Lương y HUYÊN THẢO
Khi
nói đến vị thuốc "hà thủ ô", thông thường người ta hay cho rằng, đó
chỉ là một vị thuốc có tác dụng làm đen râu tóc và chữa chứng bệnh tóc bạc sớm.
Thế nhưng vài năm gần đây, ở Hà Nội và một số thành phố khác, đã lan truyền
thông tin cho rằng "hà thủ ô" có tác dụng tăng cường chức năng sinh
lý rất mạnh đối với nam giới, được suy tôn như một thứ "thần dược" của
đấng mày râu.
Vậy
thì trên thực tế, tác dụng của "hà thủ ô" là như thế nào?
Để
bạn đọc có thể tự rút ra kết luận, "Thuốc vườn nhà"
xin thông tin tương đối đầy đủ và toàn diện về tác dụng, cũng như những vấn đề
cần chú ý, kiêng kỵ, trong khi sử dụng vị thuốc này.
LAI
LỊCH VỊ THUỐC
Để bạn đọc thấy rõ hơn vai trò của "hà
thủ ô" đối với sức khỏe, trước hết xin trích dẫn một vài tài liệu
có liên quan tới lai lịch và tác dụng của vị thuốc này.
Trong "Hà Thủ Ô truyện" (truyện kể về ông Hà Thủ Ô) của Lý Cao, có
thuật lại sự tích như sau:
"Hà Thủ Ô là
người huyện Nam Hà, thuộc Thuận Châu (nay thuộc huyện Lục Xuyên, tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc). Ông nội của Hà Thủ Ô vốn tên là Hà Điền Nhi, bẩm sinh yếu ớt, tới
58 tuổi vẫn không vợ con. Chán đời, ông vào núi cùng với các đạo sĩ tu tập.
Một đêm say rượu, nằm trên sườn núi, ông thấy có thứ cây leo lạ, cành lá cứ
quấn lấy nhau, rung động, lâu lâu rời ra rồi lại quấn lấy nhau, như đôi nam nữ
đang ân ái. Điền Nhi thấy kỳ lạ, sáng hôm sau bèn đào lấy củ đem về. Hỏi mọi
người, nhưng không ai biết đó là củ gì.
Sau một thời gian, có một ông già từ phương xa lại chơi, Điền Nhi đem ra hỏi,
ông già bảo: Anh vốn không có con, mà gặp thứ cây kỳ lạ như vậy, có lẽ đó là
một vị thuốc tiên. Sao không uống thử?
Điền Nhi liền đem rễ cây tán thành bột, mỗi lần dùng 1 đồng cân (3g), hòa với
rượu uống. Uống được 7 ngày, đã nảy sinh ham muốn tình dục, uống luôn vài
tháng, thì thân thể mạnh khỏe như người bình thường, vì thế nên uống mãi, dần
dần mỗi lần tăng lên tới 2 đồng cân (khoảng 6g). Uống suốt một năm, các thứ
bệnh tật đều khỏi cả, tóc đương trắng hóa đen, vẻ mặt trẻ lại.
Điền Nhi lấy vợ và trong khoảng 10 năm, đã sinh được luôn vài người con. Từ đó
Điền Nhi đổi tên là Năng Tự ("năng tự" có nghĩa là có thể có con cháu
nối dõi tông đường). Con Năng Tự là Điền Tú, cũng uống thứ thuốc đó. Cả hai bố
con đều thọ tới 160 tuổi. Điền Tú có con là Thủ Ô. Thủ Ô cũng uống rễ cây đó,
cũng sinh được nhiều con, thọ tới 130 tuổi, tóc vẫn đen tuyền.
Khi đó, có một người bạn thân cùng làng là Lý An Kỳ, đã lấy trộm phương thuốc
bí truyền 3 đời của nhà họ Hà, đem về uống cũng khỏe mạnh và thọ rất cao. Từ đó
vị thuốc gia truyền bắt đầu lan truyền dần ra ngoài. Người uống vào đều thấy
khỏe mạnh hơn, tóc bạc hóa đen và sinh thêm nhiều con.
