TMSS: Dịch sởi đã cướp đi sinh mạng của biết bao trẻ em và là nỗi đau của bao gia đình mất con mất cháu. Sau đây là một số bình luận tổng hợp trên facebook
LẠI SỞI...
Có bạn nghĩ tại sao tôi quá bức xúc với dịch sởi lần này? mà trong vài ngày viết liên tục stt về vụ này
Thưa rằng, tôi không thù oán gì với cá nhân các bác sỹ và nhân viên y tế bởi vì họ hết sức vất vả và nhiều khi bất lực trong giai đoạn kịch phát bệnh này.
Tôi bực tức và rất bất bình với những người lãnh đạo ngành Y tế, tại sao số lượng trẻ bị chết vì sởi hoặc do bội nhiễm do sởi lên đến con số 400++ (gồm cả số trẻ gia đình tình nguyện xin về để.. chết tại nhà) mà họ vẫn không chịu công bố dịch. Chính vì dân thường thiếu cảnh báo và thông tin cần thiết nên đã đẩy nhiều đứa con mình vào bệnh viện để rồi bị chết vì nhiễm bệnh chéo lẫn nhau. Hãy đọc những dòng tâm sự của bố mẹ các cháu để thấy
Con tôi vào trị bệnh ở BV Bạch mai vào cuối tháng 3, nơi đã có khá nhiều trẻ bị viêm phổi, sởi, tiêu chảy và phơi nhiễm lẫn nhau. May mà cháu đã khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng liệu biết bao nhiêu cháu không có sự may mắn này?
Tính mạng con người, quyền được sống như một con người thực sự là đòi hỏi mọi người dân phải biết đấu tranh với kẻ độc tài, kẻ ngu dốt lãnh đạo chứ đừng phó mặc cuộc sống cho họ hay nghĩ những rủi ro, những bất công, bệnh tật và tệ nạn không liên quan đến gia đình mình
Nhà văn: Nguyễn Quang Lập (https://www.facebook.com/lapquechoa)
Bà Bộ trưởng Y tế vừa mấy hôm trước còn hùng hồn hứa với các
đoàn ĐB Quốc hội sẽ nỗ lực giảm thiểu trì trệ, tiêu cực ngành y, thì hôm nay
lại đang chứng minh rằng: Chính cái ghế của bà mới là vị trí cần “cải tổ trì
trệ” trước tiên.
Baron Trịnh
(https://www.facebook.com/baron.trinh)
Lại chị Tiến cá, zời ạ.
Cảm giác chị này bị thần kinh chứ chả phải là người bình thường, toàn ngồi gốc đa nói chuyện cung trăng,
Cảm giác chị này bị thần kinh chứ chả phải là người bình thường, toàn ngồi gốc đa nói chuyện cung trăng,
Nguyễn Mạnh
Kim (https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10152457528349796)
So với việc công an đánh chết người thì những ca tử vong do
sự tắc trách có phần chủ quan của ngành y tế tỏ ra vô lương tâm và ác độc hơn
vạn lần. Trong khi công an đánh chết người bộc lộ sự khiếm khuyết đạo đức của
một số người đại diện pháp luật thì việc bưng bít thông tin dẫn đến hàng loạt
cái chết, nếu đúng, đã thể hiện sự thoái hóa toàn diện dường như không có điểm
dừng của lương tâm và nhân cách làm người của những kẻ có trách nhiệm, một nhát
chém thẳng tay bổ toạc và băm vằm lòng trắc ẩn, một sự “triệt sản” tuyệt đối
của khái niệm phục vụ lợi ích công trong ngành y tế! Thật khủng khiếp, một sự
khủng khiếp không có giới hạn!
Nếu có thể thương cảm những nạn
nhân vô tội bị công an đánh chết, chúng ta càng đau xót hơn nhiều lần khi chứng
kiến các ca tử vong của những tâm hồn non nớt mà chúng còn chưa phát triển đủ
nhận thức để biết được cái ác là gì. Sự tắc trách tước đi mạng sống của chúng thật
sự là tội ác không thể so sánh!
