Cùi Các
Biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào chiều ngày 9/5
Những người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ “Đả đảo Trung quốc xâm lược”, “Trung Quốc cút khỏi biển Đông”, và nhiều biểu ngữ đòi trả tự do cho những người chống TQ xâm lược, đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam và bỏ tù, như blogger Anh Ba Sàm, Bùi Hằng, Điếu Cày...
Một ngày sau đó, sáng ngày 10/5 hôm nay, hơn 100 người kéo đến trước Lãnh sự quán TQ ở Sài gòn cũng để biểu thị thái thộ căm phẫn trước hành động ngang ngược của nhà cầm quyền TQ.
Những người biểu tình ở Sài gòn mang theo cờ đỏ sao vàng, với biểu ngữ “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam”, “Yêu cầu rút giàn khoan HD981 khỏi biển Đông”, “Đồng lòng cùng chính phủ chống quân bành trướng”... và đồng thanh hát bài Quốc ca.
Biểu tình trước Lãnh sự quán Trung quốc ở Sài Gòn (ảnh: Tuổi Trẻ)
“Tương
phản”Hai thái độ tương phản khác nhau giữa những người biểu tình chống TQ. Một bên quyết liệt đả đảo TQ, và phản đối hành động thiếu quyết liệt của chính quyền trong việc bảo vệ chủ quyền, còn một bên thì thể hiện sự ủng hộ chính quyền, phản đối TQ.
Hai cuộc biểu tình trong hai ngày qua cho thấy một biểu hiện, “Hà Nội-nơi gần mặt trời thì rời xa chính quyền, Sài Gòn-nơi xa mặt trời nhưng rất gần chính quyền”.
Khuynh hướng tương phản này còn được thể hiện rõ qua hai lời kêu gọi chống Trung Quốc vào chủ nhật, ngày mai 11/5. Một người trong nhóm 54 nhân sĩ, trí thức kêu gọi “ủng hộ nhà nước”, trong khi đó 20 tổ chức dân sự thì ngoài việc chống TQ thì còn kêu gọi phản đối chính quyền bắt giữ những người chống TQ trước đây, và hành động yếu kém của chính quyền trong việc bảo vệ chủ quyền trong những năm vừa qua.
Đều có cùng một Lời kêu gọi chống TQ, trong cùng một thời gian, nhưng lại được tổ chức hai địa điểm khác nhau, đã làm cho nhiều người đồn đoán rằng, một bên được nhà nước “bật đèn xanh”, còn bên kia thì vẫn “giữ đèn đỏ”.
Nó thể hiện rõ qua một việc chưa có tiền lệ là báo Tuổi trẻ-một tờ báo quốc doanh đã đưa tin về cuộc biểu tình chống TQ ủng hộ chính phủ ở Sài Gòn vào sáng nay.
Trong khi đó, các nhà hoạt động dân chủ, những người tích cực nhất trong các cuộc biểu tình chống TQ trong nhiều năm qua, có khuynh hướng phản đối chính phủ, sẽ xuống đường vào ngày mai thì thì bị theo dõi giám sát, có nhiều trường hợp được ghi nhận đã bị an ninh, mật vụ cưỡng chế không cho rời khỏi nhà trong ngày hôm nay.
"Chia rẽ?"
Theo báo Người Lao Động tường thuật, vào lúc 16h chiều nay, Hội Luật Gia TP.HCM đã tổ chức buổi meetting phản đối TQ tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên với khoảng 2.000 nhân sĩ, trí thức tham dự.
Hội trường buổi meetting tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên (Ảnh báo Người lao động)
Nhưng sau
khi báo Người lao động loan tải những hình ảnh về cuộc meetting này,
thì cộng đồng mạng xôn xao với bức ảnh người tham dự ngồi ngủ gà ngủ
gật, người thì đọc báo, người thì làm việc riêng khá nhiều.
Tấm ảnh trên sau đó được gõ bỏ khỏi bản tin Tường Thuật trực tiếp: Meetting phản đối Trung quốc tại TP.HCM trên báo Người lao động.
Hay đây là một biểu hiện dân chủ, khi mỗi người có quan điểm khác nhau thì đều có thể lựa chọn cho mình một hành động biểu lộ phù hợp?
Mỗi người dân VN sẽ tự tìm câu trả lời cho riêng mình, nhưng nhìn vào những biểu hiện này thì có thể nói rằng, sự thiếu đoàn kết đã được ghi nhận trong những ngày vừa qua.
Vậy thì vấn đề này xuất phát từ đâu, và trách nhiệm của những người lãnh đạo ra sao khi để dẫn đến tình trạng này, khi tình trạng quốc gia đang lâm nguy?
Và ở đó bất kỳ ai cũng dễ tìm thấy câu trả lời, nếu những người lãnh đạo đất nước chấp nhận từ bỏ “ý thức hệ” của mình với nhà cầm quyền TQ, thì có lẽ VN đã tìm ra lối thoát cho vấn đề này.
Trong lúc đó, vào 11h trưa nay, theo báo Tiền Phong loan tin, Trung Quốc đã điều 75 tàu tàu hải cảnh, hải giám và với sự góp sức của nhiều phi cơ, đã nới rộng khoảng cách bảo vệ giàn khoan HD 981 lên đến 10 hải lý, ngang ngược không cho tàu Việt Nam vào khu vực thuộc chủ quyền của mình.
Dù biển Đông đang dậy sóng, nhưng trên đất liền, lãnh đạo và người dân VN vẫn còn sôi sục trong sự nghi kỵ và tìm kiếm niềm tin để đạt được sự đồng thuận.
0 Nhận xét