Nê Hoàn – Nhâm – Đốc
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ
1. Nê Hoàn
Nê Hoàn hay Nê Hoàn Cung là
Thượng Đơn Điền. Huyệt của nó là Bá Hội, ở giữa đỉnh đầu. Vận Chu Thiên
Hỏa Hầu từ Đốc Mạch lên đến Nê Hoàn.
Sau lại từ Nê Hoàn đưa xuống
qua mạch Nhâm, để thu kết quả Hoàn Tinh Bổ Não.
Huỳnh Đình kinh viết:
Nê
Hoàn bách tiết giai hữu Thần.
Hay:
Nê Hoàn phu Nhân đương trung lập.
Hay:
Nê Hoàn cửu Chân giai hữu phòng.
Trần Anh Nhi viết: «Tuy
trong người chỗ nào cũng là Thần, nhưng Thần trong Nê Hoàn là Thần đứng
đầu. Toàn bộ Nê Hoàn có 4 phương chính, 4 phương phụ và Trung Ương, Tổng
Cộng là 9 vị, trong đó tất cả đều có Thần. Nhưng nơi trung ương ngang
dọc có 1 tấc, là Tổng hợp Chư Thần, cho nên tu luyện Đạo gia không phải
tìm cầu nơi đâu. Chỉ cần để tâm đến vị Thần nơi Trung Ương đó, sẽ được
thọ vô cùng.»
Vị thần nơi trung ương đó
không có tán cư chỗ nào khác, mà ở ngay trong Não Bộ.
Trong quyển Đạo Khu, Bình Đô
Thiên có viết: «Trong Đan Điền, có một chỗ vuông 1 tấc, gọi là Huyền Đan
chi cung, là Não Tinh Nê Hoàn chi hồn cung. Mà Óc là 1 đểm linh trong
con người, là nơi cư ngụ của Chúng Thần, là nơi phát sinh Tân Dịch, là
ngọc thất của Hồn Tinh.»
Nếu biết dùng cái Viên Mãn,
Hư Không (Viên Hư) trong đó mà tưới tắm, thì Vạn Huyệt trong người sẽ
hẳn hoi, trăm khiếu trong người sẽ thông suốt. Công Đức sẽ sánh Trời
Đất, cho nên gọi Nê Hoàn. Nê Hoàn là thượng thần trong thân hình con
người.
Nê Hoàn ngày nay có thể có
vị trí ở Tuyến Tùng Quả. Tuyến này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự
phát triển con người, đến sức mạnh, đến sự thông minh nơi con người.[1]
Xưa nay tôi đã viết rất
nhiều về Nê Hoàn trong các bộ Kinh Dịch, Trung Dung và Huỳnh Đình Kinh
của tôi.
Tôi không cho rằng Tuyến
Tùng Quả là Nê Hoàn Cung, vì Tuyến Tùng Quả ngày nay người ta mới biết
sơ sơ đó là Con Mắt thứ Ba.
Tôi cho Nê Hoàn Cung là Não
Thất Ba (Third Ventricle), vì vị trí nó ở Trung Ương; vì khoa học hiện
nay ít người bàn đến nó; vì trong đó không thấy có gì, tức là Không
theo các đạo giáo. Xin đọc Trung Dung Tân Khảo chương 6 của tôi.
Trong quyển I, Dịch Kinh Đại
Toàn của tôi có vẽ Nê Hoàn Cung với 8 cung khác. (Xem tr. 362) và trích
1 câu trong Đại Đỗng Chân Kinh: Đầu hữu Cửu Cung, Trung hữu Nê Hoàn.
(Std, tr. 384)
2. Nhâm Mạch
Nhâm Mạch có tất cả 24
huyệt.
Bài Ca Mạch Nhâm:
24
Huyệt mạch Nhâm khí: Hội Âm
Khúc
Cốt, Trung Cực với Quan Nguyên,
Thạch
Môn, Khí Hải, Âm Giao nọ,
Thần
Khuyết, Thủy Phân, Hạ Hoãn an.
Kiến
Lý, Trung Hoãn, và Thượng Hoãn.
Cự
Khuyết, Cưu Vỹ, tế cốt xong,
Trung
Đình, Đàn Trung, Ngọc Đường tiếp.
