TMSS: Bài này được đăng trên báo mạng Một Thế Giới nhưng tìm đã báo lỗi không tìm thấy. nhưng câu hỏi ai là người đã ra lệnh này vẫn được đặt ra? Dịch đã bùng phát nhưng còn bưng bít để thêm bao nhiêu cái chết nữa? Đây chính là hành động hủy hoại mạng sống con người và sức khỏe cộng đồng! Nếu lên án tử thì có lẽ những ai ra lệnh này phải tử hình gấp nhiều lần Hồ Duy Trúc hay Phạm Văn Phú!
Lời bình của Manh Kim: So với việc công an đánh chết người thì những ca tử vong do sự tắc trách có phần chủ quan của ngành y tế tỏ ra vô lương tâm và ác độc hơn vạn lần. Trong khi công an đánh chết người bộc lộ sự khiếm khuyết đạo đức của một số người đại diện pháp luật thì việc bưng bít thông tin dẫn đến hàng loạt cái chết, nếu đúng, đã thể hiện sự thoái hóa toàn diện dường như không có điểm dừng của lương tâm và nhân cách làm người của những kẻ có trách nhiệm, một nhát chém thẳng tay bổ toạc và băm vằm lòng trắc ẩn, một sự “triệt sản” tuyệt đối của khái niệm phục vụ lợi ích công trong ngành y tế! Thật khủng khiếp, một sự khủng khiếp không có giới hạn! (nguồn: https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10152457528349796 )
Phóng viên báo đến bệnh viện Nhi TW để tác nghiệp thì đã bị bảo vệ bệnh viện chặn ngay ở cửa không cho vào.
Mặc dù tình hình dịch sởi đang khiến cả xã hội lo lắng và Bệnh
viện Nhi Trung Ương là nơi có nhiều bệnh nhi bị sởi chữa trị nhưng đã
xuất hiện dấu hiệu che giấu thông tin, cấm phóng viên tác nghiệp tại
bệnh viện này.
Sáng 17.4, phóng viên đến bệnh viện Nhi TW để tác nghiệp thì đã bị
bảo vệ bệnh viện chặn ngay ở cửa không cho vào. Chúng tôi đã xuất trình
thẻ và giấy giới thiệu nhưng vẫn không được vào với lý do: "Phải liên
hệ với bệnh viện trước và có giấy đồng ý của bệnh viện đóng dấu vào, dẫn
đi thì phóng viên mới được vào chụp ảnh và ghi nhận".
Thậm chí, các bảo vệ tại bệnh viện Nhi đã đòi lục túi của phóng viên
để tịch thu máy ghi âm và máy ảnh, nhưng bị sự phản đối của người nhà
bệnh nhân nên các bảo vệ đã ngăn chặn không cho phóng viên vào tác
nghiệp.
Sau khi các phóng viên ảnh đã bị chặn ngay tại cửa, một phóng viên
của chúng tôi đã trà trộn vào trong người nhà của bệnh nhân để chụp ảnh
các bệnh nhi thì được người nhà cho biết: "Hiện tại, các bác sỹ, y tá,
thậm chí ngay cả lao công quét dọn cũng chính là một 'vệ tinh' theo dõi
và cấm các phóng viên, nhà báo tác nghiệp ngay ở phòng bệnh hoặc phòng
cấp cứu ở khu điều trị tự nguyện".
Bà H.T.P. ( Hà Nội) cho biết: Cháu tôi vào đây đã hơn 1 tháng trời
rồi, nhưng sức khỏe cháu rất yếu, mặc dù cháu đã tiêm những mũi tiêm 6
triệu (giúp tăng sức đề kháng) nhưng cháu của bà vẫn đang còn rất yếu.
Hôm nay (17.4) bà được bác sỹ tư vấn chuẩn bị tiêm cho cháu một mũi tiêm
trị giá 20 triệu (tên thuốc không được bác sỹ thông báo). Gia đình bà
đã về nhà lấy thêm tiền để đóng vào viện với mong muốn các bác sỹ cứu
được con mình.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, anh H. (quê ở Hải Dương) cho biết: "Con
tôi vào đây được hơn 20 ngày, nhưng từ ngày vào đây hầu như lúc nào cũng
nằm phòng cấp cứu liên tục. Mỗi lần nghe các bác sỹ gọi tên con là lòng
tôi như lửa đốt. Ở trong này, ngày nào cũng chứng kiến các bé lần lượt
ra đi mà lo lắng cho số phận con mình đang thoi thóp thở bằng máy ở
phòng cấp cứu".
Bất bình về những sự việc xảy ra liên tục nhưng bệnh viện và các y
bác sỹ giấu nhẹm không thông báo để mọi người cùng được biết. Chị Khánh
Ly có chồng người Đài Loan vừa về nước cho hay: "Tôi đưa con tôi vào đây
với hy vọng được bác sỹ khám bệnh cẩn thận, nhưng khi cháu sốt, các bác
sỹ nói không sao, đến khi nhập viện, con tôi đã yếu mà lả đi rồi vẫn
không thấy có bác sỹ nào đến tiêm thuốc hay hỏi han gì con tôi".
Theo chị Ly, đến tận bây giờ đây, khi con chị đang đối diện với cái
chết thì các bác sỹ chỉ nói với vợ chồng chị: "Những thuốc đã tiêm là
những liều cao nhất và đắt nhất rồi, giờ không còn thuốc nào khác nữa".
Mặc dù các mũi tiêm 6 triệu, 7 triệu, 20 triệu đã tiêm hết cho con nhưng
sức khỏe con chị Ly vẫn không tiến triển. Vợ chồng chị Ly đành đứng im
nhìn con lả dần trên phòng bệnh. Gia đình chồng ở bên Đài Loan rất lo
lắng cho sức khỏe và bệnh tình của cháu.
"Tôi rất mong các cơ quan báo chí vào cuộc để cho những sinh mạng các
cháu được cứu, một giờ chậm trễ có thể kéo theo hàng chục bệnh nhân tử
vong. Tôi tha thiết mong Việt Nam hãy công bố dịch sởi cho con cháu
chúng tôi được biết", chị Ly nói.
Trong ngày hôm nay, báo Một Thế Giới cũng nhận được thông tin tất cả
người bệnh và người nhà đều được "tuyên truyền" không được đưa thông tin
và cho phép báo chí chụp ảnh cũng như chia sẻ những thông tin trong
bệnh viện cho các báo:
Ông bố trẻ đang lo lắng trước phòng cấp cứu mà con mình đang điều trị.
Một em bé đã lả đi sau những ngày dài chiến đấu với bệnh tật.
Người mẹ đang cố tiêm những giọt sữa vào cổ họng con để con mình tăng sức đề kháng.
Một bệnh nhi ở Nam Định đang phải thở oxy với hơi thở gấp gáp và khò khè
Người nhà bệnh nhân đứng dọc hành lang với tâm trạng lo lắng cho con cháu mình đang hàng ngày đối diện với bệnh tật.
Một phóng viên bị chặn lại ở cửa không cho tác nghiệp.
Một gia đình đang đưa thi thể con mình về quê sau khi bác sỹ thông báo tim bé đã ngừng đập (Tuổi trẻ).
Theo Một thế giới
0 Nhận xét