Sốc vì vụ "đạo văn" lớn trong giới học thuật
|
|||||||||||||||||||||||
theo cand
Bình luận của Nguyễn Tuấn Quốc: Vụ việc ở Viện Văn hóa, thuộc Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội là một bài học cảnh tỉnh cho "sự khốn cùng" của khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta. Nó cho thấy sự dối trá, bịp bợm và ăn cắp ngay trong ngành được gọi là văn hóa và không loại trừ các ngành khác. Tôi đã từng ở cái viện này và viện nay được gọi là Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam trong 9 năm (1984-1993). Ngày ấy đã thấy rất rõ sự giả trá (trừ một ít người), vô văn hóa khi người ta triền miên đấu đá nội bộ, giáo điều, đố kỵ không thể tưởng tượng được.
Rất tiếc phải nói về một nơi mình đã từng làm việc như thế.
Và cái gì đến sẽ đến, sự giả dối được tính bằng tiền thực đã xảy ra.
KẾT THÚC BẰNG MỘT TỪ: ĂN CẮP.
Nhục nhã.
Té
ra các đề tài đó được "copy - paste" không sai dấu chấm, dấu phẩy từ
công trình của nhiều học giả tên tuổi. Vậy dòng tiền chi cho các hợp
đồng dịch thuật đã "chảy" đi đâu? Phải chăng "nhóm lợi ích" cũng hiện
diện trong "lâu đài khoa học"?
"Dịch" sách siêu tốc
Gửi đơn tố cáo tham nhũng đến báo CAND, bà Trần Bình
Minh - Trưởng Ban Văn hoá thế giới, Viện Văn hoá -Trường ĐH Văn hoá Hà
Nội, cùng một cây "đại thụ" trong làng Sử học, đã không giấu được sự bức
xúc: "Gian dối trong khoa học là không thể chấp nhận được. Sao chép dù
chỉ một bài báo khoa học, đã đủ giết chết một tên tuổi, nhưng ở đây là
hàng chục đề tài, được cóp nguyên xi từ các công trình đã công bố, cho
nên sự gian dối này đã mang tính hệ thống, và nếu không có sự bảo kê,
chống lưng của người có trách nhiệm, thì chuyện động trời này làm sao có
thể kéo dài suốt những năm qua".
Bà Nguyễn Thùy Vân - cán bộ Ban Văn hoá thế giới,
người bị tố cáo là "đạo văn chuyên nghiệp" tốt nghiệp chuyên ngành tiếng
Trung tại trường ĐH Dân lập Phương Đông Hà Nội, vào làm việc tại Viện
Văn hóa chưa lâu. Đọc danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện
Văn hoá, thấy từ năm 2006 đến năm 2013, bà Vân đã thực hiện được 17 đề
tài, trong đó có 14 đề tài theo loại hình dịch thuật từ chữ Hán sang chữ
Việt, 1 đề tài dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và 2 đề tài nghiên cứu.
Vì các "sản phẩm" của bà Vân sau khi "ra lò", đều được cất kỹ trong kho,
nên đến nay chưa có thống kê chính xác về số lượng trang và chữ của 14
đề tài này.
Nhưng theo người tố cáo cho biết, thì quy mô các đề
tài khoa học tối thiểu là 200 - 300 trang, đề tài có số trang hơn 1.000
khá phổ biến. Tính bình quân đề tài mà bà Vân thực hiện có độ dày khoảng
500 trang. Với số trang như vậy, thì 7 năm qua Vân đã chuyển ngữ khoảng
7.000 trang sách từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, với hơn 3 triệu
chữ. Tốc độ dịch sách như vậy có thể nói là "thần kỳ", vì mỗi ngày cán
bộ này sẽ dịch không dưới 3 trang sách (khổ A4) với 1350 chữ.