Tử
Cung, Hoa cái, Triền Cơ hòng.
Thiên
Đột, Liêm Tuyền gần cuống họng.
Dưới
môi, chẩm chẻm huyệt Thừa Tương.
Bài
Ca tấc phân kinh mạch Nhâm
Mạch
Nhâm Hội Âm giữa hai Âm,
Khúc
Cốt nằm giữa sũng mé lông.
Trung
Cực dười rốn vừa 4 tấc,
Quan
Nguyên dưới rốn ba tấc ròng.
Thạch
Môn dưới rốn hai tấc rưỡi,
Khí
Hải dưới rốn cách một tấc.
Thần
Khuyết ở rốn chính giữa giòng.
Cứ
cách trên rốn mỗi một tấc,
Thủy
Phjân, Hạ Hoãn, Kiến Lý ròng.
Trung
Hoãn, Thượng Hoãn và Cự Khuyết
Bảy
huyệt lên ngay Cưu Vỹ luôn.
Trung
Đình dưới đàng 6 tấc chẵn,
Đàn
Trung ngang vú ở giữa cồn.
Ngọc
Đường, Tử, Hoa, Triền Cơ huyệt,
Hàng
trên đầu kể tấc sáu tròn.
Cách
họng Thiên Đột ước 3 tấc,
Thừa
Tương trước cằm bên môi dưới,
Mạch
Nhâm hàng giữa kể không còn.
3. Kinh huyệt mạch Đốc
Mạch
Đốc hai mươi bảy huyệt có dư,
Trường
Cường, Yêu Du, với Dương Quang
Mệnh
Môn, Huyền Khu, giữa xương sống,
Cân
Súc, Chí Dương, Linh Đài ư?
Thần
Đạo, Thân Tru với Đào Đạo,
Đại
Chùy ngang vai, huyệt chẳng lờ.
Á Môn,
Phong Phủ, Não Hộ tiếp,
Ngọa
Chẩm, Cường Giang, Hậu Đỉnh, Bá Hội chờ.
Tiền
Đỉnh, Tín Hội, Thượng Tinh kế,
Thần
Đình, Tố Giao, Thủy Câu hờ,
Đài
Đoan chót muĩ nằm chính giưã.
Môi
trên Cấn Giao ngó sờ sờ.
Bài
Ca tấc phân kinh huyệt Mạch Đốc
Huyệt
Trường Cường ở chót xương cụt,
Đốt
xương 21 ấy Yêu Du.
Dương
Quang 16, Mệnh 14,
Mười
ba Huyền Khu cũng phải tướng.
Đốt 10
Trung Khu, 9 Cân súc,
Đốt
xương thứ bảy là Chí Dương.
6
Linh, 5 Thần, 3 Thân Trụ,
Đào
đạo thứ nhất ở đốt xương.
Đại
Chuỳ ở trên đốt thứ nhất.
Ba tấc
5 phân đến Á Môn,
Phong
Phủ 1 tấc hình chỗ lõm,
Não hộ
tấc rưỡi trên Ngọc Chẩm,
Đi lên
4 tấc huyệt Cường Giang,
5 tấc
5 phân đến Hậu Đỉnh,
Bá Hội
chính giửa thóp một đàng.
Tiền
Đỉnh sau Tín 1 tấc rưỡi,
Sau
Tinh 1 tấc Tín Hội rày.
Thượng
Tinh cách tấc vào mí tóc,
Thần
Đình 5 phân hãy chớ quên.
Tố
Giao nằm đầu nơi chót mũi,
Thuỷ
Câu dưới mũi gọi Nhân Trung.
Chót
môi chính giữa Đài Đoan huyệt,
Cấn
Giao trong môi kể tính cùng.
(Bốn
bài ca trên đều rút trong quyển Châm Cứu học của cụ Lương Trọng Hối)
4. Luận về 2 mạch Nhâm Đốc theo khoa Luyện Đơn
Nhâm mạch là «Âm Kinh chi
Hải». Đốc mạch là «Dương Kinh chi Hải»
Lý Thời Trân trong quyển
Tố Hồ Mạch Quyết viết: «Hai mạch Nhâm Đốc là 2 hướng Tí Ngọ trong
người, theo Đơn Gia thì là đường thăng giáng của Dương Hỏa và Âm Phù, và
là nơi Khảm Li giao cấu.»
