TMSS: Dưới đây là bức thư của cô gái Võ Thị Mỹ Linh đang ở Nêpal gửi cho bộ trưởng BGD Phạm Vũ Luận. Sau khi bài viết được đăng tải trên Facebook đã có nhiều ý kiến phản hồi. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, nguyên là thành viên Ban Chỉ đạo Đề án ngoại
ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT), cũng đã trả lời trên báo VietnamNet (xem phần cuối). Tuy nhiên, với thời đại công nghệ thông tin, không phải muốn nói gì thì nói. Cẩn trọng kẻo bị gọi là cả vú lấp miệng em!
--------------------------------------------------
GỬI BÁC BỘ TRƯỞNG BỘ GD
Võ Thị Mỹ Linh - chủ nhân lá thư gửi Bộ trưởng hiện đang ở Nepal |
Chuyện kể là, hôm qua, cháu ngồi ở thư viện trường Shree Sarbodaya quận Syanja - Nepal. Cháu dành cả một ngày đọc sách giáo khoa English để hiểu cách dạy English của người Nepal. Dĩ nhiên, người Nepal dạy English không tốt đâu. Vì họ không có tiền để mua tivi, băng đĩa, không có phương tiện cho học sinh nghe người bản xứ nói chuyện, thậm chí đến cả cuốn từ điển giấy họ còn túng thiếu bác ạ( túng thiếu đến cỡ nào cháu sẽ có 1 bài viết để kể sau). Nhưng so với Việt Nam thì English của họ giỏi hơn nhiều. Dĩ nhiên, Nepal đúng là một nước nghèo, nghèo xếp hạng top nghèo nhất thế giới ấy. Nhưng cần so sánh với trình độ GD của 1 nước nghèo để thấy rằng trình độ của nước mình ở đâu. Và giờ, có mấy điều cháu muốn trao đổi với bác như sau:
1. Cháu đọc SGK English của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5.
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful với câu chuyện cậu bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy.
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi, "What do you want?" và kể chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ổng ra vườn trồng khoai tây và ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ổng trồng. Thế là ổng viết thư cho con trai. Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm chí ngoài English, họ còn có 2 môn học khác là Văn hoá xã hội và Khoa học - Sức khoẻ cũng hoàn toàn được viết bằng English và nằm trong môn học chính của học sinh.
Cháu lập tức nhắn về Việt Nam, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách, chụp cho cháu xem SGK English từ 1-5 dạy cái gì. Bác biết gì không?
Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 là dạy câu "where are you from". Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu "How're you". Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu "where're you from".
Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh VN quá kém nên có mỗi 3 câu "hello, how're you, where're you from" mà bác bắt chúng phải học đi học lại suốt 5 năm học như thế hay không?
Hay là tại những người soạn sách không biết gì hơn để mà soạn?
Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?
Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hoá nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học English. Buồn cười nhỉ.
2. Để dạy học sinh Nepal hiểu English, nhớ English, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ. Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.
Để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?
3. Người Nepal soạn sách giáo khoa để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hoá hàng ngày của họ.
Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda... Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn English vì nó gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ.
Chúng ta - trong đó có bác - luôn nói tự hào về Việt Nam. Nhưng có bao giờ bác nhìn SGK English của người Việt để xem sách viết gì không?
Sách viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry...những cái tên không phải của người Việt. Sách kể chuyện My hometown nhưng cái Hometown ấy là London.
Sách kể về món bánh nhưng không phải là bánh chưng, bánh giày bánh mì thịt nướng mà là bánh Pizza.
Thế nên cháu muốn hỏi là, có phải vì chúng ta không đủ kinh phí để soạn một cuốn sách dạy English nhưng nội dung xoay quanh đời sống Việt không? Hay là những nhà soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn nên phải dùng những câu chuyện của nước khác. Để đến khi người nước ngoài họ hỏi cái món bánh nổi tiếng nhất ở nước mày là món gì thì học sinh bảo là pizza vì chúng không biết từ bánh mì thịt nướng trong English nói thế nào.
Nếu mà vì chúng ta nghèo quá, không có kinh phí, chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ huy động được một đội ngũ soạn được cuốn sách dạy English cho người Việt mà không cần lấy một đồng nào.
