Ngày 10/10/2014, trên trang web của HĐGMVN có đăng tải bản ký kết phối hợp thực hiện chương trình đảm bảo trật tự và an toàn giao thông giữa HĐGM và Bộ trưởng Đinh La Thăng. Với bản ký kết này có nhiều luồng ý kiến trái triều được bình luận - chưa thấy trên mạng internet - nhưng trong đời thường.
- 1. Đây là hành động tích cực nhằm đảo bảo an toàn giao thông và thăng tiến xã hội,
- 2. HĐGM trở thành con cờ chính trị trong tay nhà nước khi ký văn bản này,
- 3. Điều này cho thấy sự bất lực trong vấn đề truyền thông các chủ trương chính sách của nhà nước và đã đến lúc phải cần đến tôn giáo.
Với ba luồng ý kiến trên, cá nhân người viết xin đưa ra những nhận định sau đây:
I. Đây là hành động tích cực nhằm đảo bảo an toàn giao thông và thăng tiến xã hội,
Điều đầu tiên phải nói là tôi đồng ý với việc ký kết này của HĐGM VN. Đồng ý vì những lý do sau đây:
1. Tình trạng giao thông của Việt Nam ngày một tồi tệ và tai nạn giao thông không hề giảm mà có xu hướng tăng lên không ngừng.
Là một Kitô hữu, đồng thời là một công dân, mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ sự sống và quyền sống của con người. Kitô hữu vẫn không ngừng tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là chủ tể của sự sống và sự sống của con người không ai được xâm phạm dưới bất kể hình thức nào. Vậy, việc thực thi an toàn giao thông chính là một cách thiết thực để bảo vệ quyền sống ấy. Đó cũng là cách chúng ta khẳng định việc tôn trọng quyền sống là điều phải làm và đáng phải làm để cho mình và người khác được sống trong môi trường giao thông an toàn hơn.
2. Tình hình vi phạm giao thông ngày càng nhiều, đáng nói, trong đó có giới tu sĩ của các tôn giáo
Khỏi cần phải dẫn chứng, chúng ta thấy tình hình giao thông ùn tắc gây cản trở và nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tổn hại kinh tế như thế nào. Song, vốn ít ai chịu nhường nên sẵn sàng vượt đèn đỏ hay qua mặt cảnh sát giao thông. Nhiều người coi đây là một chiến tích đem khoe với bạn bè. Vì vậy, đèn đỏ mà bạn dừng lại giữa ngã tư không người qua lại sẽ bị cho là người khùng. Tới đây tôi nhớ tới câu nói ví von sau: "Thiên hạ toàn đứa cởi truồng. Thì đứa mặc quần là kẻ khiêu dâm".
Thật vậy, việc chấp hành các quy tắc và luật lệ giao thông chính là việc chúng ta khẳng định mình là con người chân chính và tôn trọng sự thật. Luật đưa ra để bảo vệ con người chứ không phải để đè bẹp con người. Nếu mỗi người chấp hành luật giao thông thì số vụ tai nạn sẽ giảm đi, tình hình ùn tắc giao thông cũng giảm kèm theo sự giảm bớt thiệt hại về kinh tế cũng như phát sinh bệnh tật qua tình trạng ô nhiễm môi trường.
Điều đáng nói nữa là tình trạng vi phạm giao thông của các chức sắc tôn giáo dường như có vẻ trắng trợn hơn - tuy không phải lớn như các vụ khác - nhưng lại là một niềm tự hào vì mình là chức sắc tôn giáo nên không bị phạt. Xin được nói thêm, đây không phải chiếm phần đông nhưng cũng đáng báo động. Xin kể những điều tôi đã được tâm sự sau những lần vi phạm:
- Một vị linh mục nọ, vượt đèn đỏ và lấn tuyến bị công an thổi vào. Vị linh mục này không đưa giấy tờ gì cả mà chỉ đưa thẻ linh lục của mình ra. Chỉ thế thôi, linh mục được cho đi mà không bị phạt chi cả. Về nhà, vị linh mục hãnh diện vì tôi là linh mục nên mới được như thế. Linh mục đâu hay đó là sự sỉ nhục và chính mình đang hạ thấp bản thân. Ngay những điều nhỏ nhặt ấy mà ta không giữ được sao có thể thuyết giảng cho người khác. Ta chưa tôn trọng mình, tôn trọng người khác thì sao đòi hỏi người khác tôn trọng ta.
