TMSS: Hai bài này được đăng trên Dannew nay TMSS đăng lại hầu quý vị về sự phản biện của học giả Trung Quốc và Việt Nam đối với nhau về công hàm Phạm Văn Đồng
Sau khi Dân News đăng bài “Học giả Trung Quốc phản biện những lập
luận của Việt Nam về Công hàm Phạm Văn Đồng” đã có nhiều bạn đọc góp ý.
Bài này của tác giả Nguyễn Ngọc Già đăng trên trang Dân Làm Báo phản
biện lại lập luận của Ngô Viễn Phú. Dân News đăng lại hầu quí vị!
Ông Ngô Viễn Phú
Luận điểm số 1: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố lãnh
hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã nói
rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc là
thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm cả
quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Công hàm Phạm Văn Đồng đã rất rõ ràng “ghi nhận và tán thành” với
tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì trước hết chính là
thừa nhận và tán thành chủ trương về lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì chủ
trương về lãnh hải có gốc là chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ không tồn tại
thì lãnh hải cũng không có căn cứ.
Công hàm Phạm Văn Đồng không đưa ra bất cứ quan điểm bất đồng hay ý
kiến bảo lưu nào về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì theo
lô-gich, là cho thấy chính phủ Việt nam tán thành với toàn bộ nội dung
của Tuyên bố Lãnh hải do chính phủ Trung Quốc đưa ra, trong đó, có bao
gồm cả chủ trương “quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa thuộc vào lãnh thổ
Trung Quốc”
Phản biện số 1: Trong tuyên bố của nước có tên Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tại điểm 1 nói rằng:
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý.
Điều lệ này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Quốc bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài
khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bờ biển cả)
và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa,
quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc”
Một khi cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành” toàn
bộ “tuyên bố” này là của nước có tên CHNDTH, ông Ngô Viễn Phú buộc phải
làm rõ cụm từ “…và các đảo khác”. Bởi vì, ông Phạm Văn Đồng không chỉ
“ghi nhận và tán thành” các đảo có tên cụ thể mà còn “ghi nhận và tán
thành” “các đảo khác”. Một “tuyên bố” tầm cỡ quốc gia không bao giờ được
phép dùng chữ với ý nghĩa mơ hồ.
Với tư cách là một tiến sĩ luật nổi tiếng, hẳn ông Ngô không thể và
không nên từ chối yêu cầu đảm bảo tinh thần “học thuật” và “luật học”?
Một khi, việc làm rõ này chưa xảy ra, nghĩa là “bản tuyên bố” của nước
có tên CHNDTH chưa có đủ căn cứ khoa học để bảo đảm giá trị như tự thân
của nó muốn, bởi toàn bộ “bản tuyên bố” là một thể thống nhất, không cắt
rời.
Luận điểm số 2: Vào thời gian này, tình hữu nghị
Việt – Trung tốt đẹp là sự thực, nước Mĩ lại là kẻ thù chung của hai
nước Việt – Trung, Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên trường quốc
tế chính là lí do tình cảm đó. Thế nhưng, trong vấn đề không thể hàm hồ
là giao thiệp về chủ quyền lãnh thế như thế, cứ tự nói “ý nguyện” là
thế này thế kia, để mà lật lại câu “ghi nhận và tán thành” rành rành
trên giấy trắng mực đen, thì trong quan hệ quốc tế vốn trọng chứng cớ
văn bản, sẽ không được người ta tin tưởng và công nhận đâu!
Phản biện số 2: Theo trên, thời điểm thập niên 1950, ông Ngô cho rằng “tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp là sự thực…”.
Cả hai nước này công nhận lẫn nhau là sự thực. Nước có tên Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tuyên bố thành lập ngày 02/9/1945. Nước có tên
CHNDTH tuyên bố thành lập ngày 01/10/1949. Cả hai thời điểm “lập quốc”
cũng là sự thực. Tuy nhiên, “sự thành lập” của hai quốc gia này không
xuất phát từ việc người dân bầu cử tự do và hợp pháp – đây là một sự
thực thứ ba.
