TMSS: Hãy rộng tay giúp đỡ các nạn nhân và thân nhân của họ. Nghĩa tử là nghĩa tận. Xin hãy rộng tay!!!
Theo VNN
Vụ tai nạn ở Thái Lan: Tiền đâu đưa xác con về...
- Kể
từ khi biết tin con gái gặp nạn nơi đất khách, bà Nguyễn Thị Xuân (mẹ
nạn nhân Đặng Thị Hương) chẳng buồn ăn uống, khóc ngất lên ngất xuống.
Nhiều lúc đang thiếp đi vì mệt, bà vẫn gọi trong vô vọng “Hương ơi! Con
ơi! Ai đưa giúp con tôi về với”, khiến cho ai chứng kiến cũng không cầm
nổi những giọt nước mắt.
5 triệu đã khó...
Mỗi ngày trôi qua là thời gian mà gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn ở Thái Lan khiến 12 người Việt thiệt mạng tại các xã Quang Lộc, Xuân Lộc, Mỹ Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại càng mỏi mòn chờ đợi.
Tại căn nhà cấp 4 xập xệ của nạn nhân Đặng Thị Hương (SN 1993) ở xóm Trại Tiểu, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, với khuôn mặt hốc hác, thất thần, ông Đặng Văn Tuấn (SN 1960, bố nạn nhân Hương) cho biết, từ khi biết tin dữ về con gái, bà Nguyễn Thị Xuân (SN 1965, mẹ nạn nhân Hương) không chịu ăn uống, suốt ngày cứ gọi tên con gái trong vô vọng.
“Mấy ngày ni, bà ấy (bà Nguyễn Thị Xuân_PV) có chịu ăn uống chi mô, khóc ngất lên ngất xuống, cứ gọi tên con Hương suốt. Có những khi thiếp đi vì mệt, bà ấy vẫn gọi trong vô vọng “Hương ơi! Con ơi, ai đưa giúp con tôi về với” – ông Tuấn không giấu nỗi những giọt nước mắt.
Được biết, Hương là con thứ 3 trong gia đình có 7 anh em nhưng có 3 người (chị cả và 2 em trai) bị dị tật từ nhỏ lại hay đau ốm liên miên. Thế nên mọi chi phí trong nhà, tiền thuốc thang, tiền học hành đều phụ thuộc vào số tiền ít ỏi mà Hương gửi về.
Ông Tuấn chia sẻ, có lần cái Vy (chị gái đầu của Hương) phát bệnh, phải nhập viện mà trong nhà không còn một đồng. Cả nhà phải vay nợ người thân, bạn bè được hơn 30 triệu đưa Vy ra Hà Nội chữa trị, tới bây giờ vẫn chưa trả hết.
Vừa nói, chốc chốc ông Tuấn lại nhìn lên chiếc điện thoại và ti vi xem có thêm thông tin gì mới về con gái hay không. Nhưng những lần như thế, ông lại càng thêm thất vọng.
“Tui nghe mấy người thân bên Thái nói, dịch vụ mai táng ở Thái Lan nếu đi bằng đường bộ hết 2.000 USD (khoảng 42 triệu đồng) còn đi bằng đường hàng không hết 3.500 USD (khoảng 74 triệu đồng).
Nhà nông như chúng tôi, 5 triệu đã khó chứ đừng nói gì là 50 triệu. Có lẽ tới khi xác định được thi thể của cháu Hương, tui phải cầm cố ngôi nhà này mà lấy tiền lo cho cháu thôi. Nợ cũ chưa trả hết, nợ mới đã cõng trên lưng. Sống hết đời chắc nhà tui cũng trả không hết nợ” – ông Tuấn ngậm ngùi.
“Dù có bán hết tài sản cũng phải đưa cháu về”
Giống như tình cảnh của gia đình ông Tuấn, gia đình ông Trần Pháp (SN 1957) ở xóm Hồng Hà 2, xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc có con là anh Trần Văn Cường (SN 1990) cũng không may thiệt mạng trong vụ tai nạn.
Thắp hương lên bàn thờ lập vội cho con trai, ông Pháp cho biết, Cường là con thứ 3 trong gia đình 7 anh em nhưng Cường như anh cả, vì hai chị trước đều đã lấy chồng, ra ở riêng.
Cường là đứa hiền lành chăm chỉ. Trong xóm ngoài làng ai cũng mến vì nó không bao giờ rượu chè, cờ bạc. Lúc chưa đi Thái, một mình Cường thay cha gánh vác việc nhà.