- Một vị sư nọ là bạn của tôi. Sư có xe tay ga phóng vù vù và lạng rất ngầu. Tôi hỏi, sao đi ngầu thế, không sợ công an phạt à! Sư trả lời: Mô Phật! Chả công an nào phạt đâu vì thấy thầy mặc áo tu hành với cái đầu trọc này ai nỡ. Hoặc có chăng, thổi vào cho có chứ chả phạt đâu. Và quả thật, các vị thường hay khoe chiến tích với người khác như là sự khôn khéo của giới tu hành.
1. Tình trạng giao thông của Việt Nam ngày một tồi tệ và tai nạn giao thông không hề giảm mà có xu hướng tăng lên không ngừng.
- "Tình hình tai nạn giao thông 9 tháng đầu năm 2014 vẫn còn diễn biến phức tạp. Trên toàn quốc, mặc dù số vụ, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, đã xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, bị thương 17.835 người; 09 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng trên 25% như: Bạc Liêu, Yên Bái, Trà Vinh, Lai Châu, Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau." ( theo csgt.vn )
Là một Kitô hữu, đồng thời là một công dân, mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ sự sống và quyền sống của con người. Kitô hữu vẫn không ngừng tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là chủ tể của sự sống và sự sống của con người không ai được xâm phạm dưới bất kể hình thức nào. Vậy, việc thực thi an toàn giao thông chính là một cách thiết thực để bảo vệ quyền sống ấy. Đó cũng là cách chúng ta khẳng định việc tôn trọng quyền sống là điều phải làm và đáng phải làm để cho mình và người khác được sống trong môi trường giao thông an toàn hơn.
2. Tình hình vi phạm giao thông ngày càng nhiều, đáng nói, trong đó có giới tu sĩ của các tôn giáo
Khỏi cần phải dẫn chứng, chúng ta thấy tình hình giao thông ùn tắc gây cản trở và nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tổn hại kinh tế như thế nào. Song, vốn ít ai chịu nhường nên sẵn sàng vượt đèn đỏ hay qua mặt cảnh sát giao thông. Nhiều người coi đây là một chiến tích đem khoe với bạn bè. Vì vậy, đèn đỏ mà bạn dừng lại giữa ngã tư không người qua lại sẽ bị cho là người khùng. Tới đây tôi nhớ tới câu nói ví von sau: "Thiên hạ toàn đứa cởi truồng. Thì đứa mặc quần là kẻ khiêu dâm".
Thật vậy, việc chấp hành các quy tắc và luật lệ giao thông chính là việc chúng ta khẳng định mình là con người chân chính và tôn trọng sự thật. Luật đưa ra để bảo vệ con người chứ không phải để đè bẹp con người. Nếu mỗi người chấp hành luật giao thông thì số vụ tai nạn sẽ giảm đi, tình hình ùn tắc giao thông cũng giảm kèm theo sự giảm bớt thiệt hại về kinh tế cũng như phát sinh bệnh tật qua tình trạng ô nhiễm môi trường.