Còn nếu vì những người soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn để viết, thì cũng chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ chỉ họ cách viết. Thí dụ như thay vì viết bài giảng "quê mày ở đâu hả Tom? Quê tao ở Mỹ, Peter ạ" thì cháu sẽ chỉ họ chuyển thành thế này "Quê mày ở đâu hả Tí? Quê tao ở Mỹ Tho Tèo ạ, là cái xứ ngày xưa bọn Mỹ đánh hoài mà không chiếm được ấy."
Cháu tin bọn học sinh sẽ hứng thú với câu chuyện của thằng Tí, thằng Tèo hơn câu chuyện của Tom và Peter ạ. Vì chúng cháu đã từng là những thằng Tí, thằng Tèo như thế.
5. Đã rất lâu rồi, chúng ta, hoặc vì lười biếng, hoặc vì bảo thủ, hoặc vì không muốn tiếp cận cái mới nên luôn tự ru ngủ nhau rằng, "là người Việt, chúng ta phải tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học tiếng Việt chứ không phải English". Đó chắc là lý do mà kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi English trở thành môn tự chọn và không có trong môn thi.
Nhưng cháu thì muốn đổi lại một chút thế này, "là người Việt, chúng ta cần tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học English để nói cho thế giới biết về văn hoá của chúng ta đẹp như thế nào". Người Nepal đưa English thành ngôn ngữ chính, vì họ muốn kể câu chuyện văn hoá của đất nước họ cho thế giới biết. Nên cũng đã đến lúc chúng ta cần học theo như họ rồi bác ạ.
Nó giống như câu chuyện anh nông dân xây được cái nhà đẹp ấy. Nếu anh tự hào về ngôi nhà anh đẹp, thì anh phải tìm cách đi qua làng bên, nói cho người làng bên biết cái nhà anh đẹp thế nào để họ còn biết mà đến thăm. Nhưng chúng ta đã làm gì? Chúng ta đã bảo anh nông dân ấy nằm ở nhà, chổng mặt lên ngắm trần nhà và tự khen nhà mình đẹp thôi là đủ. Trong khi thế giới ngoài kia, có biết bao ngôi nhà đẹp hơn đang được xây nên mỗi ngày, bác ạ...
PS: nói có sách, mách có chứng, cháu gửi hình so sánh SGK English của học sinh Nepal và VN cho bác nhé. 2 hình đầu là SGK của VN. Các hình còn lại SGK của Nepal.
PS2: cháu thì ở xa, bác lại bận trăm công nghìn việc chắc khó nghe thấy những lời cháu nói. Nhưng cháu tin 7000ng follow cháu đây, mỗi ng góp 1 tiếng, rồi cũng tới tai bác thôi
------------------
KHI TUỔI TRẺ LÊN TIẾNG
Cánh Cò
1. Một cô gái trẻ, Võ Thị Mỹ Linh, sinh năm 1989 viết thư gửi Bộ
trưởng Giáo dục và Đào tạo trình bày kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh của
Nepal, đất nước mà cô có dịp du lịch bụi để tìm hiểu về con người, văn
hóa cũng như cách mà họ dạy tiếng Anh trong nhà trường để bồi đắp kiến
thức khá mỏng manh về tiếng Anh của cô.
Cô gái quan sát về sách giáo khoa dạy tiếng Anh của Nepal mà cô có
dịp gần gũi để so sánh với sách giáo khoa tại Việt Nam được cô ghi lại
qua bức thư như sau:" Sách giáo khoa English của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5:
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học
đầu tiên của học sinh lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên
của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Bài học đầu
tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful với câu chuyện cậu
bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy.
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi, "What do you want?" và kể
chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ông ra vườn trồng khoai tây và
ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ông trồng. Thế là ông
viết thư cho con trai. Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm
chí ngoài English, họ còn có 2 môn học khác là Văn hoá xã hội và Khoa
học - Sức khoẻ cũng hoàn toàn được viết bằng English và nằm trong môn
học chính của học sinh.
