Cùi Các
Vào
chiều hôm qua ngày 9/5, trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC, Giáo sư
Tương Lai cho rằng Lời kêu
gọi biểu tình của 20 tổ chức dân sự
vào ngày 7/5 vừa qua là một “sai lầm chính trị” vì
“đưa
các vấn đề khác ra để làm loãng mục tiêu”, và ông
cho rằng “mỗi một người Việt Nam yêu nước phải
đứng đằng sau tuyên bố của nhà nước”
và lúc này nên “tập trung vào mũi nhọn chống xâm lược”.
Sau xin nghe qua phần trình bày, tôi không biết Giáo sư đang phát biểu với tư cách cá nhân, hay là đang đại diện cho luồng quan điểm của 54 người trong nhóm Thông báo Meetting?
Nhưng vì không thấy có một thông tin nào đang nói Giáo sư là “người phát ngôn” của nhóm 54, nên tôi xin có vài lời trao đổi riêng với cá nhân Giáo sư.
“Vì sao không đứng cùng nhà nước?”
Có thể nói trong những năm vừa qua, chưa bao giờ nhà nước cho người dân được sát cánh, đứng cùng với nhà nước trong việc chống Trung Quốc.
Biểu hiện là, dù Trung quốc liên tục gây hấn và xâm lấn không chỉ trên biển Đông, mà gây bất ổn trên đất liền, nhưng các hành động phản đối, biểu tình của người dân luôn được nhà nước ứng xử bằng cách giải tán, bắt bớ, đánh đập và bỏ tù.
Đã có người bị đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm” vì biểu tình chống TQ là trường hợp của bà Bùi Hằng. Đã có người bị bắt bỏ tù cho đến lúc sắp chết mới thả ra là nhà giáo Đinh Đăng Định vì phản đối chính quyền cho TQ khai thác boxit ở Tây Nguyên. Cũng đã có người bị bỏ tù 4 năm vì sáng tác hai bài hát chống TQ là nhạc sỹ Việt Khang. Và còn vô số trường hợp chỉ chống TQ mà họ bị chính quyền cầm tù như Điếu Cày, Phạm Thanh Nghiên,...
Và ngay cả đại diện cho nhóm 54 người, trong đó có Giáo sư, dù đã có nhã ý muốn “hợp tác và sát cánh” với nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền, bằng cách đề nghị một cuộc gặp với chính quyền để thông báo meetting phản đối TQ, nhưng họ cũng không thèm tiếp.
Cũng chính vì thế, mà tôi không hiểu lý do vì sao Giáo sư lại đi kêu gọi người khác nên “đứng đằng sau tuyên bố của nhà nước” hay “ủng hộ nhà nước về chủ quyền”?
Tôi nghĩ, thay vì Giáo sư kêu gọi người dân đứng sau và ủng hộ nhà nước, thì Giáo sư nên kêu gọi nhà nước đứng sau và ủng hộ người dân chống Trung Quốc xâm lược thì hợp lý hơn.
Sau xin nghe qua phần trình bày, tôi không biết Giáo sư đang phát biểu với tư cách cá nhân, hay là đang đại diện cho luồng quan điểm của 54 người trong nhóm Thông báo Meetting?
Nhưng vì không thấy có một thông tin nào đang nói Giáo sư là “người phát ngôn” của nhóm 54, nên tôi xin có vài lời trao đổi riêng với cá nhân Giáo sư.
“Vì sao không đứng cùng nhà nước?”
Có thể nói trong những năm vừa qua, chưa bao giờ nhà nước cho người dân được sát cánh, đứng cùng với nhà nước trong việc chống Trung Quốc.
Biểu hiện là, dù Trung quốc liên tục gây hấn và xâm lấn không chỉ trên biển Đông, mà gây bất ổn trên đất liền, nhưng các hành động phản đối, biểu tình của người dân luôn được nhà nước ứng xử bằng cách giải tán, bắt bớ, đánh đập và bỏ tù.
Đã có người bị đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm” vì biểu tình chống TQ là trường hợp của bà Bùi Hằng. Đã có người bị bắt bỏ tù cho đến lúc sắp chết mới thả ra là nhà giáo Đinh Đăng Định vì phản đối chính quyền cho TQ khai thác boxit ở Tây Nguyên. Cũng đã có người bị bỏ tù 4 năm vì sáng tác hai bài hát chống TQ là nhạc sỹ Việt Khang. Và còn vô số trường hợp chỉ chống TQ mà họ bị chính quyền cầm tù như Điếu Cày, Phạm Thanh Nghiên,...