Do đó, khi ông Ngô đề cập đến chữ “hữu nghị”, có lẽ phải nói rõ ràng
trước toàn dân Việt Nam và toàn dân Trung Hoa cũng như các sắc dân khác
hiện đang sinh sống tại nước có tên CHNDTH (đương nhiên trong đó có cả
người Tây Tạng và người Tân Cương) rằng: “Tình hữu nghị đó” là riêng,
giữa nước có tên CHNDTH và nước có tên VNDCCH.
Luận điểm số 3: Cách biện luận này có ngầm ý sau:
nếu không ở vào hoàn cảnh chiến tranh, nếu không cần sự viện trợ của
Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung
Quốc, không phát sinh (sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng. Thế nhưng, loại
biện luận như thế này chỉ là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra, không
thể, dù một chút xíu, phủ định được hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng.
Thêm nữa, không có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã
lợi dụng Việt Nam ở vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung
Quốc để dồn ép chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa
nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bản thân công hàm đã gửi cho
chính phủ Trung Quốc và nội dung của nó cho thấy: tất cả đều là quyết
định tự chủ tự nguyện của chính phủ Việt Nam.
Nói ngược lại, giả như ở vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh
thổ Việt Nam, thì từ lập trường dân tộc chủ nghĩa vững chắc và nhất quán
của người Việt Nam, chính phủ Phạm Văn Đồng sẽ không gửi công hàm đó
cho Trung Quốc, hoặc chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ quần đảo Tây Sa và
quần đảo Nam Sa ra bên ngoài.
Lại thêm nữa, cộng với chứng cớ là việc trước năm 1975, trong nhiều
trường hợp (nói chuyện giữa nhân viên ngoại giao với nhau, bản đồ, sách
giáo khoa), Việt Nam đều chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam
Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc, thì có thể chứng minh rằng, việc thừa
nhận trong công hàm Phạm Văn Đồng rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam
Sa thuộc lãnh thổ vốn có của Trung Quốc chính là cách suy nghĩ thực sự
của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phản biện số 3: Dù ông Ngô nói rằng “…không
có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã lợi dụng Việt Nam ở
vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để dồn ép
chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa nhận chủ quyền
lãnh thổ của Trung Quốc…”, song le, ông lại chấp nhận điều mà ông gọi
là “ngầm ý”rằng “…nếu không cần sự viện trợ của Trung Quốc, thì Việt Nam
sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc, không phát sinh
(sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng…” và Ngô Viễn Phú tự thân công
nhận “…biện luận [đó]… là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra…”, điều này
có nghĩa: VNDCCH, lúc bấy giờ rất “túng thiếu” là điều có thật. Ôi chao!
Sự thật mới quan trọng làm sao, phải không tiến sĩ Ngô?
Có khi nào, một người có “của ăn của để” lại cần phải “cầm cố” một
tài sản mang giá trị là “bảo vật” được truyền lại nhiều đời không nhỉ?
Trong khi đó, chưa chắc “bảo vật” đó là của riêng anh ta mà của cả gia
đình giòng tộc, chẳng qua vì anh ta túng quá bèn lén “xách nó” đi… làm
bậy. “Tiệm cầm đồ” nào đó, dù biết rõ giá trị (tinh thần thiêng liêng và
cả vật chất) món hàng được mang ra “cầm cố” trong lúc “thiếu thuốc”,
lại vẫn vui vẻ “cầm” với “giá bèo” cùng lãi suất “cắt cổ” thì “tiệm cầnm
đồ” đó có vi phạm đạo đức làm người và pháp luật không nhỉ (?). Nếu
tiến sĩ Ngô đủ tự tin Hoàng Sa thuộc nuớc có tên CHNDTH, sao ông không
tư vấn ngay cho nhà nước có tên CHNDTH giành lấy chủ động kiện ra tòa án
quốc tế?
