoan, nhưng đều bị TQ khước từ. Cánh cửa của hoạt động ngoại giao cũng đang bị đóng kín.
Về mặt trận pháp lý, các lãnh đạo VN nhiều lần tuyên bố đang "cân nhắc" kiện TQ ra tòa án công lý quốc tế, tuy nhiên việc kiện TQ ra tòa án quốc tế là 1 quá trình pháp lý phức tạp và kéo dài nhiều năm.
Nhiều ý kiến thắc mắc rằng tại sao trước đây TQ phản đối "quốc tế hóa vấn đề giàn khoan HD-981" nay TQ lại đưa ra trước LHQ ? Theo tạp chí "The diplomat" ngày 10-6 thì TQ muốn "quốc tế hóa" vụ giàn khoan HD-981 là muốn biến vụ giàn khoan thành 1 vụ "tranh chấp lãnh thổ", mà "tranh chấp lãnh thổ" giữa 2 nước thì không thể đưa ra trước tòa án quốc tế trừ phi 2 nước thống nhất đưa vụ việc ra tòa. Trong khi luật biển năm 1982 (UNCLOS) lại không bao gồm tranh chấp lãnh thổ. Nhưng bản chất sự việc giàn khoan HD-981 không phải là tranh chấp lãnh thổ như TQ rêu rao và xuyên tạc,vì quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của VN, và đã bị TQ xâm lược chiếm đóng trái phép từ năm 1974.
TQ cũng đang "đánh tráo khái niệm" khi cho rằng giàn khoan HD-981 nằm trong cái gọi là "vùng biển Hoàng Sa", hoàn toàn không có khái niệm "vùng biển Hoàng Sa" vì theo UNCLOS 1982, đảo Tri Tôn chỉ là 1 bãi đá khá nhỏ và không có người sinh sống, cho nên vùng biển xung quanh đảo Tri Tôn không thể là "đặc quyền kinh tế" được.
Như vậy cánh cửa cho mặt trận pháp lý cũng đang bị đóng.
Dư luận đang đặt câu hỏi là thời gian sắp tới TQ sẽ hành động như thế nào, "xuống thang" hay "leo thang" căng thẳng ?
Báo chí VN mấy ngày gần đây đưa ra 3 tình huống có thể sẽ diễn ra: 1. TQ sẽ "xuống thang" rút giàn khoan về nước; 2. Tiếp tục duy trì giàn khoan đến ngày 15-8 mới rút như thông báo của cục Hải Sự; 3. Kéo giàn khoan xuống quần đảo Trường Sa, tức là "leo thang".
Tất cả cánh cửa đang đóng, nên tình huống thứ 1 khó xảy ra, chỉ còn lại tình huống 2 và 3. Như vậy vụ giàn khoan HD-981 tiếp tục làm Biển Đông trở nên căng thẳng và nguy hiểm hơn bao giờ hết kể từ sau vụ xâm chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 của TQ.
HUỲNH CÔNG MINH HÙNG,
12-6-2014
Về mặt trận trên thực địa, vẫn chưa thấy có 1 dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc (TQ) sẽ rút giàn khoan HD-981 cả. TQ có dịch chuyển giàn khoan vào ngày 27-5 về phía đông nam trên 20 hải lý, tuy nhiên vị trí mới của giàn khoan vẫn nằm sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Từ ngày 2-5 đến nay, diễn ra một cuộc đấu tranh trên biển khá kỳ lạ, cứ vào sáng sớm các tàu Cảnh Sát Biển, tàu Kiểm Ngư của VN chia thành nhiều đội hình tiến về giàn khoan HD-981 để phát loa bằng 3 thứ tiếng Anh, Trung, Việt yêu cầu TQ rút giàn khoan khỏi vùng biển của VN. Các tàu Hải Giám, Hải Cảnh, Kiểm Ngư, và cả 1 số tàu quân sự của TQ chia thành nhiều lớp để bảo vệ giàn khoan và đâm va vào tàu VN, hoặc bắn vòi rồng vào các tàu VN để ngăn cản. Cuộc đấu tranh trên thực địa sẽ còn kéo dài cho đến khi TQ rút giàn khoan HD-981, theo thông báo của cục Hải Sự thì ngày 15-8 sẽ rút giàn khoan khi "hoàn thành nhiệm vụ". Có thể thấy rõ TQ sẽ khó có thể rút giàn khoan HD-981 trước ngày 15-8. Cánh cửa hy vọng TQ tự rút giàn khoan là không có.