Trong khi đó, theo một học giả chuyên dịch sách tiếng
Hán ra tiếng Việt, thì để chuyển ngữ được một công trình khoa học, nhất
là để chuyển ngữ được các tác phẩm mang tính học thuật cao, cần phải có
kiến thức nền tảng về lĩnh vực đó, còn để dịch hay, buộc phải có sự am
hiểu sâu sắc, tinh thâm và một phông văn hóa đủ lớn, cần phải có một đội
ngũ chuyên gia làm nhiệm vụ cố vấn, hiệu đính, thì tác phẩm dịch mới có
thể được công bố.
Do đó, việc một cán bộ trẻ, trình độ tiếng Trung hệ
đại học, kinh nghiệm công tác và trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, lại
thường xuyên xin nghỉ việc để sinh con, nghỉ ốm, nghỉ ôn thi Cao học…
nhưng vẫn thường xuyên cho ra đời các đề tài khoa học mang tính chuyên
khảo đồ sộ, khiến các vị "mũ cao, áo dài" trong làng học thuật không
khỏi kinh ngạc. Từ chỗ thán phục, sửng sốt về lao động của bà Vân, họ đã
tìm đọc, rồi bàng hoàng nhận ra các đề tài mà bà này đã "nộp quyển",
phần nhiều là "đạo", mà là "đạo" một cách trắng trợn, từ các công trình
mà các GS,TS, các học giả đã công bố, xuất bản.
Xin đơn cử, vào năm 2010, bà Vân "trúng" hợp đồng dịch
thuật hai tác phẩm có tên: "300 vấn đề văn hoá sử Trung Hoa" (phần kinh
tế) và: "300 vấn đề trong văn hoá sử Trung hoa" (phần đời sống) viết
bằng tiếng Hán. Đối chiếu giữa công trình bà Vân đã bàn giao lại cho
Viện Văn hóa, với tác phẩm của nhóm dịch giả Trần Ngọc Thuật, Đào Huy
Dật, Đào Phương Chi dịch và công bố năm 1999, thấy giống nhau một cách
bất thường, giống cả đến dấu chấm, dấu phẩy. Hay tại các đề tài mà bà
Vân được giao thực hiện trong các năm 2009-2010 như: "Ý nghĩa văn hoá
của thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số (đối chiếu với thành ngữ
tiếng Việt có yếu tố con số", và: "Văn hoá xưng hô trong gia đình người
Việt có so sánh với gia đình người Hán".
Kết quả đối chiếu với Luận văn Thạc sĩ của Giang Thị
Tám và Luận án Tiến sĩ của Phạm Ngọc Hàm, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH
Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, thấy Vân đã sao chép cẩu thả đến mức
không phát hiện ra lỗi chính tả. Không chỉ "copy - paste" nguyên văn,
bà Vân còn "lập lờ đánh lận con đen", khi biến tên của tác giả thành tên
chủ biên, tác phẩm 100% của người Việt, lại biến thành sách dịch từ
tiếng nước ngoài. Chẳng hạn, năm 2008, bà Vân dịch cuốn: "Văn hoá cổ
điển Trung hoa", ở ngoài bìa đề tài bà Vân ghi chủ biên là Nguyễn Tôn
Nhan (một học giả người Việt đã mất).
Thực tế, đây chính là cuốn sách tiếng Việt do ông viết
có tên: "Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc". Hay cuốn: "Điển cố
Trung hoa" dịch năm 2009 của bà Vân cũng là một tài liệu có bản gốc bằng
tiếng Việt. Mặc dù chỉ được đào tạo tiếng Trung, nhưng bà Vân vẫn
"dịch" sách tiếng Anh ra tiếng Việt "ngon ơ", trong đề tài: "Tiếng nói
của quá khứ - lịch sử truyền miệng"...
Bà Trần Bình Minh cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện 6
trong số 15 đề tài dịch của bà Vân là sự sao chép nguyên bản các đề tài,
luận văn, công trình nghiên cứu của các tác giả lớn. Nếu kiểm tra hết,
chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số 6. Vụ việc đang tiếp tục được xác
minh làm rõ".
