Tôi không đủ kiến thức để lạm bàn về cuộc
chiến ở Việt Nam, trước khi nó kết thúc vào ngày 30/4/1975. Trên thế
giới, có mấy nước không xảy ra nội chiến? Nhưng cái cách người ta đã khép lại quá khứ, có vẻ nó nhân văn hơn chúng ta?
Năm 1984, trong một chuyến cùng các anh chị trong cơ quan vào Hòa Vang -
Đà Nẵng công tác, tôi có dịp tiếp xúc với những công nhân trẻ, và là
người địa phương. Cùng ở một dãy nhà tập thể, thấy có khách ngoài Hà Nội
vào, thái độ lại thân thiện nên họ hào hứng bắt chuyện. Ban đầu còn rụt
rè, sau thì chân tình, cởi mở hơn. Không biết do cùng lứa tuổi, hay do
sự chân thành mà họ bắt đầu tin tưởng, để có thể tâm sự mà không thấy
ngại ngần. Tôi cảm thấy rõ sự nuối tiếc, bên trong những hồi ức của họ,
về những ngày còn cắp sách đến trường, quan hệ thày trò đầy nhân ái (chứ
không sợ hãi như bây giờ, về cuộc sống không bao giờ biết đến cá khô
mặn chát trong bữa ăn tập thể, về sự mặc cảm là người của “chế độ cũ”
trong cuộc sống hiện tại.…Và tôi, người bên này cuộc chiến – không hề
cảm thấy “hãnh diện”, nếu không nói là có phần hổ thẹn!
Trong một cuộc chiến, người dân bên nào cũng khổ. Nhưng chắc chắn, người dân miền Bắc khổ hơn miền Nam. Một người lính trinh sát miền Bắc, lần đầu tiên từ trên núi nhìn xuống một khu dân cư ở Quảng Ngãi, đã ngạc nhiên khi thấy cả rừng ăng ten trên mỗi nóc nhà. Tất cả đều là nhà mái tôn (tuy có nóng, nhưng còn sang hơn nhà mái rạ, hay mái lợp giấy dầu ở miền Bắc). Ngày đó đến tôi cũng biết, Sài Gòn còn được gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Singapo còn ước chục năm sau không biết có bằng được Sài Gòn. Bây giờ, có ai gọi thành phố Hồ Chí Minh là “hòn ngọc” không?
Khi người lính này nằm dưới hầm bí mật của một gia đình, cô con gái hàng ngày tiếp thức ăn cho anh, đã rủ anh bỏ trốn cùng cô. Anh bảo, trong căn hầm bí mật ấy, vàng chứa đầy trong vỏ thùng đạn đại liên. Nhưng không hẳn do tư tưởng cách mạng, ít nhiều vẫn còn đang hừng hực trong tim, mà cái chính sau lưng anh là số phận của cả một gia đình, sẽ bị đóng một cái dấu nghiệt ngã như thế nào khi có thân nhân đào ngũ.
Lớp người như tôi, già nửa đời người sống trong sự bưng bít và dối trá, chẳng biết đến cả bất đồng chính kiến là gì, nói chi đến số phận của những người “phía bên kia” trong chiến tranh. Có lẽ cái vô cảm đó một phần do người ta vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo, ngay cả sau khi chiến tranh đã kết thúc. Không chỉ người “Thua cuộc” đói. Người “Thắng cuộc” cũng đói vàng cả mắt. Chiến tranh kết thúc mà miền Bắc vẫn ăn cơm độn bột mỳ, khoai, sắn, với hạt bo bo. Vật lộn mưu sinh thế, còn tâm trí và hơi sức đâu mà lo cho bên “Thua cuộc”.
Chỉ vài năm gần đây, khi cuộc sống đã tạm ổn, thốt giật mình khi tự hỏi, mình còn gian nan thế, những người “phía bên kia” ấy, họ tồn tại được bằng cách gì? Thấy mình không chỉ là vô cảm, mà còn quá tàn nhẫn. Chỉ đến khi mình bị bắt bớ, bị đàn áp vô lối, mới nghĩ đến họ trong ngần ấy năm… thấy nghẹn lòng, nước mắt rưng rưng. Thực lòng, mỗi lần 30/4 đến, tôi lại bị dằn vặt bởi cách khép lại của nó tàn nhẫn quá. Mà thực sự nào nó đã khép lại?
Đời không có chữ "NẾU". Thế nên cái gì đã qua hãy để nó cho lịch sử sau này phán xét. Còn giờ đây, đừng tiếp tục một cuộc chiến thứ 2 về lòng người nữa.
Trong một cuộc chiến, người dân bên nào cũng khổ. Nhưng chắc chắn, người dân miền Bắc khổ hơn miền Nam. Một người lính trinh sát miền Bắc, lần đầu tiên từ trên núi nhìn xuống một khu dân cư ở Quảng Ngãi, đã ngạc nhiên khi thấy cả rừng ăng ten trên mỗi nóc nhà. Tất cả đều là nhà mái tôn (tuy có nóng, nhưng còn sang hơn nhà mái rạ, hay mái lợp giấy dầu ở miền Bắc). Ngày đó đến tôi cũng biết, Sài Gòn còn được gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Singapo còn ước chục năm sau không biết có bằng được Sài Gòn. Bây giờ, có ai gọi thành phố Hồ Chí Minh là “hòn ngọc” không?
Khi người lính này nằm dưới hầm bí mật của một gia đình, cô con gái hàng ngày tiếp thức ăn cho anh, đã rủ anh bỏ trốn cùng cô. Anh bảo, trong căn hầm bí mật ấy, vàng chứa đầy trong vỏ thùng đạn đại liên. Nhưng không hẳn do tư tưởng cách mạng, ít nhiều vẫn còn đang hừng hực trong tim, mà cái chính sau lưng anh là số phận của cả một gia đình, sẽ bị đóng một cái dấu nghiệt ngã như thế nào khi có thân nhân đào ngũ.
Lớp người như tôi, già nửa đời người sống trong sự bưng bít và dối trá, chẳng biết đến cả bất đồng chính kiến là gì, nói chi đến số phận của những người “phía bên kia” trong chiến tranh. Có lẽ cái vô cảm đó một phần do người ta vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo, ngay cả sau khi chiến tranh đã kết thúc. Không chỉ người “Thua cuộc” đói. Người “Thắng cuộc” cũng đói vàng cả mắt. Chiến tranh kết thúc mà miền Bắc vẫn ăn cơm độn bột mỳ, khoai, sắn, với hạt bo bo. Vật lộn mưu sinh thế, còn tâm trí và hơi sức đâu mà lo cho bên “Thua cuộc”.
Chỉ vài năm gần đây, khi cuộc sống đã tạm ổn, thốt giật mình khi tự hỏi, mình còn gian nan thế, những người “phía bên kia” ấy, họ tồn tại được bằng cách gì? Thấy mình không chỉ là vô cảm, mà còn quá tàn nhẫn. Chỉ đến khi mình bị bắt bớ, bị đàn áp vô lối, mới nghĩ đến họ trong ngần ấy năm… thấy nghẹn lòng, nước mắt rưng rưng. Thực lòng, mỗi lần 30/4 đến, tôi lại bị dằn vặt bởi cách khép lại của nó tàn nhẫn quá. Mà thực sự nào nó đã khép lại?
Đời không có chữ "NẾU". Thế nên cái gì đã qua hãy để nó cho lịch sử sau này phán xét. Còn giờ đây, đừng tiếp tục một cuộc chiến thứ 2 về lòng người nữa.
Đặng Phương Bích
0 Nhận xét