Thôi Hi Phạm, trong quyển
Thiên Nguyên Nhập Dược Cảnh viết: «Qui Căn Khiếu, Phục Mệnh Quan, Quán
Vĩ Lư, thông Nê Hoàn.»
Du Diễm khi chú Tham Đồng
Khế có viết: «Nhân thân khí huyết, vãng lai, tuần hoàn, ngày đêm không
ngừng. Sách thuốc có 2 mạch Nhâm Đốc. Ai thông được 2 mạch ấy, thì mọi
mạch đều thông.»
Huỳnh Đình Kinh viết: «Tất
cả đều từ Tâm nội vận Thiên Kinh, ngày đêm giữ nó sẽ trường sinh» Thiên
Kinh là Đường Hoàng Đạo trong ta, hô hấp vãng lai, đều do đó. Vận Vĩ Lư,
có thể thông Đốc Mạch, qui nạp tị tức (ngưng thở bằng mũi), có thể thông
Nhâm Mạch. Thông 2 mạch đó có thể trường thọ.»
Tổng Khu của 2 mạch Nhâm Đốc
thì Trương tử Dương cho là huyệt Âm Kiều. Mạch Âm Kiều có nhiều tên như
«Thiên Căn, Tử Hộ, Phục Mệnh Quan, Sinh Tử Khiếu.» Trên thông với Nê
Hoàn, dưới thông với Dũng Tuyền. Nếu làm được như vậy, thì Chân Khí tụ
tán sẽ do khiếu này, thời Cửa Trời luôn mở, cửa Đất đóng luôn. Cưu mạch
chu lưu nhất thân, quán thông trên dưới, Hoà Khí tự nhiên sẽ đi lên, và
Dương sẽ trưởng, Âm sẽ tiêu, trong nước lửa sinh, dưới tuyết nở hoa, cho
nên nói» Thiên Căn Nguyệt quật thường lai vãng, Tam Thập lục cung đô thị
Xuân». Tính Mệnh Khuê Chỉ gọi huyệt này là Hư Nguy Huyệt. Trong châu
thân con người thì Huyệt này ở vào Chòm sao Hư và sao Nguy (Hư Nhật Thử,
Nguy Nguyệt Yến).
Thạch Hoà Dương gọi hai mạch
Nhâm Đốc là Trường Thành. Gọi là Trường Thành, tức là 2 mạch Nhâm Đốc
vậy. Hai mạch này từ dưới phát sinh, hợp với nhau nơi răng miệng, bao la
cả Âm Kiều, Dương Kiều, tổng lý 12 mạch Âm Dương, cho nên gọi Trường
Thành.
Vạn Thượng Phụ viết trong
quyển Thính Tâm Trai khách vấn: Đạo gia lấy phép Bế Đoài (Khóa Miệng)
làm công, lợi răng khép kín. Cốt để cho 2 mạch Nhâm Đốc giao nhau. Nhâm
mạch bất đầu từ dưới, đi trong ruột lên tới Quan Nguyên, vào dưới Não,
dưới hàm răng, hợp Đốc Mạch.Nó là Âm mạch chi hải. Đốc mạch cũng khởi từ
Hai cực. Đi trong tuỷ sống. Lên Phong Phủ, lên đỉnh đầu, vào cổ họng
phía trên, và nơi răng lợi phía trên. Nó giao với Nhâm mạch, và là Dương
mạch chi hải.
Huỳnh Đình kinh viết: «Đều
do Tâm Nội vận Thiên Kinh, trú dạ giữ gìn sẽ trường sinh.»
Thiên Kinh là vòng Hoàng Đạo
trong người, hô hấp vãng lai do đó, tức là do hai mạch Nhâm Đốc. Trang
tử viết: «Duyên Đốc vi kinh, nãi khả trường sinh.» Theo đường Đốc mạch,
ắt sẽ trường sinh.
Gần đây, Toàn Dương Tử nói:
«Điều cốt yếu của khoa Luyện Đơn là thông 2 mạch Nhâm Đốc.»
Nhâm Đốc là vòng Hoàng Đạo
là con đường chính cho Âm Dương thăng giáng.[2]
Ta nên nhớ rằng Đạo Lão có
câu: Hậu Thăng tiền Giáng, định nhất chu.