Và ngay cả đại diện cho nhóm 54 người, trong đó có Giáo sư, dù đã có nhã ý muốn “hợp tác và sát cánh” với nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền, bằng cách đề nghị một cuộc gặp với chính quyền để thông báo meetting phản đối TQ, nhưng họ cũng không thèm tiếp.
Cũng chính vì thế, mà tôi không hiểu lý do vì sao Giáo sư lại đi kêu gọi người khác nên “đứng đằng sau tuyên bố của nhà nước” hay “ủng hộ nhà nước về chủ quyền”?
Tôi nghĩ, thay vì Giáo sư kêu gọi người dân đứng sau và ủng hộ nhà nước, thì Giáo sư nên kêu gọi nhà nước đứng sau và ủng hộ người dân chống Trung Quốc xâm lược thì hợp lý hơn.
Một
nhà nước trong những năm vừa qua, chỉ
biết
đưa ra những lời tuyên bố ngoại giao, khi
lãnh hải, lãnh thổ bị xâm chiếm.
Và
cố gắng duy trì sự “giao hảo tình hữu nghị” bằng
cách trấn
áp những tiếng nói bảo vệ chủ quyền, thì
chúng
ta có thể nào tin tưởng vào một nhà nước
như
vậy
hay
không?
Nếu
Giáo sư còn có niềm tin vào nhà nước này thì đó là
quyền của Giáo sư. Nhưng xin Giáo sư đừng xem những
người đấu tranh có khuynh hướng và quan điểm khác là
“sai lầm chính trị”.
“Sai
lầm chính trị?”
Giáo sư Tương Lai cho rằng “lúc này cần tập trung mũi nhọn vào chống kẻ thù xâm lược...mọi việc khác cần dẹp lại”.
Vậy xin hỏi Giáo sư, sau khi “dẹp” được kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, thì giáo sư có dám chắc rằng, người dân Việt Nam sẽ không còn bị cướp đoạt đất đai mỗi ngày hay không?
Cá nhân tôi cho rằng, việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chẳng mang lại một ý nghĩa gì, khi người dân sống trong một quốc gia độc lập, mà luôn bị cướp đoạt đất đai và nhà ở bởi chính quyền của mình.
Quốc gia có chủ quyền độc lập, nhưng người dân lại bị đẩy ra khỏi ngôi nhà và mảnh đất của mình bất kỳ lúc nào, phải sống tạm bợ bên vỉa hè, phải sống một đời dân oan khiếu kiện mà không một ai bảo vệ, mà bây giờ đi kêu gọi hãy tập trung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ há chẳng phải nghịch lý lắm sao?
Chống kẻ thù xâm lược không phải là chuyện ngày một ngày hai, mà đó là công việc ngàn đời, không phải thế hệ của chúng ta đang sống, mà đó còn là nhiệm vụ cho cả thế hệ tương lai.
Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia chỉ có thể đạt hiệu quả khi quốc gia có được những “công dân mạnh” bằng cách phát huy tối đa quyền của người dân, và một nhà nước mạnh biết dựa vào lòng dân.
Và tôi cũng cần thưa rõ lại với Giáo sư, nhà nước này đang là một nhà nước độc tài đảng trị chứ không phải là một nhà nước dân chủ.
Tất cả các chính quyền trên thế giới này muốn duy trì được sự độc tài đều không thể thiếu sự biên minh về tính dân tộc và chủ quyền.
Đặt vấn đề dân tộc-chủ quyền lên trên hết, làm lu mờ các giá trị dân chủ-nhân quyền thì đó mới là làm loãng mục tiêu chung của công cuộc đấu tranh, và chỉ thể hiện tầm nhìn hạn hẹp.
Việc đấu tranh đòi thả blogger Anh Ba Sàm-một người tiên phong trong việc loan tải thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự xâm luấn của TQ thì có mâu thuẫn với việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay không?
Nếu là không, thì tại sao không thể kết hợp đấu tranh giữa chủ quyền và nhân quyền?
Do đó, nhìn vào mục đích của 20 hội nhóm dân sự ở Việt Nam cùng đứng tên ngoài việc kêu gọi người dân ở Hà Nội và Sài Gòn biểu tình "phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc", kêu gọi trả tự do cho các blogger và những công dân "đang bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược" là rất phù hợp cho tình hình chính trị ở Việt Nam.
Họ đã biết cách kết hợp giữa việc bảo vệ chủ quyền và đòi hỏi chính quyền thúc đẩy sức mạnh quốc gia bằng cách thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền cho người dân.
