Điều trị ngành y tế phải điều trị cả bộ máy”
“Điều trị ngành y tế phải điều trị cả bộ máy”! Đó là phương thuốc cho ngành Y tế Việt Nam của tiến sỹ Jonathan London nhân dịch sởi đang diễn biến phức tạp ở nước ta. Tới nay lan ra tới 61/63 tỉnh thành với hàng ngàn ca nhiễm bệnh, trong đó hơn trăm sinh mạng trẻ nhỏ đã bị cướp đi.
Những ngày qua, từng có nhiều khuyến cáo đòi ‘Bộ trưởng Y tế nên từ chức’:
“Tôi chính thức mở lời kêu gọi bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên từ chức ngay… để những người thật sự có khả năng bước vào vị trí này để cứu người. Từ chức vào lúc này để nhận được sự trân trọng, và để đánh động toàn bộ ngành y dốc lực vào sự kiện đang quá cấp bách này.”
(Trích lời của Nhạc sỹ Tuấn Khanh trên BBC tiếng Việt).
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, bà Kim Tiến có phải do dân tín nhiệm đưa bà lên ngồi ở ghế bộ trưởng đâu mà đòi? Ngay Jonathan London cũng
nhận định: “Ở phía sau cuộc khủng hoảng bệnh sởi hôm nay là những vấn
đề trong ngành y tế mà đã và đang kéo dài từ lâu”. Như vậy, không chữa
được cái gốc “cả bộ máy” (thể chế), một ông (bà) bộ trưởng khác lên thay
chắc gì đã cải thiện được tình hình.
Kẻ đang viết những dòng này, chẳng nằm
trong ngành y, cũng không có chuyên môn gì về y khoa, song nhờ trước đây
từng cộng tác làm một số phim với ngành Y tế nước nhà, trong đó có một
phim về lĩnh vực dịch tễ nên phần nào cũng hiểu được nguyên nhân sâu xa
của vấn nạn đang diễn ra. Đó là thói gian dối, tự phụ và xa dân của
những người đứng mũi chịu sào trong trong bộ cánh Blouse trắng. Phải nói
ra sự thật này, đau lòng lắm. Tôi cũng xin lỗi trước những người thầy
thuốc lương thiện, luôn hết lòng vì người bệnh. Những người đã âm thầm
cống hiến, chấp nhận mọi nguy nan để phòng chống hay giành giật sự sống
cho đồng loại mà chẳng bao giờ suy bì thiệt hơn.
Trong vô số những người khoác áo
Bloese còn tốt đó, có hai người thầy thuốc đã để lại cho tôi nhiều ấn
tượng khó quên, cho dù cách nay đã tròn 29 năm. Đó là bác sỹ Phạm Xuân
Long (Viện Vệ sinh Dịch Tễ TP Hồ Chí Minh) và bác sỹ Hoàng Thủy Long
(Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương). Nếu không có những con người tận tâm
với nghề như thế, không biết dịch bệnh sẽ tái oai tác quái tới mức nào.
Lúc chúng tôi bắt tay vào làm bộ phim nhựa 35 mm, phim “Bệnh dịch hạch”
thì bà Nguyễn Thị Kim Tiến còn chưa bước vào lĩnh vực vệ sinh
phòng dịch. Hai năm sau bà Tiến mới vào Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh làm
nghiên cứu viên ở Phòng Dịch Tễ. Để từ đó leo dần lên Phó phòng, Phó
Viện trưởng. Rồi Viện Trưởng kiêm Trưởng Ban điều hành Chương trình mục
tiêu quốc gia tiêm chủng mở rộng… Trước khi nhảy tót lên Ủy viên dự
khuyết rồi Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong cương
vị Bộ trưởng Y tế đầy quyền lực vào tháng 7/2011. (Tham khảo ở đây).
Phải ngả mũ bái phục con đường quan lộc
hanh thông của bà. Không biết bà làm luận án khi nào mà đậu cả tiến sỹ
nữa. Chỉ với 4 năm, sau khi tốt nghiệp đại học Y, làm trợ lý giảng dạy
và cán bộ giảng dạy ở Đại học Y Hà Nội (10/1982-12/1986) mà nay,
bà đã được phong Phó Giáo sư và Nhà giáo Nhân dân.
Không những thế, từ khi ấm ghế Bộ trưởng Y tế, bà Kim Tiến còn nổi tiếng về những phát ngôn “lịch sử” (gây sốc) của ngành Y.
Trong lúc đời sống nhân dân đang gặp vô vàn khó khăn, thì bà Bộ trưởng
lại cho rằng, việc tăng giá một số dịch vụ y tế là một trong những thành
tựu hàng đầu. Ngày 4/1/2013, bà đã ký quyết định công bố 10 thành tựu
tiêu biểu của ngành y tế trong năm 2012. Bà Kim Tiến cho biết, mức viện
phí hiện nay là quá thấp so với giá thực chi, vô hình trung làm khổ
người dân. Nên theo bà, việc tăng giá dịch vụ không ảnh hưởng đến người
nghèo mà hoàn toàn ngược lại. Chính vì giá dịch vụ thấp nên chất lượng
không thể cao, vừa làm khổ bệnh nhân, vừa làm khổ bác sĩ. (Theo ĐSPL – 14/12/2013)
Những câu nói của bà được nhà báo Hoàng Hường (Vietnamnet) tổng hợp khá chi tiết.