(Trước Xuống, Sau Lên định một vòng.)
Chú Thích:
Trước hết xin bàn về Mạch Âm
Kiều.
Mạch Âm Kiều là một trong Kỳ
Kinh Bát Mạch. Kỳ Kinh Bát Mạch là: Nhâm, Đốc, Xung, Đới, Âm Kiều, Dương
Kiều, Âm Duy, Dương Duy.
Mạch Âm Kiều hết sức đặc
biệt: Nó bắt đầu từ Huyệt Dũng Tuyền, qua Chiếu Hải, Giao Tín, thẳng bờ
sau mặt đùi, qua trước bộ phận sinh dục, lên thẳng ngực, vào hố xương
quai xanh, dọc xương má, lên đầu mắt nơi huyệt Tình Minh, và hợp với
mạch Dương Kiều.
Đạo gia, cho rằng nó cắt
ngang mạch Nhâm Đốc nơi khoảng giữa Hội Âm (Nhâm), và Trường cường «Vĩ
Lư» (Đốc)..
Nó có tên khác là Qui Căn
Khiếu, Phục Mệnh Quan, Sinh Tử lộ, hay Sinh Tử Khiếu, Hư Nguy huyệt, Tẫn
Môn, Tử Hộ, Khí Cơ Huyệt v.v...
Sách Đạo Nguyên Tinh Vi Ca
viết: «Hư Nguy huyệt tức là Địa Hộ Cấm Môn, trên thông Thiên Cốc, dưới
tới Dũng Tuyền.» Sơ Dương sinh từ đó. Cho nên nó hết sức quan hệ.
Lữ Động Tân xưa dạy Bạch Hải
Thiềm: «Thuỷ trung khởi Hỏa, diệu tại Hư Nguy huyệt.» Trong nước
mà Lửa sinh, cái hay là do nơi huyệt Hư Nguy.
«Nhân thân tinh khí tụ tán,
thủy hỏa giao đoan, Âm Dương giao hội, Tử Mẫu phân thai, quân tại thử
xứ... Vị Trí của nó là ở giữa 2 mạch Nhâm Đốc. Âm Kiều ở trước Cốc Đạo
(Hậu Môn) là 2 tấc 2 phân. Đạo gia còn gọi nó là Khí Cơ Huyệt: Nơi sinh
ra khí.»
[3]
Tiên Học Từ Điển cho rằng:
«Âm Kiều nhất Mạch, tiên thánh sở bí, cao nhân tàng nhi bất tuyên.» (Tử
Dương Tổ). Tức là Tiên Thánh dấu, không truyền Huyệt này.
Mai Chí Tiên nói: «Âm Kiều,
Nê Hoàn, nhất khí tuần hoàn, thượng Hạ xuyên địa hộ, Thượng bạt Thiên
Quan.»
Như vậy mạch Âm Kiều thông
thượng hạ các mạch, chu lưu toàn thân, có thần chủ trì gọi là Phong Đô
Dã.[4]
Có sách gọi thần cai quản Mạch này là Đào Khang.[5]
Các sách Châm Cứu chỉ bàn
qua loa về mạch này, không nói gì đến chuyện nó cắt 2 mạch Nhâm Đốc.
Trái lại Đạo gia lại quá coi trọng Mạch này.
Nó được coi trọng cũng xứng
đáng.
Như vậy Hội Âm là quẻ Khôn.
Vĩ Lư là quẻ Phục. Còn Mạch Âm Kiều cắt chính giữa nên gọi làø Sinh Tử
Hộ, hay Phục Mệnh Quan vì đó là nơi mà con người thoát vòng sinh tử
(tượng trưng bằng mạch Nhâm), và đã được Trời gọi về, sau khi đã làm
trọn Mệnh Trời (Phục Mệnh Quan), và trở về được với Căn Trời (Qui Căn
Khiếu).
Quẻ Phục là Cửa Trời. Đạo
gia gọi là Vĩ Lư. Có một hình vẽ về Luyện Đơn của Đạo Lão cho thấy Vĩ Lư
chính là Cái Cổng. Bà La Môn gọi Vĩ Lư là Brahma’s Gate.