Điều đáng nói nữa là tình trạng vi phạm giao thông của các chức sắc tôn giáo dường như có vẻ trắng trợn hơn - tuy không phải lớn như các vụ khác - nhưng lại là một niềm tự hào vì mình là chức sắc tôn giáo nên không bị phạt. Xin được nói thêm, đây không phải chiếm phần đông nhưng cũng đáng báo động. Xin kể những điều tôi đã được tâm sự sau những lần vi phạm:
- Một vị linh mục nọ, vượt đèn đỏ và lấn tuyến bị công an thổi vào. Vị linh mục này không đưa giấy tờ gì cả mà chỉ đưa thẻ linh lục của mình ra. Chỉ thế thôi, linh mục được cho đi mà không bị phạt chi cả. Về nhà, vị linh mục hãnh diện vì tôi là linh mục nên mới được như thế. Linh mục đâu hay đó là sự sỉ nhục và chính mình đang hạ thấp bản thân. Ngay những điều nhỏ nhặt ấy mà ta không giữ được sao có thể thuyết giảng cho người khác. Ta chưa tôn trọng mình, tôn trọng người khác thì sao đòi hỏi người khác tôn trọng ta.
- Một vị sư nọ là bạn của tôi. Sư có xe tay ga phóng vù vù và lạng rất ngầu. Tôi hỏi, sao đi ngầu thế, không sợ công an phạt à! Sư trả lời: Mô Phật! Chả công an nào phạt đâu vì thấy thầy mặc áo tu hành với cái đầu trọc này ai nỡ. Hoặc có chăng, thổi vào cho có chứ chả phạt đâu. Và quả thật, các vị thường hay khoe chiến tích với người khác như là sự khôn khéo của giới tu hành.
Đành rằng, trong những trường hợp khẩn cấp tôi có thể chấp nhận sự sơ ý của các vị như trường hợp vị linh mục đi xức dầu bệnh nhân gấp. Trường hợp đó có thể thông cảm nhưng chấp nhận bị phạt và làm thủ tục nhanh để họ hoàn thành nhiệm vụ tôn giáo. Nhưng nếu lợi dụng tôn giáo để được ưu đãi thì không nên. Tu đâu phải để được ưu đãi mà tu để nên nhân bản và hoàn thiện hơn mỗi ngày. Tu là phải đi ngược dòng đời và làm chứng cho những giá trị trường cửu và nhân bản chứ đâu phải hủy hoại. Xin các vị lượng thứ cho những câu nhận xét này, dù làm các vị đau lòng.
Vì vậy, việc ký kết văn bản bày của HĐGM là hợp lý và cần có. Vì hơn ai hết, các vị luôn ý thức được trách nhiệm xây dựng xã hội trần thế này ngày một văn minh, tốt đẹp và đầy tình thương hơn bên cạnh việc xây dựng nước trời. Chính hành động đó là việc thiên đàng hóa trần thế - nơi con người đáng sống và sống trọn vẹn hơn. Điều này được thực hiện trước tiên trong giới tu hành của các tôn giáo vì họ là những người hướng dẫn cộng đồng. Cho dù niềm tin có khác minh tình thương. Tuân thủ luật giao thông cũng cách để thể hiện tình yêu của mình đối với đồng loại. Đức hồng y Thuận đã chẳng nói: lòng yêu mến anh em sẽ trắc nghiệm lòng chúng ta mến Chúa.
3. Lấn chiếm lòng lề đường - hành vi tham nhũng
Vì vậy, việc ký kết văn bản bày của HĐGM là hợp lý và cần có. Vì hơn ai hết, các vị luôn ý thức được trách nhiệm xây dựng xã hội trần thế này ngày một văn minh, tốt đẹp và đầy tình thương hơn bên cạnh việc xây dựng nước trời. Chính hành động đó là việc thiên đàng hóa trần thế - nơi con người đáng sống và sống trọn vẹn hơn. Điều này được thực hiện trước tiên trong giới tu hành của các tôn giáo vì họ là những người hướng dẫn cộng đồng. Cho dù niềm tin có khác minh tình thương. Tuân thủ luật giao thông cũng cách để thể hiện tình yêu của mình đối với đồng loại. Đức hồng y Thuận đã chẳng nói: lòng yêu mến anh em sẽ trắc nghiệm lòng chúng ta mến Chúa.
