8 CÂU HỎI VỀ VỤ NỔ SÚNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC TẠI CỬA KHẨU BẮC PHONG SINH - QUẢNG NINH
Theo Fb Tuệ Hoan1. Theo Tiền Phong, thì toán người Ngô Duy Nhĩ này thâm nhập trái phép qua biên giới. Biên phòng Việt Nam nhận được thông báo của Trung Quốc nên mới tổ chức vây bắt và trao trả khi họ đã vào sâu trong lãnh thổ VN. Như vậy, nếu Trung Quốc ko thông báo, thì chắc gì chúng ta bắt được ko chỉ người Ngô Duy Nhĩ mà cả những người Trung Quốc khác đang thâm nhập qua biên giới một cách trái phép?
2. Cần xem xét lại nghiệp vụ của các lực lượng của ta. Làm thế nào để
mất cảnh giác đến nỗi để những người kia giựt súng bắn càn?
3. Thông lệ trao trả quốc tế là gì, viện dẫn văn bản nào giữa 2 quốc gia, điều khoản nào của công ước quốc tế? Việt Nam đã tham gia các công ước về tị nạn chánh trị chưa?
4. Việc những người Ngô Duy Nhĩ kia tuyệt vọng kháng cự một cách quyết liệt, thậm chí là tự sát, chứng tỏ họ ko muốn bị giao nộp trở lại cho Trung Quốc. Nếu chúng ta thư thái việc bàn giao, tìm hiểu sự việc, và có những điều kiện trao trả cụ thể với phía Trung Quốc, liệu thảm họa trên có xảy ra hay ko?
5. Khi xảy ra sự việc nghiêm trọng, liên quan đến an ninh quốc phòng, và là hành vi hình sự, đáng lý các đối tượng còn lại cần được câu lưu, xử lý theo pháp luật Việt Nam, điều đó cũng thuận với luật pháp quốc tế. Tại sao chúng ta lại gấp gáp, vội vàng trao trả cho phía Trung Quốc ngay trong ngày?
6. Những người còn lại bị thương nặng, phụ nữ và trẻ em được trao trả, liệu có được phía Trung Quốc đối xử nhân đạo? Câu hỏi này coi bộ xa quá phải không?
7. Cái chết của 2 sỹ quan biên phòng Việt Nam là điều đáng tiếc. Nhưng xét về cục diện thì nó quá vô nghĩa, bởi chúng ta đang hỗ trợ, làm thay một việc cho Trung quốc, là bắt giữ toán người đó cho Trung Quốc. Liệu nhà nước Trung Quốc sẽ có động thái gì đối với gia đình các sỹ quan biên phòng Việt Nam kia? Bồi thường chẳng hạn?
8. Cuối cùng, là cảm nghĩ cá nhân tôi, khi nhìn tấm hình những phụ nữ và 2 em bé Ngô Duy Nhĩ bị trao trả cho phía Trung Quốc, thì ko cầm lòng. Bởi bức ảnh đó nó toát lên cảm giác xót xa, của một dân tộc, của những con người trong bước đường cùng, ko còn lối thoát. Cho nên tôi có câu hỏi cuối cho những bạn của tôi, những người đang làm báo: Liệu các bạn có thể viết cho chúng tôi một câu chuyện khác, một câu chuyện gần với sự thật về sự kiện vừa xảy ra ở Bắc Phong Sinh???
3. Thông lệ trao trả quốc tế là gì, viện dẫn văn bản nào giữa 2 quốc gia, điều khoản nào của công ước quốc tế? Việt Nam đã tham gia các công ước về tị nạn chánh trị chưa?
4. Việc những người Ngô Duy Nhĩ kia tuyệt vọng kháng cự một cách quyết liệt, thậm chí là tự sát, chứng tỏ họ ko muốn bị giao nộp trở lại cho Trung Quốc. Nếu chúng ta thư thái việc bàn giao, tìm hiểu sự việc, và có những điều kiện trao trả cụ thể với phía Trung Quốc, liệu thảm họa trên có xảy ra hay ko?
5. Khi xảy ra sự việc nghiêm trọng, liên quan đến an ninh quốc phòng, và là hành vi hình sự, đáng lý các đối tượng còn lại cần được câu lưu, xử lý theo pháp luật Việt Nam, điều đó cũng thuận với luật pháp quốc tế. Tại sao chúng ta lại gấp gáp, vội vàng trao trả cho phía Trung Quốc ngay trong ngày?
6. Những người còn lại bị thương nặng, phụ nữ và trẻ em được trao trả, liệu có được phía Trung Quốc đối xử nhân đạo? Câu hỏi này coi bộ xa quá phải không?
7. Cái chết của 2 sỹ quan biên phòng Việt Nam là điều đáng tiếc. Nhưng xét về cục diện thì nó quá vô nghĩa, bởi chúng ta đang hỗ trợ, làm thay một việc cho Trung quốc, là bắt giữ toán người đó cho Trung Quốc. Liệu nhà nước Trung Quốc sẽ có động thái gì đối với gia đình các sỹ quan biên phòng Việt Nam kia? Bồi thường chẳng hạn?
8. Cuối cùng, là cảm nghĩ cá nhân tôi, khi nhìn tấm hình những phụ nữ và 2 em bé Ngô Duy Nhĩ bị trao trả cho phía Trung Quốc, thì ko cầm lòng. Bởi bức ảnh đó nó toát lên cảm giác xót xa, của một dân tộc, của những con người trong bước đường cùng, ko còn lối thoát. Cho nên tôi có câu hỏi cuối cho những bạn của tôi, những người đang làm báo: Liệu các bạn có thể viết cho chúng tôi một câu chuyện khác, một câu chuyện gần với sự thật về sự kiện vừa xảy ra ở Bắc Phong Sinh???
0 Nhận xét