Đảm bảo hài hòa giữa vấn đề dân tộc-chủ quyền với dân chủ-nhân quyền là những vấn đề không thể tách rời nhau vào lúc này, và cho cả cái nhìn lâu dài cho tương lai vận mệnh của đất nước.
Hơn hết, hơn 20 hội đoàn dân sự cùng nhau đứng tên ra Lời kêu gọi biểu tình mang một ý thức rõ ràng về quyền con người và quyền công dân, lấy “quyền công dân” làm chủ thể cho quốc gia trong việc bảo vệ chủ quyền, chứ không phải làm hậu phương của nhà nước.
Trong khi đó, kêu gọi cho cuộc biểu tình của 54 nhân sĩ, trí thức cũng phải ráng lấp liếm bằng Thông báo cuộc metting phản đối. Biểu tình thì cứ nói thẳng ra là biểu tình chứ việc gì phải gọi là meeting? Tại sao lại không dám nhìn nhận thẳng vào vấn đề quyền con người mà lại tự mình tước bỏ quyền của mình như vậy? Nếu đã tự tước bỏ quyền của mình như vậy thì cuộc đấu tranh mà ta đang theo đuổi chỉ là hành động “cải lương”.
Giáo sư Tương Lai cho rằng “lúc này cần tập trung mũi nhọn vào chống kẻ thù xâm lược...mọi việc khác cần dẹp lại”.
Vậy xin hỏi Giáo sư, sau khi “dẹp” được kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, thì giáo sư có dám chắc rằng, người dân Việt Nam sẽ không còn bị cướp đoạt đất đai mỗi ngày hay không?
Cá nhân tôi cho rằng, việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chẳng mang lại một ý nghĩa gì, khi người dân sống trong một quốc gia độc lập, mà luôn bị cướp đoạt đất đai và nhà ở bởi chính quyền của mình.
Quốc gia có chủ quyền độc lập, nhưng người dân lại bị đẩy ra khỏi ngôi nhà và mảnh đất của mình bất kỳ lúc nào, phải sống tạm bợ bên vỉa hè, phải sống một đời dân oan khiếu kiện mà không một ai bảo vệ, mà bây giờ đi kêu gọi hãy tập trung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ há chẳng phải nghịch lý lắm sao?
Chống kẻ thù xâm lược không phải là chuyện ngày một ngày hai, mà đó là công việc ngàn đời, không phải thế hệ của chúng ta đang sống, mà đó còn là nhiệm vụ cho cả thế hệ tương lai.
Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia chỉ có thể đạt hiệu quả khi quốc gia có được những “công dân mạnh” bằng cách phát huy tối đa quyền của người dân, và một nhà nước mạnh biết dựa vào lòng dân.
Và tôi cũng cần thưa rõ lại với Giáo sư, nhà nước này đang là một nhà nước độc tài đảng trị chứ không phải là một nhà nước dân chủ.
Tất cả các chính quyền trên thế giới này muốn duy trì được sự độc tài đều không thể thiếu sự biên minh về tính dân tộc và chủ quyền.
Đặt vấn đề dân tộc-chủ quyền lên trên hết, làm lu mờ các giá trị dân chủ-nhân quyền thì đó mới là làm loãng mục tiêu chung của công cuộc đấu tranh, và chỉ thể hiện tầm nhìn hạn hẹp.
Việc đấu tranh đòi thả blogger Anh Ba Sàm-một người tiên phong trong việc loan tải thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự xâm luấn của TQ thì có mâu thuẫn với việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay không?
Nếu là không, thì tại sao không thể kết hợp đấu tranh giữa chủ quyền và nhân quyền?
Do đó, nhìn vào mục đích của 20 hội nhóm dân sự ở Việt Nam cùng đứng tên ngoài việc kêu gọi người dân ở Hà Nội và Sài Gòn biểu tình "phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc", kêu gọi trả tự do cho các blogger và những công dân "đang bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược" là rất phù hợp cho tình hình chính trị ở Việt Nam.
Họ đã biết cách kết hợp giữa việc bảo vệ chủ quyền và đòi hỏi chính quyền thúc đẩy sức mạnh quốc gia bằng cách thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền cho người dân.
Đảm bảo hài hòa giữa vấn đề dân tộc-chủ quyền với dân chủ-nhân quyền là những vấn đề không thể tách rời nhau vào lúc này, và cho cả cái nhìn lâu dài cho tương lai vận mệnh của đất nước.