Cháu lập tức nhắn về Việt Nam, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách,
chụp cho cháu xem SGK English từ 1-5 dạy cái gì. Bác biết gì không?
Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 là dạy
câu "where are you from". Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu
tiên của SGK 4 dạy câu "How're you". Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại
câu "where're you from".
Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của
học sinh VN quá kém nên có mỗi 3 câu "hello, how're you, where're you
from" mà phải học đi học lại suốt 5 năm?
Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?
Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận
ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ
những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn
khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hoá nhưng lại
lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học English. Buồn cười nhỉ.
2. Để dạy học sinh Nepal hiểu English, nhớ English, người Nepal bắt
đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này
việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ.
Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu
chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời
và ghi nhớ.
Để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách VN soạn ra
những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn
hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội
dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?
3. Người Nepal soạn sách giáo khoa để dạy người Nepal. Thế nên những
câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hoá
hàng ngày của họ.
Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé,
cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda... Đó là cách họ
khiến học sinh hứng thú với môn English vì nó gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng
là cách họ từ hào về đất nước họ."
Bức thư của cô gái rõ ràng là thuyết phục và nếu có quan tâm hơn có
lẽ Bộ Giáo dục phải xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Ngược lại người
ta trả lời bức thư ấy bằng thái độ kẻ cả, quan quyền, chỉ tay năm ngón
và nhất là luận cứ của sự trả lời hoàn toàn lệch chuẩn không xứng đáng
với bức thư của cô gái chỉ mới 23 tuổi.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, nguyên là thành viên Ban Chỉ đạo Đề án ngoại
ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT), trả lời trên báo VietnamNet với những điểm
chính như sau:
Trước tiên ông phủ đầu người gửi thư bằng kinh nghiệm viết sách giáo
khoa của ông, mặc dù chưa ai đọc và thấy cái kinh nghiệm ấy ra sao kể cả
ông là thành viên của một ban chỉ đạo "sắp" tai tiếng trong việc soạn
thảo chương trình ngoại ngữ quốc gia. Ông cho rằng cô gái này chưa đọc
hết và nhất là chưa hiểu hết về nghệ thuật làm chương trình. Cô làm ầm ĩ
lên như vậy chứng tỏ cô không biết gì cả.
Xin thưa với ông hai điều trong cái gọi là phản biện hay trả lời này của ông.
Trước nhất cô gái này hoàn toàn không phê phán cái chương trình mà
ông gọi là cô "chưa đọc hết" này. Cô chỉ đưa ra một so sánh nhẹ theo cái
nhìn của cô, một người ham học tiếng Anh và có ý chí muốn học từ một
đất nước khác đất nước của mình. Thứ hai, ông nói soạn thảo sách giáo
khoa là một nghệ thuật thì tôi e rằng ông nói không chính xác. Không có
loại hình nghệ thuật nào ở đây cả, chỉ có khoa học thực nghiệm làm cho
người học, người dạy đạt tới sự thành công mà thôi. Vin vào hai chữ
"nghệ thuật" là tư duy ầu ơ, đánh bùn sang ao và làm rối trí những ai
không biết phân biệt thế nào là khoa học và thế nào là nghệ thuật.
Soạn sách giáo khoa dù là môn gì cũng dựa trên cách sắp xếp khoa học
và kinh nghiệm tích lũy lâu năm trong lĩnh vực chuyên môn. Ở đây không
có chỗ cho các ông khoe nhặng lên những kiến thức không phù hợp, cốt
chứng tỏ rằng bài học càng khó thì học sinh càng giỏi.
Cái thứ nghệ thuật ấy chỉ có thể áp dụng vào các phiên họp đảng ủy,
nơi người ta hết sức tô vẽ trên từng lời nói còn nội dung thực hiện thì
để tự nó đến sau ông ạ.
Ông biện bạch rằng chương trình ở Việt Nam có cấp bậc đi lên. Sau 3
tháng nghỉ hè, bài đầu tiên cho học sinh học là ôn lại kiến thức cũ, ôn
lại các cấu trúc cũ chứ không phải học lặp lại.