Về mặt trận ngoại giao, như đã đề cập trong các bình luận số trước, Việt Nam tiếp tục lên án TQ trên nhiều diễn đàn quốc tế từ trong nước ra đến Liên Hợp Quốc (LHQ). Trong 1 động thái bất ngờ, ngày 9-6 TQ cũng gởi công hàm cho Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki Moon vu khống VN "xâm phạm lãnh hải TQ" và "quấy rối" giàn khoan của TQ. Theo nhận định của Thông Tấn Xã Đài Loan ngày 11-6, thì hành động này của TQ báo hiệu trước TQ đang "chuẩn bị dư luận" cho các hành động gây hấn tiếp theo.
Hơn 30 cuộc gặp gỡ ngoại giao giữa 2 nước VN-TQ để giải quyết vụ giàn khoan HD-981 đều không có kết quả. Điều kiện của VN đưa ra là TQ phải rút giàn khoan đều bị TQ bác bỏ. Ngày 21-5 Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan có gặp gỡ Tập Cận Bình tại Thượng Hải, tuy nhiên cuộc gặp chỉ có tính chất nghi thức xã giao khi PCT nước Nguyễn Thị Doan tham dự hội nghị thượng đỉnh về kinh tế tại Thượng Hải. VN chủ động đề nghị TQ gặp gỡ lãnh đạo cấp cao giữa 2 nước để bàn về vụ giàn khoan, nhưng đều bị TQ khước từ. Cánh cửa của hoạt động ngoại giao cũng đang bị đóng kín.
Về mặt trận pháp lý, các lãnh đạo VN nhiều lần tuyên bố đang "cân nhắc" kiện TQ ra tòa án công lý quốc tế, tuy nhiên việc kiện TQ ra tòa án quốc tế là 1 quá trình pháp lý phức tạp và kéo dài nhiều năm.
Nhiều ý kiến thắc mắc rằng tại sao trước đây TQ phản đối "quốc tế hóa vấn đề giàn khoan HD-981" nay TQ lại đưa ra trước LHQ ? Theo tạp chí "The diplomat" ngày 10-6 thì TQ muốn "quốc tế hóa" vụ giàn khoan HD-981 là muốn biến vụ giàn khoan thành 1 vụ "tranh chấp lãnh thổ", mà "tranh chấp lãnh thổ" giữa 2 nước thì không thể đưa ra trước tòa án quốc tế trừ phi 2 nước thống nhất đưa vụ việc ra tòa. Trong khi luật biển năm 1982 (UNCLOS) lại không bao gồm tranh chấp lãnh thổ. Nhưng bản chất sự việc giàn khoan HD-981 không phải là tranh chấp lãnh thổ như TQ rêu rao và xuyên tạc,vì quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của VN, và đã bị TQ xâm lược chiếm đóng trái phép từ năm 1974.
TQ cũng đang "đánh tráo khái niệm" khi cho rằng giàn khoan HD-981 nằm trong cái gọi là "vùng biển Hoàng Sa", hoàn toàn không có khái niệm "vùng biển Hoàng Sa" vì theo UNCLOS 1982, đảo Tri Tôn chỉ là 1 bãi đá khá nhỏ và không có người sinh sống, cho nên vùng biển xung quanh đảo Tri Tôn không thể là "đặc quyền kinh tế" được.
Như vậy cánh cửa cho mặt trận pháp lý cũng đang bị đóng.
Dư luận đang đặt câu hỏi là thời gian sắp tới TQ sẽ hành động như thế nào, "xuống thang" hay "leo thang" căng thẳng ?
Báo chí VN mấy ngày gần đây đưa ra 3 tình huống có thể sẽ diễn ra: 1. TQ sẽ "xuống thang" rút giàn khoan về nước; 2. Tiếp tục duy trì giàn khoan đến ngày 15-8 mới rút như thông báo của cục Hải Sự; 3. Kéo giàn khoan xuống quần đảo Trường Sa, tức là "leo thang".
Tất cả cánh cửa đang đóng, nên tình huống thứ 1 khó xảy ra, chỉ còn lại tình huống 2 và 3. Như vậy vụ giàn khoan HD-981 tiếp tục làm Biển Đông trở nên căng thẳng và nguy hiểm hơn bao giờ hết kể từ sau vụ xâm chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 của TQ.
HUỲNH CÔNG MINH HÙNG,
12-6-2014
0 Nhận xét