3. Lấn chiếm lòng lề đường - hành vi tham nhũng
Tiến sĩ kinh tế Alan Phan đã viết một bài phân tích Khi người dân tham nhũng nêu lên vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam. Vị tiến sĩ đã nêu lên những tổn hại ghe gớm về mặt kinh tế cũng như tổn hại hình ảnh Việt Nam trong bạn bè quốc tế. Song, sự tổn hại ấy chẳng được mấy người dân quan tâm mà đôi khi còn tự hào. Họ cảm thấy không có lỗi tội gì trong chuyện này vì luật Việt Nam: đất đai là sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân*1 dẫn đến hiện tượng cha chung không ai khóc mà tìm cách tư túi cho mình được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ở đây, xin không xét đến sự tổn hại kinh tế nhưng là sự tổn hại con người trong chính sự tham nhũng toàn dân này.
Sự tổn hại tôi muốn nhắc tới chính là sự an toàn và tính mạng con người. Thật không công bằng khi chỉ vì một chút lợi lộc kinh tế mà vỉa hè đã bị chiếm dụng nên người đi bộ không còn hành lang an toàn cho mình mà phải bước xuống lòng đường. Thậm chí, nhiều tuyến đường, xe đậu chiếm gần hết phần đường đi của người và các phương tiện tham gia giao thông khác. Có những đoạn đường, xe buyt chạy qua chiếm hết 3/4 mặt bằng con đường. Hỏi như thế, sự an toàn của người tham gia giao thông nằm ở đâu. Quả nhiên, nhiều người đang bị tham nhũng chính sự an toàn của mình nhưng chưa thấy ai lên tiếng.
Chưa thấy ai lên tiếng một mặt, có lẽ, thấy nó quá quen và điều bất thường này đã trở thành bình thường ở Việt Nam, như chuyện công ty Mỹ hối lộ các quan chức Y tế Việt Nam đã nói trong phương tiện thông tin đại chúng những ngày qua. Một mặt, có lẽ chính chúng ta cũng là những kẻ tham nhũng nên cũng không dám nói. Ở đây, sự tham nhũng là tham nhũng sự an toàn thân thể, tính mạng và tinh thần của người khác còn kèm theo sự vô cảm trong đó.
Một sự vô cảm trở nên bình thường đến nỗi ta không còn chút áy này nào nữa. Nói theo ngôn ngữ nhà đạo: chúng ta đang dần mất đi cảm thức tội lỗi. Mất đi cảm thức này thì chúng ta khó lòng mà thay đổi được các vấn đề khác. Khó lòng thay đổi vì cả một nền giáo dục Việt Nam hiện tại, nói đúng hơn, từ sau 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam, là một nền giáo dục chộp giựt, tìm kiếm kẻ thù cùng với tìm kiếm lợi lộc cá nhân hơn là sống vì cộng đồng. Một nền giáo dục thiên lệch đã đến lúc cần có sự bổ trợ từ các nhóm khác, đặc biệt là tôn giáo. Chính vì thế, văn bản ký kết này cũng cho thấy, nhà nước cần đến tôn giáo để có thể thay đổi nhận thức và lối sống của người dân. Nhưng liệu có khi nào, tôn giáo trở thành công cụ trong tay chính quyền qua bản ký kết này.
Sự tổn hại tôi muốn nhắc tới chính là sự an toàn và tính mạng con người. Thật không công bằng khi chỉ vì một chút lợi lộc kinh tế mà vỉa hè đã bị chiếm dụng nên người đi bộ không còn hành lang an toàn cho mình mà phải bước xuống lòng đường. Thậm chí, nhiều tuyến đường, xe đậu chiếm gần hết phần đường đi của người và các phương tiện tham gia giao thông khác. Có những đoạn đường, xe buyt chạy qua chiếm hết 3/4 mặt bằng con đường. Hỏi như thế, sự an toàn của người tham gia giao thông nằm ở đâu. Quả nhiên, nhiều người đang bị tham nhũng chính sự an toàn của mình nhưng chưa thấy ai lên tiếng.
