Ông Đinh Thế Huynh về thắp hương cho Tổ họ Đinh ở đền Kiến Hành, 2013 Nguồn: Internet |
Sự kiện Trung Quốc cố tình đưa dàn khoan vào thăm dò dầu khí ở vùng
biển Việt Nam đã đẩy nhà nước Việt Nam vào một thế hết sức bị động. Dư
luận và nhân dân cả nước phản ứng quyết liệt. Nhiều nơi đã nổ ra biểu
tình rầm rộ. Có nơi mang tính chất tự phát, có nơi có mang tính định
hướng theo phong trào.
Nhưng nhìn chung người dân vẫn còn ngóng
đợi tín hiệu chính thức từ phía nhà nước. Họ cần một lời xác nhận chính
thức từ chính quyền. Trung Quốc hiện nay là gì đối với Việt Nam, là “
người bạn vàng”? là “ đồng chí tốt” ? là đồng minh? Là kẻ thù? hay chỉ
là một quốc gia láng giềng?
Từ đó nhân dân sẽ có một thái độ ứng xử đúng mực với Trung Quốc. Nếu như theo tinh thần tuyên truyền từ trước đến nay của chính phủ thì Trung Quốc không những là một nước anh em chí cốt mà là còn có chỗ dựa vững chắc cho Việt Nam nữa (!). Bộ máy truyên truyền của Việt Nam đã nhiều năm nay ra sức cổ vũ cho tinh thần hữu nghị giữa hai dân tộc. Báo chí truyền thông chính thống chỉ nêu lên những điều tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao. Thậm chí còn nêu cao công lao của Trung Quốc trong quá khứ chống Pháp, Mỹ của Việt Nam và hạ thấp mối xung đột của năm 1979. Những bài báo, bài viết về mẫu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam bị kiểm duyệt gắt gao và gỡ bỏ.
Tóm lại chỉ tồn tại lối tuyên truyền một chiều theo hướng có lợi cho tinh thần hướng về Bắc Kinh.
Trong thực tế thì mối quan hệ Việt- Trung phát triển, nhưng cũng đầy mâu thuẫn. Việc Trung Quốc nói thúc đẩy giao bang hòa bình với Việt Nam nhưng hành động thì khống chế và gây nhiều áp lực đối với Việt Nam. Một thực tế không thể chối cãi là họ bành trướng mạnh trên Biển Đông, tấn công tàu thuyền của ngư dân Việt Nam, xâm phạm trái luật quốc tế vào lãnh thổ Việt Nam. Thế nhưng cơ quan tuyên giáo vẫn một mực giáo điều, không bao giờ đả động đến vấn đề đó hay giải thích cho người dân hiểu rõ mục đích của Trung Quốc.
Sự kiện nóng hổi hiện nay trên vùng
biển Việt Nam là Trung Quốc đang cho dàn khoan thăm dò dầu khí. Đó là
một hành động xâm lược có tính toán, tổn hại đến nền độc lập tự chủ của
Việt Nam.
Người dân Việt Nam đã nhất quyết phản đối, xuống đường biểu tình chống lại hành động khiêu khích có chủ ý của Trung Quốc. Những ngày qua quân và dân vùng biển Việt Nam ngoan cường bao vây , xua đuổi dàn khoan. Các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước cũng ra sức khơi thông bế tắc của ngoại giao. Nhưng cho đến nay nhà nước của Trung Quốc không hề thay đổi chính sách của họ, thậm chí còn lớn tiếng đe dọa Việt Nam.
Trước tình hình nước sối lửa bỏng như vậy nhưng Ban tuyên
giáo và cơ quan tuyên huấn các cấp vẫn im lặng. Họ không có một động
thái nào gọi là phản ứng chủ động. Họ chỉ thụ động cho nhắc lại các bài
báo phản đối yếu ớt về hành vi của Trung Quốc.
Ngay việc người dân yêu nước có ý thức xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc thì họ cũng bàng quang, không có định hướng cho dư luận như cần phải phản đối ai, nhằm vào mực đích gì và phản đối với mức độ nào?
Trong quá khứ
người dân Việt Nam cũng đã từng có một bài học đắt giá. Từ năm 1954 cho
đến năm 1978 Việt Nam luôn ca ngợi tinh thần hữu nghị giao hảo của Trung
Quốc như một người bạn lớn, một hậu phương vững chắc của Việt Nam.
Người dân tin chắc như thế. Thế nhưng bỗng dưng đầu năm 1979 khắp nước
bỗng dưng loa đài, báo chí vang lên tiếng súng chống Trung Quốc. Người
dân ngơ ngác, tự hỏi, Trung Quốc là gì? Hôm qua mới là đồng chí anh em
mà hôm nay đã là kẻ tử thù, là “bọn bá quyền”. Nếu có ai thắc mắc thì
ngay lập tức bị quy chụp là” tay sai của bọn phản động Bắc kinh” hoặc là
được nhắc nhở “đừng mắc mưu của bọn bành trướng Bắc Kinh”…
Thái
độ và hành động phản ứng của người dân Việt Nam xuống đường biểu tình
phối đối Trung Quốc là một điều hiển nhiên và dễ hiểu. họ đã nhận ra âm
mưu của Trung Quốc từ lâu nay. Nhưng ngược lại đối với những người phụ
trách công tác tư tưởng của đảng thì lại có vẻ quá đột ngột. Xưa nay ban
lãnh đạo nhà nước, nhất là của đảng chỉ cho phép truyên truyền một
chiều, chỉ tung hô những cái gì tốt đẹp và có lợi cho mối quan hệ giữa
hai đảng và hai nhà nước. Nhưng nay, việc Trung Quốc lấn sâu vào khiêu
khích và cố tình gây sự, phương hại lợi ích quốc gia của Việt Nam thì tư
tưởng và lý luận cho đối sách mới hoàn toàn trống vắng. Vì thế Ban
tuyên giáo và các cơ quan tuyên huấn bị bất ngờ, đành buộc phải im lặng.
Ngày nay thời cuộc đã khác. Thế nước đã khác và lòng dân đã khác. Lãnh
đạo quốc gia đã có những tín hiệu thay đổi thái độ với chính sách đối
ngoại. Vì thế công tác tư tưởng và lý luận cũng phải nhanh chóng thay
đổi, nhất là đường lối ứng xử với Trung Quốc hiện nay. Nếu không thay
đổi thì công tác truyên truyền trở thành mơ hồ và có tội với non song
đất nước.
0 Nhận xét