Theo khicongydao
Đó là khẳng định của các nhà khoa học tại Hội thảo Khoa học quốc tế “Đậu nành - Thực phẩm vàng của thế kỷ 21”, diễn ra sáng 18-4 tại TPHCM.
Theo đó, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy ảnh hưởng của đậu nành đến sức khỏe sinh sản của nam giới cho dù hàm lượng Isoflavones có trong sản phẩm được tiêu dùng cao hay thấp. Thậm chí, có nghiên cứu chứng minh đậu nành có thể giúp cải thiện tính tập trung của tinh trùng, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến - một căn bệnh rất phổ biến ở nam giới.
Đối với người tiêu dùng nói chung, nhờ giá trị dinh dưỡng cao (38% protein cùng hơn 30 dưỡng chất quý khác như isoflavones, vitamin, chất xơ... ), đậu nành giúp giảm được các bệnh tim mạch như các bệnh cholesterol xấu trong máu, huyết áp cao, rối loạn tế bào nội mô, xơ cứng và viêm nhiễm động mạch, tắc nghẽn động mạch vành và tai biến mạch máu dẫn tới đột quỵ.
Theo lương y Trần Hoàng Bảo :
ĐẬU NÀNH
Tên Hán Việt: Hoàng đại đậu 黄大豆
Tính vị:
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, bình.
- Nhật Hoa bản thảo: Vị ngọt, ấm.
- Cương mục: Sống ấm, sao nhiệt, hơi độc.
- Bản thảo hối ngôn: Vị ngọt, khí bình, không độc.
Qui kinh:
- Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tỳ, Đại trường.
- Bản thảo cầu chân: Vào Tỳ.
- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Tâm, Tỳ.
- Bản thảo toát yếu: Vào kinh Thủ túc thái âm, Dương minh.
Công năng và chủ trị:
-
Trung dược đại từ điển: Kiện tỳ khoan trung, nhuận táo tiêu thủy. Trị
cam tích tả lỵ, bụng trướng dịch hạch, đan bà có mang trúng độc, ghẻ lỡ
sưng độc, ngoại thương xuất huyết.
- Nhật dụng bản thảo: Khoan trung hạ khí, lợi đại trường, tiêu thủy trướng. Trị sưng độc.
- Bản thảo hối ngôn: Nấu nước uống, có thể nhuận tỳ táo, cho nên tích lỵ.
- Bản thảo phùng nguyên: Ăn nhầm thức ăn độc, đậu nành sống giã nghiền nước uống vậy. Các khuẩn độc không thổ được, nấu nước đặc uống vậy.
- Quí Châu dân gian phương dược tập: Dùng thúc sữa; nghiền thành bột đắp ngoài, có thể ngừng xuất huyết vết thương dao chém, có thể hút độc đinh nhọt.
- Nhật dụng bản thảo: Khoan trung hạ khí, lợi đại trường, tiêu thủy trướng. Trị sưng độc.
- Bản thảo hối ngôn: Nấu nước uống, có thể nhuận tỳ táo, cho nên tích lỵ.
- Bản thảo phùng nguyên: Ăn nhầm thức ăn độc, đậu nành sống giã nghiền nước uống vậy. Các khuẩn độc không thổ được, nấu nước đặc uống vậy.
- Quí Châu dân gian phương dược tập: Dùng thúc sữa; nghiền thành bột đắp ngoài, có thể ngừng xuất huyết vết thương dao chém, có thể hút độc đinh nhọt.
Cách dùng và liều dùng:
Uống trong: sắc nước 1 ~ 3 lượng; hoặc nghiền bột. Dùng ngoài: nghiền đắp hoặc sao cháy nghiền bột điều đắp.
Chú ý:
- Cương mục: Ăn nhiều nghẽn khí, sinh đàm, gây ho, làm nặng người, phát ghẻ lở mặt vàng.
- Dược tính thiết dụng: Người trường hoạt kỵ dùng.
- Ẩm thực tu tri: Ăn nhiều ủng khí, sinh đàm gây ho, phát ghẻ lở, làm người cơ thể nặng mặt vàng. Không được ăn chung với thịt heo và cá, thịt dê.
- Dược tính thiết dụng: Người trường hoạt kỵ dùng.
- Ẩm thực tu tri: Ăn nhiều ủng khí, sinh đàm gây ho, phát ghẻ lở, làm người cơ thể nặng mặt vàng. Không được ăn chung với thịt heo và cá, thịt dê.
Các nhà phân tích:
- Bản thảo cầu chân: Hoàng đại đậu,
theo sách nói vị ngọt, uống nhiều (tố khí )dồn thành khí, sinh đàm gây
ho. Còn viết là khoan trung hạ khí, lợi đại trường, tiêu thủy trướng
sưng độc, lý của nó như hai ý nghĩa. Nào biết sách nói ngọt nghẽn mà
trệ, tức ý là sao chín mà khí không tiết; sách viết khoan trung hạ khí
lợi trường, tức ý là sống lạnh chưa sao vậy. Phàm vật sống thì sơ tiết,
chín thì ủng trệ. Vị đậu nành tuy ngọt, tánh tuy ấm, sống tự nhiên thì
thủy khí chưa tiết, uống nhiều có hại của sơ tiết, cho nên đậu nên phân
sống chín, mà trị ắt có phân biệt bổ tả. Dùng bổ nên dùng sao chín, tất
nhiên nên ăn ít, nếu ăn nhiều không chừng mực, thì có hại
sinh đàm (tố khí )dồn thành khí gây ho vậy.
sinh đàm (tố khí )dồn thành khí gây ho vậy.
0 Nhận xét