Chưa thấy ai lên tiếng một mặt, có lẽ, thấy nó quá quen và điều bất thường này đã trở thành bình thường ở Việt Nam, như chuyện công ty Mỹ hối lộ các quan chức Y tế Việt Nam đã nói trong phương tiện thông tin đại chúng những ngày qua. Một mặt, có lẽ chính chúng ta cũng là những kẻ tham nhũng nên cũng không dám nói. Ở đây, sự tham nhũng là tham nhũng sự an toàn thân thể, tính mạng và tinh thần của người khác còn kèm theo sự vô cảm trong đó.
Một sự vô cảm trở nên bình thường đến nỗi ta không còn chút áy này nào nữa. Nói theo ngôn ngữ nhà đạo: chúng ta đang dần mất đi cảm thức tội lỗi. Mất đi cảm thức này thì chúng ta khó lòng mà thay đổi được các vấn đề khác. Khó lòng thay đổi vì cả một nền giáo dục Việt Nam hiện tại, nói đúng hơn, từ sau 1954 ở miền Bắc và 1975 ở miền Nam, là một nền giáo dục chộp giựt, tìm kiếm kẻ thù cùng với tìm kiếm lợi lộc cá nhân hơn là sống vì cộng đồng. Một nền giáo dục thiên lệch đã đến lúc cần có sự bổ trợ từ các nhóm khác, đặc biệt là tôn giáo. Chính vì thế, văn bản ký kết này cũng cho thấy, nhà nước cần đến tôn giáo để có thể thay đổi nhận thức và lối sống của người dân. Nhưng liệu có khi nào, tôn giáo trở thành công cụ trong tay chính quyền qua bản ký kết này.
II. HĐGM trở thành con cờ chính trị trong tay nhà nước khi ký văn bản này
Điều này đặt ra quả là hữu lý. Nhìn đâu xa, vừa rồi, trong kỳ hợp quốc hội sáng ngày 31/10/2014, Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã nêu lên ý kiến mong muốn xây dựng quân đội Việt Nam giống như quân đội Bắc Hàn. Đó chẳng phải là giới chức sắc đã trở thành con cờ chính trị sao!?
Là con cờ hay không thì chỉ thời gian mới trả lời chính xác. Song, tôi tin điều này không xảy ra với HĐGMVN vì những lý do sau đây:
- Quan điểm của giáo hội Công giáo là tách biệt giữa thế quyền và thần quyền. Vì thế, giới tu sĩ và chức sắc không làm chính trị nhưng có bổn phận phản biện xã hội để thăng tiến con người. Giáo hội không lên án hay ủng hộ bất kể một chế độ nào nhưng lên án và chống lại tất cả những gì được coi là xấu, là cản trở sự thăng tiến con người. Giáo hội là giáo hội của người nghèo. Giáo hội là giáo hội đồng hành với thế giới và mang trong mình những thương tích của thế giới. Chính vì thế, ngay trong phần đầu của Hiến chế mục vụ, Công Đồng Vatican II đã viết:
"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại " (Gaudium Et Spes số 1)
- Trải qua một thời gian dài từ sau 1954, đã có nhiều cuộc cài cắm những con người vào trong giáo hội nhưng để điều khiển giáo hội nhưng không thành*2. Thậm chí họ còn được biến đổi và trở thành linh mục tu sĩ trong các dòng tu. Sở dĩ Giáo hội tránh được điều này một mặt chính là cơ cấu tổ chức nhân sự chặt chẽ cũng như tinh thần dấn thân tách biệt khỏi câu chuyện chính trị. Chuyện chính trị là chuyện của các thành phân giáo dân Kitô giáo. Giáo hội chỉ giữ vai trò cố vấn lương tâm để thăng tiến con người.