Hãy nghe nhà luật học nói tiếp: “…chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ
quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ra bên ngoài…”. Một “tuyên bố” thống
nhất – không thể cắt rời – mang tầm quốc gia, lại được một ông tiến sĩ
luật – Viện trưởng (cả một viện nghiên cứu về luật pháp) coi nó như…
“một ổ bánh mì”, thích thì cắt, khoái thì xé ra “từng miếng” thế sao
(?). Tiến sĩ Ngô tỏ ra không chỉ xem thường “tình hữu nghị” mà ông gọi
là “sự thực” của nước có tên VNDCCH, nguy hại hơn ông Ngô đang mạ lỵ vào
nước có tên CHNDTH mất rồi. Rất tiếc, suy nghĩ như thế, có vẻ không
xứng lắm với một tiến sĩ luật (!).
Luận điểm số 4: Trước năm 1975, tức là trước khi
chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc,
miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy
nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là “bù nhìn”, là “chính
quyền ngụy” phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường
quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung
Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam;
và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của
chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với
miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là
nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối
cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất
hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ
quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững
lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích
vốn không nên có, mà “qua cầu rút ván”, bội tín phản nghĩa?!
Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì,
miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa
là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những
cái gọi là “bù nhìn” hay“chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc
“giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm
lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế
thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì,
chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc
trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền
miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần
đảo Nam Sa.
Phản biện số 4: Việc một nhà nước không do
dân bầu cử tự do và hợp pháp, thừa nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao
với một nhà nước cũng tương ứng tình trạng như thế, hoàn toàn không nói
lên nguyện vọng của nhân dân hai xứ sở Trung Hoa – Việt Nam.
Thông thường, những nhà nước không chính danh lại thích nhân danh
“dân chủ” hoặc liều mạng lấy (đại) tên nước là“cộng hòa nhân dân…”.
Người Việt Nam có tục ngữ “giấu đầu lòi đuôi”.
Nước có tên VNDCCH chiến thắng năm 1975 là sự thực. Không có gì bàn
cãi. Tuy nhiên, lẽ nào tiến sĩ luật học Ngô Viễn Phú không biết nhà nước
đó đã vi phạm hầu hết và vi phạm thô bạo hiệp định Paris 1973?
Từ biến cố này, nhà nước có tên “cộng hòa nhân dân Trung Hoa” lẹ tay
dùng kế “sấn hỏa đả kiếp” để mà hành động cướp ngay Hoàng Sa của Việt
Nam. Lẽ nào một nhà luật học lại không hay không biết điều này?
Nếu tiến sĩ Ngô đủ tự tin sử dụng thành ngữ Việt Nam: “qua cầu rút
ván”, “bội tín phản nghĩa” đối với những tên “thiếu thuốc” lỡ đến “tiệm
cầm đồ” gán nợ cho kẻ tham tiền, sao không tiện thể mắng luôn những kẻ
nào với lòng tham lam vô độ đã ra lệnh xối đạn vào 74 người lính Việt
Nam đang bảo vệ Tổ Quốc của họ, vào năm 1974, tại Hoàng Sa của Việt Nam?
“Tín” nào và “nghĩa” gì đây nhỉ? Phải chăng đó là “chữ tín” và “chữ
nghĩa” xuất phát từ sự đồng lõa của đôi bên cái gọi là “nhà nước” không
phải do dân bầu lên?
Luận điểm số 5: Tháng 7 năm 1954, các nước tham dự
Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kí Hiệp định đình chiến cho Việt Nam, trong Hiệp
định có qui định rằng “thông qua bầu cử phổ thông tự do, thực hiện việc
thống nhất hai miền Nam Bắc”. Thế nhưng, chính quyền miền Bắc lấy lí do
rằng hiệp định này được kí kết dưới sự dàn xếp của chính phủ Trung Quốc,
đã làm tổn hại đến lợi ích của Việt Nam, không đại diện cho lập trường
của miền Bắc, cho nên ngay từ đầu đã không muốn tuân thủ hiệp định. Tiến
triển lịch sử về sau này cũng cho thấy cả chính quyền miền Bắc và chính
quyền miền Nam đều không hề có ý tiến hành cuộc tổng tuyển cứ phổ thông
tự do trên toàn quốc thông qua các cuộc tiếp xúc, cũng không đạt được
bến bất cứ thỏa thuận làm việc nào, mà cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình
là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh
cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền
quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ.