Về chuyện Cửa Người, cửa
Trời xưa nay có nhiều người đề cập. Nho gia gọi:
Cung Mão là Cửa Trời (Tịch =
Mở) và Cung Dậu là Cửa Người (Hạp = Đóng)
Thiệu Tử (Thiệu Khang Tiết)
dùng Kinh Dịch nên gọi Đầu các quẻ Âm Là Nguyệt Quật. Đầu các quẻ Dương
là Thiên Căn. Khi ta sống trong Hang Trăng hay Nguyệt Quật, thì ta
nghiên cứu ngoại cảnh, còn khi ta vào trong Thiên Căn (Gốc Trời) thì ta
tìm hiểu về con người, về chính ta. Cho nên Nguyệt Quật chính là Cửa
Người, Thiên Căn chính là Cửa Trời.
Huyền Học Âu Châu gọi cửa
Người là cung Cự Giải (tức Nguyệt Quật của Thiệu Tử), gọi Cửa Trời là
Cung Ma Yết (tức Thiên Căn của Thiệu Tử).
Đạo gia cho rằng những người
đã vượt qua SinhTử Khiếu tức là đã vào được Phục Mệnh Quan, thì Cửa
Người vĩnh viễn đóng, và Cửa Trời vĩnh viễn mở. Thật là hết sức đẹp đẽ.
Hai mạch Nhâm Đốc hợp lại
thành Vòng Hoàng Đạo, tức là Vòng Đại Chu Thiên trong con người. Trên
Trời thì Thái Cực ở Trung Cung. Còn vòng Hoàng Đạo là vòng tròn bên
ngoài. Vòng Hoàng Đạo trên trời có nhị thập bát tú, và Nhật Nguyệt, Ngũ
Tinh chuyển vần trên đó. Vòng Nhâm Đốc cốt để vận chuyển Âm Dương (Thần,
Khí), khi nào Thần Khí hợp nhất, thì là luyện đan đã thành, và ta đã
thực hiện được Thái Cực trong ta.
Nơi Âm Kiều cắt ngang Nhâm
Đốc gọi là Hư Nguy Khiếu. Hư Nguy là 2 chòm sao trong Nhị Thập Bát Tú. Ý
nói con người muốn qui căn, phục mệnh, thì lòng phải thanh tĩnh, không
hư.
Mạch Âm Kiều thông tới Gót
Chân, nên Trang Tử nói: Thánh nhân thở bằng gót chân
Thánh nhân chi tức dĩ chủng,
chúng nhân chi tức dĩ hầu.[6]
Không nhờ Mạch Âm Kiều thì không sao cắt nghĩa được câu này.
* Mạch Đốc đi lên, mạch Nhâm
đi xuống. Ít người phân biệt rõ như vậy. Các sách Châm Cưú cho rằng
cả hai huyệt đều đi lên.
Bài viết của các tác giả
trên cũng cho rằng cả hai Mạch đều đi lên, như vậy là không hiểu gì về
nhẽ Thăng Giáng, Tuần Hoàn.
Nên tôi phải nói rõ lại là
Đốc đi lên, Nhâm đi xuống. Đạo Lão cũng viết: Hậu thăng, tiền giáng định
nhất chu.
* Nếu tập thở mà nằm, thì
đầu quay về hướng Bắc, nằm ngưả hay nằm nghiêng phía tay mặt, tức là
quay mặt về hướng Tây, vì từ trường của trái đất là Nam-Bắc.[7]
5. Nhận định về Nê Hoàn Cung
Có thể nói được là tôi là
một Bác Sĩ Tây Y đầu tiên xác định được vị trí Nê Hoàn Cung theo các
hình vẽ về Cơ Thể Học.
Các Đạo Gia xưa đã tìm ra Nê
Hoàn Cung nhờ Trực Giác và Suy Luận theo Kinh Dịch. Đó là điều hết sức
lạ lùng.
Có điều lạ là khi tôi đang
đi tìm đâu là Tâm Điểm hằng cửu, Bất Biến trong con ngưới, thì tôi nghĩ
đến Vườn Địa Đàng Công Giáo.
Sáng thế Ký chép đại khái:
«Có một sông chảy ra từ vườn Địa Đàng. Nó chia làm 4 nhánh: là Pison,
Gihon, Tigris và Euphrates.» (Ge. 2, 10-14). Ngày nay, người ta chỉ biết
có sông Tigre và Euphrate ở Trung Đông nhưng không hề biết có sông
Pishon và Gihon.