Thuốc ban đầu vốn có
tên là "giao đằng" (có nghĩa là thứ dây leo thân cuốn lấy nhau), từ
đó bắt đầu được gọi là "hà thủ ô", có nghĩa là người họ Hà tóc đen
("thủ" = đầu, "ô" = đen).".
Sự tích về tác dụng kỳ lạ của Hà thủ ô nói trên, tuy được ghi lại trong nhiều
bộ sách thuốc nổi tiếng, như "Bản thảo đồ kinh", "Bản
thảo hối ngôn", "Khai bảo bản thảo", ... nhưng thời
đó vẫn ít được dùng.
"Hà thủ ô" chỉ bắt đầu được sử dụng một cách rộng rãi, từ khi xuất
hiện bài thuốc "Thất bảo mỹ nhiên đan".
Theo sách "Bản
thảo cương mục", bộ Bách khoa toàn thư về dược học cổ truyền phương
Đông, do nhà dược học nổi tiếng Lý Thời Trân biên soạn: Năm đầu Gia Tĩnh thời
nhà Minh, có vị chân nhân là Thiệu Ứng Tiết, đã dâng lên vua phương thuốc
"Thất bảo mỹ nhiêm đan", chế từ "hà thủ ô" và một
số loại Đông dược khác. Thế Tông Túc Hoàng đế uống vào, thấy hiệu nghiệm lạ
thường, thân thể dần trẻ lại, râu tóc đang bạc hóa đen mượt, lại sinh được vài
hoàng tử để nối dõi. Từ đó vị thuốc "hà thủ ô", mới bắt đầu thực sự
trở nên nổi tiếng.
Hà thủ ô trắng |
VỊ THUỐC HÀ THỦ Ô
Cây "hà thủ
ô" còn có tên là "thủ ô", "giao đằng", "dạ
hợp", "địa tinh", "khua lình" (Thái), "mằn năng
ón" (Thổ), tên khoa học Polygonum multiflorum Thunb., thuộc họ Rau răm
(Polygonaceae).
Cây có tên là "giao đằng" vì dây leo xoắn vào nhau, hoặc "dạ
hợp", "dạ giao đằng" vì đêm quấn vào nhau(?). Bản thân tên khoa
học của cây Polygonum multiflorum cũng cho ta biết thêm về một số đặc điểm của
cây ("Polygonum" = có nhiều đốt, nhiều mắt, "multiflorum" =
nhiều hoa); vì "hà
thủ ô" là loài cây có nhiều đốt, nhiều hoa.
"Hà
thủ ô" là một loại dây leo, sống nhiều năm, mọc hoang ở các vùng
rừng núi nước ta. Thân cây thường mọc xoắn vào nhau. Mặt ngoài thân có màu xanh
tía có những vân hoặc bì khổng, mặt thân nhẵn, không có lông. Lá mọc so le, có cuống
dài. Phiến lá hình tim hẹp, dài 4-8cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, phía cuống hình
tim, hoặc hình mũi tên, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhẵn và
không có lông. Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, có
cuống ngắn 1-3mm, cánh hoa màu trắng, với 8 nhị, 3 nhị hơi dài hơn. Bầu hình 3
cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau. Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 11.
Vị thuốc "hà
thủ ô" là rễ củ phơi khô của cây "hà
thủ ô".
Ngoài cây "hà
thủ ô" mô tả ở trên (thường gọi là "hà
thủ ô" đỏ), còn có một gây khác, gọi là "hà thủ ô trắng - còn
có tên là "hà thủ ô nam", "bạch hà thủ ô", "củ vú
bò", "dây sữa bò", "dây mốc", "cây sừng bò",
"cây đa lông", "khâu cần cà" (Thổ), "khâu nước"
(Lạng Sơn), "chừa ma sìn" (Thái), có tên khoa học là Polygonum
multiflorum Thunb. Củ rễ của loại cây thứ hai này, thường được gọi là ""hà
thủ ô trắng".