Luận điểm số 5 ở trên đã bị sự thực lịch sử phủ định, không còn sức thuyết phục nữa.
Phản biện số 5: Đúng như tiến sĩ Ngô
nói: “…cả chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều không hề có ý
tiến hành cuộc tổng tuyển cứ phổ thông tự do trên toàn quốc thông qua
các cuộc tiếp xúc, cũng không đạt được bến bất cứ thỏa thuận làm việc
nào, mà cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho
mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm
thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có
quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ…”.
Lịch sử tang thương của Việt Nam cũng là sự thực. Do đó, công hàm
Phạm Văn Đồng tiếp tục “có giá trị” bởi cái gọi là“chiến thắng” năm
1975. Liệu nước có tên VNDCCH có thể “thắng cuộc” nếu thực thi nghiêm
chỉnh Hiệp định Paris 1973? Những người sẵn sàng “ký và xé” tất cả mọi
điều hứa chẳng lẽ là những người mà nước có tên CHNDTH yêu mến và đáng
“chơi” cùng với “16 chữ vàng” và “4 tốt”?
“Tell me who your friends are and I will tell you who you are.” – có lẽ tiến sĩ Ngô hẳn biết câu tục ngữ phương Tây này?
Tác giả cuốn “A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of
the Paris Agreement”, Pierre Asselin, phó giáo sư lịch sử ở Đại học
Hawaii Pacific cho rằng: “Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là
điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản
của mình, là thắng một cách vô điều kiện.
Việc vi phạm Hiệp định Paris, điều mà phía Mỹ ít nhất đã cố gắng tôn
trọng ở mức độ không đưa quân trở lại miền Nam, đã phá vỡ hình ảnh nạn
nhân của chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua. Điều đó, cùng với những tình
huống khác, đã làm giảm sự đáng tin của Hà Nội trong mắt thế giới, và
một phần nào đó giải thích tại sao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam lại bị quốc tế bỏ rơi hồi năm 1980. Hiệp định Paris không phải là
một “thắng lợi vĩ đại” của Hà Nội; nó là một sự hòa bình cay đắng và cần
thiết để tạo những điều kiện dẫn đến chiến thắng nhanh chóng nhưng đầy
rắc rối năm 1975” (trích từ wikipedia)
Một thứ “chiến thắng” không phải xuất phát từ Chính Nghĩa đã đủ đáng
xấu hổ với cả thế giới, dám nói chi có quốc gia, mang tên “cộng hòa nhân
dân…” lợi dụng hoàn cảnh tan nát của “một gia đình” để mưu lợi. Nhất
định những kẻ trục lợi trên đau khổ người khác họ không thể hiểu được từ
Hán – Việt: Vô Lương Tâm.
Luận điểm số 6: Có học giả Việt Nam cho rằng đây là
chỗ quan yếu nhất để chứng minh công hàm Phạm Văn Đồng vô hiệu, do đó,
đây cũng là lí do không thể bác bỏ. Thế nhưng, ở bài này, tôi cho rằng,
sự việc thảy đều không chắc như đinh đóng cột như họ nói đâu, có thể
phản luận từ hai phương diện: lô-gich pháp luật, sự thực lịch sử.
Thứ nhất, công hàm Phạm Văn Đồng không phải là điều ước ngoại giao,
cũng không phải là tuyên bố đơn phương từ bỏ chủ quyền lãnh thổ, nên
không cần sự phê chuẩn của quốc hội. Năm 1958, chính phủ Trung Quốc công
bố Tuyên bố Lãnh hải, mục đích của nó không phải là tuyên bố chủ quyền
lãnh thổ của Trung Quốc chỉ riêng cho một mình Việt Nam. Chính phủ Việt
Nam và ông Phạm Văn Đồng đã giao công hàm này cho phía Trung Quốc, cũng
không phải là từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của nước mình, mà là, từ xác tín
trong nội tâm, đã “ghi nhận và tán thành” chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải
của Trung Quốc. Bởi vì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ đầu đã
thừa nhận “quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ xưa đã là lãnh thổ của
Trung Quốc”, về cơ bản, không có vấn đề Việt Nam từ bỏ chủ quyền lãnh
thổ của mình.