Hơn hết, hơn 20 hội đoàn dân sự cùng nhau đứng tên ra Lời kêu gọi biểu tình mang một ý thức rõ ràng về quyền con người và quyền công dân, lấy “quyền công dân” làm chủ thể cho quốc gia trong việc bảo vệ chủ quyền, chứ không phải làm hậu phương của nhà nước.
Trong khi đó, kêu gọi cho cuộc biểu tình của 54 nhân sĩ, trí thức cũng phải ráng lấp liếm bằng Thông báo cuộc metting phản đối. Biểu tình thì cứ nói thẳng ra là biểu tình chứ việc gì phải gọi là meeting? Tại sao lại không dám nhìn nhận thẳng vào vấn đề quyền con người mà lại tự mình tước bỏ quyền của mình như vậy? Nếu đã tự tước bỏ quyền của mình như vậy thì cuộc đấu tranh mà ta đang theo đuổi chỉ là hành động “cải lương”.
Thiếu
sự quyết đoán trong việc phân định rõ bản chất của
vấn đề, và thiếu một lập trường rõ ràng, thì
sẽ
rất
khó
lòng tạo dựng niềm tin,
theo tôi đó sẽ
là một khiếm khuyết lớn
trong
hành động
chính trị.
“Khuynh
hướng nào”
Tôi
cũng khá bất ngờ khi Giáo sư cho biết là đã gọi điện
đến nhóm Diễn đàn Xã Hội Dân Sự (một trong 20 tổ
chức dân sự ra Lời kêu gọi) để “phản đối quyết
liệt” cái nội dung của Lời kêu gọi này.
Nếu là một người tôn trọng nguyên tắc dân chủ trong chính trị, thì việc tôn trọng các khuynh hướng và cách thức đấu tranh khác nhau là điều cần nên có.
Ai cũng có quyền bày tỏ, đưa ra quan điểm của mình để kêu gọi người khác ủng hộ, kể cả nhóm 54 người, hay bất kỳ nhóm hội nào khác.
Sự khác biệt này là vấn đề tất yếu trên con đường đi đến đến dân chủ.
Giáo sư Tương Lai và 53 người khác cũng đã có quyền ra lời kêu gọi của mình, và vận động người khác đi theo khuynh hướng hay chủ trương chính trị mà mình cảm thấy phù hợp.
Sự kêu gọi meetting này chưa biết hiệu quả tới đâu, nhưng trước mắt nó đã làm khó cho những người biểu tình, vì họ sẽ phân vân không biết lựa chọn Nhà Hát Lớn hay Nhà văn Hóa Thanh Niên để làm nơi khởi đầu cho việc biểu lộ tình cảm của mình vào ngày mai.
Và nó cũng làm xóa nhòa nỗ lực của các phong trào dân sự non trẻ nhằm xây dựng và thúc đẩy tính đoàn kết để tạo ra một tiếng nói chung.
Chỉ có tương lai mới trả lời cho câu hỏi khuynh hướng nào mới là sai lầm chính trị, thưa Giáo sư. Nhưng trước mắt, sự ủng hộ cho khuynh hướng nào sẽ có ngay trong ngày chủ nhật này.
Nếu là một người tôn trọng nguyên tắc dân chủ trong chính trị, thì việc tôn trọng các khuynh hướng và cách thức đấu tranh khác nhau là điều cần nên có.
Ai cũng có quyền bày tỏ, đưa ra quan điểm của mình để kêu gọi người khác ủng hộ, kể cả nhóm 54 người, hay bất kỳ nhóm hội nào khác.
Sự khác biệt này là vấn đề tất yếu trên con đường đi đến đến dân chủ.
Giáo sư Tương Lai và 53 người khác cũng đã có quyền ra lời kêu gọi của mình, và vận động người khác đi theo khuynh hướng hay chủ trương chính trị mà mình cảm thấy phù hợp.
Sự kêu gọi meetting này chưa biết hiệu quả tới đâu, nhưng trước mắt nó đã làm khó cho những người biểu tình, vì họ sẽ phân vân không biết lựa chọn Nhà Hát Lớn hay Nhà văn Hóa Thanh Niên để làm nơi khởi đầu cho việc biểu lộ tình cảm của mình vào ngày mai.
Và nó cũng làm xóa nhòa nỗ lực của các phong trào dân sự non trẻ nhằm xây dựng và thúc đẩy tính đoàn kết để tạo ra một tiếng nói chung.
Chỉ có tương lai mới trả lời cho câu hỏi khuynh hướng nào mới là sai lầm chính trị, thưa Giáo sư. Nhưng trước mắt, sự ủng hộ cho khuynh hướng nào sẽ có ngay trong ngày chủ nhật này.
0 Nhận xét