Xin trích:
“Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật..” (Người lao động 24/07/2013)
“Cấm cán bộ y tế nhận phong bì, quà cáp trước và trong quá trình điều trị nhưng không cấm bác sĩ nhận quà sau điều trị, vìđó là tấm lòng của người bệnh… Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đãđược điều trị khỏi và nói “nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được. Quà này là quà nghĩa tình”. (Đất Việt 30/12/2013)
“Có tem rau sạch rồi thì nên có tem thịt bò sạch, tem cá sạch, gà sạch. Muốn người tiêu dùng thông thái thì nhà quản lý phải lo cho dân”. (Tuổi trẻ 06/01/2013)
“Việc giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc là việc làm thường xuyên của ngành. Tuy nhiên, sựđơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức” (Tuổi trẻ 31/12/2013)
“Chuyện cán bộ y tế nhận phong bì từ tay bệnh nhân là không được phép. Nhưng ởđâu đó, do quá tải, do chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng, nên người nhà bệnh nhân mong muốn được khám trước, được khám kỹ hơn thì bệnh nhân có đưa tiền. Theo chúng tôi quan sát thì không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi. Nhưng là điều dưỡng, người thay băng” (Tuổi trẻ 31/12/2013)
“Khám bảo hiểm y tế từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa vẫn chưa khám bệnh cho người già, không thểđể như thếđược. Từ lúc đi khám đến lúc trả tiền rồi chờ nhận kết quả xét nghiệm cho đến ra lấy thuốc… sao mà nó khổ thế cơ chứ. Một giường bệnh từ 2 – 3 bệnh nhân nằm, tôi lúc nào cũng bức xúc về chuyện này.” (Dân trí 14/08/2012)
“Cách đây 5, 10 năm cho đến gần đây, sao bệnh viện của mình không thể xanh sạch đẹp, khoa khám bệnh chật chội? Bệnh nhân phải chờ 6-10 tiếng mới đến lượt khám bệnh, công nghệ thông tin ứng dụng không đồng bộ. Cứ ra các nước bên cạnh như Thái Lan, Singapore thấy bệnh viện của họ xanh, sạch đẹp ngăn nắp, nhưng bệnh viện nước mình thì không. Cái này phụ thuộc rất nhiều vào các đồng chí lãnh đạo bệnh viện. Vào đến bệnh viện thì khổ sở, nguyên nhân do cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng, quản lý bệnh viện chưa hiệu quả“. (VietNamNet 06/12/2012)
“100% mứt các loại ngâm chất tẩy trắng công nghiệp, gần 50% dụng cụ sản xuất bẩn, 50% nước uống đóng bình nhiễm vi sinh. Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn làđồ bẩn!”. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhìn nhận thực tế bất cập này tại TPHCM (Người lao động 18/12/2011)
Đứng trước các diễn biến phức tạp của
dịch sởi đang diễn ra, Bộ trưởng Tiến nói rằng, sở dĩ Hà Nội dịch sởi
bùng lên mạnh cho dù đây không phải thời điểm phát dịch là do 4 nguyên
nhân. Thứ nhất là các cháu bé không được tiêm Vắc-xin. Thứ hai là bố mẹ
các cháu cứđưa con đổ dồn đến tuyến trung ương dẫn đến quá tải. Thứ ba
là bệnh nhi dồn
một chỗ quáđông, gây lây nhiễm chéo, và thứ tư là thời tiết miền Bắc từ
sau Tết đến nay liên tục ẩm, khiến virus gây bệnh hô hấp phát triển
mạnh, nhiều trẻ vốn bị viêm phổi, sau mới mắc sởi, bệnh chồng bệnh nên
nguy cơ tử vong cao. (NĐT – 23/4/2014).
Như vậy theo bà Tiến, dịch sởi vừa giết chết 112 cháu bé không phải tại Bộ Y tế mà… lỗi tại dân và cả trời nữa!
Những loạn ngôn như thế, tự nó đã bộc
lộ cái tâm, tầm, bằng cấp, danh hiệu, trách nhiệm của vị “Tư lệnh
ngành” đang lâm trọng bệnh và cần phải chữa trị kịp thời. Người cầm lái
vĩ đại của chế độ thì đang lo không biết con bệnh nặng (như bệnh của
ngành Y là ví dụ) có chịu tự giác uống thuốc không?
Còn người đã và đang nghiên cứu về ngành Y tế cũng như Chính trị – Kinh tế – Xã hội Việt Nam nói chung như Jonathan thì kê toa thuốc hơi nặng. Ông đòi “điều trị cả bộ máy” như vậy, chắc gì đã nhận được sự hoan nghênh?
Thật là:
- Đối với kẻ tự hại thân dầu nói cũng bằng thừa. Đối với kẻ tự liều thân dầu giúp cũng vô ích. (Mạnh Tử)
0 Nhận xét