Một vấn đề cần lưu ý là, có một số cây khác thường hay bị nhầm lẫn với "hà
thủ ô trắng", như "cây vú bò", "cây sữa",
"cây sừng trâu" (còn gọi là "cây sừng dê") và "cây
càng cua".
"Cây càng
cua" giống "hà
thủ ô trắng" ở nhiều điểm, cũng cùng họ Thiên lý, lá cũng mọc đối,
thân cũng có chất nhựa trắng, quả cũng tẽ làm đôi, ... nhưng lại là loài cây có
độc, phải là người có kinh nghiệm mới phân biệt chính xác được.
Do đó, đối với người
sử dụng thông thường, tốt nhất là chỉ sử dụng loại "hà
thủ ô đỏ".
Khi đi mua thuốc ở các cửa hàng Đông Nam dược, có thể phân biệt sơ bộ củ "hà
thủ ô đỏ" và "hà
thủ ô trắng" theo một số dấu hiệu như sau:
- "Hà
thủ ô đỏ" nguyên củ hơi giống củ khoai lang to, mặt ngoài màu nâu
đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm đặc biệt; cắt ngang củ thấy lớp thịt màu nâu đỏ hoặc nâu
hồng, nhiều bột, giữa có lõi gỗ hẹp như lõi của sắn; chất củ cứng, hơi nặng và
vị hơi chát.
- Còn củ "hà
thủ ô trắng" dài hơn, khoảng 10cm, vỏ ngoài màu nâu xám, đôi khi
còn vết tích của rễ con hoặc đoạn rễ con còn sót lại; cắt ngang củ thấy có mô
mềm; vỏ mỏng, màu trắng ngà chứ không nâu đỏ hoặc nâu hồng như "hà
thủ ô đỏ"; củ "hà
thủ ô trắng" cũng có lõi gỗ nhưng đặc điểm khác biệt nhất là nhấm
thấy có vị đắng, chứ không phải vị chát như "hà
thủ ô đỏ".
- "Hà
thủ ô đỏ" và "hà
thủ ô trắng" sau khi đã chế biến sẽ rất khó phân biệt. Cho nên,
muốn "chắc ăn", khi tới các hiệu thuốc chưa quen biết, không nên mua
"hà thủ ô chế" (loại đã qua chế biến), mà chỉ nên mua "hà
thủ ô" củ chưa chế, mang về nhà tự chế biến theo hướng dẫn của
người có chuyên môn.
TÁC DỤNG CỦA HÀ THỦ Ô
Đọc các truyền thuyết về "hà thủ ô", có cảm giác nhiều điều đã bị người xưa thần thánh hóa, không thật đáng tin. Tuy nhiên, các kinh nghiệm lâm sàng từ nhiều thế kỷ trong Đông y và các nghiên cứu hiện đại cho thấy, "hà thủ ô" đúng là một vị thuốc bổ dưỡng rất tốt và có thể sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh tật.
Theo dược lý Đông y: Hà thủ ô có vị đắng ngọt chát, tính hơi ấm; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, ích Thận, cố tinh, dưỡng huyết, trừ phong. Dùng chữa "Can Thận âm suy" dẫn tới vô sinh, tóc bạc sớm; huyết hư đầu thống (đau đầu do huyết hư), lưng gối yếu mỏi, gân cốt tê đau, nam giới di tinh, nữ giới băng đới (phụ nữ băng huyết, nhiều khí hư), ngược tật (sốt rét), cửu lỵ (lỵ lâu ngày), ung thũng loa lịch (mụn nhọt, tràng nhạc), trĩ tật, ...
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy "hà thủ ô" có những tác dụng:
- Hạ cholesterol trong huyết thanh máu, phòng chống và giảm nhẹ xơ vữa động mạch;
- Làm giảm nhịp tim, tăng nhẹ lượng máu lưu thông trong động mạch vành tim và chống thiếu máu cơ tim;
- Tăng cường chức năng miễn dịch, tăng sức chịu lạnh của cơ thể;
- Chống lão hóa, chống teo tuyến ức ở người cao tuổi, duy trì tuyến ức ở mức độ như người trẻ tuổi;
- Nhuận tràng, do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột; "hà thủ ô" sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn "hà thủ ô" chế;
- Có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn và virus cúm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Về phương diện bổ dưỡng, "hà thủ ô" có 3 tác dụng chính:
- Tăng cường chức năng sinh dục;
- Chống lão suy, kéo dài tuổi thọ;
- Làm đen râu tóc.