Cách đây ít hôm, nó có điện về nhà bảo là sắp tới sẽ tính chuyện lập gia đình. Nào ngờ cháu nó mất đột ngột như thế.
“Đã 3 ngày trôi qua, nhưng chúng tôi cũng không có thêm thông tin gì về cháu cả. Nghe nói họ đang làm giám định pháp y gì đấy để xác định thi thể từng người. Chúng tôi chỉ mong sớm đưa được cháu nó về quê để an táng mà thôi.
Nhưng nghe bà con bên đó nói nhà tui chuẩn bị tiền là vừa, ít nhất cũng 40 triệu, chưa kể chi phí đi lại. Nhà tui lấy mô ra số tiền lớn như rứa, cố gom góp lại trong nhà rồi vay mượn anh em, bà con lối xóm cũng chỉ được khoảng 10 triệu đồng. Biết bao giờ mới có đủ tiền lo cho cháu nó về đây” – ông Pháp mệt mỏi.
Tại xóm Bình Yên, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, ông Hoàng Binh (SN 1961, bố nạn nhân Hoàng Văn Thiên) liên tục gọi điện thoại cho người quen ở bên Thái Lan hỏi thông tin và ông “choáng váng” khi được họ cho biết, chi phí để đưa thi thể Thiên về hết ít nhất cũng 40 triệu đồng.
Vì thế, dù gia đình chỉ làm mấy sào ruộng, thu hoạch được mấy tạ lúa nhưng ông đã bán đi rồi. Ngay cả mấy sào lạc, ông cũng đã tính tới việc bán ngay ngoài đồng.
“Bán hết những thứ giá trị trong nhà và vay mượn anh em cũng chỉ được 15 triệu thôi, còn thiếu nhiều lắm. Có bán cả ngôi nhà này chưa chắc đã đủ tiền mà đưa thi thể cháu về. Nhưng dù có bán sạch mọi thứ, tôi cũng phải đưa cháu về an táng ở quê”, ông Binh lắc đầu ngao ngán.
Ông Bùi Huy Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết, hiện tại phía huyện đang dự tính là sau khi đưa thi thể các nạn nhân về sẽ tới thăm hỏi, động viên mỗi gia đình khoảng 500 ngàn đồng.
Các gia đình nạn nhân đều thuộc diện nghèo, huyện cũng muốn giúp đỡ nhiều hơn nhưng kinh phí hoạt động của huyện cũng rất hạn hẹp nên rất khó khăn.
5 triệu đã khó...
Mỗi ngày trôi qua là thời gian mà gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn ở Thái Lan khiến 12 người Việt thiệt mạng tại các xã Quang Lộc, Xuân Lộc, Mỹ Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại càng mỏi mòn chờ đợi.
Tại căn nhà cấp 4 xập xệ của nạn nhân Đặng Thị Hương (SN 1993) ở xóm Trại Tiểu, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, với khuôn mặt hốc hác, thất thần, ông Đặng Văn Tuấn (SN 1960, bố nạn nhân Hương) cho biết, từ khi biết tin dữ về con gái, bà Nguyễn Thị Xuân (SN 1965, mẹ nạn nhân Hương) không chịu ăn uống, suốt ngày cứ gọi tên con gái trong vô vọng.
Ông Đặng Văn Tuấn (bố nạn nhân Hương) “chắc tui phải cầm cố ngôi nhà này mà lấy tiền lo cho cháu thôi”. |
“Mấy ngày ni, bà ấy (bà Nguyễn Thị Xuân_PV) có chịu ăn uống chi mô, khóc ngất lên ngất xuống, cứ gọi tên con Hương suốt. Có những khi thiếp đi vì mệt, bà ấy vẫn gọi trong vô vọng “Hương ơi! Con ơi, ai đưa giúp con tôi về với” – ông Tuấn không giấu nỗi những giọt nước mắt.
Được biết, Hương là con thứ 3 trong gia đình có 7 anh em nhưng có 3 người (chị cả và 2 em trai) bị dị tật từ nhỏ lại hay đau ốm liên miên. Thế nên mọi chi phí trong nhà, tiền thuốc thang, tiền học hành đều phụ thuộc vào số tiền ít ỏi mà Hương gửi về.
Ông Tuấn chia sẻ, có lần cái Vy (chị gái đầu của Hương) phát bệnh, phải nhập viện mà trong nhà không còn một đồng. Cả nhà phải vay nợ người thân, bạn bè được hơn 30 triệu đưa Vy ra Hà Nội chữa trị, tới bây giờ vẫn chưa trả hết.