Lê Phước Sinh (https://www.facebook.com/lephuocsinh.lephuocsinh?fref=ufi)
Tôi nghĩ :đều là Tội Ác,nhưng hai dạng
thái khác nhau.Công An đánh chết người do Say Máu,đây là một trạng thái Bệnh
lý,có ý thức.Để cho các trẻ em chết trong các sự cố ,của ngành Y tế,phần lớn là
do trình độ nghề nghiệp,ý thức trách nhiệm,và lương tâm.
Nhà báo Huy Đức – Osin Huy Đức (https://www.facebook.com/Osinhuyduc?fref=ts)
Trong những tình huống khủng hoảng
như dịch sởi, lẽ ra Bộ Y tế phải lập một "task force", cập nhật thông
tin hằng ngày, chuẩn bị những phản ứng chuyên môn và các thông điệp rõ ràng, dễ
hiểu, cho công chúng. Với một Bộ trưởng ăn nói kém như bà Nguyễn Thị Kim Tiến
thì trước khi tuyên bố điều gì càng phải chuẩn bị rất kỹ. Tôi không rõ bà Tiến
có thành tích chuyên môn gì nhưng đây là một ví dụ cho thấy sai lầm của chính
sách cán bộ: đưa một nhà chuyên môn (có thể là giỏi) sang ngạch chính khách.
Một bác sĩ giỏi rất có thể sẽ trở thành một giám đốc bệnh viện tồi (đừng nói
trở thành bộ trưởng) và ngay cả khi trở thành một giám đốc bệnh viện không tồi
thì ngành y cũng mất đi một nhà chuyên môn giỏi.
Phạm Quốc Bảo (https://www.facebook.com/quocbao3547)
Theo thông tin của người nhà của
bệnh nhân, và bệnh nhân số người chết bị bệnh sởi bị chết từ đầu năm đến giờ
khoảng 400 cháu chết ( khoảng 1 tháng sát gần đây có 200 cháu bị chết)
Mẹ Nấm Gấu - Nguyễn Như Quỳnh (https://www.facebook.com/menamnhuquynh)
Không công bố dịch sởi, mà thủ tướng
yêu cầu chặn dịch sởi thì là chặn cái gì?
Rồi còn cam kết thanh toán dịch sởi vào năm 2017 của Bộ
Y Tế nữa, xem chừng sẽ mất viện trợ của quỹ Bill Gates, UNICEF vì làm ăn bê bối
cho mà coi.
Ngày đầu tiên tôi và bạn tôi ký tên
vào thư yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức.
Tôi thì không sao, bạn tôi bị mời vì bạn tôi ký ngay số
1.
An ninh bắt bạn tôi nhận mình là người lập ra page
"Bộ trưởng Bộ Y tế hãy từ chức",
bắt bạn tôi nhận mình đứng sau email kêu gọi.
Họ sợ cái gì vậy?
Sợ sự phản kháng đến từ đám đông.
Tôi biết rõ, không có bà Tiến này sẽ có ông (bà) Tiến khác lên thay. Cái mà an ninh sợ là sự phản kháng sẽ biến thành hành động thực tế.
Tôi biết rõ, không có bà Tiến này sẽ có ông (bà) Tiến khác lên thay. Cái mà an ninh sợ là sự phản kháng sẽ biến thành hành động thực tế.
Tôi cũng không thích cam chịu cái viễn cảnh ôm con
bị bệnh mà khóc khi không biết kêu ai.
Chính vì thế, tôi viết và mong những người xung
quanh mình bày tỏ thái độ.
Hôm nay, khi dịch sởi bùng phát, các bạn tôi đừng
đổ lỗi cho báo chí thông tin vụ vaccine Quinvaxem và viêm gan B làm dân chúng
hoang mang rồi bỏ chích ngừa cho con.
Hãy hỏi nghiêm túc, vì sao những đứa trẻ đã chích
ngừa vẫn bị, và vì sao Bộ Y tế ém nhẹm số bé tử vong khi nó đã lên đến hàng
trăm.