Cả 3 tác dụng đó, đều có được trên cơ sở tác dụng bổ huyết của "hà thủ ô". Vì vậy, trong các sách thuốc Đông y hiện đại, "hà thủ ô" được xếp vào nhóm "thuốc bổ huyết" (bổ huyết dược).
Trong Đông y, củ "hà thủ ô" đã phơi khô, gọi là "hà thủ ô sống" (sinh "hà thủ ô"). Còn "hà thủ ô" là đã qua quá trình chế biến gọi là "hà thủ ô chế".
Hai loại "hà thủ ô" "sống" và "chế" có tác dụng không giống như nhau:
- "Hà thủ ô sống": Có tác dụng giải độc, tiêu thũng, nhuận tràng. Thường dùng để nhuận tràng, chữa táo bón ở người già và sản phụ, hoặc trường hợp huyết hư gây nên táo bón; chữa ung nhọt, lở ngứa ngoài da.
- "Hà thủ ô chế": Có tác dụng bổ Can Thận, ích tinh huyết, làm đen râu tóc, mạnh gân cốt. Thường dùng để bồi dưỡng cơ thể, chữa cơ thể suy nhược, tóc bạc sớm, nam giới vô sinh, nữ giới kinh nguyệt không điều hòa hoặc bế kinh, cao mỡ máu, cao huyết áp.
Cách chế "hà thủ ô": "Hà thủ ô" rửa sạch, thái lát, ngâm nước vo gạo một ngày đêm; rửa lại cho sạch rồi tiếp tục chế với đậu đen. Mỗi 1kg "hà thủ ô" cần dùng 100g đậu đen. Cho đậu đen vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước, nấu cho đậu đen chín nhừ rồi chắt lấy nước. Trộn "hà thủ ô" với nước đỗ đen, cho vào đồ đựng (không dùng đồ sắt), đặt vào nồi hấp cho đến khi nước đỗ đen thấm hết vào các miếng "hà thủ ô", sau đó lấy ra phơi hoặc sấy khô là được. Đó là cách chế thông thường. Muốn chế kỹ cần "cửu chưng cửu sái", nghĩa là nấu và phơi "hà thủ ô" với nước đậu đen như trên 9 lần.
Kiêng kỵ:
- Theo Đông y cổ truyền, khi dùng "hà thủ ô" hoặc thuốc có "hà thủ ô", cần kiêng dùng 3 loại thực phẩm màu trắng (tam bạch), là hành, tỏi và củ cải trắng.
- Ngoài ra theo y lý và dược lý Đông y, khi dùng "hà thủ ô" còn cần kiêng kỵ những món ăn và gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu, để phòng ngừa hao tán khí huyết.
Coi nhẹ việc kiêng kỵ, có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến người hiện đại sử dùng "hà thủ ô" không kiến hiệu mạnh như người xưa.
3 CÁCH SỬ DỤNG TƯƠNG ĐỐI ĐƠN GIẢN
(1) Rượu bổ huyết, tăng cường chức năng sinh dục: Dùng hà thủ ô chế 150g, sinh địa 150g; các vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ, ngâm trong 1000ml rượu trắng, cách 3 ngày lắc bình một lần, sau 15 ngày có thể sử dụng. Thứ rượu này có tác dụng bổ Can Thận, ích tinh huyết, chữa vô sinh do ít tinh trùng; còn có tác dụng chữa chóng mặt hoa mắt và tóc bạc sớm.
