Bác sĩ Nguyễn
Ý Đức
Sau khi bị Đột quỵ, bệnh nhân rơi vào tình trạng:
-liệt,yếu, mất cảm giác nửa người. mất thăng bằng
cơ thể đi đứng không vững;
-không diễn tả được ý nghĩ, lời nói, không hiểu
chữ viết và lời nói người khác;
-ăn nuốt khó khăn;
-giảm thị lực, không nhìn được phía nửa người bị
liệt;
-không kiểm soát được đại tiểu tiện;
-trí nhớ và sự suy nghĩ giảm,
-không tự chăm sóc được.
Theo thống kê, hậu quả đột quỵ có thể là như sau:
-10% bệnh
nhân thoát hiểm bình phục hoàn toàn
-25% phục hồi
với tổn thương tối thiểu
-40% chịu
đựng tổn thương từ trung bình tới trầm trọng, cần sự chăm sóc đặc
biệt
-10% cần được
chăm sóc tại dưỡng lão viện hoặc các cơ sở chăm sóc lâu dài khác
-15 tử vong
một thời gian ngắn sau tại biến.
Điều trị phục hồi
Điều trị Phục Hồi Sau Tai Biến (RehabilitationTherapy
After Stroke) có mục đích giúp não bộ tự tái tổ chức cấu trúc bị tổn
thương, từ đó giúp bệnh nhân tìm lại toàn phần hoặc một phần các
chức năng đã bị stroke lấy đi, đồng thời cũng để tránh sự tái phát
của stroke.
Điều trị này cần đựoc thực hiện ngay sau khi bệnh
nhân thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, từ khi còn ở bệnh viện , 24-
48 giờ sau khi stroke đã ổn định và tiếp tục tại gia một thời gian
lâu dài.
Phục hồi sẽ giúp bệnh nhân sồng tương đối độc lập
hơn, tự chăm sóc và hòa mình với gia đình,xã hội. Bác sĩ chuyên khoa
sẽ phối hợp với các nhà chuyên môn y khoa học khác để lập một team
trị liệu cho bệnh nhân, thường thì gồm có:
-Một nhà chuyên môn về Vật lý Trị liệu (Physical
Therapist) hướng dẫn bệnh nhân cách tập luyện để phục hồi khả năng
đi đứng, lấy lại sự thăng bằng cơ thể, sử dụng tay chân trong các
công việc thường nhật, lấy lại sức mạnh cho cơ bắp đã bị suy yếu,
giúp khớp không bị đóng băng (frozen), đau cứng.
-Một điều trị viên sinh hoạt chân tay
(occupational therapist) để giúp bệnh nhân thích nghi với hoàn cảnh
mới, tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày cho sự sống như ăn mặc, vệ
sinh cá nhân…càng ít phụ thuộc vào người khác càng tốt; sử dụng vài
dụng cụ y khoa để tăng sức mạnh cơ bắp, giảm đau nhức khớp xương;
giúp đỡ phương tiện di chuyển, mua sắm, nấu nướng…
-Chuyên gia tư vấn tâm lý (Psychologist) để giúp
bệnh nhân đối phó, giải quyết với cảm giác thất vọng vì đột nhiên
trở thành vô dụng, ăn bám rồi buông suôi, trầm cảm, không có động
lực cũng như nghị lực để vươn lên. Tâm trạng này là nguyên nhân
chính đưa bệnh nhân vào tình trạng suy sụp cả thế xác lẫn tinh thần.
-Chuyên viên phục hồi khuyết tật ngôn ngữ (Speech
-LanguageTherapist) giúp người bệnh học lại cách phát âm ngõ hầu có
thể diễn tả ý nghĩ, lời nói rõ ràng rành mạch hơn.
-Chuyên viên xã hội (Social Worker) góp ý lập kế
họach điều trị sau khi bệnh nhân xuất viện; tư vấn cho gia đình và
bệnh nhân đối phó với hậu quả xã hội của bệnh; giúp bệnh nhân tìm
kiếm các dịch vụ mà xã hội cung cấp để người bệnh có đời sống thoải
mái hơn và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
-Chuyên viên dinh dưỡng (Dietitian) giúp bệnh nhân
trong vấn đề dinh dưỡng sao cho thích hợp với tình trạng bệnh.