Đừng tập cho mình lối sống thờ ơ, khi bất hạnh chưa
gọi tên bạn.
Không ai biết trước lúc đó đâu.
Tỏ thái độ từ những việc nhỏ, sẽ thấy thay đổi mình
cần thấy, tôi nghĩ vậy.
Bạn có biết nhiều gia đình mất con, mất cháu không thể kêu khóc cũng vì thấp cổ bé miêng và vì cam chịu không? Con cái của chúng ta có quyền được sống các bạn ạ! https://www.facebook.com/botruongytetuchuc
Bạn có biết nhiều gia đình mất con, mất cháu không thể kêu khóc cũng vì thấp cổ bé miêng và vì cam chịu không? Con cái của chúng ta có quyền được sống các bạn ạ! https://www.facebook.com/botruongytetuchuc
Trẻ đã chích vắc xin tại sao vẫn
chết vì bệnh sởi?
Chỉ riêng buổi sáng ngày 16.4, phóng viên ghi nhận được
ít nhất có 5 trường hợp trẻ chết mà không công bố, trong đó có 3 trường hợp tự
xin con về để chết ở nhà.
Con số trẻ chết thật sự là bao nhiêu, vẫn là một bí ẩn
mà Bộ Y tế không công bố với công luận. Những viên chức của bộ này khi được đặt
vấn đề phỏng vấn đều có chung câu từ chối "bận họp".
Có những câu hỏi đặt ra khi trẻ chết vì bệnh sởi,
tại sao những trẻ này ở Hà Nội và chắc chắn đều được tiêm vắc xin phòng sởi của
Bộ Y tế, nay lại tử vong vì sởi? Tại sao bệnh sởi kéo dài đã 3 tháng với 108
trẻ chết, như công bố, Bộ Y tế còn chờ điều gì mà không chịu công bố dịch?
Lần này, thịt chó và mắm tôm không thể nào là
nguyên nhân của bệnh sởi. Đã đến lúc phải công bố dịch để người dân đề phòng và
để cứu mạng những đứa trẻ khác. Vì bất kỳ lý do gì mà che giấu thông tin để con
trẻ tiếp tục mất mạng đó chính là tội ác.
Nhà báo Nason (https://www.facebook.com/nason.nguyen/posts/10152106935661589)
NGUYÊN NHÂN BỘ Y TẾ CHƯA CÔNG BỐ
DỊCH SỞI:
THỬ NGHE NHÀ BÁO NÓI !!!
"Các bạn đừng ngạc nhiên tại sao Bộ Y Tế không dùng chữ dịch sởi và kiểm đếm số bệnh nhân tử vong lệch số lượng quá xa.
Vấn đề là đã cam kết với Đại hội đồng Y tế TG, WHO cũng như với chính phủ và mạnh mồm tuyên bố đến 2012 là VIỆT NAM HOÀN TOÀN CÓ THỂ XÓA BỎ BỆNH SỞI. Và trong Chương trình mục tiêu quốc gia, rất nhiều tiền đã được phê duyệt.
Các bạn cứ tìm lại Quyết định số 1208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015 nhé! Không lại bẩu mình vu cho chị Tiến.
Thêm thông tin là Quỹ Gavi Alliance của Bill Gates cũng tài trợ hàng chục triệu USD cho Việt Nam để tiêm phòng sởi-rubella trong những năm qua."
THỬ NGHE NHÀ BÁO NÓI !!!
"Các bạn đừng ngạc nhiên tại sao Bộ Y Tế không dùng chữ dịch sởi và kiểm đếm số bệnh nhân tử vong lệch số lượng quá xa.
Vấn đề là đã cam kết với Đại hội đồng Y tế TG, WHO cũng như với chính phủ và mạnh mồm tuyên bố đến 2012 là VIỆT NAM HOÀN TOÀN CÓ THỂ XÓA BỎ BỆNH SỞI. Và trong Chương trình mục tiêu quốc gia, rất nhiều tiền đã được phê duyệt.
