11.05.2014
HÀ NỘI — Hàng trăm người tại nhiều nơi ở
Việt Nam tham gia các cuộc biểu tình sáng Chủ nhật, vài ngày sau khi các
tàu của Việt Nam và Trung Quốc theo tin nói là đụng độ nhau gần một
giàn khoan dầu mà Trung Quốc thiết đặt gần quần đảo Hoàng Sa trong vùng
lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông.
Thông tín viên Marianne Brown của đài VOA từ Hà Nội tường trình rằng trong một động thái hiếm thấy, truyền thông nhà nước đã đưa tin về các cuộc biểu tình này. Những cuộc biểu tình như vậy thường bị công an kiểm soát gắt gao, và người biểu tình thường bị ngăn không được tham gia.
Tại Hà Nội, khoảng 500 người tụ tập tại công viên đối diện với Ðại sứ quán Trung Quốc. Đây là cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất diễn ra tại Hà Nội sau rất nhiều năm.
Một số biểu ngữ của người biểu tình ghi rằng “Trung Quốc rút khỏi lãnh hải Việt Nam,” và “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”. Có một biểu ngữ ghi rằng: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, chính phủ và Quân đội Nhân dân”.
Trước đó trong tuần, tàu bè của Trung Quốc và Việt Nam đã đụng độ nhau gần một giàn khoan dầu của nhà nước Trung Quốc trong vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam tố cáo tàu Trung Quốc liên tục đâm vào tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam khiến 6 thủy thủ Việt Nam bị thương. Bắc Kinh nói rằng Việt Nam tiếp tục đưa tàu bè đến khu vực này, đe dọa các nhân viên của Trung Quốc.
Bà Thanh, một người tham gia biểu tình ở Hà Nội, cho biết bà tin là nhiều người đang lo ngại tình hình có thể trở nên xấu hơn.
Bà Thanh nói: “Nếu chiến tranh xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc thì thật là tai hại cho người dân. Gia đình tôi ở Cao Bằng, nơi đã xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979. Toàn bộ nhà cửa đều bị phá hủy. Chúng tôi sống gần biên giới Trung Quốc, nên chúng tôi rất sợ chuyện đó.”
Mặc dù con đường dẫn đến Ðại sứ quán Trung Quốc bị công an chận, đám đông biểu tình có thể nhìn thấy cổng vào sứ quán. Nhiều người thường đi biểu tình nói rằng đây là lần đầu tiên họ được cho phép biểu tình gần Ðại sứ quán Trung Quốc như vậy.
Tuy nhiên không phải mọi người đương nhiên có quyền tự do biểu tình.
Ông Lâm Ngọc Hữu, người thường đi biểu tình, cho biết trước khi tham gia cuộc biểu tình, ông đã bảo vợ ông mang xe máy về nhà nếu ông bị công an bắt.
Ông Hữu nói ông đã gần 70 tuổi, và là một người yêu nước, và ông không sợ công an – khiến đám đông quanh ông lên tiếng hoan hô.
Tranh chấp chủ quyền các quần đảo mà Trung Quốc đã đưa quân đội đến chiếm năm 1974, lúc đó do Nam Việt Nam kiểm soát, gây nên lo sợ rằng căng thẳng sẽ gia tăng giữa hai nước láng giềng này.
Bộ trưởng ngoại giao của 10 nước thành viện Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, hôm thứ Bảy ra một tuyên bố trước cuộc họp thưởng đỉnh ASEAN bày tỏ lo ngại và kêu gọi các bên kiềm chế.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông trong đó có các thủy lộ quan trọng và được cho là giàu tài nguyên dầu khí.
Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Ðài Loan bố chủ quyền chồng chéo nhau tại các vùng lãnh hải này.
Hình ảnh từ Việt Nam
Thông tín viên Marianne Brown của đài VOA từ Hà Nội tường trình rằng trong một động thái hiếm thấy, truyền thông nhà nước đã đưa tin về các cuộc biểu tình này. Những cuộc biểu tình như vậy thường bị công an kiểm soát gắt gao, và người biểu tình thường bị ngăn không được tham gia.
Tại Hà Nội, khoảng 500 người tụ tập tại công viên đối diện với Ðại sứ quán Trung Quốc. Đây là cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất diễn ra tại Hà Nội sau rất nhiều năm.
Một số biểu ngữ của người biểu tình ghi rằng “Trung Quốc rút khỏi lãnh hải Việt Nam,” và “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”. Có một biểu ngữ ghi rằng: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, chính phủ và Quân đội Nhân dân”.
Trước đó trong tuần, tàu bè của Trung Quốc và Việt Nam đã đụng độ nhau gần một giàn khoan dầu của nhà nước Trung Quốc trong vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam tố cáo tàu Trung Quốc liên tục đâm vào tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam khiến 6 thủy thủ Việt Nam bị thương. Bắc Kinh nói rằng Việt Nam tiếp tục đưa tàu bè đến khu vực này, đe dọa các nhân viên của Trung Quốc.
Bà Thanh, một người tham gia biểu tình ở Hà Nội, cho biết bà tin là nhiều người đang lo ngại tình hình có thể trở nên xấu hơn.
Bà Thanh nói: “Nếu chiến tranh xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc thì thật là tai hại cho người dân. Gia đình tôi ở Cao Bằng, nơi đã xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979. Toàn bộ nhà cửa đều bị phá hủy. Chúng tôi sống gần biên giới Trung Quốc, nên chúng tôi rất sợ chuyện đó.”
Mặc dù con đường dẫn đến Ðại sứ quán Trung Quốc bị công an chận, đám đông biểu tình có thể nhìn thấy cổng vào sứ quán. Nhiều người thường đi biểu tình nói rằng đây là lần đầu tiên họ được cho phép biểu tình gần Ðại sứ quán Trung Quốc như vậy.
Tuy nhiên không phải mọi người đương nhiên có quyền tự do biểu tình.
Ông Lâm Ngọc Hữu, người thường đi biểu tình, cho biết trước khi tham gia cuộc biểu tình, ông đã bảo vợ ông mang xe máy về nhà nếu ông bị công an bắt.
Ông Hữu nói ông đã gần 70 tuổi, và là một người yêu nước, và ông không sợ công an – khiến đám đông quanh ông lên tiếng hoan hô.
Tranh chấp chủ quyền các quần đảo mà Trung Quốc đã đưa quân đội đến chiếm năm 1974, lúc đó do Nam Việt Nam kiểm soát, gây nên lo sợ rằng căng thẳng sẽ gia tăng giữa hai nước láng giềng này.
Bộ trưởng ngoại giao của 10 nước thành viện Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, hôm thứ Bảy ra một tuyên bố trước cuộc họp thưởng đỉnh ASEAN bày tỏ lo ngại và kêu gọi các bên kiềm chế.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông trong đó có các thủy lộ quan trọng và được cho là giàu tài nguyên dầu khí.
Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Ðài Loan bố chủ quyền chồng chéo nhau tại các vùng lãnh hải này.
Hình ảnh từ Việt Nam
0 Nhận xét