Vào thời điểm đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không
có tranh chấp lãnh thổ, công hàm Phạm Văn Đồng là xác nhận sự thực của
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là xác nhận ngoại giao về văn bản
mà Trung Quốc đã đưa ra, là thuộc phạm vi quyền hạn ngoại giao của chính
phủ Việt Nam, không cần có sự phê chuẩn của quốc hội.
Thứ hai, Việt Nam lúc đó không có quốc hội chính thức, cũng không có
hiến pháp chính thức. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên
ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, tuyên bố thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến
hành bầu cử toàn dân tại vùng mà mình quản lí được, đưa tới sự ra đời
của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời, soạn ra hiến
pháp. Thế nhưng, do quân xâm lược Pháp đang từ Hải Phòng tiến về uy hiếp
Hà Nội, thời gian ngắn của hòa bình tạm thời đã bị phá bỏ, lại bắt đầu
chiến tranh kháng Pháp, dự thảo hiến pháp tuy đã được thông qua nhưng
chưa được đem ra công bố. Sau khi sứ mệnh soạn hiến pháp của “quốc hội
soạn thảo hiến pháp” đã hoàn thành, nếu quốc hội chính thức được sinh ra
một cách trái luật, thì hoạt động bình thường của quốc hội ấy sẽ càng
không có gì để nói đến nữa. Do đó mới có “Quốc hội giao quyền cho chính
phủ căn cứ theo nguyên tắc đã xác định của hiến pháp mà thực thi quyền
lập pháp”. Tình trạng này kéo dài đến năm 1960. Sau này, phía Việt Nam
xác định nhiệm kì của Quốc hội khóa I là từ năm 1946 đến năm 1960, với
độ dài nhất là 14 năm, đủ để chứng minh là thời kì bất thường: (quốc
hội) tồn tại tương đối khó khăn, chính quyền chưa thể thực hiện được các
hoạt động một cách bình thường. Hiến pháp chính thức đầu tiên của Việt
Nam là Hiếp pháp năm 1959.
Thông qua khảo sát về lịch sử hiến pháp và quốc hội của Việt Nam, có
thể nghiêm túc nói rằng, trước và sau năm 1958, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chưa có hiến pháp, cũng chưa có quốc hội. Chính phủ căn cứ vào
qui định của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời mà có
được quyền lập pháp, điều đó có nghĩa, trên thực tế, chính phủ có cả
quyền lực của quốc hội. Việc chính phủ của ông Phạm Văn Đồng gửi công
hàm đó cho chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền hạn
hợp pháp của chính phủ.
Phản biện số 6: Những lý luận của tiến sĩ
Ngô nhằm phản biện lý luận từ phía nước có tên CHXHCNVN rằng: “Theo
nguyên tắc của hiến pháp, tất cả tuyên bố về với chủ quyền lãnh thổ mà
chính phủ đưa ra đều phải có được phê chuẩn của quốc hội thì mới có hiệu
lực. Công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội để được phê chuẩn,
cho nên không có hiệu lực về pháp luật”.
Lý luận của Ngô tiến sĩ là một lý luận thuộc phép ngụy biện “lợi dụng
chữ nghĩa”. Ngô Viễn Phú cho rằng ông Phạm Văn Đồng có toàn quyền quyết
định trong việc “xuất bản” ra công hàm mà không cần phải thông qua quốc
hội.
Những chữ “quốc hội”, “chính phủ”, “hiến pháp”, “luật pháp”, hoàn
toàn vô nghĩa không chỉ đối với nước có tên VNDCCH mà còn đối với nước
có tên CHNDTH.
Những khái niệm này cũng trở nên vô nghĩa trong “quan hệ bang giao”
của riêng 2 nước này đối với nhau, chỉ một lý do duy nhất: Hai nước có
cùng một chế độ – độc tài toàn trị. Một chế độ như thế, thử hỏi “hiến
pháp” hay “quốc hội” còn có vai trò gì để cho một tiến sĩ luật mạnh
miệng viện dẫn như một “nhà luật học” cần phải hấp thụ văn hóa văn minh
và học hỏi thêm từ nền giáo dục nhân bản và khai phóng?