Các bạn cứ tìm lại Quyết định số 1208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015 nhé! Không lại bẩu mình vu cho chị Tiến.
Thêm thông tin là Quỹ Gavi Alliance của Bill Gates cũng tài trợ hàng chục triệu USD cho Việt Nam để tiêm phòng sởi-rubella trong những năm qua."
Phạm Vinh (https://www.facebook.com/pkvinh/posts/860944560588197)
DỊCH SỞI: MỘT SỐ THÔNG TIN CHO NHỮNG NGƯỜI QUAN TÂM
Là người có con cũng bị dịch sởi lây nhiễm, tôi bổ xung thêm một số thông tin có được cho các anh, chị quan tâm như sau: Vào thời điểm (T3/2014) mới phát dịch, các bác sỹ chưa đánh giá hết tình hình của dịch bệnh, vì vậy 80 bệnh nhi cho ra viện, 60 bệnh nhi khi quay lại phổi đã trắng (do virus ăn vào phổi) cứu chữa khó khăn và nhiều trường hợp không qua khỏi (75%). Dịch lây mạnh tới mức gia đình vào trông cháu nội trong viện, về lây sang cháu ngoại. Hai cháu cùng không cứu được. Nhận định chủ quan của tôi, đối tượng bị lây nhiễm chủ yếu đợt dịch này là các cháu trên dưới 2 tuổi, đặc biệt là các cháu dưới 1 tuổi rất dễ bị lây nhiễm và khó cứu chữa.
Sau một thời gian điều trị cho các bệnh nhi, các bác sỹ đã phán đoán được tình hình bệnh dịch và đã có những điều chỉnh phù hợp, do vậy tỷ lệ tử vong đã giảm.
Tuy nhiên tại Nhi TW lại sảy ra hiện tượng: Lây Nhiễm Chéo, các cháu vào khám, chữa bệnh A và lây nhiễm luôn sởi hoặc Khuẩn Kháng Thuốc trong viện, cứu chữa khó khăn gấp bội.
Là người ở trong viện 11 ngày chăm sóc con, chứng kiến cảnh các bác sỹ, y tá, nhân viên Khoa lây nhiễm - Nhi TW làm việc tôi thực sự xúc động, cảm thông. Có thể ở đâu đó có tiêu cực, quan liêu, tuy nhiên ở Khoa này mọi người làm tất bật cả ngày tới đêm. Không chỉ bác sỹ, y tá của khoa, vào ngày nghỉ lễ Giỗ tổ, một vài y tá (các cô cũng tầm 45-50) TỰ NGUYỆN sang Khoa lây nhiễm giúp các bệnh nhân, giảm tải cho đồng nghiệp (Khoa lây nhiễm mọi người trong viện rất ngại sang). Khi thấy các cô, bác sỹ, y tá trong khoa ngạc nhiên rồi hỏi: Các cô cười và trả lời: Chúng mình đi từ thiện!
Hiện tại vẫn đang trong thời gian giao mùa, với những gì đã chứng kiến, tôi có lời khuyên với các anh chị có con, cháu nhỏ, đặc biệt dưới 3 tuổi như sau:
1/ Hạn chế cho con đi tiếp xúc nơi đông người;
2/ Tăng cường sức đề kháng cho con bằng thực phẩm;
3/ Vệ sinh sạch sẽ cho con.
4/ Khi có các triệu chứng: Ho dai dẳng, Chảy nước mũi, Sốt dai dẳng đặc biệt là mắt đỏ, có rỉ mắt cần cho con đi khám, thử máu và theo dõi cẩn trọng.
5/ Khi thấy các con có triệu chứng ở mục 4, tốt nhất là mời Bác sỹ, y tá tới nhà lấy máu đem đi thử để đánh giá bệnh trạng. Nếu phải nhập viện nên chọn cấp cơ sở (tuyến dưới) để điều trị, theo dõi. Hoặc biện pháp thủ công là vào viện có khoa lây nhiễm mà thăm dò đánh giá rồi hẵng cho con vào.