Và bác sĩ gia đình cũng như chuyên khoa các ngành
tim mạch, thần kinh luôn luôn theo dõi, điều trị các bệnh mà bệnh
nhân đang chịu đựng.
Vài điều thưa với bệnh nhân
Điều trị phục hồi là việc làm phức tạp, khó khăn
nhiều khi bực bội, khiến cho bệnh nhân luôn luôn rơi vào tâm trạng
buồn chán buông suôi. Vì khả năng cơ thể mất đi thì mau mà lấy lại
thường thì chậm trễ. Cho nên, có những lúc tình hình tưởng như khá
hơn rồi thấy như đâu lại vẫn hoàn đó.
Nhưng xin ghi nhớ, “có công mài sắt, có ngày nên
kim”. Các chuyên viên y tế và người thân luôn luôn sát cánh, tiếp
tay.
Cũng nhắc lại là tế bào não có một khả năng phục
hoạt một phần đã bị tổn thương, đồng thời các tế bào não lành mạnh
xung quanh cũng gia tăng lao động để “chị ngã, em nâng”, bù đắp phần
vụ của các tế bào bị hư hao. Cái khó là làm sao “động viên” được sự
bù đắp này.
Xin hãy tận tâm, bền chí và có thái độ tích cưc.
Nói hết ước muốn, bực bội, khó khăn của mình cho toán chuyên viên y
tế, cho thân nhân để họ giúp đỡ.
Ngoài ra, cũng còn nhiều tổ chức trong cộng đồng
như Hội Stroke tại địa phương, nhóm thân hữu bệnh nhân stroke…đều
sẵn sàng tiếp tay nếu mình yêu cầu.
Đôi điều với thân nhân chăm sóc,
Trong trách nhiệm khó khăn, nặng nhọc, đôi khi bực
mình nản chí vì thay đổi tính tình, trở nên khó tính của người thân
bệnh hoạn, e ngại tai biến tái phát, e ngại người thân khó thích ứng
với tình trạng kém phần sáng sủa, thêm vào đó không hiểu đời sống
của mình sẽ ra sao, liệu còn cáng đáng chăm sóc được bao lâu, chăm
sóc có chu đáo không hay là cũng kiệt quệ theo người bệnh…
Nhưng nghĩ lại ngày nào mấy chục năm trước đây,
ngón tay lồng ngón tay trao nhẫn cưới, quỳ gối trước Thánh Giá, Phật
Đài, thề thốt cùng nhau đi trọn cuộc đời vui buồn có nhau… Mà bây
giờ thì có lẽ buồn hơi nhiều hơn vui…
Hoặc nghĩ tới các đấng sinh thành đã từng chín
tháng mang nặng đẻ đau, bôn chải vật lộn với đời sống nuôi dưỡng con
cái, mong sao con sớm trưởng thành, nên người.
Để mà làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm chồng, làm
con.
Một đồng nghiệp đàn anh ở Houston miền nắng ấm,
niên tuế ngoài tám chục, đã dành gần 1/2 cuộc đời để chăm sóc rất
chu đáo người bạn đường bị stroke, đồng thời nuôi nấng bầy con nên
người. Mà đàn anh vẫn lạc quan, yêu đời, lại còn có thì giờ nghiên
cứu soạn ra nhiều tự điển văn học giá trị.
Một thân hữu ở San Jose sau tai biến phải dùng xe
lăn nhưng nhờ có nhiều niềm tin tôn giáo, nghiêm minh dùng thuốc,
một thân hữu khác ở Los Angeles vẫn bước thấp bước cao hải hành tập
luyện, chạy bộ bộ mỗi ngày nhờ nhiều nghị lực vươn lên. Họ đều đã
vựơt khỏi tàn phế để viết phổ biến các điều ích lợi và đang sống gần
như bình thường, với sự hỗ trợ của người vợ hiền và các con, cháu.
Còn nước còn tát mà.
0 Nhận xét