(2) Tăng số lượng và chất lượng tinh trùng: Hàng ngày dùng 6-10g hà thủ ô chế sắc nước uống, hoặc dùng 3-6g hà thủ ô chế tán bột uống. Bài thuốc chỉ thích hợp với những người tinh huyết suy yếu do "Can Thận âm hư" theo cách phân loại chứng bệnh của Đông y; biểu hiện bởi các chứng trạng như ham muốn tình dục giảm, chậm có con, kèm theo đầu choáng, mắt hoa, tai ù, mắt khô, mặt nóng bừng từng cơ, lưng gối đau mỏi, di tinh, mộng tinh, ... Không thích hợp với những người thể chất dương hư. Nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
(3) Chữa tóc bạc sớm, tóc rụng nhiều: Dùng trứng gà 2 quả, hà thủ ô chế 30g; trứng gà rửa sạch vỏ, lau khô, cho trứng gà và hà thủ ô vào một cái nồi đất (hoặc đồ gốm khác), đổ ngập nước, nấu sôi rồi đun nhỏ lửa khoảng nửa giờ; vớt trứng ra bóc bỏ vỏ, lại cho vào nồi đun tiếp khoảng nửa giờ nữa là được; ăn trứng gà, sau đó uống nước thuốc. Nếu có phản ứng khác thường, như đau bụng, ỉa chảy, thì chỉ ăn trứng, không uống nước thuốc, dùng lâu ngày vẫn có tác dụng tốt.
TÁC DỤNG CỦA HÀ THỦ Ô
Đọc các truyền thuyết về "hà thủ ô", có cảm giác nhiều điều đã bị người xưa thần thánh hóa, không thật đáng tin. Tuy nhiên, các kinh nghiệm lâm sàng từ nhiều thế kỷ trong Đông y và các nghiên cứu hiện đại cho thấy, "hà thủ ô" đúng là một vị thuốc bổ dưỡng rất tốt và có thể sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh tật.
Theo dược lý Đông y: Hà thủ ô có vị đắng ngọt chát, tính hơi ấm; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, ích Thận, cố tinh, dưỡng huyết, trừ phong. Dùng chữa "Can Thận âm suy" dẫn tới vô sinh, tóc bạc sớm; huyết hư đầu thống (đau đầu do huyết hư), lưng gối yếu mỏi, gân cốt tê đau, nam giới di tinh, nữ giới băng đới (phụ nữ băng huyết, nhiều khí hư), ngược tật (sốt rét), cửu lỵ (lỵ lâu ngày), ung thũng loa lịch (mụn nhọt, tràng nhạc), trĩ tật, ...
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy "hà thủ ô" có những tác dụng:
- Hạ cholesterol trong huyết thanh máu, phòng chống và giảm nhẹ xơ vữa động mạch;
- Làm giảm nhịp tim, tăng nhẹ lượng máu lưu thông trong động mạch vành tim và chống thiếu máu cơ tim;
- Tăng cường chức năng miễn dịch, tăng sức chịu lạnh của cơ thể;
- Chống lão hóa, chống teo tuyến ức ở người cao tuổi, duy trì tuyến ức ở mức độ như người trẻ tuổi;
- Nhuận tràng, do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột; "hà thủ ô" sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn "hà thủ ô" chế;
- Có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn và virus cúm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Về phương diện bổ dưỡng, "hà thủ ô" có 3 tác dụng chính:
- Tăng cường chức năng sinh dục;
- Chống lão suy, kéo dài tuổi thọ;
- Làm đen râu tóc.
Cả 3 tác dụng đó, đều có được trên cơ sở tác dụng bổ huyết của "hà thủ ô". Vì vậy, trong các sách thuốc Đông y hiện đại, "hà thủ ô" được xếp vào nhóm "thuốc bổ huyết" (bổ huyết dược).
Trong Đông y, củ "hà thủ ô" đã phơi khô, gọi là "hà thủ ô sống" (sinh "hà thủ ô"). Còn "hà thủ ô" là đã qua quá trình chế biến gọi là "hà thủ ô chế".
Hai loại "hà thủ ô" "sống" và "chế" có tác dụng không giống như nhau:
- "Hà thủ ô sống": Có tác dụng giải độc, tiêu thũng, nhuận tràng. Thường dùng để nhuận tràng, chữa táo bón ở người già và sản phụ, hoặc trường hợp huyết hư gây nên táo bón; chữa ung nhọt, lở ngứa ngoài da.