Cũng nên nói thêm, ở Việt Nam, có nhiều vị là linh mục cũng đã bị cuốn vào vòng xoáy đấu tranh và đôi khi quên mất vai trò làm trọng tài của mình. Chính vì thế, lời nhắc nhở trên đây cũng hữu lý chứ không đơn thuần là sự bi quan. Dù thế nào, cũng cần tránh không để Giáo hội trở thành cơ quan tuyên truyền của Đảng và nhà nước, dù dưới bất kể chế độ nào. Sự lo lắng như thế là không thừa khi Trung Quốc đưa gian khoan vào vùng biển Việt Nam thì ngay thời gian đó, đoạn video của Hòa thượng Thích Chân Quang thuyết giảng: "Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Việt Nam phải kính trọng Trung Quốc. Lão còn dám nói Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn với Trung Quốc."*3 đã khiến dư luận dậy sóng. Nghi ngại như thế là cần thiết để tránh những gì không phải là lĩnh vực của mình. Ở điểm này, bản thân cũng không đồng ý với từ tuyên tryuền được xử dụng trong văn bản ký kết. Bản thân từ ngữ không có gì phải bàn, nhưng dưới cung cách dụng từ của nhà nước, từ này đã mang một ý nghĩa tiêu cực, một cách hiểu gần như kiểu nhồi sọ. Nếu có thể, dùng từ ngữ khác sẽ thích hợp hơn.
III. Điều này cho thấy sự bất lực trong vấn đề truyền thông các chủ trương chính sách của nhà nước và đã đến lúc phải cần đến tôn giáo.
Nhìn vào thực tế, với hơn 800 tờ báo viết và 64 đài truyền thanh truyền hình trên cả nước đều nằm trong tay của nhà nước mà chưa có báo chí tư nhân. Đây là một kênh truyền thông rất lớn nhưng lại mang tính một chiều và khiến người dân mất đi sự tin tưởng. Đặc biệt như những vụ lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc thông tin, như trường hợp về linh mục Nguyễn Quốc Hiếu thuộc giáo phận Bắc Ninh được phỏng vấn trong bản tin trên VTV1 đã khiến Giáo phận Bắc Ninh ra thông cáo xác định không có linh mục nào tên như thế kèm theo danh sách linh mục trong giáo phận. Chúng ta có thể xem video đó tại đây https://www.youtube.com/watch?v=qIm3I3Zk1yc&feature=player_embedded
Điều trớ trêu ở đây là VTV1, hay chính xác hơn là cơ quan truyền thông, hay tiếng nói chính thức của nhà nước mà đi là điều gian trá khiến mất lòng tin trong hầu hết người dân và gây chia rẽ các thành phần trong đất nước Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều bản tin nữa từ báo hình đến báo viết mà ta chẳng thể kể hết. Nhưng tất cả chỉ khiến cho lòng tin của người dân ngày một vơi cạn và dần mất đi.
Lại nữa, rất nhiều thông tư nghị định đưa ra mà không hề có tính cách thực tế đến khi dân phản ứng quá mạnh thì vội vàng rút lại. Điều này ảnh hưởng đến tính chính danh của các văn bản pháp luật. Một cách tệ hại hơn là tính vi hiến trong chính hiến pháp sửa đổi 2013 *4 khiến GS-TSKH Hoàng Xuân Phú phải cất công viết bốn bài nghiên cứu rất dài về bản Hiến Pháo mới này. Bản Hiến Pháp vi hiến này khiến vị giáo sư phải não lòng. Không não lòng sao được khi mà văn bản quy phạm pháp luật cao nhất lại vi phạm chính nó thì lấy gì làm chuẩn. Điều này thật thảm hại khi có nhiều người nhận định: Việt Nam có một rừng luật nhưng lại chỉ xài luật rừng.