Cô Võ Thị Mỹ Linh không dốt và dễ dàng bị ông cả vú lấp miệng em. Cô
chứng minh một cách rõ ràng rằng sự lập lại không khoa học trong chương
trình sách giáo khoa liên tiếp nhiều năm cần phải xem xét lại. Muốn ôn
lại kiến thức đã học năm trước phải đưa vào những câu chuyện mới lồng
những yếu tố cũ đã học để học sinh vừa tiếp thu cái mới vừa có thể ôn
lại hiệu quả những gì đã học.
Ông chống chế một cách yếu ớt và quan trọng hơn trong lời chống chế
này đã lộ ra đường mòn trong việc soạn sách giáo khoa. Con đường mòn ấy
đáng lẽ phải được phát quang từ lâu nhưng không làm được vì cái nhìn
thiển cận của những người đang rất tự hào tiếp tục được dò dẫm trên lưng
của nó.
Ông để lộ ra sự thiếu hiểu biết một lần nữa khi nói rằng: "có thể
những quyển sách tiếng Anh cô gái đó nhờ bạn chụp lại là sách theo
chương trình cũ. Theo chương trình cũ, thậm chí đến lớp 10, học sinh học
lại a b c từ đầu, bởi ở thời điểm xây dựng chương trình đó có tới 2/3
học sinh THCS không được học ngoại ngữ."
Câu nói này chứng tỏ ông không hề biết một chút gì về các cuốn sách dạy và học tiếng Anh trên kệ sách cả nước.
Chương trình mới còn được gọi là Đề án Ngoại ngữ 2020 mà ông đang
tham gia nhằm xây dựng chương trình ngoại ngữ tổng thể 10 năm phổ thông
từ lớp 3 đến lớp 12 mà ông giải thích là "được viết liên thông từ dưới
lên trên. Mục tiêu là đến hết lớp 12, học sinh sẽ phải đạt chuẩn B1 châu
Âu, tương đương với bậc 3 của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này,
chương trình được xây dựng và đánh giá là khó, chứ không hề đơn giản".
Một lần nữa xin lập lại, thưa ông, "khó" không phải là mục tiêu của
một cuốn sách giáo khoa bất cứ về môn gì, mà "dễ tiếp thu" do cách sắp
xếp khoa học mới là mục tiêu ông ạ.
Võ Thị Mỹ Linh đã chứng minh Nepal đã và đang theo cách này và học
sinh của họ rất ham thích khi học tiếng Anh từ các lớp vỡ lòng. Việt Nam
đã đi quá lâu trên con đường "khó là chính" cho nên học sinh "nuốt" bài
chứ không phải "học" bài. Vì nuốt quá nhiều bài học "khó" trong sách
giáo khoa nên hầu hết đều bội thực. Nếu họ được "học" bài thì kiến thức
đã tan vào óc, có đâu cứ trợn trạo vì không thể tiêu hóa những đánh đố
do ông và các đồng nghiệp của ông cố nặn ra hầu chứng tỏ kiến thức cao
như núi của chính các ông.
Ông nói rằng "Nepal là một quốc gia thuộc địa của Anh, giống như
Myanmar, Singapore, Malaysia… Đã từ lâu, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở
những nước này. Toàn bộ hệ thống giáo dục đại học của họ cũng “copy”
của Anh."
Ô hay, ông gói gọn vào hai chữ "copy" và cho rằng điều này làm cho
Nepal học và dạy giỏi tiếng Anh, vậy tại sao ông và đồng nghiệp không
lập lại thao tác này nghĩa là cứ copy cho được việc, cần gì phải vắt óc
ra tìm tòi cái "nghệ thuật" mà ông kín đáo tự hào?
Sách dạy tiếng Anh nước ngoài đầy trên thị trường cả trong và ngoài
nước. Trí thức Việt kiều sinh ra tại các nước nói tiếng Anh nhiều như lá
trong rừng sẵn sàng bỏ công ra giúp cho Việt Nam cách thức mà họ đã
học. Các ông không dám xử dụng họ vì sợ mất miếng ăn và mất cả chức vị,
vậy thì đừng nên cho rằng chỉ có các nước bị Anh hay Mỹ lấy làm thuộc
địa mới giỏi tiếng Anh. Lập luận ông đưa ra không thuyết phục được người
Việt Nam nơi có ba triệu người dân lưu lạc biết rành rẽ thế nào là
tiếng Anh ông ạ.