Kết
Tóm lại, 6 luận điểm của tiến sĩ thuộc nước có tên CHNDTH hoàn toàn
bị gãy đổ. Dù sao, Ngô Viễn Phú cũng giúp dân tộc Việt Nam và dân tộc
Trung Hoa hiểu rõ thêm được tại sao Mao Trạch Đông gọi “trí thức là cục
phân”.
Nguyễn Ngọc Già
Học giả Trung Quốc phản biện những lập luận của Việt Nam về Công hàm Phạm Văn Đồng?
1. Luận điểm 1 của phía Việt Nam: Công hàm Phạm
Văn Đồng chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lí của Trung Quốc, mà không hề
thừa nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bời vậy,
về cơ bản, công hàm không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, không đề cập đền
quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Phản luận của Ngô: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố
lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã
nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lí của lãnh hải Trung
Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm
cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Công hàm Phạm Văn Đồng đã rất rõ ràng “ghi nhận và tán thành” với
tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì trước hết chính là
thừa nhận và tán thành chủ trương về lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì chủ
trương về lãnh hải có gốc là chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ không tồn tại
thì lãnh hải cũng không có căn cứ.
Công hàm Phạm Văn Đồng không đưa ra bất cứ quan điểm bất đồng hay ý
kiến bảo lưu nào về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì theo
lô-gich, là cho thấy chính phủ Việt nam tán thành với toàn bộ nội dung
của Tuyên bố Lãnh hải do chính phủ Trung Quốc đưa ra, trong đó, có bao
gồm cả chủ trương “quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa thuộc vào lãnh thổ
Trung Quốc”
2. Luận điểm 2 của phía Việt Nam: Vào thập niên
1950, quan hệ giữa Trung Quốc và nước Mĩ là xấu, hạm đội 7 của hải quân
Mĩ đóng giữ tại eo biển Đài Loan, uy hiếp sự an toàn của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố lãnh hải là để cảnh cáo nước Mĩ không được
xâm phạm đến lãnh hải Trung Quốc. Công hàm Phạm Văn Đồng là nghĩa cử
của chính phủ Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc dựa trên tình hữu
nghị Việt – Trung tốt đẹp, ý nguyện đó không có liên quan đến lãnh thổ.
Phản luận của Ngô: Vào thời gian này, tình hữu nghị
Việt – Trung tốt đẹp là sự thực, nước Mĩ lại là kẻ thù chung của hai
nước Việt – Trung, Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên trường quốc
tế chính là lí do tình cảm đó. Thế nhưng, trong vấn đề không thể hàm hồ
là giao thiệp về chủ quyền lãnh thế như thế, cứ tự nói “ý nguyện” là
thế này thế kia, để mà lật lại câu “ghi nhận và tán thành” rành rành
trên giấy trắng mực đen, thì trong quan hệ quốc tế vốn trọng chứng cớ
văn bản, sẽ không được người ta tin tưởng và công nhận đâu !
3. Luận điểm 3 của phía Việt Nam: Lúc đó, Việt
Nam đang ở vào giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc là nước viện trợ chính
cho Việt Nam, để có được chiến thắng, Việt Nam không thể không thừa nhận
Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc.
Phản luận của Ngô: Cách biện luận này có ngầm ý sau:
nếu không ở vào hoàn cảnh chiến tranh, nếu không cần sự viện trợ của
Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung
Quốc, không phát sinh (sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng. Thế nhưng, loại
biện luận như thế này chỉ là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra, không
thể, dù một chút xíu, phủ định được hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng.
Thêm nữa, không có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã
lợi dụng Việt Nam ở vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung
Quốc để dồn ép chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa
nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bản thân công hàm đã gửi cho
chính phủ Trung Quốc và nội dung của nó cho thấy: tất cả đều là quyết
định tự chủ tự nguyện của chính phủ Việt Nam.