- "Hà thủ ô chế": Có tác dụng bổ Can Thận, ích tinh huyết, làm đen râu tóc, mạnh gân cốt. Thường dùng để bồi dưỡng cơ thể, chữa cơ thể suy nhược, tóc bạc sớm, nam giới vô sinh, nữ giới kinh nguyệt không điều hòa hoặc bế kinh, cao mỡ máu, cao huyết áp.
Cách chế "hà thủ ô": "Hà thủ ô" rửa sạch, thái lát, ngâm nước vo gạo một ngày đêm; rửa lại cho sạch rồi tiếp tục chế với đậu đen. Mỗi 1kg "hà thủ ô" cần dùng 100g đậu đen. Cho đậu đen vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước, nấu cho đậu đen chín nhừ rồi chắt lấy nước. Trộn "hà thủ ô" với nước đỗ đen, cho vào đồ đựng (không dùng đồ sắt), đặt vào nồi hấp cho đến khi nước đỗ đen thấm hết vào các miếng "hà thủ ô", sau đó lấy ra phơi hoặc sấy khô là được. Đó là cách chế thông thường. Muốn chế kỹ cần "cửu chưng cửu sái", nghĩa là nấu và phơi "hà thủ ô" với nước đậu đen như trên 9 lần.
Kiêng kỵ:
- Theo Đông y cổ truyền, khi dùng "hà thủ ô" hoặc thuốc có "hà thủ ô", cần kiêng dùng 3 loại thực phẩm màu trắng (tam bạch), là hành, tỏi và củ cải trắng.
- Ngoài ra theo y lý và dược lý Đông y, khi dùng "hà thủ ô" còn cần kiêng kỵ những món ăn và gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu, để phòng ngừa hao tán khí huyết.
Coi nhẹ việc kiêng kỵ, có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến người hiện đại sử dùng "hà thủ ô" không kiến hiệu mạnh như người xưa.
3 CÁCH SỬ DỤNG TƯƠNG ĐỐI ĐƠN GIẢN
(1) Rượu bổ huyết, tăng cường chức năng sinh dục: Dùng hà thủ ô chế 150g, sinh địa 150g; các vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ, ngâm trong 1000ml rượu trắng, cách 3 ngày lắc bình một lần, sau 15 ngày có thể sử dụng. Thứ rượu này có tác dụng bổ Can Thận, ích tinh huyết, chữa vô sinh do ít tinh trùng; còn có tác dụng chữa chóng mặt hoa mắt và tóc bạc sớm.
(2) Tăng số lượng và chất lượng tinh trùng: Hàng ngày dùng 6-10g hà thủ ô chế sắc nước uống, hoặc dùng 3-6g hà thủ ô chế tán bột uống. Bài thuốc chỉ thích hợp với những người tinh huyết suy yếu do "Can Thận âm hư" theo cách phân loại chứng bệnh của Đông y; biểu hiện bởi các chứng trạng như ham muốn tình dục giảm, chậm có con, kèm theo đầu choáng, mắt hoa, tai ù, mắt khô, mặt nóng bừng từng cơ, lưng gối đau mỏi, di tinh, mộng tinh, ... Không thích hợp với những người thể chất dương hư. Nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
(3) Chữa tóc bạc sớm, tóc rụng nhiều: Dùng trứng gà 2 quả, hà thủ ô chế 30g; trứng gà rửa sạch vỏ, lau khô, cho trứng gà và hà thủ ô vào một cái nồi đất (hoặc đồ gốm khác), đổ ngập nước, nấu sôi rồi đun nhỏ lửa khoảng nửa giờ; vớt trứng ra bóc bỏ vỏ, lại cho vào nồi đun tiếp khoảng nửa giờ nữa là được; ăn trứng gà, sau đó uống nước thuốc. Nếu có phản ứng khác thường, như đau bụng, ỉa chảy, thì chỉ ăn trứng, không uống nước thuốc, dùng lâu ngày vẫn có tác dụng tốt.
0 Nhận xét