Qua cách phản biện lại bức thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo của
Võ Thị Mỹ Linh ông đã phạm phải một lỗi lầm quan trọng: mang cả một ban
bệ trong đó có ông để mong đè bẹp cô gái trẻ tuổi này với lập luận cô
gái này nông nổi và không biết gì về sách giáo khoa tiếng Anh. Ông đã
không thành công và tất cả những người trẻ theo dõi vụ này đã phản ứng
bất lợi cho ông là đúng.
Phẩm chất của Võ Thị Mỹ Linh đáng quý ở chỗ cô ấy dám lên tiếng trực
tiếp với một Bộ trưởng. Cho dù góp ý của cô gái này còn có chỗ phải bàn
nhưng điểm sáng trong toàn bức thư là nhận thức của một người trẻ về các
thất bại trong sách giáo khoa. Đó không phải là sự can đàm mà là trách
nhiệm và tâm lý khao khát được thấy cái mới.
Tâm lý ấy đã bị ông vội vàng xô ngã bằng cái tự tôn không nên có.
Võ Thị Mỹ Linh có phẩm chất của những mầm xanh không biết khuất phục
bởi sự già nua cũ kỹ. Người ta thấy đâu đó loáng thoáng hình ảnh của
Zuckerberg, người dám bỏ cả Havard để phiêu lưu vào mảnh đất Facebook và
giờ đây trở thành tấm gương cho bao người trẻ khắp thế giới.
Việt Nam không thể có một Zuckerberg không phải do thiếu chất xám lẫn
tính mạo hiểm, phiêu lưu tìm cái mới mà bởi quá nhiều vật cản do cơ chế
này tạo ra, trong đó có ông, điển hình cho những tư duy cục bộ vô hình
nhưng rất chắc chắn.
-----------------------------------------------------
SGK tiếng Anh: 'Làm ầm ĩ là...không biết gì'
Ngân Anh ghi
- Ông Nguyễn Ngọc Hùng, nguyên là thành viên Ban Chỉ đạo đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT), chia sẻ về bức thư của Võ Thị Mỹ Linh gửi Bộ trưởng GD-ĐT về việc học tiếng Anh.
Theo tôi, cô gái đó chưa đọc hết và chưa hiểu về nghệ thuật làm chương
trình, làm “ầm ĩ” lên như vậy chứng tỏ là… không biết gì. Muốn đánh giá,
cần xem xét cả quyển sách chứ không phải 1 bài.
Chương trình ở Việt Nam có cấp bậc đi lên. Sau 3 tháng nghỉ hè, bài đầu tiên cho học sinh học là ôn lại kiến thức cũ, ôn lại các cấu trúc cũ chứ không phải học lặp lại.
Câu chào hỏi buổi đầu tiên đến lớp đơn giản, nhưng nội dung học những bài tiếp theo là khó dần lên.
Hơn nữa, có thể những quyển sách tiếng Anh cô gái đó nhờ bạn chụp lại là sách theo chương trình cũ. Theo chương trình cũ, thậm chí đến lớp 10, học sinh học lại a b c từ đầu, bởi ở thời điểm xây dựng chương trình đó có tới 2/3 học sinh THCS không được học ngoại ngữ.
Còn Đề án Ngoại ngữ 2020 xây dựng chương trình ngoại ngữ tổng thể 10 năm ở phổ thông, từ lớp 3 đến lớp 12.
Chương trình mới được viết liên thông từ dưới lên trên. Mục tiêu là đến hết lớp 12, học sinh sẽ phải đạt chuẩn B1 châu Âu, tương đương với bậc 3 của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, chương trình được xây dựng và đánh giá là khó, chứ không hề đơn giản.
Học theo chương trình mới, học sinh sẽ nói được những vấn đề của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, chứ không chỉ kể lại câu chuyện của nước ngoài.
