Đăng lại theo Quechoa
Cao Minh
Theo An ninh Thủ Đô và VnExpress
Chiều nay (7-5), Bộ Ngoại giao đang tổ chức “Họp báo quốc tế về việc
Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển
Đông”
16h30: Đại diện lực lượng kiểm ngư Việt Nam cho
hay: Các tàu kiểm ngư tiến hành tuyên truyền, xua đuổi khi phát hiện dàn
khoan Trung Quốc.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công rất mạnh tàu
kiểm ngư Việt Nam. Từ ngày 2-5/7, cứ 1-2 tàu hải cảnh TQ kèm 1 tàu kiểm
ngư VN. Có lúc có đến 5 tàu Trung Quốc vây quanh 1 tàu kiểm ngư 762 của
VN, 762 bị đâm 4 lần vào mũi. Sau đó còn bị đâm vào mạn làm vỡ cửa kính.
Ông khẳng định, kiểm ngư Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp đẩy lùi dàn
khoan của Trung Quốc.
Lực lượng kiểm ngư sau đó cũng trình chiều video của mình, ghi tại thực địa.
16h20: Ban tổ chức trình chiếu những video ghi lại từ
hiện trường, cho thấy sự hung hăng và quyết liệt tấn công tàu CSB Việt
Nam của các loại tàu Trung Quốc.
16h10: Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết cụ thể tình hình ở hiện trường: Trung Quốc đưa 80 tàu các loại tham gia bảo vệ phục vụ HD-981, trong đó có 7 tàu quân sự có hộ vệ tên lửa và tuần tiễu tiến công nhanh, cùng nhiều tàu hải giám tàu hải cảnh, tàu cá.
Khi các tàu Việt Nam ra, các tàu Trung Quốc có sự yểm trợ của máy bay đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước tấn công khiến tàu Việt Nam hư hỏng, kiểm ngư viên bị thương.
8h30 ngày 4-5, Tàu CSB Việt Nam 4033 bị tàu hải cảnh TQ đâm hỏng máy phải cách HD-981 khoảng 10 hải lý, tàu CSB của Việt Nam 2012 cũng bị một tàu hải cảnh TQ khác đâm, nhưng tránh được, chỉ bị hư hỏng nhẹ, ngoài ra nhiều tàu khác của VN cũng bị tấn công.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 tiếp tục bị tấn công trưa nay, một máy bay số hiệu 8321 của Trung Quốc bay sát uy hiếp cùng với tàu hải cảnh. Tàu quân sự Trung Quốc đều ở trạng thái chiến đấu cao, gây tình hình căng thẳng.
Phía Việt Nam hết sức kiềm chế. Ông Thu khẳng định Việt Nam không sử dụng tàu quân sự vào việc xua đuổi HD-981. Việc làm của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam và quốc tế
16h05: Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia cho biết ngay sau khi sự vụ xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã có 8 cuộc làm việc, cả ở Hà Nội và Bắc Kinh. Phía Việt Nam khẳng định việc làm của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng quyền tài phán của Việt Nam. Tuy nhiên tình hình hiện nay hết sức căng thẳng khi Trung Quốc điều nhiều tàu đến khu vực giàn khoan. Càng ngày càng nhiều tàu.
Một số hình ảnh
16h01: Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao giới thiệu thành phần chủ trì cuộc họp báo, thông tin từ ngày 1-5/5/2014 Trung Quốc đã đưa giàn khoan (GK) HD-981 và nhiều tàu vào hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Tới dự buổi họp báo, có đông đảo các cơ quan báo chí Việt Nam; Văn phòng các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội; Các cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Đúng 16h, buổi họp báo chính thức diễn ra.
16h10: Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết cụ thể tình hình ở hiện trường: Trung Quốc đưa 80 tàu các loại tham gia bảo vệ phục vụ HD-981, trong đó có 7 tàu quân sự có hộ vệ tên lửa và tuần tiễu tiến công nhanh, cùng nhiều tàu hải giám tàu hải cảnh, tàu cá.
Khi các tàu Việt Nam ra, các tàu Trung Quốc có sự yểm trợ của máy bay đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước tấn công khiến tàu Việt Nam hư hỏng, kiểm ngư viên bị thương.
8h30 ngày 4-5, Tàu CSB Việt Nam 4033 bị tàu hải cảnh TQ đâm hỏng máy phải cách HD-981 khoảng 10 hải lý, tàu CSB của Việt Nam 2012 cũng bị một tàu hải cảnh TQ khác đâm, nhưng tránh được, chỉ bị hư hỏng nhẹ, ngoài ra nhiều tàu khác của VN cũng bị tấn công.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 tiếp tục bị tấn công trưa nay, một máy bay số hiệu 8321 của Trung Quốc bay sát uy hiếp cùng với tàu hải cảnh. Tàu quân sự Trung Quốc đều ở trạng thái chiến đấu cao, gây tình hình căng thẳng.
Phía Việt Nam hết sức kiềm chế. Ông Thu khẳng định Việt Nam không sử dụng tàu quân sự vào việc xua đuổi HD-981. Việc làm của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam và quốc tế
16h05: Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia cho biết ngay sau khi sự vụ xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã có 8 cuộc làm việc, cả ở Hà Nội và Bắc Kinh. Phía Việt Nam khẳng định việc làm của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng quyền tài phán của Việt Nam. Tuy nhiên tình hình hiện nay hết sức căng thẳng khi Trung Quốc điều nhiều tàu đến khu vực giàn khoan. Càng ngày càng nhiều tàu.
Một số hình ảnh
16h01: Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao giới thiệu thành phần chủ trì cuộc họp báo, thông tin từ ngày 1-5/5/2014 Trung Quốc đã đưa giàn khoan (GK) HD-981 và nhiều tàu vào hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Tới dự buổi họp báo, có đông đảo các cơ quan báo chí Việt Nam; Văn phòng các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội; Các cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Đúng 16h, buổi họp báo chính thức diễn ra.
Trước giờ chính thức diễn ra buổi họp báo, rất đông các phóng viên trong nước và quốc tế đã có mặt sẵn sàng
Diễn biến vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông - Ngày 2/5/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15o29’ Vĩ Bắc, 111o12’ Kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Dàn khoan HD-981 của Trung Quốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: "Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”. Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc Lưu Chấn Dân giao thiệp nghiêm túc về vụ việc trên. Vị trí dàn khoan HD-981 (ô vuông màu đen) đã vi phạm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Nội dung Công hàm nhấn mạnh hoạt động của giàn khoan HD-981 và tàu Trung Quốc đã “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như đã vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận giữa Lãnh đạo hai nước, tinh thần và lời văn của Tuyên bố DOC, các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế”; yêu cầu Trung Quốc “rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi khu vực lô 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam và không để tái diễn các hành động tương tự” Cuối cùng, Công hàm khẳng định “Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, sẵn sàng thông qua các cơ chế đàm phán song phương để giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, bất đồng trên biển giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc" - Tiếp đó chiều 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1/5 đến nay. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên. Cao Minh |
0 Nhận xét