Vừa nói, chốc chốc ông Tuấn lại nhìn lên chiếc điện thoại và ti vi xem có thêm thông tin gì mới về con gái hay không. Nhưng những lần như thế, ông lại càng thêm thất vọng.
Bà Nguyễn Thị Xuân (mẹ nạn nhân Hương, nằm phía trong) bên cạnh con gái đầu bị bại liệt, suy sụp hoàn toàn kể từ ngay nhận tin dữ về con. |
“Tui nghe mấy người thân bên Thái nói, dịch vụ mai táng ở Thái Lan nếu đi bằng đường bộ hết 2.000 USD (khoảng 42 triệu đồng) còn đi bằng đường hàng không hết 3.500 USD (khoảng 74 triệu đồng).
Nhà nông như chúng tôi, 5 triệu đã khó chứ đừng nói gì là 50 triệu. Có lẽ tới khi xác định được thi thể của cháu Hương, tui phải cầm cố ngôi nhà này mà lấy tiền lo cho cháu thôi. Nợ cũ chưa trả hết, nợ mới đã cõng trên lưng. Sống hết đời chắc nhà tui cũng trả không hết nợ” – ông Tuấn ngậm ngùi.
“Dù có bán hết tài sản cũng phải đưa cháu về”
Giống như tình cảnh của gia đình ông Tuấn, gia đình ông Trần Pháp (SN 1957) ở xóm Hồng Hà 2, xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc có con là anh Trần Văn Cường (SN 1990) cũng không may thiệt mạng trong vụ tai nạn.
Thắp hương lên bàn thờ lập vội cho con trai, ông Pháp cho biết, Cường là con thứ 3 trong gia đình 7 anh em nhưng Cường như anh cả, vì hai chị trước đều đã lấy chồng, ra ở riêng.
Cường là đứa hiền lành chăm chỉ. Trong xóm ngoài làng ai cũng mến vì nó không bao giờ rượu chè, cờ bạc. Lúc chưa đi Thái, một mình Cường thay cha gánh vác việc nhà.
Cách đây ít hôm, nó có điện về nhà bảo là sắp tới sẽ tính chuyện lập gia đình. Nào ngờ cháu nó mất đột ngột như thế.
Vợ chồng ông pháp, bà Lộc lo lắng không biết lấy đâu ra hơn 40 triệu đưa thi thể anh Trần Văn Cường về quê. |
“Đã 3 ngày trôi qua, nhưng chúng tôi cũng không có thêm thông tin gì về cháu cả. Nghe nói họ đang làm giám định pháp y gì đấy để xác định thi thể từng người. Chúng tôi chỉ mong sớm đưa được cháu nó về quê để an táng mà thôi.
Nhưng nghe bà con bên đó nói nhà tui chuẩn bị tiền là vừa, ít nhất cũng 40 triệu, chưa kể chi phí đi lại. Nhà tui lấy mô ra số tiền lớn như rứa, cố gom góp lại trong nhà rồi vay mượn anh em, bà con lối xóm cũng chỉ được khoảng 10 triệu đồng. Biết bao giờ mới có đủ tiền lo cho cháu nó về đây” – ông Pháp mệt mỏi.
Tại xóm Bình Yên, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, ông Hoàng Binh (SN 1961, bố nạn nhân Hoàng Văn Thiên) liên tục gọi điện thoại cho người quen ở bên Thái Lan hỏi thông tin và ông “choáng váng” khi được họ cho biết, chi phí để đưa thi thể Thiên về hết ít nhất cũng 40 triệu đồng.
Vì thế, dù gia đình chỉ làm mấy sào ruộng, thu hoạch được mấy tạ lúa nhưng ông đã bán đi rồi. Ngay cả mấy sào lạc, ông cũng đã tính tới việc bán ngay ngoài đồng.
“Bán hết những thứ giá trị trong nhà và vay mượn anh em cũng chỉ được 15 triệu thôi, còn thiếu nhiều lắm. Có bán cả ngôi nhà này chưa chắc đã đủ tiền mà đưa thi thể cháu về. Nhưng dù có bán sạch mọi thứ, tôi cũng phải đưa cháu về an táng ở quê”, ông Binh lắc đầu ngao ngán.
Ông Bùi Huy Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết, hiện tại phía huyện đang dự tính là sau khi đưa thi thể các nạn nhân về sẽ tới thăm hỏi, động viên mỗi gia đình khoảng 500 ngàn đồng.
Các gia đình nạn nhân đều thuộc diện nghèo, huyện cũng muốn giúp đỡ nhiều hơn nhưng kinh phí hoạt động của huyện cũng rất hạn hẹp nên rất khó khăn.
Văn Đức
0 Nhận xét