Thứ hai là, trong SGK xây dựng theo chương trình của Đề án 2020, tính Việt Nam rất nhiều.
Chương trình có yếu tố mở và địa phương. Từ lớp 6 trở đi, chương trình có yêu cầu liên hệ.
Phương pháp giảng dạy cũng thay đổi quan trọng. Đối với giáo viên, chương trình cũng rất mở, giáo viên có thể đưa đình chùa, di tích của địa phương… vào giảng dạy.
Đề án đã hoàn thành SGK tiểu học với lớp 3, 4, 5, cấp THCS đã làm SGK lớp 6, 7 và THPT là SGK lớp 10, 11. SGK ngoại ngữ mới ở bậc tiểu học đã triển khai từ năm 2010. Ở bậc THPT những nơi có điều kiện sẽ triển khai theo SGK của chương trình mới.
Vì sao học sinh Nepal giỏi tiếng Anh?
Cũng cần phải xét đến việc Nepal là một quốc gia thuộc địa của Anh, giống như Myanmar, Singapore, Malaysia… Đã từ lâu, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở những nước này. Toàn bộ hệ thống giáo dục đại học của họ cũng “copy” của Anh.
Trong khi đó, giáo dục đại học Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ…
Nói như vậy để chúng ta biết rằng, giáo viên tiếng Anh của họ đạt chuẩn, còn của Việt Nam có mấy người? Giáo viên tiếng Anh mà không ít người phát âm còn sai.
Vì vậy, trong giai đoạn đầu, Đề án ngoại ngữ 2020 tập trung bồi dưỡng giáo viên, sao cho trước hết phải nói đúng tiếng Anh đã, chứ còn chưa bàn đến việc nói hay, nói chuẩn.
Tất cả hệ thống giáo dục phụ thuộc vào người thầy, nên phải tập trung vào thầy cô giáo. Bên cạnh đó là việc đánh giá tầm quan trọng của ngoại ngữ trong đời sống kinh tế chính trị xã hội của quốc gia.
Nền kinh tế không có sự chuẩn bị khi năm 2015 hội nhập ASEAN. Không có ngoại ngữ, lực lượng lao động thua ngay trên sân nhà.
Mong muốn một đằng, nhưng chúng ta lại chỉ đạo một nẻo.
Như quy định năm vừa rồi không bắt buộc thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ. Hậu quả thấy ngay: chỉ hơn 16% học sinh chọn môn Tiếng Anh.
Từ năm 2015 lại quy định bắt buộc thi tốt nghiệp ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia. Tôi hy vọng với quy định này việc học ngoại ngữ sẽ tốt dần lên.
Các kỳ thi Olympic, các sân chơi tiếng Anh ở tiểu học lâu nay diễn ra rất vui vẻ, hiệu quả, thì bây giờ Bộ GD-ĐT lại cấm. Như vậy sẽ không tạo ra môi trường học ngoại ngữ cho học sinh.
Các chuyên gia trong nước và nước ngoài đều xác định rằng yếu tố quan trọng là ông thầy.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng đã từng nói chương trình và SGK là phần phụ, người thầy mới là quan trọng nhất.
Không nên coi SGK môn ngoại ngữ, cũng như các môn học khác, như huyền thoại, hay bài toán gì ghê gớm. Mà trước hết, phải tạo điều kiện cho người thầy.
Sách dạy tiếng Anh của học sinh VN được Linh chia sẻ trên Facebook cá nhân |
Chương trình ở Việt Nam có cấp bậc đi lên. Sau 3 tháng nghỉ hè, bài đầu tiên cho học sinh học là ôn lại kiến thức cũ, ôn lại các cấu trúc cũ chứ không phải học lặp lại.
Câu chào hỏi buổi đầu tiên đến lớp đơn giản, nhưng nội dung học những bài tiếp theo là khó dần lên.
Hơn nữa, có thể những quyển sách tiếng Anh cô gái đó nhờ bạn chụp lại là sách theo chương trình cũ. Theo chương trình cũ, thậm chí đến lớp 10, học sinh học lại a b c từ đầu, bởi ở thời điểm xây dựng chương trình đó có tới 2/3 học sinh THCS không được học ngoại ngữ.
