NV. Nguyễn Trọng Tạo:
TS Nguyễn Sỹ Hóa, thường gọi “bác sĩ Hóa” (nguyên Phó viện trưởng Viện
Da liễu TƯ), từng là GĐ bệnh viện phong Quỳnh Lập, đã tổ chức dựng bia
tưởng niệm và làm ngày giỗ thường niên cho hơn 200 bệnh nhân phong bị
bom Mỹ sát hại. Anh thỉnh thoảng làm thơ và đã xuất bản 3 tập thơ (tâp
gần đây có tên: THƠ ĐỪNG ĐỌC). Từ ngày nghỉ làm việc nhà nước, anh mở
phòng khám và điều trị tại gia: chuyên khoa da liễu và phẫu thuật
thẩm mỹ (Laser điều trị bệnh lý da, Săn sóc da bệnh lý) tại 72/147 Thái
Hà – Đống Đa – Hà Nội (ĐT: 04.35381488). Gặp các ca điều trị đặc
biệt, anh thường viết nhật ký để ghi lại cảm xúc và việc làm nhằm
truyền lại cho con cháu. NTT xin giới thiệu một số trang trích từ “Nhật
ký bác sĩ Hóa”:
Đau đáu ngày 20 tháng Mười Một
(Đêm lúc 23h 15 phút ngày 17.11.2014)
NGUYỄN SỸ HÓA
Khoảng tháng 5, tháng 6 gì đó năm 1965.
Tôi không nhớ rõ, ngày mới lên 6, học vỡ lòng, bố mẹ nghèo quá, không
cho con được học trường làng, nhờ thầy Thắc gần bên kèm cặp. Tôi cầm
bút, thầy “ôm” tay tôi nắn nót từng chữ, từng dòng…m, n, h…
BS Hóa |
Ngày qua ngày, tôi dần dần viết được, nắn nót, rồi viết thành chữ đẹp… học, học chăm…
Rồi không hiểu sao, bố mẹ nghèo thế mà tôi vẫn được vào trường…
Lớp 1, cô giáo Thu nắn nót cho từng học trò, m,n,h,y,…
Lên lớp 2, 3 … các thầy cô cứ coi tôi và
các bạn cùng lớp như con của mình, làm sai thầy gõ tay lên bàn, em làm
sai- ngày mai em làm lại
Lớp 4 trên sân trường, mùa đông giá lạnh – cô cởi áo che cho học trò.
Lên lớp 5 , đi chậm sau thầy. Mấy đứa đi
tắt qua mấy thửa ruộng để vào lớp trước thầy. Vào lớp, Thầy Lành lên
bục. Cả lớp đứng khoanh tay, thầy cho mới được ngồi…Lên lớp 7, tôi còn
nhớ Thầy Lành, mặt nghiêm trên bục giảng “ Em nào còn nói chuyện, để
thầy im”. Cả lớp như tờ.. Thầy giảng… đứa nào cũng phục thầy giảng hay,
thầy nghiêm. Thi lớp 8 em nào cũng giỏi- lên cấp 3. Nhớ ơn thầy… mấy
thằng nuôi, “biếu” thầy mấy con ngỗng, thay nhau gánh xuống nhà thầy.
Thầy “khó coi” tặng lại mấy chục cân muối An Hòa (đất làm muối). Mấy
thằng gánh oải cả vai. Về nhà, ăn mãi mấy năm sau mới hết. Lên lớp 8,
tôi nhớ Cô Thanh, Thầy Duy dạy giỏi. Điểm thi của học trò thầy giữ mãi
đến bây giờ. Thời đó, học trò giỏi, học trò yếu, Thầy nhớ hết. Bài thi
điểm cao Thầy, Cô giữ làm vui. Học trò nào yếu, Cô Thầy dạy bảo như con
mình. Lên lớp 9 nhớ nhất, Thầy Tôi –Thầy Bửu- Quê ở Quảng Bình… máu lửa
chiến tranh…Thầy “truyền lửa” cả trên sân trường, cả trên lớp học. Chúng
em cứ muốn lắng nghe thầy dạy, muốn nuốt từng lời
Tôi nhớ: Thầy ốm nghỉ dạy cả tuần. Mấy đứa đến thăm, tôi chưa đến được.
Vẫn biết phận bố mẹ nghèo, cứ trăn trăn trở trở. Thuở nớ, Tôi còn biết nói với mẹ Danh, Mẹ ơi! Thầy con ốm…
Mẹ bảo: đúng rồi con ạ. “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều ..”
Mẹ Danh thương con! Rồi đi vay mấy nhà…
Ra chợ Bèo – mua 10 quả trứng gà
Ngày mai con thăm Thầy, con ơi! 10 quả
trứng, 5 lạng đường Tôi và bạn Tâm góp lại. Hai đứa đến thăm Thầy…Thầy
đã khỏe: “cảm ơn hai em…”
Mai Thầy lên bục giảng. Tôi lên cấp 3.
Rồi vào Đại học..(1970), 6 năm ở trường Y Hà Nội tôi chưa có điều kiện
trả ơn … thầy, cô. Nắm bột mì, đầy mọt đeo đuổi tôi suốt 6 năm trời…
Ra trường tôi còn gặp lại..Thầy Bửu,
thầy Xuân, thầy Lâm xuất bản mấy quyển sách thơ. Rao, bán nỏ ai mua…mấy
thằng rủ nhau bán hộ.
Rồi! em còn gặp lại…mấy Giáo sư, Tiến Sĩ, nghèo còn hơn cả Tú Xương, Tú Mỡ
Các Thầy, các Cô! Nghèo! nhưng vẫn như ngày xưa.
Tâm hồn nơi Cô Thầy gửi…
Lớp măng non trưởng thành, đã về già, có thằng đã chết, có thằng già hơn cả Thầy, Cô.
Xin tạ ơn Cô, Thầy..
Bố buồn, hôm nay (17.11.2014),
Bố đến Cô Hoa (cô giáo chủ nhiệm hai con
tôi) tặng Cô bó hoa tươi thắm nhân ngày 20 tháng 11sắp đến, để cảm ơn
cô giáo đã dạy dỗ con tôi nay đã vào đại học.
Bố vui, về kể với mẹ con: “Bố mới đến cô Hoa….”
Mẹ con bảo: “Cô ấy về hưu rồi, đến làm chi nữa… Tôi lặng người! rồi thầm nghĩ:
Các con ơi! Mọi người ơi! À, Bố quên-
muốn ngẫm lại mấy điều, đúng rồi, mình nguyên là Viện Phó, Thầy giáo
kiêm nhiệm ở Trường Đại Học Y Hà Nội suốt mấy năm trời. Thời còn đương
chức, đến ngày này, hoa đầy phòng, “cho” không hết. Về hưu rồi, chỉ còn
“đủ sức” tặng hoa Thầy, Cô của con mình. Thôi- đúng! “nước mắt chảy
xuôi….” Đừng trách ai nữa. Các con! Mẹ nông cạn nói thế thôi. Bố nghĩ,
chỉ có những giọt nước mắt chảy ngược, nuốt vào khúc ruột đớn đau mới
thấy hết, biết hết giá trị nhân văn của người làm Thầy- Thầy giáo- Thầy
thuốc dạy người, cứu người… Còn những giọt nước mắt lăn trên gò má cũng
đáng quý, nhưng chỉ ở trên da,…ở đời này không hiếm!!
Đêm vui – buồn lẫn lộn.
Giữa thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Con ơi!
19/11/2014
0 Nhận xét