Cuối cùng, những ngày gần đây, trong kỳ họp quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm các quan chức cấp cao của nhà nước. Mặc dù nhiều người cho đây là một trò hề nhưng bên hành pháp mức tín nhiệm lại thấp hơn bên lập pháp theo thống kê của GS Nguyễn Văn Tuấn.
Nếu tính với những gì vừa bàn luận ở trên thì: luật không đáng tin và kẻ thi hành luật cũng không đáng tin. Vậy ai sẽ tin vào rừng luật của Việt Nam. Thật chẳng ai dám tin.
Tất cả, tất cả cho thấy sự không đáng tin của cơ quan truyền thông cũng như hệ thống pháp luật tại Việt Nam. Đó là sự thất bại của những con người đứng đầu đất nước với hệ thống truyền thống khủng trong tay nhưng lại trở thành những con người bất lực. Bất lực nên đã đến lúc cần tới sự hỗ trợ của một sức mạnh khác.
Sức mạnh hỗ trợ ấy được lợi dụng với những chức sắc tôn giáo giả danh nhưng rồi cũng thất bại. Và bây giờ, họ kết hợp với HĐGMVN trong lĩnh vực đầu tiên là giao thông. Vì vậy, ai nói là họ bất lực thì quả thật không ngoa chút nào. Bây giờ họ mới thấy cần tới các tôn giáo, cách riêng trong trường hợp này là Công giáo. Đây chính là nguyên tắc Bổ Trợ được nhắc tới trong học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo*5.
Nguyên tắc này dựa trên nền căn bản là tôn trọng tính độc lập và đa dạng của xã hội cũng như của các tổ chức dân sự, Nguyên tắc này nhằm mục đích thăng tiến xã hội và con người thông qua hành động bổ khuyết những mặt mà nhà nước không thể làm được. Song, nhà nước cũng không được can thiệp vào các tổ chức xã hội dân sự cũng như tôn giáo. Ngược lại, các tổ chức này cũng không làm thay những việc của nhà nước nhưng là phản biện để nhà nước điều hành xã hội ngày một tốt hơn. Về mặt này, hiện tại ở Việt Nam vẫn còn hạn chế và Giáo hội vẫn còn bị đóng khung trong nhà thờ với nỗi sợ vô hình của Đảng và nhà nước. Giáo hội đâu có muốn làm điều gì khác vì Giáo hội là của người nghèo và Giáo hội làm tất cả chỉ vì thăng tiến con người.
Trên đây là những ý kiến cá nhân của người viết bài này sau khi biết được thông tin cùng với những phản hồi về bản ký kết giữa HĐGMVN và Ủy Ban An Toàn Giao Thông VN. Những ý kiến trên mang tính chủ quan và rất cần được sự bổ túc. Ước mong rằng, qua việc ký kết này, Giáo Hội ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong việc thăng tiến xã hội và con người nhưng cũng giữ vững được vị thế và chỗ đứng của mình.
Lại nữa, rất nhiều thông tư nghị định đưa ra mà không hề có tính cách thực tế đến khi dân phản ứng quá mạnh thì vội vàng rút lại. Điều này ảnh hưởng đến tính chính danh của các văn bản pháp luật. Một cách tệ hại hơn là tính vi hiến trong chính hiến pháp sửa đổi 2013 *4 khiến GS-TSKH Hoàng Xuân Phú phải cất công viết bốn bài nghiên cứu rất dài về bản Hiến Pháo mới này. Bản Hiến Pháp vi hiến này khiến vị giáo sư phải não lòng. Không não lòng sao được khi mà văn bản quy phạm pháp luật cao nhất lại vi phạm chính nó thì lấy gì làm chuẩn. Điều này thật thảm hại khi có nhiều người nhận định: Việt Nam có một rừng luật nhưng lại chỉ xài luật rừng.