Còn Đề án Ngoại ngữ 2020 xây dựng chương trình ngoại ngữ tổng thể 10 năm ở phổ thông, từ lớp 3 đến lớp 12.
Chương trình mới được viết liên thông từ dưới lên trên. Mục tiêu là đến hết lớp 12, học sinh sẽ phải đạt chuẩn B1 châu Âu, tương đương với bậc 3 của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, chương trình được xây dựng và đánh giá là khó, chứ không hề đơn giản.
Học theo chương trình mới, học sinh sẽ nói được những vấn đề của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, chứ không chỉ kể lại câu chuyện của nước ngoài.
Thứ hai là, trong SGK xây dựng theo chương trình của Đề án 2020, tính Việt Nam rất nhiều.
Chương trình có yếu tố mở và địa phương. Từ lớp 6 trở đi, chương trình có yêu cầu liên hệ.
Phương pháp giảng dạy cũng thay đổi quan trọng. Đối với giáo viên, chương trình cũng rất mở, giáo viên có thể đưa đình chùa, di tích của địa phương… vào giảng dạy.
Đề án đã hoàn thành SGK tiểu học với lớp 3, 4, 5, cấp THCS đã làm SGK lớp 6, 7 và THPT là SGK lớp 10, 11. SGK ngoại ngữ mới ở bậc tiểu học đã triển khai từ năm 2010. Ở bậc THPT những nơi có điều kiện sẽ triển khai theo SGK của chương trình mới.
Vì sao học sinh Nepal giỏi tiếng Anh?
Cũng cần phải xét đến việc Nepal là một quốc gia thuộc địa của Anh, giống như Myanmar, Singapore, Malaysia… Đã từ lâu, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở những nước này. Toàn bộ hệ thống giáo dục đại học của họ cũng “copy” của Anh.
Trong khi đó, giáo dục đại học Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ…
Nói như vậy để chúng ta biết rằng, giáo viên tiếng Anh của họ đạt chuẩn, còn của Việt Nam có mấy người? Giáo viên tiếng Anh mà không ít người phát âm còn sai.
Vì vậy, trong giai đoạn đầu, Đề án ngoại ngữ 2020 tập trung bồi dưỡng giáo viên, sao cho trước hết phải nói đúng tiếng Anh đã, chứ còn chưa bàn đến việc nói hay, nói chuẩn.
Tất cả hệ thống giáo dục phụ thuộc vào người thầy, nên phải tập trung vào thầy cô giáo. Bên cạnh đó là việc đánh giá tầm quan trọng của ngoại ngữ trong đời sống kinh tế chính trị xã hội của quốc gia.
Nền kinh tế không có sự chuẩn bị khi năm 2015 hội nhập ASEAN. Không có ngoại ngữ, lực lượng lao động thua ngay trên sân nhà.
Mong muốn một đằng, nhưng chúng ta lại chỉ đạo một nẻo.
Như quy định năm vừa rồi không bắt buộc thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ. Hậu quả thấy ngay: chỉ hơn 16% học sinh chọn môn Tiếng Anh.
Từ năm 2015 lại quy định bắt buộc thi tốt nghiệp ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia. Tôi hy vọng với quy định này việc học ngoại ngữ sẽ tốt dần lên.
Các kỳ thi Olympic, các sân chơi tiếng Anh ở tiểu học lâu nay diễn ra rất vui vẻ, hiệu quả, thì bây giờ Bộ GD-ĐT lại cấm. Như vậy sẽ không tạo ra môi trường học ngoại ngữ cho học sinh.
Các chuyên gia trong nước và nước ngoài đều xác định rằng yếu tố quan trọng là ông thầy.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng đã từng nói chương trình và SGK là phần phụ, người thầy mới là quan trọng nhất.
Không nên coi SGK môn ngoại ngữ, cũng như các môn học khác, như huyền thoại, hay bài toán gì ghê gớm. Mà trước hết, phải tạo điều kiện cho người thầy.
----------------
TMSS tổng hợp
0 Nhận xét