Không hiểu sao, thời gian gần đây các báo bị phạt và bị phản ảnh nhiều đến thế.
Vừa rồi, sau vụ báo Sài Gòn Giải Phóng đăng bài về 61 đảng viên, bị chất vấn ngược không dám tiếp các vị đảng viên lão thành vì lý do "thiếu ghế".
Tiếp đến nhà xuất bản Lao Động Xã Hội bị phạt 252 triệu vì trên bìa cuốn sách luật có một tấm hình của diễn viên hài Công Lý được chỉnh sửa photoshop. Nhiều người cho rằng, nhà xuất bản có chủ ý khi cho rằng luật ở Việt Nam là luật rừng và những nhà thi hành cũng như những nhà lập pháp chỉ là những người tấu hài mà thôi.
Ngày 21/11/2014, trên mạng loan truyền thông tin báo Giáo Dục bị phạt 50 triệu vì dám nói sai sự thật, (bài đã bị gỡ xuống nhưng được đăng lại tren Boxitvn) nhưng không biết sai chỗ nào vì công luận chẳng được biết.
Đến hôm nay, được xem đoạn video phát trên VTV3 vào tối 19/11/2014 có tựa đề Nhặt xương cho thầy. Đoạn video đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ công luận. Sau sự phản ảnh mạnh mẽ ấy, Bộ trưởng bộ TT&TT đã phạt VTV 30 triệu đồng. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như nó chiếu vào ngày khác. Nhưng, nó lại được chiếu đúng vào ngày tri ân thầy cô, khiến thầy giáo Đỗ Kiên Trung đã phải thốt lên: "Cám ơn VTV đã tát thẳng vào mặt chúng tôi."
Xung quanh những vụ việc trên, điều đáng quan tâm là những người đứng ra xử phạt không đi đến ngọn nguồn tại đâu mà lại xảy ra sự việc như thế. Đến như VVT, bộ mặt và tiếng nói của nhà nước mà còn như thế, huống chi các báo đài khác. Có lẽ, chỉ còn một cách giải thích: Một khi thông tin bị kiểm duyệt và ém nhẹm thì người ta tìm cách để được thể hiện những suy nghĩ của mình. Cái gì có đầy trong lòng thì mới nói ra. Cái gì càng cấm người ta càng khao khát. Cái khao khát ở đây chính là khiếm khuyết trong mọi mặt của xã hội Việt Nam để khắc phục và đưa Việt Nam tiến lên thay vì ca tụng hão.
Suy tới cùng, vấn đề không phải là phạt hay không phạt, nhạy cảm hay không nhạy cảm, đạo đức hay không đạo đức, đúng luật hay không đúng luật nhưng là hãy mở cánh cửa tự do cho truyền thông. Chính tự do truyền thông và biểu đạt tư tưởng sẽ hạn chế những khiếm khuyết này. Chỉ cái gì chân thật mới sống mãi. Sự dối trá và mưu mẹo sớm muộn rồi cũng tiêu vong.
Suy tới cùng, vấn đề không phải là phạt hay không phạt, nhạy cảm hay không nhạy cảm, đạo đức hay không đạo đức, đúng luật hay không đúng luật nhưng là hãy mở cánh cửa tự do cho truyền thông. Chính tự do truyền thông và biểu đạt tư tưởng sẽ hạn chế những khiếm khuyết này. Chỉ cái gì chân thật mới sống mãi. Sự dối trá và mưu mẹo sớm muộn rồi cũng tiêu vong.
0 Nhận xét