Nói ngược lại, giả như ở vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh
thổ Việt Nam, thì từ lập trường dân tộc chủ nghĩa vững chắc và nhất quán
của người Việt Nam, chính phủ Phạm Văn Đồng sẽ không gửi công hàm đó
cho Trung Quốc, hoặc chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ quần đảo Tây Sa và
quần đảo Nam Sa ra bên ngoài.
Lại thêm nữa, cộng với chứng cớ là việc trước năm 1975, trong nhiều
trường hợp (nói chuyện giữa nhân viên ngoại giao với nhau, bản đồ, sách
giáo khoa), Việt Nam đều chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam
Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc, thì có thể chứng minh rằng, việc thừa
nhận trong công hàm Phạm Văn Đồng rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam
Sa thuộc lãnh thổ vốn có của Trung Quốc chính là cách suy nghĩ thực sự
của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4. Luận điểm 4 của phía Việt Nam: Ở thời điểm đó
(1954-1958), căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ thì, quần đảo Tây Sa và
quần đảo Nam Sa đều thuộc phạm vi quản lí của nước Việt Nam Cộng hòa
(miền Nam Việt Nam), tranh chấp lãnh thổ là giữa Trung Quốc và chính
quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc là bên thứ ba ở ngoài
không liên quan đến tranh chấp, chính quyền miền Bắc không có quyền xử
lí đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, vì vậy, công hàm Phạm Văn
Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Trước năm 1975, tức là trước khi
chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc,
miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy
nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là “bù nhìn”, là “chính
quyền ngụy” phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường
quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung
Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam;
và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của
chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với
miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là
nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối
cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất
hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ
quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững
lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích
vốn không nên có, mà “qua cầu rút ván”, bội tín phản nghĩa ? !
Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì,
miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa
là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những
cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và
việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động
xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền
“kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì,
chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc
trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền
miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần
đảo Nam Sa.
5. Luận điểm 5 của phía Việt Nam: Căn cứ theo
Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều là
chính quyền lâm thời, cần phải có cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc mới
có thể đưa đến một chính quyền hợp pháp. Trong tình trạng chưa có được
chính phủ hợp pháp thông qua tổng tuyển cử trên toàn quốc, chính quyền
lâm thời không có quyền quyết định vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Bởi vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.
Phản luận của Ngô: Tháng 7 năm 1954, các nước tham
dự Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kí Hiệp định đình chiến cho Việt Nam, trong
Hiệp định có qui định rằng “thông qua bầu cử phổ thông tự do, thực hiện
việc thống nhất hai miền Nam Bắc”. Thế nhưng, chính quyền miền Bắc lấy
lí do rằng hiệp định này được kí kết dưới sự dàn xếp của chính phủ Trung
Quốc, đã làm tổn hại đến lợi ích của Việt Nam, không đại diện cho lập
trường của miền Bắc, cho nên ngay từ đầu đã không muốn tuân thủ hiệp
định. Tiến triển lịch sử về sau này cũng cho thấy cả chính quyền miền
Bắc và chính quyền miền Nam đều không hề có ý tiến hành cuộc tổng tuyển
cứ phổ thông tự do trên toàn quốc thông qua các cuộc tiếp xúc, cũng
không đạt được bến bất cứ thỏa thuận làm việc nào, mà cả hai chỉ tự mình
tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền
“mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ
cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các
cơ quan bộ.
Luận điểm số 5 ở trên đã bị sự thực lịch sử phủ định, không còn sức thuyết phục nữa.
6. Luận điểm 6 của phía Việt Nam: Theo nguyên
tắc của hiến pháp, tất cả tuyên bố về với chủ quyền lãnh thổ mà chính
phủ đưa ra đều phải có được phê chuẩn của quốc hội thì mới có hiệu lực.
Công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội để được phê chuẩn, cho
nên không có hiệu lực về pháp luật.
Phản luận của Ngô: Có học giả Việt Nam cho rằng đây
là chỗ quan yếu nhất để chứng minh công hàm Phạm Văn Đồng vô hiệu, do
đó, đây cũng là lí do không thể bác bỏ. Thế nhưng, ở bài này, tôi cho
rằng, sự việc thảy đều không chắc như đinh đóng cột như họ nói đâu, có
thể phản luận từ hai phương diện: lô-gich pháp luật, sự thực lịch sử.
