Tội Tử hình tại Việt Nam nhân Ngày Thế giới Chống Tử hình lần thứ IX
PARIS, ngày 10.10.2011 (QUÊ MẸ)
- Trong khi những người đòi xóa bỏ Tội tử hình trên thế giới kỷ niệm “Ngày Thế gới Chống Tử hình lần thứ IX” 10 tháng 10, qua tiêu án “Tội tử hình là vô nhân đạo”,
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho
Dân chủ Việt Nam lên tiếng kêu gọi Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
xóa bỏ án tử hình.
Nhân dịp này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, phát biểu rằng : “Tội tử hình vi phạm Quyền Sống được đề cao trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Hơn nữa, tội này đặc biệt nguy hiểm tại một quốc gia Độc đảng như Việt Nam, nơi mà pháp luật bị khống chế theo Pháp Luật Đảng, mọi công dân đều có thể lãnh án tử hình cho những tội nói là vi phạm “an ninh quốc gia” nhưng kỳ thực chỉ vì sử dụng quyền tự do ngôn luận lên tiếng đòi hỏi dân chủ hay nhân quyền”.
Mỗi năm Việt Nam kết án tử hình khoảng một trăm người, đa số vì tội buôn bán ma túy, theo thông tin lấy được trên báo chí nhà nước.
Vừa qua, ngày 5.10.2011, ba người bị án tử hình tại Lao Cai vì tội buôn bán ma túy.
Nhưng con số chính xác về án tử hình không ai biết được. Kể từ năm 2004, sau chiến dịch tố cáo án tử hình tại Việt Nam của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại LHQ và trong công luận thế giới, nhà cầm quyền Hà Nội đã ra Nghị định cấm việc công bố thống kê các án tử hình và các cuộc hành quyết hằng năm, xem đây là “bí mật quốc gia”.
Ông Võ Văn Ái cũng cho biết rằng “Việt Nam tiếp tục hành quyết công dân họ, nhưng Việt Nam lại rêu rao những cuộc hành quyết hiện nay “nhân đạo hơn”. Tháng 7 năm nay, 2011, bắt chước theo công thức của Trung Cộng - như đã thực hiện việc kiểm soát mạng Internet và đàn áp các nhà bất đồng chính kiến - Việt Nam áp dụng cách hành quyết mới, thay vì xử bắn thì chích thuốc độc (lethal). Sắc luật mới này cũng cho phép thân nhân người bị hành quyết được nhận thi hài về chôn cất. Giám đốc nhà tù nay đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Đức Minh, minh xác việc thay đổi này : “Chích thuốc độc ít đau đớn hơn, và thân thể người bị xử được toàn vẹn, điều này cũng giảm bớt áp lực tâm lý cho những người thi hành án”. Theo báo chí nhà nước, nhiều công an bị chấn thương tâm thần sau vụ hành quyết.
Tại khóa họp lần thứ 56 của Ủy hội Nhân quyền LHQ ở Genève tháng tư năm 2000, ông Võ Văn Ái đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam xóa bỏ án tử hình, và ông cho biết trong năm 1999 đã có 194 án tử hình tại Việt Nam.
Hôm nay, nhân “Ngày Thế gới Chống Tử hình lần thứ IX”, ông Võ Văn Ái kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tham gia ký kết bản Quy tắc không bó buộc thứ hai liên hệ với Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị nhằm xóa bỏ án tử hình khi có thể thực hiện, và tức khắc đình chỉ tạm thời án tử hình như bước đầu tiến đến xóa bỏ án tử hình.
Bối cảnh chung quanh án tử hình : 22 tội phạm ghi trong bộ Luật Hình sự Việt Nam có thể đưa tới tử hình, trong đó 7 tội đến từ vi phạm “an ninh quốc gia” như phản bội tổ quốc, những hoạt động nhằm lật đổ nhà nước, gián điệp, hoạt động phỉ, khủng bố, v.v… Định nghĩa về các tội phạm chống “an ninh quốc gia” rất mơ hồ. Nhiều năm qua, do hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, LHQ đã từng lên tiếng tỏ vẻ quan ngại cho nhiều cá nhân hành xử ôn hòa quyền tự do ngôn luận của họ bị ghép vào tội phạm trên đây (xem tài liệu của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam trình bày tại Thượng định ASEAN tháng tư và năm năm nay ở Jakarta, Nam Dương : “Pháp quyền hay Pháp trị ? Tội phạm và trừng phạt tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trên Trang nhà Quê Mẹ :
Nhân dịp này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, phát biểu rằng : “Tội tử hình vi phạm Quyền Sống được đề cao trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Hơn nữa, tội này đặc biệt nguy hiểm tại một quốc gia Độc đảng như Việt Nam, nơi mà pháp luật bị khống chế theo Pháp Luật Đảng, mọi công dân đều có thể lãnh án tử hình cho những tội nói là vi phạm “an ninh quốc gia” nhưng kỳ thực chỉ vì sử dụng quyền tự do ngôn luận lên tiếng đòi hỏi dân chủ hay nhân quyền”.
Mỗi năm Việt Nam kết án tử hình khoảng một trăm người, đa số vì tội buôn bán ma túy, theo thông tin lấy được trên báo chí nhà nước.
