TMSS: Đúng là bất nhân và vô lương tâm khi đẩy con người ta vào chỗ chết. Án tử hình sao cứ mãi treo lơ lửng trên đầu dân Việt thế!?
QTXM-thân gửi bạn đọc. Vừa quam sau jgi QTXM in bài NHỮNG QUY ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ BẤT NHÂN, có qua nhiều bạn đọc đồng tình và phẫn nộ. Họ mốn in lại bài báo này lần nữa để độc giả ngành Bảo hiểm ý tế hiểu rõ tình cảnh của người dân. Chúng tôi xin in lại bài viết và mong các vịlanhx đao Chính phủ hay Bảo hiểm Việt Nam đọc được và đồng tình thì phúc cho nhân dân lắm.
Ngô Minh
Cháu dâu của tôi tên là Hoàng Thị Nga 44 tuổi ( chồng là nhà báo Ngô Minh Thuyên) ở thôn Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền ( huyện Phong Điền) là công nhân Nhà máy phân lân vi sinh Sông Hương ( tỉnh Thừa Thiên Huế). Sáng ngày 10/2/2014, cháu đi xe máy đến nhà máy cách nhà 500m ( dọc Quốc lộ 1A) để làm việc. Cháu đang dừng xe máy bên đường , chờ xe qua, xin đường để dắt xe vào cổng nhà máy, thì một chiếc xe buýt tuyến Huế- Phong Điền, mang biển số 75-3693, đi từ Huế ra, không làm chủ tốc độ, húc thẳng vào cháu rất mạnh từ phía sau lưng, làm cháu bất tỉnh nhân sự phải đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, chiếc xe máy thì hư hỏng nặng.
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế phát hiện chấn thương sọ não, phải mổ. Sau khi mổ, cháu vẫn bất tỉnh, nằm bệnh viện gần 3 tháng vẫn hôn mê. Sau đó Bệnh viện cho về nhà, đến nay hơn 4 tháng vẫn chưa tỉnh lại được. Số tiền thuốc men, dịch vụ mổ, dịch vụ chăm sóc ở Bệnh viện Trung ương Huế lên tới hơn 200 triệu đồng, nhưng cháu không được thanh toán Bảo hiểm y tế ( BHYT) vì chưa có giấy phép lái xe, mặc dù cháu đã có gần 20 năm đóng BHYT. Vì thế gia đình cháu tôi phải chạy vạy vay mượn khắp nơi, bán những gì có thể bán trong gia đình và nhờ vào sự trợ giúp của anh em bạn bè gần xa mới đắp đổi qua ngày trụ lại ở Bệnh viện TW Huế gần 3 tháng với tâm niệm “Còn nước còn tát”. Thế nhưng vẫn không chịu nỗi những chi trả viện phí đành phải xin đưa về nhà trong tình trạng hôn mê…
20 năm đóng Bảo hiểm y tế, nhưng chỉ vì chưa có giấy phép lái xe, theo Nghị định 39 của Chính phủ, cơ quan BHYT đã từ chối chi trả điều trị cho người bị tai nạn. Chính sách thật bất nhân, không tôn trọng quyền con người. Người ta mua bảo hiểm y tế ( 4,5 % lương tháng) là để chữa bệnh khi đau ốm, tai nạn xẩy ra . Tại sao lại gắn các quy định luật khác vào đây để quỵt tiền bảo hiểm y tế của người ta. Việc vi phạm luật giao thông (nếu có) thì do luật giao thông xử, cảnh sát giao thông phạt tiền; hoàn toàn không liên quan gì đến bảo hiểm y tế cả. Hơn nữa cháu dâu tôi đang dắt xe đứng bên đường, không đi xe máy tham gia giao thông khi tai nạn xảy ra, sao lại đưa chuyện vi phạm luật giao thông vào đây ?
Tôi truy cập vào trang tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ở mục “Những quy định về BHYT” có quy định 12 trường hợp không được hưởng Bảo hiểm Y tế, trong đó có : Điều trị tai nạn giao thông nếu người đó vi phạm luật giao thông.; - Khám chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích; nghiện ma tuý, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác; - Khám chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra; - Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm hoạ..v.v..”. Tôi thấy đây là những quy định bất công, trái với đạo lý ở đời. Người ta mua bảo hiểm y tế là để chữa bệnh, không liên quan gì đến các yếu tố khác. Những yêu tố khác do luật lệ khác chế tài. Khi nào thẻ bảo hiểm y tế hết hạn ( tức hết tiền ) thì không được hưởng bảo hiểm y tế nữa. Nếu thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị thì bất cứ trường hợp nào cũng phải thanh toán BHYT cho người ta.
Đó là Đạo lý. Vì tiền BHYT là tiền mồ hôi lao động của người ta góp vào.
Lợi dụng chính sách bất nhân này, nhiều người đã “cò” giấy tờ, nghĩa là đi xin xác nhận công an, xác nhận của địa phương là anh/chị này không phạm luật ( ví dụ có bằng, đi đúng luật, không say rượu…), thế là được thanh toán BHYT. Người “cò “ được hưởng phần trăm sau khi thanh toán. Một chính sách mà để cho người ta lợi dụng để làm tiền thi cần phải xem xét điều chỉnh.
Mỗi năm nước ta có 12.000 người chết vì tai nạn giao thông, 13.000 người bị thương tật vì tai nạn giao thông. Số người nghiện ma túy nghiện rươu, người tự tử, người bị tổn thương do đánh nhau, vi phạm an toàn trật tự xã hội cũng lên tới hàng chục ngàn người. Trong số đó đa phần là mua BHYT. Nếu không thanh toán cho người ta thì ai hưởng số tiền bảo hiểm khổng lồ lên tới hàng ngàn tỷ đồng ấy ?
Đứa cháu dâu của tôi là lao động chính trong gia đình. Vợ chồng cháu phải nuôi 4 đứa con đang còn đi học. Do không được thanh toán BHYT chồng cháu đã phải vay nợ hơn 200 triệu đồng, bao giờ trả hết nợ ? Chính sách quốc gia nào cũng đặt việc phục vụ người dân lên trên hết, Không có loại chính sách đẩy người dân đến bước đường cùng. Chính sách không đúng thì phải chỉnh sửa. Tôi cho rằng trong 12 quy định những trường hợp không được hường BHYT chỉ có những chính sách liên quan đến dịch vụ y tế như - Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng; - Chi phí khám chữa bệnh đã được ngân sách nhà nước chi trả hoặc các nguồn khác chi trả.;- Dịch vụ thẩm mỹ. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.; - Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.; - Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học, sử dụng các phương pháp chữa bệnh mới chưa được Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền phê duyệt..v.v..Còn các quy định khác đều mang tính áp đặt, chỉ có lợi cho ngành Bảo hiểm, bất lợi đối với người dân. Tôi thiết tha đề nghị Ngành Bảo hiểm xem lại trường hợp tai nạn cháu dâu Hoàng Thị Nga của tôi và nghiên cứu chỉnh sửa lại các quy định bất hợp lý, bất
0 Nhận xét