Thứ nhất, công hàm Phạm Văn Đồng không phải là điều ước ngoại giao,
cũng không phải là tuyên bố đơn phương từ bỏ chủ quyền lãnh thổ, nên
không cần sự phê chuẩn của quốc hội. Năm 1958, chính phủ Trung Quốc công
bố Tuyên bố Lãnh hải, mục đích của nó không phải là tuyên bố chủ quyền
lãnh thổ của Trung Quốc chỉ riêng cho một mình Việt Nam. Chính phủ Việt
Nam và ông Phạm Văn Đồng đã giao công hàm này cho phía Trung Quốc, cũng
không phải là từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của nước mình, mà là, từ xác tín
trong nội tâm, đã “ghi nhận và tán thành” chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải
của Trung Quốc. Bởi vì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ đầu đã
thừa nhận “quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ xưa đã là lãnh thổ của
Trung Quốc”, về cơ bản, không có vấn đề Việt Nam từ bỏ chủ quyền lãnh
thổ của mình.
Vào thời điểm đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không
có tranh chấp lãnh thổ, công hàm Phạm Văn Đồng là xác nhận sự thực của
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là xác nhận ngoại giao về văn bản
mà Trung Quốc đã đưa ra, là thuộc phạm vi quyền hạn ngoại giao của chính
phủ Việt Nam, không cần có sự phê chuẩn của quốc hội.
Thứ hai, Việt Nam lúc đó không có quốc hội chính thức, cũng không có
hiến pháp chính thức. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên
ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, tuyên bố thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến
hành bầu cử toàn dân tại vùng mà mình quản lí được, đưa tới sự ra đời
của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời, soạn ra hiến
pháp. Thế nhưng, do quân xâm lược Pháp đang từ Hải Phòng tiến về uy hiếp
Hà Nội, thời gian ngắn của hòa bình tạm thời đã bị phá bỏ, lại bắt đầu
chiến tranh kháng Pháp, dự thảo hiến pháp tuy đã được thông qua nhưng
chưa được đem ra công bố. Sau khi sứ mệnh soạn hiến pháp của “quốc hội
soạn thảo hiến pháp” đã hoàn thành, nếu quốc hội chính thức được sinh ra
một cách trái luật, thì hoạt động bình thường của quốc hội ấy sẽ càng
không có gì để nói đến nữa. Do đó mới có “Quốc hội giao quyền cho chính
phủ căn cứ theo nguyên tắc đã xác định của hiến pháp mà thực thi quyền
lập pháp”. Tình trạng này kéo dài đến năm 1960. Sau này, phía Việt Nam
xác định nhiệm kì của Quốc hội khóa I là từ năm 1946 đến năm 1960, với
độ dài nhất là 14 năm, đủ để chứng minh là thời kì bất thường: (quốc
hội) tồn tại tương đối khó khăn, chính quyền chưa thể thực hiện được các
hoạt động một cách bình thường. Hiến pháp chính thức đầu tiên của Việt
Nam là Hiếp pháp năm 1959.
Thông qua khảo sát về lịch sử hiến pháp và quốc hội của Việt Nam, có
thể nghiêm túc nói rằng, trước và sau năm 1958, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chưa có hiến pháp, cũng chưa có quốc hội. Chính phủ căn cứ vào
qui định của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời mà có
được quyền lập pháp, điều đó có nghĩa, trên thực tế, chính phủ có cả
quyền lực của quốc hội. Việc chính phủ của ông Phạm Văn Đồng gửi công
hàm đó cho chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền hạn
hợp pháp của chính phủ.
Ngô Viễn Phú
Bài này Dân News tổng hợp trên các trang mạng. Được biết ông Ngô
Viễn Phú hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam (Đại học
Dân tộc Quảng Tây), từng là du học sinh của Đại học Quốc gia Việt Nam.
Ngô Viễn Phú cho biết ông từng theo học chương trình tiến sĩ luật học
tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam, từ năm 2001 đến năm 2006.
0 Nhận xét