Vừa qua, ngày 5.10.2011, ba người bị án tử hình tại Lao Cai vì tội buôn bán ma túy.
Nhưng con số chính xác về án tử hình không ai biết được. Kể từ năm 2004, sau chiến dịch tố cáo án tử hình tại Việt Nam của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại LHQ và trong công luận thế giới, nhà cầm quyền Hà Nội đã ra Nghị định cấm việc công bố thống kê các án tử hình và các cuộc hành quyết hằng năm, xem đây là “bí mật quốc gia”.
Ông Võ Văn Ái cũng cho biết rằng “Việt Nam tiếp tục hành quyết công dân họ, nhưng Việt Nam lại rêu rao những cuộc hành quyết hiện nay “nhân đạo hơn”. Tháng 7 năm nay, 2011, bắt chước theo công thức của Trung Cộng - như đã thực hiện việc kiểm soát mạng Internet và đàn áp các nhà bất đồng chính kiến - Việt Nam áp dụng cách hành quyết mới, thay vì xử bắn thì chích thuốc độc (lethal). Sắc luật mới này cũng cho phép thân nhân người bị hành quyết được nhận thi hài về chôn cất. Giám đốc nhà tù nay đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Đức Minh, minh xác việc thay đổi này : “Chích thuốc độc ít đau đớn hơn, và thân thể người bị xử được toàn vẹn, điều này cũng giảm bớt áp lực tâm lý cho những người thi hành án”. Theo báo chí nhà nước, nhiều công an bị chấn thương tâm thần sau vụ hành quyết.
Tại khóa họp lần thứ 56 của Ủy hội Nhân quyền LHQ ở Genève tháng tư năm 2000, ông Võ Văn Ái đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam xóa bỏ án tử hình, và ông cho biết trong năm 1999 đã có 194 án tử hình tại Việt Nam.
Hôm nay, nhân “Ngày Thế gới Chống Tử hình lần thứ IX”, ông Võ Văn Ái kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tham gia ký kết bản Quy tắc không bó buộc thứ hai liên hệ với Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị nhằm xóa bỏ án tử hình khi có thể thực hiện, và tức khắc đình chỉ tạm thời án tử hình như bước đầu tiến đến xóa bỏ án tử hình.
Bối cảnh chung quanh án tử hình : 22 tội phạm ghi trong bộ Luật Hình sự Việt Nam có thể đưa tới tử hình, trong đó 7 tội đến từ vi phạm “an ninh quốc gia” như phản bội tổ quốc, những hoạt động nhằm lật đổ nhà nước, gián điệp, hoạt động phỉ, khủng bố, v.v… Định nghĩa về các tội phạm chống “an ninh quốc gia” rất mơ hồ. Nhiều năm qua, do hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, LHQ đã từng lên tiếng tỏ vẻ quan ngại cho nhiều cá nhân hành xử ôn hòa quyền tự do ngôn luận của họ bị ghép vào tội phạm trên đây (xem tài liệu của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam trình bày tại Thượng định ASEAN tháng tư và năm năm nay ở Jakarta, Nam Dương : “Pháp quyền hay Pháp trị ? Tội phạm và trừng phạt tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trên Trang nhà Quê Mẹ :
Ví dụ như tội gián điệp (điều 80 trong bộ Luật Hình sự) xử phạt những hoạt động phi chính trị như sự kiện
“thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác (tức không phải bí mật nhà nước, chúng tôi chú)
nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Những nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet, các bloggers đều có thể
bị án tử hình vì họ loan tải thông tin ra nước ngoài theo quan điểm đối
lập.
Điều 79 trong bộ Luật Hình sự dự trù án tử hình cho những ai “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, hay “gây hậu quả nghiêm trọng”. Ở đây chữ “nhằm” cần hiểu như “có ý định” chứ chưa thực hiện. Các nhà bất đồng chính kiến đều có thể bị án tử hình chỉ vì họ mới “có ý định” thay đổi chính phủ hoặc hình thành phong trào đối lập. Tháng giêng năm 2010, các nhà hoạt động dân chủ, gồm có luật sư cho nhân quyền Lê Công Định, Lê Thanh Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung, đã bị kết án theo điều luật 79. Trong thực tế những người này chỉ ôn hòa đòi hỏi dân chủ. Thế mà họ đã bị kết án từ 5 năm đến 16 năm tù.
Điều 79 trong bộ Luật Hình sự dự trù án tử hình cho những ai “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, hay “gây hậu quả nghiêm trọng”. Ở đây chữ “nhằm” cần hiểu như “có ý định” chứ chưa thực hiện. Các nhà bất đồng chính kiến đều có thể bị án tử hình chỉ vì họ mới “có ý định” thay đổi chính phủ hoặc hình thành phong trào đối lập. Tháng giêng năm 2010, các nhà hoạt động dân chủ, gồm có luật sư cho nhân quyền Lê Công Định, Lê Thanh Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung, đã bị kết án theo điều luật 79. Trong thực tế những người này chỉ ôn hòa đòi hỏi dân chủ. Thế mà họ đã bị kết án từ 5 năm đến 16 năm tù.
0 Nhận xét