Hé lộ những khuất tất
Viện Văn hoá, Trường ĐH Văn hoá Hà Nội không có chức
năng xuất bản, việc chuyển ngữ tài liệu tiếng nước ngoài ra tiếng Việt,
chỉ để tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu của Viện. Tuy nhiên, trong
những năm qua bà Đỗ Thị Minh Thuý - Viện trưởng đã giao cho bà Vân dịch
15 công trình khoa học. Theo quy định, khi cán bộ nhân viên có đề tài
nghiên cứu sẽ đề xuất lên lãnh đạo. Căn cứ báo cáo đề xuất, lãnh đạo
Viện sẽ tổ chức một hội đồng khoa học để xét duyệt đề tài. Nếu đề tài
được duyệt, cá nhân đó tiếp tục lập đề cương trình hội đồng thẩm định và
triển khai thực hiện đề tài. Khi hoàn thành, đề tài phải qua bước trình
hội đồng khoa học nghiệm thu.
Quy trình là thế, nhưng việc giao đề tài và nghiệm thu
đề tài của bà Thúy đối với bà Vân theo cách "chẳng giống ai". Trong đơn
tố cáo, bà Minh cho biết: "Hội đồng khoa học của Viện có như không, bởi
nhiều đề tài bà Thúy tự ý giao cho bà Vân thực hiện, phớt lờ Hội đồng.
Nếu có đưa ra mà bị phản đối, thì bà Thuý vẫn cứ giao bà Vân thực hiện.
Thành thử, hầu hết các đề tài mà bà Vân đã thực hiện, đều không báo cáo
đề cương và thông qua nghiệm thu đánh giá chất lượng trước Hội đồng khoa
học. Chỉ khi bà Vân "nộp quyển", chúng tôi mới biết".
Vẫn theo tố cáo, bà Minh cùng một số nhà khoa học
trong Viện đã chịu áp lực buộc phải ký vào phiếu nghiệm thu đề tài khi
mà bà Vân đã lấy tiền công, với lý do để hợp thức hóa chứng từ trước các
đợt kiểm toán. Ước tính số tiền thực hiện đề tài mà bà Vân được trả đã
lên đến hàng trăm triệu.
Năm 2009 - 2010, việc bà Vân sao chép công trình của
người khác đã bị phát giác, lãnh đạo ban yêu cầu kỷ luật, nhưng trong
các cuộc họp bà Vân thường vắng mặt, nếu có thì quanh co, không thừa
nhận khuyết điểm.
Bức xúc trước những vi phạm của bà Vân, ngày 28/1/2013
và ngày 24/6/2013, bà Trần Bình Minh đã có đơn kiến nghị gửi lên Ban
Giám hiệu Trường Đại học Văn hóa, đề nghị cho thẩm định lại toàn bộ số
đề tài của bà Vân và xem xét các biểu hiện sai phạm của bà Thúy trong
quản lý khoa học, quản lý cán bộ, quản lý tài chính.
Ngày 5/9/2013 tại Thông báo số 543 của Trường ĐH Văn
hóa Hà Nội đã xác định: "Qua một vài cuốn được kiểm tra, bước đầu đã
phát hiện có hiện tượng sao chép, trong đó cuốn bà Nguyễn Thuỳ Vân dịch
nhưng bản gốc lại được viết bằng tiếng Việt và của tác giả Việt Nam".
Được biết, trong Bản kiểm điểm ngày 4/11/2013, bước
đầu bà Vân thừa nhận đã "dịch" sách từ tác phẩm "Điển cố Trung Hoa" sang
tiếng Việt. Hiện Tổ Thanh tra của nhà trường đã thu giữ, niêm phong
toàn bộ "đề tài khoa học" của bà Vân để thẩm tra, còn bà Thúy bị yêu cầu
giải trình thành khẩn sai phạm của bản thân.
|
|||||||||||||||||||||||
Trung Hiếu - Ngọc Trâm | |||||||||||||||||||||||
Sốc vì vụ "đạo văn" lớn trong giới học thuật
Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014
=>Mời bạn chia sẽ đóng góp ý kiến cho bài viết |
Đăng ký nhận bài miễn phí
|
|
|
0 Nhận xét