Tôi lý luận nếu Vườn đó nay
hãy còn, vì Chúa không phá, và nếu ta không tìm thấy 4 sông như vậy trên
thế giới, thì tại sao ta không tìm nó trong cơ thể con người. Do đó tôi
mới đi sưu tầm các hình vẽ về Não Bộ. Tôi còn nhớ hôm đó là một ngày thứ
sáu, khoảng 10 giờ sáng năm 1960.
Và quả thật, trong ocù não
chúng ta có 4 con sông huyết quản chảy vào tâm điểm đầu não theo hình
chữ Thập. Đó là:
1. Tiền não động mạch
(Anterior cerebral artery)
2. Hậu não động mạch
(posterior cerebral artery)
3. Trung não động mạch tả
(Left medial artery)
4. Trung não động mạch hữu
(right medial artery)
Bốn con sông Nhược Thủy này
lúc gặp nhau lại tạo thành một vòng tròn huyết quản Willys,xác định hẳn
hoi một khu vực Bồng Lai mà hiện nay Trời Người vẫn thường xuyên gặp gỡ
nhau, đối thoại với nhau qua tiếng Lương Tâm và tiếng Tư Tâm.
Nơi đó cũng là nơi mà mọi
thần kinh đầu qui tụ về, như trăm vạn ngón tay thần, chỉ cho ta thấy dấu
vết của Hóa Công không dấu vết.
Upanishad viết:
Nơi
nào mà mọi thần kinh,
Như
đũa gặp trục trong vành bánh xe,
Nơi
thần kinh hội tụ về,
Là
nơi Tuyệt đối chưa hề hoá thân,
Cố
tìm tuyệt đối trong thân,
Rồi
ra sẽ thoát biển trần hôn mê.
Ngài là toàn giác toàn tri,
Trần hoàn vinh hiển ai bì ai đương.
Ngài đang ngự giữa thiên đàng (Xác thân con người)
Trời cao (lòng con người) là chính đế hương của Ngài.
Chỉ
huy Thần Trí trong ngoài,
Chính Ngài chi phối con người thường xuyên.
Biết Ngài những bậc Thánh Hiền,
Biết Ngài nhờ ánh Tâm Huyền phát huy.
(Mundaka Upanishad, 2.2.6.7)
Phối hợp quan niệm Tâm Điểm
và Vòng Tròn của tôi, với các đồ bản Dịch kinh, với các hình chụp về đầu
não con người trong Y Học hiện đại, tôi đi đến một xác định rằng Não
Thất Ba (Third Ventricle) hay Nê Hoàn Cung, một khoảng trống giữa đầu
não con người, là Trung Tâm não bộ con người, một nơi không tịch, không
hề nhuốm trần ai tục lụy.
Đạo Lão gọi Trung Điểm não
bộ là Nê Hoàn Cung, là Thiên Cốc, là Cốc Thần, là Huỳnh Đình, là Côn
Lôn. Vì thế mà Huỳnh Nguyên Kiết mới nói: «Đầu có 9 Cung, trong có một
nơi là Thiên Cốc, thanh tĩnh, không buị bặm. Nếu có thể an thần ở
trongkhông cho rong ruổi ra ngoài, sẽ thành Chân, chứng Thánh...
Huỳnh Đình Kinh viết: «Tử
dục bất tử tu Côn Lôn.» Đủ biết rằng trì thủ được Thiên Cốc ấy là
điều huyền diệu vô cùng.
Phật giáo cũng xác định
rằng: Tuyệt đối thể đã sẵn ở giữa đầu não con người. Trong quyển Nền
Tảng Huyền Học Tây Tạng của Anagarika Govinda, một quyển sách đã
viết ra để giải lời chú: Um mani padme hum (Án Mani Bát Minh Hồng = Aum,
Ngọc Châu viên giác nằm tại Liên Hoa Tâm) có một hình vẽ các Luân Xa
trong con ngưới, trên cùng có 1 bông sen ngàn cánh. Giữa bông Sen có chữ
Aum. Sách chú rằng Bông sen ngàn cánh là Óc Não con người, mà Aum là
Tuyệt Đối. Như vậy, Tuyệt Đối hay Ngọc Châu Viên Giác đã nằm sẵn trong
giữa đầu não con người.
