Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc trả lời phỏng vấn về vấn đề An toàn giao thông
Phóng viên Uỷ ban Truyền thông Xã hội thực hiện
Sau đây là nội
dung cuộc phỏng vấn:
PV: Chiều Chúa nhật 09/11 vừa qua, Đức Tổng
giám mục đã thay mặt HĐGMVN ký kết với Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia
Chương trình Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động “chức sắc, tu sĩ,
tín đồ Công giáo tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”’ việc đó có ý
nghĩa gì?
ĐTGM: Giáo hội
tại Việt Nam luôn ở trong hướng đi mục vụ của Giáo hội trong thế giới ngày nay
mà Công đồng Vatican II đã dạy: “Vui mừng và hi vọng, ưu sầu và lo lắng của con
người ngày nay, nhất là của người nghèo và của bất cứ ai đang đau khổ, cũng là
vui mừng và hi vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì
thực sự là của con người mà họ lại không cảm nhận trong đáy lòng họ” (Gaudium et Spes, 1). Hơn nữa, như Đức
Thánh Cha Phanxicô gần đây đã nhắc nhở, Hội Thánh của Chúa Giêsu phải “đi ra”
khỏi nơi ẩn náu tiện nghi, an toàn của mình để đến những “vùng ven” nơi những
giá trị của Tin mừng chưa hiện diện, mà một trong những vùng ven này là các
thực tại văn hóa, xã hội, còn đầy những bóng tối của sự chết. Tham gia vào
Chương trình vận động người dân nói chung, và người Công giáo nói riêng, về bảo
đảm an toàn giao thông, là một hành động cụ thể để thực hiện lệnh truyền loan
báo Tin mừng của Chúa Giêsu và lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha nói trên.
PV: Nhưng giữa bao nhiêu chương trình xã
hội, tại sao Giáo hội lại chọn dấn thân ký kết Chương trình này?
ĐTGM: Cách đây
một ít ngày, tôi nhận được một lá thư của một chuyên viên người Uganda về Phân
tích và Tình Nguyện viên Tổ chức An toàn Giao thông và An toàn tại sở làm (Road Safety and Workplace Safety Analyst /
Volunteer) gởi tất cả các hồng y, tổng giám mục và giám mục thuộc Liên HĐGM
Á châu, nhắc nhở trong tình hình hiện nay số người tử nạn vì giao thông gia
tăng, đặc biệt cao nhất tại châu Á cũng là nơi sản xuất xe cộ lưu thông cao
hàng đầu, hơn bao giờ hết cần phải phổ biến giáo huấn xã hội của Giáo hội về
vấn đề này, cụ thể là văn kiện “Hướng dẫn Chăm sóc Mục vụ Đường phố” (“Guidelines for the Pastoral Care of the
Road”) (Phần I, từ số 01-84) của Hội đồng Toà Thánh về Mục vụ Di Dân và
Người Lưu động, ngày 24/05/2007 [1]. ĐHY Renato
Raffaele Martino, Bộ trưởng Hội đồng Toà Thánh về Công Lý và Hòa Bình, khi giới
thiệu văn kiện này cũng đã nói lên quan điểm: “Giáo hội và Nhà Nước, mỗi bên
trong lãnh vực của mình, cần phải cố gắng
tạo ra nơi công chúng một ý thức chung về vấn đề an toàn giao thông, và
dùng mọi phương tiện trong khả năng để cổ võ việc giáo dục thích hợp ý thức đó
nơi người điều khiển các phương tiện lưu thông, các khách du hành, người đi
bộ”. Hơn nữa, kể từ tháng Năm 2011, Liên Hợp Quốc đã phát động Chương trình
Thập Kỷ Hành Động vì An Toàn Giao thông (2011-2020) trên toàn thế giới mà Việt
Nam là một nước thành viên tích cực.
Tại Việt Nam
và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vấn đề tai nạn giao thông do ý thức và
thói quen giữ luật của người dân di chuyển trên đường, đường bộ cũng như đường
sắt, chưa cao. Vì thế, đây là một vấn đề không chỉ về mặt xã hội, mà còn về
giáo dục ý thức đạo đức, lương tâm, tôn trọng sự sống của con người.
PV: Trong thực tế, khi thi hành sự phối hợp
đã được đề nghị, Đức Tổng thấy có điều gì cần lưu ý?
ĐTGM: Khi được
Chính quyền đề nghị phối hợp trong công tác truyền thông và vận động các tín
hữu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tôi thấy không có gì trở
ngại, trái lại, là việc đáng phải làm, chỉ cần nhớ rằng, trong khi thực hiện,
Giáo hội và Chính quyền, “mỗi bên trong lãnh vực của mình”, thực hiện vai trò
và nhiệm vụ của mình. Đối với Giáo hội, điều quan trọng là giáo dục đức tin,
một đức tin nhập thể vào mọi mặt đời sống con người, cách riêng ở đây chính là
giáo huấn về luân lý sự sống con người.
Tuy nhiên,
cũng xin lưu ý không nên dùng thời gian của bài giảng lễ (homélie) để truyền giảng bằng “ngôn ngữ thuần túy đời” những nội
dung luật pháp của xã hội, vì giảng lễ là giải thích các bài đọc Kinh Thánh của
Phụng vụ Lời Chúa trong ngày lễ. Giảng lễ thuộc về cơ cấu của Phụng vụ Lời
Chúa, dành để nói về Thiên Chúa và chương trình cứu độ của Ngài cho con người
được sống và sống viên mãn, thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Để
thông truyền và giáo dục ý thức trách nhiệm trong giao thông và luật pháp như
đã nói, có thể thực hiện trong một hoàn cảnh khác thích hợp hơn.
––––––––––––––––––––––––
0 Nhận xét