Viết hơi dài dòng chia sẻ với mọi người, mong trời bớt độc để các cháu và bố mẹ đỡ khổ. Chúc mọi người bình an!
DỊCH SỞI: MỘT SỐ THÔNG TIN CHO NHỮNG NGƯỜI QUAN TÂM
Là người có con cũng bị dịch sởi lây nhiễm, tôi bổ xung thêm một số thông tin có được cho các anh, chị quan tâm như sau: Vào thời điểm (T3/2014) mới phát dịch, các bác sỹ chưa đánh giá hết tình hình của dịch bệnh, vì vậy 80 bệnh nhi cho ra viện, 60 bệnh nhi khi quay lại phổi đã trắng (do virus ăn vào phổi) cứu chữa khó khăn và nhiều trường hợp không qua khỏi (75%). Dịch lây mạnh tới mức gia đình vào trông cháu nội trong viện, về lây sang cháu ngoại. Hai cháu cùng không cứu được. Nhận định chủ quan của tôi, đối tượng bị lây nhiễm chủ yếu đợt dịch này là các cháu trên dưới 2 tuổi, đặc biệt là các cháu dưới 1 tuổi rất dễ bị lây nhiễm và khó cứu chữa.
Sau một thời gian điều trị cho các bệnh nhi, các bác sỹ đã phán đoán được tình hình bệnh dịch và đã có những điều chỉnh phù hợp, do vậy tỷ lệ tử vong đã giảm.
Tuy nhiên tại Nhi TW lại sảy ra hiện tượng: Lây Nhiễm Chéo, các cháu vào khám, chữa bệnh A và lây nhiễm luôn sởi hoặc Khuẩn Kháng Thuốc trong viện, cứu chữa khó khăn gấp bội.
Là người ở trong viện 11 ngày chăm sóc con, chứng kiến cảnh các bác sỹ, y tá, nhân viên Khoa lây nhiễm - Nhi TW làm việc tôi thực sự xúc động, cảm thông. Có thể ở đâu đó có tiêu cực, quan liêu, tuy nhiên ở Khoa này mọi người làm tất bật cả ngày tới đêm. Không chỉ bác sỹ, y tá của khoa, vào ngày nghỉ lễ Giỗ tổ, một vài y tá (các cô cũng tầm 45-50) TỰ NGUYỆN sang Khoa lây nhiễm giúp các bệnh nhân, giảm tải cho đồng nghiệp (Khoa lây nhiễm mọi người trong viện rất ngại sang). Khi thấy các cô, bác sỹ, y tá trong khoa ngạc nhiên rồi hỏi: Các cô cười và trả lời: Chúng mình đi từ thiện!
Hiện tại vẫn đang trong thời gian giao mùa, với những gì đã chứng kiến, tôi có lời khuyên với các anh chị có con, cháu nhỏ, đặc biệt dưới 3 tuổi như sau:
1/ Hạn chế cho con đi tiếp xúc nơi đông người;
2/ Tăng cường sức đề kháng cho con bằng thực phẩm;
3/ Vệ sinh sạch sẽ cho con.
4/ Khi có các triệu chứng: Ho dai dẳng, Chảy nước mũi, Sốt dai dẳng đặc biệt là mắt đỏ, có rỉ mắt cần cho con đi khám, thử máu và theo dõi cẩn trọng.
5/ Khi thấy các con có triệu chứng ở mục 4, tốt nhất là mời Bác sỹ, y tá tới nhà lấy máu đem đi thử để đánh giá bệnh trạng. Nếu phải nhập viện nên chọn cấp cơ sở (tuyến dưới) để điều trị, theo dõi. Hoặc biện pháp thủ công là vào viện có khoa lây nhiễm mà thăm dò đánh giá rồi hẵng cho con vào.
Viết hơi dài dòng chia sẻ với mọi người, mong trời bớt độc để các cháu và bố mẹ đỡ khổ. Chúc mọi người bình an!
0 Nhận xét