Khi Phật Giáo truyền sang
Trung Quốc Cưu Ma La Thập đã dùng chữ Nê Hoàn để dịch chữ Niết Bàn. Như
vậy người xưa muốn nói tìm ra Nê Hoàn chính là tìm ra được Niết Bàn vậy.
Cao Đài Giáo trong quyển:
Đại thừa Chân Giáo nơi tr. 61 viết: Huyền Quan Nhất Khiếu là chi?
Là Thiên Nhãn vậy, Nó ở ngay Nê Hoàn Cung, gồm trọn Chân Dương Chính
Đạo.
Trong quyển La Rencontre
de l’Hindouisme et du Christianisme (Sự gặp gỡ giữa Ấn Giáo và Thiên
Chúa Giáo), Linh Mục Henti le Saux đã viết nơi chương dẫn nhập sách như
sau: «Những trang sách này, vối những khuyết điểm của nó, có thể giúp
cho những anh em giáo hưũ khác, tìm ra được cho mình, và cho Giáo Hội,
những kho tàng, vốn là của chính mình, tìm ra được những kho tàng, trong
các pho sách cổ Ấn Giáo, hay nói đúng hơn, trong tâm khảm con người, nơi
mà những pho sách ấy được nghe đọc trước tiên. Cái Động Phủ mà các thánh
thư Ấn Giáo tung tỏa ra, như từ một nguồn suối trong lành, đó chính là
Tâm Khảm mỗi người, và đó chính là nơi người Thiên Chúa Giáo được mời
mọc vào, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, để tìm cho ra toàn thể
huyền nhiệm Atman, huyền nhiệm Đại Ngã, huyền nhiệm mà xưa kia, các nhà
thấu thị đã thấy ở đó. Vả chăng đó cũng là nơi mà Thần Người hợp nhất
bất khả phân với Thần Chúa, một sự hợp nhất bất khả phân về Bản Thể, đã
làm cho các nhà Thấu Thị Ấn Độ ngỡ ngàng, và chính đó cũng là sự khế hợp
tuôn ra từ lòng Chúa, mà Chúa GiêSu đã chia sẻ với chúng ta. (Std, tr.
229).
Các sách luyện đơn Ấn Độ gọi
Luân Xa thứ 7 trên đỉnh đầu là Sahasrara, là hoa sen nghìn cánh. Đó
chính là nơi cư ngụ của Brahman, là nơi mà Thần người, với Thần Trời hợp
nhất.[8]
Như vậy, Sahasrara chính là Nê Hoàn Cung vậy.
Khổng Giáo dạy ta phải tìm
cho ra Cái Tâm Điểm bất biến, hằng cưủ ấy trong con người. Đó chính là
Trung Dung, mà Chu Hi đã định nghĩa là «BấtThiên chi vị Trung, Bất Dịch
chi vị Dung»:
«Trung ấy là không
nghiêng, không ngửa,
Dung ấy là muôn thủa y
nguyên.»
Sau khi đã xác định vị trí
Nê Hoàn Cung trong con người, và đã chứng minh rằng Nê Hoàn Cung đã được
nhiều nhà Huyền Học trên thế giới biết đến, tôi muốn đi đến kết luận
rằng Trời, Đạo chẳng ở đâu xa, mà thực sự đã ở
ngay trong tâm khảm con người.»
CHÚ THÍCH
[1]
Bài Nê Hoàn này là của Cổ Đô Tử và Lý Viễn Quốc, Trung Quốc Đạo Giáo
Đại Từ Điển, tr. 1177.
[2]
Phần trên đây rút từ Trung Quốc Đạo Giáo Đại Từ Điển, trang 1173.
[3]
Trung Quốc Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 1175.
[4]
Xem Tiên Học Từ Điển, tr. 136.
[5]
Trung Quốc Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 1174.
[6]
Nam Hoa Kinh, chương VI, Đại Tông Sư.
[7]
Xem Nguyễn Duy Cần, Dịch học tinh hoa, tr. 186.
[8]
Xem La Puissance Du Serpent, Arthur Avalon, Lyon, 1959, tr. 181,
194, 203, 232, 243, 269.
0 Nhận xét