Cuối cùng, những ngày gần đây, trong kỳ họp quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm các quan chức cấp cao của nhà nước. Mặc dù nhiều người cho đây là một trò hề nhưng bên hành pháp mức tín nhiệm lại thấp hơn bên lập pháp theo thống kê của GS Nguyễn Văn Tuấn.
Nếu tính với những gì vừa bàn luận ở trên thì: luật không đáng tin và kẻ thi hành luật cũng không đáng tin. Vậy ai sẽ tin vào rừng luật của Việt Nam. Thật chẳng ai dám tin.
Tất cả, tất cả cho thấy sự không đáng tin của cơ quan truyền thông cũng như hệ thống pháp luật tại Việt Nam. Đó là sự thất bại của những con người đứng đầu đất nước với hệ thống truyền thống khủng trong tay nhưng lại trở thành những con người bất lực. Bất lực nên đã đến lúc cần tới sự hỗ trợ của một sức mạnh khác.
Sức mạnh hỗ trợ ấy được lợi dụng với những chức sắc tôn giáo giả danh nhưng rồi cũng thất bại. Và bây giờ, họ kết hợp với HĐGMVN trong lĩnh vực đầu tiên là giao thông. Vì vậy, ai nói là họ bất lực thì quả thật không ngoa chút nào. Bây giờ họ mới thấy cần tới các tôn giáo, cách riêng trong trường hợp này là Công giáo. Đây chính là nguyên tắc Bổ Trợ được nhắc tới trong học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo*5.
Nguyên tắc này dựa trên nền căn bản là tôn trọng tính độc lập và đa dạng của xã hội cũng như của các tổ chức dân sự, Nguyên tắc này nhằm mục đích thăng tiến xã hội và con người thông qua hành động bổ khuyết những mặt mà nhà nước không thể làm được. Song, nhà nước cũng không được can thiệp vào các tổ chức xã hội dân sự cũng như tôn giáo. Ngược lại, các tổ chức này cũng không làm thay những việc của nhà nước nhưng là phản biện để nhà nước điều hành xã hội ngày một tốt hơn. Về mặt này, hiện tại ở Việt Nam vẫn còn hạn chế và Giáo hội vẫn còn bị đóng khung trong nhà thờ với nỗi sợ vô hình của Đảng và nhà nước. Giáo hội đâu có muốn làm điều gì khác vì Giáo hội là của người nghèo và Giáo hội làm tất cả chỉ vì thăng tiến con người.
Trên đây là những ý kiến cá nhân của người viết bài này sau khi biết được thông tin cùng với những phản hồi về bản ký kết giữa HĐGMVN và Ủy Ban An Toàn Giao Thông VN. Những ý kiến trên mang tính chủ quan và rất cần được sự bổ túc. Ước mong rằng, qua việc ký kết này, Giáo Hội ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong việc thăng tiến xã hội và con người nhưng cũng giữ vững được vị thế và chỗ đứng của mình.
Văn bản ký kết giữa 2 bên
--------------
*1 Điều 53 hiến pháp sửa đổi 2013:
Đất
đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu
tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
* 2 Những vụ cài cắm này không được sách vở hay thông tin đại chúng nào nhắc tới nhưng trong giới Công giáo thì rất tường việc này, đặc biết trong giới linh mục tu sĩ vì họ là những người đã từng phải sống chung với những kẻ được cài cắm
*3: Lời dẫn của nhà báo Lê Thanh Phong. Nguồn video http://www.youtube.com/watch?v=Cen570qA2NI&w=420&h=315 đã bị gỡ xuống không xem được nữa.
*4. Loạt 4 bài đó lần lượt như sau: Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?, Hiến pháp vi hiến, Bắt mạch Hiến… nháp, Não lòng với Hiến pháp*5: Xc Gm Phaolô NGuyễn Thái Hợp, OP., Một cái nhìn mới về Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo, Nxb Phương Đông 2013, trang 151-162
0 Nhận xét