TMSS: mạng người và mạng chó mạng nào đáng giá! Tình người tình chó tình nào lưu lại! Người tước mạng chó hay chó tước mạng người!
68 người tự thú giết người – phải chăng mạng người quả rẻ?
Lưu Trọng Văn
Ở đây rõ ràng không
còn yếu tố pháp luật nữa. Ở đây phải đặt câu hỏi về “nhân tâm cộng
đồng” trước cái chết của hai con người chỉ vì cái tội là ăn trộm. Không
ai thương xót hai kẻ bất hạnh kia!...
Rạng sáng 28.9.2012 người dân thôn Nhĩ Trung, xã Gio Thành, Gio Linh, Quảng Trị bủa vây hai nghi can trộm chó và đánh chết họ.
Ngày 28.3.2014 TAND Quảng Trị xử 10 bị can tham gia vụ giết người
trên và tuyên phạt các bản án từ 2 năm tù treo đến 3 năm tù giam.
Điều bất ngờ là ngay sau đó 68 người dân thôn Nhĩ Trung đã đồng
loạt tự nguyện viết đơn tự thú có cùng tham gia việc giết hai kẻ trộm
chó.
Dân làng Nhĩ Trung án ngữ TAND Quảng Trị sau phiên xử ngày 28.3.2014
Sự kiện này nói lên điều gì?
Chắc chắn đây không đơn thuần là sự
“thức tỉnh lương tâm” như ai đó nghĩ. Bởi nếu đó là sự “thức tỉnh lương
tâm” thì tại sao sau hơn 1 năm rưỡi diễn ra thảm cảnh làng quê kia
“lương tâm” mới thức tỉnh?
Việc 68 người dân rủ nhau đồng loạt
viết đơn “tự thú” thực chất là để tỏ thái độ bênh vực 10 người của thôn
mình bị xử tù vì “cái tội” mà họ không hề cho là có tội khi “giết bọn
cẩu tặc”.
Dẹp qua một bên tâm lý phẫn nộ chính
đáng tức thời (tức lúc xảy ra thảm sát – phải gọi đúng tên sự việc là vụ
thảm sát) vì bị mất trộm chó – mất trộm không những chỉ “tài sản” công
dân mà còn là “vật nuôi thân thiết” của mình.
Bởi cái sự phẫn nộ ấy theo tình cảm thông thường chắc chắn phải bị lặn
đi, bị chìm xuống trước thảm cảnh hai con người – hai đồng loại của mình
dù là kẻ trộm đã bị cướp đi cái đáng quý nhất đó là sinh mạng.
Những người dân thôn Nhĩ Trung kia khi bình tâm lại và họ đã có quá
đủ thời gian để bình tâm lại, để lương tâm con người lên tiếng, thì họ
phải hiểu rằng hai tên trộm còn rất trẻ kia cũng có cuộc đời, có thân
phận, có gia đình, có nỗi cơ cực tủi nhục, chỉ vì miếng ăn bần cùng mà
phần lỗi không chỉ từ riêng chúng bị đẩy đến phạm tội.
Vâng, thời gian gần hai năm, quá đủ để người dân thôn Nhĩ Trung
nghĩ lại, tỉnh lại, cái nào là cảm xúc chính đáng, cái nào là giới hạn
của lương tâm, nhân tâm.
Ấy vậy mà 68 người dân thôn Nhĩ Trung ấy chỉ hoặc cổ vũ, hoặc để
mặc, hoặc có đánh… hôi trong vụ “thảm sát” đã vẫn chủ động cả gan “tự
thú… giết người” để chống lại bản án mà họ cho là quá nặng với những
người thân cùng thôn với họ, cùng cái gọi là “tình làng nghĩa xóm” với
họ.
Phải chăng, đơn giản họ vẫn cho là hành động của những người dân
trong thôn của họ đánh chết bọn trộm là hành động chính đáng tiêu diệt
kẻ… lưu manh.
Một vụ trộm chó đánh chết người ở Nghệ An trước sự thờ ơ của dân làng
Ở đây rõ ràng không còn yếu tố pháp
luật nữa. Ở đây phải đặt câu hỏi về “nhân tâm cộng đồng” trước cái chết
của hai con người chỉ vì cái tội là ăn trộm. Không ai thương xót hai kẻ
bất hạnh kia! Không ai phẫn nộ trước hành động vi phạm pháp luật trắng
trợn (dù vô ý thức) của gần trăm con người (nếu đơn tự thú là đúng) khi
bất chấp đạo lý, bất chấp luật pháp đã cùng say máu đánh người dã man
cho đến chết.
Điều gì đưa đến thực trạng này?
Có nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân
chính là do cuộc sống của người dân không được bảo vệ. Và một khi pháp
luật không xử thì đến lúc người dân tự xử?
Sự kiện này xảy ra cùng lúc phiên tòa ở
Phú Yên xét xử 5 cán bộ công an Tuy Hòa tội đánh một nghi can ăn trộm
đến chết người mà dư luận đang rất phẫn nộ dẫn đến ông chủ tịch nước
phải lên tiếng.
Có gì liên quan với nhau hai sự kiện này?
Có đấy! Dù là 5 công an Tuy Hòa hay 78
người dân Nhĩ Trung (kể cả 10 người bị khởi tố), ở đây, pháp luật không
được tôn trọng, một vụ là gián tiếp còn vụ kia là trực tiếp.
0 Nhận xét